Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã ảnh hưởng toàn diện đến đời sống
kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức rõ điều này, tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần
VIII đã nhấn mạnh :"giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là
chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế
mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế
nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu qủa". Vì vậy, để đẩy
mạnh xuất khẩu thuỷ trong thời gian tới, Việt Nam đã có chủ chương xuất khẩu
những mặt hàng có lợi thế so sánh, giảm tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu thô và tăng tỷ
trọng hàng xuất khẩu tinh, đã qua chế biến.
Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều lĩnh vực:
khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại,.được phát
triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu
nhiệt đới thuận lợi. Trong những năm qua ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần
thứ 5 khoá VII đã xác định : “thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của nền kinh tế đất nước”. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đều qua các năm,
đến năm 2000 đã đạt 1,4786 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
21,87%, chiếm tỷ trọng hơn 10,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước,
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản đã
đóng vai trò đòn bẩy tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho
hàng triệu lao động, đặc biệt là ngư dân vùng biển, đảm bảo an ninh xã hội, đáp ứng
nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như thế giới.
88 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phương hướng và biện pháp
thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
trong thời gian tới
Lời mở đầu
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã ảnh hưởng toàn diện đến đời sống
kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức rõ điều này, tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần
VIII đã nhấn mạnh :"giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là
chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế
mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế
nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu qủa". Vì vậy, để đẩy
mạnh xuất khẩu thuỷ trong thời gian tới, Việt Nam đã có chủ chương xuất khẩu
những mặt hàng có lợi thế so sánh, giảm tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu thô và tăng tỷ
trọng hàng xuất khẩu tinh, đã qua chế biến.
Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều lĩnh vực:
khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại,...được phát
triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu
nhiệt đới thuận lợi. Trong những năm qua ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần
thứ 5 khoá VII đã xác định : “thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của nền kinh tế đất nước”. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đều qua các năm,
đến năm 2000 đã đạt 1,4786 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
21,87%, chiếm tỷ trọng hơn 10,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước,
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản đã
đóng vai trò đòn bẩy tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho
hàng triệu lao động, đặc biệt là ngư dân vùng biển, đảm bảo an ninh xã hội, đáp ứng
nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như thế giới.
Nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
trong thời gian tới cũng như trước những đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, cùng với những kiến thức được trang bị ở nhà
trường và những tìm hiểu thực tế ở trong đợt thực tập cuối khoá tại Vụ Tổng Hợp
KTQD, Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư, em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu : “phuong
huong va bien phap thuc day mat hang xuat khau thuy san cua viet nam thoi
ky 2001- 2010”. Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp em củng cố, bổ sung
và mở rộng những kiến thức thực tế,vận dụng những lý thuyết đã học vào giải
quyết một vấn đề của thực tiễn trong đời sống kinh tế-xã hội. Phân tích, đánh giá
hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được nhữnh thành
tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng và
biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới.
Phương hướng nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là các biện pháp biện
chứng, Mác xít, phương pháp hệ thống, phân tích thống kê, phân tích kinh tế-xã hội
và phương pháp so sánh để nghiên cứu.
Kết cấu của chuyên đề như sau : ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận,
phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài còn gồm có 3 chương
như sau :
Chương I : Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản .
Chương II : Phân tích thị trường thuỷ sản thế giới và thực trạng xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam (giai đoạn 1991-2000).
Chương III : Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
trong thời gian tới.
Đây là một đề tài rộng, do trình độ, thời gian, kinh nghiệm bản thân còn hạn
chế và nguồn tài liệu thông tin còn hạn hẹp, chuyên đề này không tránh được những
khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, bạn
bè và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này.
Chương I
Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản
trong nền kinh tế thị trường
I. Khái quát về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
1. Cơ sở khoa học của Thương mại Quốc tế và hoạt động xuất khẩu
1.1. Lý thuyết Trọng thương về Thương mại quốc tế
Học thuyết này cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng
tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được tính bằng vàng. Nước nào xuất siêu
được nhiều hơn thì nước đó có lợi nhiều hơn.
Trường phái này ủng hộ sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ về các hoạt
động kinh tế và tăng cường chủ nghĩa dân tộc về kinh tế vì họ tin rằng một quốc gia
có thể thu được từ thương mại chỉ khi chiếm đoạt được từ nước khác.
Học thuyết này chưa giải thích các bản chất bên trong của các hiện tượng
kinh tế.
1.2.. Học thuyết " Lợi thế tuyệt đối " của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790) là nhà kinh tế cổ điển người Anh.Trong tác phẩm
"Sự giàu có của các quốc gia”-1776- ông bày tỏ sự nghi ngờ về giả thuyết của
Trường phái Trọng thương cho rằng sự giàu có của các quốc gia chỉ phụ thuộc vào
số vàng tích trữ. Ông lập luận rằng: hai quốc gia có thể thu được lợi ích từ thương
mại dựa trên lợi thế tuyệt đối, nghĩa là mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu những hàng hoá mà mình có lợi thế tuyệt đối hơn và nhập khẩu những
hàng hoá mà mình kém lợi thế. Tóm lại, Adam Smith ủng hộ tự do hoá thương mại.
