Quá trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực
trên thế giới với sự tham gia ngày càng rộng rãi của các nước chậm phát triển. Những
lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng
và khó có thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô
lập với bên ngoài đã hoàn toàn không có sức thuyết phục và hầu như không còn nước
nào đi theo nữa. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với
những bước đi như thế nào để có thể mang lại những lợi ích tối đa và phải trả một cái
giá tối thiểu quả thực là một thách thức không nhỏ.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm
vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước đi của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá
thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng
này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng VI ('86) và được cụ thể
hoá và phát triển ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ('96). "Đẩy mạnh xuất khẩu
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là quan điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mở rộng trung tâm xuất nhập khẩu, tạo khả năng xuất
khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch
vụ". Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% nâng mức xuất
khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên trên 200USD.
Có thể thấy rằng, ngành công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong
giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường, từ một hệ thống kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà
nước sang một hệ thống mà trong đó cácddn được đối xử một cách công bằng không
phân biệt hình thức sở hữu. Với sự thành công của quá trình đổi mới, ngành may
cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của
đất nước, và một cách chung hơn, trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào
nền kinh tế quốc tế.
68 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phương hướng và giải pháp thúc
đẩy hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của Công ty May
Chiến Thắng
Lời mở đầu
Quá trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực
trên thế giới với sự tham gia ngày càng rộng rãi của các nước chậm phát triển. Những
lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng
và khó có thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô
lập với bên ngoài đã hoàn toàn không có sức thuyết phục và hầu như không còn nước
nào đi theo nữa. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với
những bước đi như thế nào để có thể mang lại những lợi ích tối đa và phải trả một cái
giá tối thiểu quả thực là một thách thức không nhỏ.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm
vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước đi của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá
thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng
này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng VI ('86) và được cụ thể
hoá và phát triển ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ('96). "Đẩy mạnh xuất khẩu
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là quan điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mở rộng trung tâm xuất nhập khẩu, tạo khả năng xuất
khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch
vụ". Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% nâng mức xuất
khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên trên 200USD.
Có thể thấy rằng, ngành công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong
giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường, từ một hệ thống kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà
nước sang một hệ thống mà trong đó cácddn được đối xử một cách công bằng không
phân biệt hình thức sở hữu. Với sự thành công của quá trình đổi mới, ngành may
cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của
đất nước, và một cách chung hơn, trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào
nền kinh tế quốc tế.
Công nghiệp dệt- may là một trong các ngành chế tác xuất khẩu quan trọng trong
giai đoạn đầu phát triển của đất nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này
thường mở đường cho sự xuất hiện của chiến lược phát triển định hươngs xuất khẩu
có cơ sở rộng hơn. Sự thất bại về xuất khẩu của ngành này bao giờ cũng là triệu
chứng của những trở ngại, không phát huy được lợi thế so sánh tiềm năng. Vì vậy
đây là một ngành quan trọng không chỉ với tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo
việc làm chính, mà còn vì sự tăng trưởng của ngành này mang lại sức sống hơi thở
cho toàn ngành kinh tế nói chung.
Không thể phủ nhận những thành công to lớn mà ngành công nghiệp dệt- may
Việt Nam đã mang lại cho đất nước trong những năm vừa qua song còn nhiều khó
khăn và thách thức đang ở phía trước mà ngành sẽ phải đối mặt. Do đó, việc nghiên
cứu những tiến bộ mà ngành đạt được và những tồn tại còn trong ngành là việc làm
vừa mang tính khích lệ vừa mang tính giải pháp.
Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp với kiến thức và kinh nghiệm song nhiều
hạn chế, đứng trước hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, song cũng muốn
đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển
nói chung và sự phát triển của công ty may Chiến Thắng nói riêng. Không nằm ngoài
vấn đề " giai phap thuc day hoat dong kinh doanh xuat nhap khau cua cong ty may
chien thang ". Chuyên đề tốt nghiệp này sẽ tập trung nghiên cứu 3 nội dung cơ bản
sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty May Chiến
Thắng trong những năm qua.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu của Công ty May Chiến Thắng.
Chương I
Lịch sử hình thành và phát triển của
Công ty May Chiến Thắng
1. Giới thiệu chung về công ty may Chiến Thắng
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty May Chiến Thắng
Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), xí
nghiệp May Chiến Thắng trước kia và nay là Công ty may Chiến Thắng thuộc Tổng
Công ty dệt- may Việt Nam (VINATEX) tính đến nay đã được 34 năm
Mặc dù trải qua 34 năm với bao nhiêu sóng gió thăng trầm, thành công nhiều và
sóng gió gặp phải cũng không ít nhưng Công ty may Chiến Thắng vẫn đứng vững,
phát triển và vươn lên trở thành một công ty trực thuộc Tổng Công ty may Việt Nam,
quản lý hàng dệt- may tiêu thụ sản phẩm thị trường trong nước và xuất khẩu cho các
nước trên thế giới.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
gắn với đặc trưng riêng biệt của từng thời kỳ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những
thay đổi trong chính sách ngoại thương của Việt Nam, tổ chức quản lý Nhà nước hoạt
động xuất nhập khẩu cũng như những thay đổi phức tạp về kinh tế- chính trị- xã hội
trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 2 tháng 3 năm 1968, dựa trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm
may Lê Trực (thuộc Công ty gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may
cấp I Hà Tây, Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có
trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình- Hà Nội và giao cho cục vải sợi may mặc
quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay,
áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của cục vải sợi cho cá lực lượng vũ trang và
trẻ em. Cơ sở I của Xí nghiệp rộng trên 3000m2 với các dẫy nhà cấp 4 được dọn dẹp,
tu bổ đủ chỗ để lắp 250 máy may. Hầu hết nhà xưởng ở đây đều cũ và dột nát. Thiết
bị của Xí nghiệp lúc đó, một phần do cơ sở cũ để lại, một phần được bổ sung từ Xí
nghiệp May 10 sang, bao gồm các máy may đạp chân cùng một số máy thùa, đính do
Liên Xô chế tạo, còn các dụng cụ cắt vẫn ở dạng thủ công. Mặc dù trong điều kiện
khó khăn trăm bề nhưng những sản phẩm đầu tiên của Xí nghiệp may Chiến Thắng
để phục vụ bộ đội và trẻ em đã đưa ra xuất xưởng, góp phần nhỏ bé của mình vào sự
nghiệp kháng chiến của dân tộc.
Đầu năm 1969, may Chiến Thắng được bổ sung cơ sở II ở Đức Giang Gia Lâm.
Tháng 5 năm 1971 Xí nghiệp may Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ
Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên sản xuất hàng xuất khẩu chủ
yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Ngày 16 tháng 4 năm 1972 Mỹ ném bon vào
khu vực Đức Giang- Gia Lâm. Cơ sở II của Xí nghiệp phải sơ tán về xã Đông Trù
huyện Đông Anh nên sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp vẫn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp May Chiến
Thắng. Xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Sau 10 năm giá trị tổng
sản lượng tăng gấp 11 lần, tổng số công nhân viên chức tăng 3 lần. Cơ cấu sản phẩm
ngày càng được nâng cao.
Cho đến năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu
bước quyết định cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam.
Đây là thời kỳ xoá bỏ bao cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Xí nghiệp
phải vượt qua nhiều khó khăn, khách quan và chủ quan vì cơ chế thị trường ở nước ta
mới được mở ra, các doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường.
Từ giữa năm 1991, khi Liên Xô và hệ thống các nước XHCN tan rã, xí nghiệp
May Chiến Thắng đứng trước một khó khăn vô cùng to lớn, mất thị trường xuất khẩu
truyền thống, thiếu việc làm, công nhân thu nhập thấp, khả năng cạnh tranh trong cơ
chế thị trường thấp do máy móc thiết bị đã bị xuống cấp, trình độ quản lý hạn chế do
nhiều năm làm việc trong cơ chế kế hoạch hoá ổn định. Để tồn tại và phát triển trong
cơ chế thị trường, lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua
sắm thêm hơn 200 máy may chuyên dùng của Nhật Bản và Hồng Kông, 20 máy vắt
sổ và 5 máy trần diềm để có thể sản xuất được những sản phẩm có xl cao hơn, đáp
ứng được nhu cầu thị trường các nước tư bản chủ nghĩa. Từ năm 1992, công ty được
cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm của xí nghiệp đã được xuất khẩu đi các
thị trường mới như CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc… bên cạnh đó vẫn
giữ mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp với Hunggary, CHLB Nga nhưng chuyển sang
phương thức thanh toán trực tiếp bằng USD chứ không còn thanh toán trừ nợ theo
Nghị định thư như trước.
Năm 1992 tại cơ sở số 10 Thành Công- Ba Đình- Hà Nội mới xây dựng xong đã
được đưa vào sử dụng kịp thời. Ngày 25 tháng 8 năm 1992 Bộ Công nghiệp nhẹ có
Quyết định số 730/CNn-TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành công ty
May Chiến Thắng. Đây là sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành về chất của Xí
nghiệp tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng
hoạt động mới của công ty. Từ đây cùng với việc sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh đã
được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trường.
Ngày 25 tháng 3 năm 1994 Xí nghiệp Thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng
Công ty Dệt Việt Nam được sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng theo quyết định
số 290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Từ năm 1991 đến năm 1995 Công ty đã
đầu tư 12,96 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và 13,998 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị.
Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển (1987 đến 1997), Công ty may Chiến Thắng
đã có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng rộng 24.836 m2 trong đó 50% khu vực sản
xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí đảm bảo môi trường tốt cho người
lao động và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại.
Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới,
Công ty may Chiến Thắng được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Dệt may Việt Nam phê duyệt kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996, Công ty may Chiến
Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công
ty dệt- may Việt Nam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của
Pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
Với tên giao dịch Việt Nam là: Công ty may Chiến Thắng.
Tên giao dịch quốc tế là CHIEN THANG GARMENT COMPANY viết tắt là
CHIGAMEX
Trụ sở chính: số 10 phố Thành Công- Ba Đình- Hà Nội
Song song với việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm được làm từ nguyên
liệu trong nước theo phương thức mua đứt bán đoạn (bán FOB), công ty còn thực
hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau
(CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc…). Thông qua việc thực hiện các hợp
đồng gia công xuất khẩu đã góp phần tăng thêm nhiều việc làm cho người lao động,
góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm vừa qua.
Xu hướng thị trường thế giới ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm, yêu
cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao, với mặt hàng may mặc
ngày nay khách hàng không còn muốn mua những sản phẩm cắt may đơn giản như
trước, họ yêu cầu sản phẩm phải được trang trí, phối màu, in, thêu,… làm cho sản
phẩm đẹp hơn, dễ tiêu thụ hơn. Với mặt hàng áo Jắc két, khách hàng ngày nay đòi
hỏi sản phẩm phải được sản xuất bằng chất liệu vải cao cấp hơn, mặt vải ổn định hơn
sau khi giặt, trên sản phẩm cũng phải được trang trí bằng những hoạ tiết thêu hoặc in
hoặc phối mầu. Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng nước ngoài đòi hỏi
ngày càng cao, trong những năm gần đây công ty đã tích cực, chủ động khai thác mọi
nguồn vốn đầu tư mới, bổ sung thêm một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm xuất khẩu.
1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty may Chiến Thắng
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập với
chức năng sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng dệt- may vì mục tiêu lợi
nhuận, vì hiệu quả kinh tế xã hội, thực hiện phân công lao động quốc tế, góp phần
hoàn thiện những kế hoạch, góp phần thực hiện các chiến lược kinh tế của Công ty
nói riêng và của thủ đô nói chung.
Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hoá khác liên quan đến
ngành dệt- may. Công ty chuyên sản xuất 3 mặt hàng chính là: sản phẩm may, găng
tay da và thảm len
Sản phẩm may Công ty thường sản xuất bao gồm:
- áo Jắc két các loại như áo jắc két 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp
- áo váy các loại
- Quần các loại
- áo sơ mi các loại
- Khăn tay trẻ em
- Các sản phẩm may khác
Các sản phẩm găng tay của Công ty bao gồm:
- Găng gôn