Lợi thế tuyệt đối, tuy vậy, chỉ giải thích được một phần nhỏ thương mại hiện
tại, như thương mại giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Hầu hết,
thương mại thế giới, đặt biệt là thương mại giữa các nước phát triển với nhau,
không thể giải thích được bằng học thuyết về lợi thế tuyệt đối. Vấn đề này được giải
quyết bởi nhà kinh tế học David Ricardo qua học thuyết về lợi thế so sánh phân tích
một cách thực tế cơ sở và thặng dư từ thương mại. Lợi thế tuyệt đối được xem xét
như trường hợp đặc biệt của học thuyết chung về lợi thế so sánh.
1.3. Học thuyết " Lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh" của David-Ricardo
David Ricardo (1772-1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh. Ông
được Các Mác đánh giá là người “đạt đến đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị cổ
điển”. Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn sách “những nguyên tắc của kinh tế chính
trị và thuế”, trong đó ông trình bày quy luật về lợi thế so sánh.
Theo quy luật về lợi thế so sánh, thậm chí một quốc gia sản xuất cả hai hàng
hoá đều có chi phí tuyệt đối cao hơn quốc gia kia vẫn có thể thu được lợi ích từ
thương mại. Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá chi phí
so sánh ít hơn, nhập khẩu những hàng hoá có chi phí so sánh nhiều hơn. Các quốc
gia sẽ có lợi ích thương mại nếu quốc gia đó chuyên môn hoá vào sản xuất các hàng
hoá mà việc sản xuất hàng hoá đó có chi phí tương đối thấp hơn các nước khác.
Tóm lại, phát triển Thương mại Quốc tế có lợi cho tất cả các quốc gia tham gia vào
quá trình phân công lao động quốc tế.
Tuy nhiên, học thuyết của David Ricardo còn có nhiều hạn chế như : các
phân tích của ông chưa đề cập tới chi phí vận tải, hàng rào mậu dịch ngày càng
tăng. Lý thuyết của Ricardo không giải thích được nguồn gốc phát sinh thuận lợi
của một nước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giải thích triệt để
nguyên nhân sâu xa của quá trình Thương mại Quốc tế.
Kết luận: Thương mại Quốc tế xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên
và xã hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau nên đều có lợi là mỗi nước chuyên
môn hóa sản xuất những mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất
khẩu hàng hoá của mình, để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác từ nước
ngoài. Điều quan trọng là mỗi nước phải xác định cho được những mặt hàng nào mà
nước mình có lợi nhất trên thị trường cạnh tranh quốc tế, từ đó chuyên môn hoá vào
sản xuất để xuất khẩu.
2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu
thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, nhằm mục đích
liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ
diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà là có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế
với sự điều hành của Nhà nước. Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn
bán trên phạm vi quốc tế.
Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc
rất lớn vào lĩnh vực hoạt động xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng
ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, kích thích
đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao
mức sống của người dân.
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta,
những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những yếu tố
thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu
về thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của
nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên
thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn
khoảng cách với nước giàu.
Như vậy, đối với mọi quốc gia cũng như nước ta, xuất khẩu thực sự có vai trò
quan trọng, thể hiện :
2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất,
phục vụ công nghiệp hoá đất nước
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện
đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước mắt chúng ta cần phải nhập
khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằm trang bị cho
nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: đi
vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu . Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả,
còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ
thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là
xuất khẩu. Thực tế là nước nào gia tăngđược xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó cũng
tăng theo. Ngược lại , nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân
thương mại quá lớn sẽ có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh
mẽ. Đó là thành quả của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát
triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành
sản xuất nguyên vật liệu như bông, đay, ... Sự phát triển ngành chế biến thực phẩm
xuất khẩu (gạo, cà phê...) có thể kéo theo của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị
phục vụ nó.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
2.3. Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế
giới, một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt. Sự tồn tại và
phát triển hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả; do đó phụ
thuộc rất lớn vào kỹ thuật công nghệ sản xuất chúng. Điều này thúc đẩy các doanh
nghiệp sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, luôn cải tiến thiết bị, máy móc
nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh quyết liệt còn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề, trình
độ cho người lao động.
2.4.Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết
thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã
thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, tăng giá trị
ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu,
phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước,
nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế..., xuất khẩu và
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải
quốc tế.... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo
tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu.
Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển
kinh tế, mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp
tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như : vốn, lao
động, kỹ thuật, nguồn tiêu thụ thị trường... Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất
khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại,
được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công
nghiệp hoá đất nước, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công
nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế
giới. Kinh nghiệm cho thấy bất cứ một nước nào và trong một thời kỳ nào đẩy mạnh
xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao.
Tóm lại, thông qua xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội
bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và
cơ hội của đất nước. Nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa giao lưu kinh tế với
nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam
đã từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
II. Xuất khẩu thuỷ sản và vai trò của nó trong hệ thống các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam
Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả
năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao vào
những năm tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách phù hợp và
được đầu thoả đáng. Thuỷ sản từ lâu đã được coi là ngành hàng thiết yếu và được
ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện
tự nhiên ưu đãi, giúp thuận lợi cho việc khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.
Thuỷ sản là một ngành sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đã thu hút
trên 3,4 triệu lao động, cung cấp khoảng 40% đạm động vật cho đời sống xã hội và
là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản phẩm thuỷ sản
luôn có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và nước ngoài, luôn chiếm tỷ trọng
đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu điều tra hàng năm, có thể khai thác
được từ 1,0-1,3 triệu tấn thuỷ sản các loại mà không ảnh hưởng đến tiềm năng
nguồn lợi thuỷ sản, trong đó công suất đánh bắt những loại hải sản có giá trị kinh tế
cao trên thị trường thế giới như tôm, mực, cá...Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ
sản cũng rất lớn, có khoảng 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, trong đó có gần 30 vạn ha
bãi biển, gần 40 vạn ha hồ chứa, sông, suối.... Ngoài ra, có hơn 80.000 ha eo, vùng
vịnh, đầm phá tự nhiên có thể sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản.Tóm lại, tiềm năng
nguồn lợi về thuỷ sản rất lớn của Việt Nam đã góp phần làm tăng nhanh nguồn
nguyên liệu cung cấp cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
Những năm qua là giai đoạn tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi
mặt, từ khâu tạo nguyên liệu đến tiêu thụ. Tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10
năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/năm). riêng giai đoạn 1991-1995 tăng với
tốc độ 7,5%/năm; giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 9%/ năm. Năm 2000 tổng
sản lượng khai thác hải sản đạt 1.280.590 tấn. Trong đó mức tăng trưởng bình quân
hàng năm của sản lượng thuỷ sản xuất khẩu là 17,8%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản tăng liên tục tăng, năm 1990 mới đạt 205 triệu USD, thì đến năm 1999 đạt 971
triệu USD và năm 2000 đạt 1478,6 triệu USD. Tốc độ tăng trong 10 năm qua
(1990-2000) là 6,84 lần.
Từ những năm đầu của thập kỷ 80, với việc thử nghiệm cơ chế mở theo tinh
thần đổi mới, thực hiện “cơ chế tự trang trải”, cùng với sự đóng góp ngày càng tích
cực của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp chế biến, nên đến nay
từ một lĩnh vực còn yếu về vật chất kỹ thuật, ngành thuỷ sản đã vươn lên đóng góp
ngày càng tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hoá sản
phẩm xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay, sản phẩm
thuỷ sản xuất khẩu của ta đã có mặt ở hơn 60 nước trên thế giới với những sản
phẩm đã có uy tín trên một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ...
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000
I.Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực (Tr.USD):
9236 11423
1. Lạc nhân 33 41
2. Cao su 147 166
3. Cà phê 585 501
4. Chè 45 70
5.Gạo 1025 668
6.Hạt điều 110 167
7.Hạt tiêu 137 147
8. Rau quả 105 214
9. Thuỷ sản 971 1478,6
10.Hàng dệt may 1747 1892
11. Hàng giày dép 1392 1465
12. Hàng thủ công mỹ nghệ 168 237
13. Hàng linh kiện điện tử 585 783
14. Dầu thô 96 94
15. Than đá 2091 3501
II. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu
các mặt khẩu xuất khẩu chủ lực (%)
10,5 12,9
Nguồn : Vụ Tổng hợp KTQD, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Nếu như năm 1991, Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim
ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD (là dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt may) thì
đến nay đã có thêm 11 mặt hàng nữa là: cà phê, cao su, lạc nhân, chè, hạt điều, hạt
tiêu, giày dép, than đá, hàng linh kiện điện tử , hàng thủ công mỹ nghệ và hàng rau
quả. Trong đó 4 mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, dầu thô , hàng dệt
may và giày dép. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã đạt được thành tựu đáng kể, kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 1,4786 tỷ USD (chỉ sau dầu thô là 3,501 tỷ
USD và dệt may 1,892 tỷ USD) vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra là 179 triệu
USD (kế hoạch năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 1,3 tỷ USD).
Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam : năm 1999 chỉ
chiếm 10,5 % đến năm 2000 tăng lên là 12,9%. Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đã trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ vị trí xếp thứ
5 vào năm 1999 (sau: dầu thô, dệt may, giày dép và gạo) thì đến năm 2000 nó đã
vươn lên xếp thứ 3( chỉ sau: dầu thô và dệt may).
Tóm lại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục với tốc độ hàng năm đã
thực sự đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng và kim
ngạch xuất khẩu cả nước nói chung.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản ở Việt nam
Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều chịu sự chi phối bởi các nhân tố
bên trong lẫn nhân tố bên ngoài nước. Các nhân tố này thương xuyên biến đổi vì
vậy đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải nắm bắt và phân tích được
ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động xuất khẩu.
1. Môi trường quốc tế
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến xu hướng phát
triển thị trường thuỷ sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là xu thế toàn cầu
hoá, khu vực hoá. Việt Nam đã tham gia các tổ chức: ASEAN, AFTA, APEC…,
điều này cho thấy Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế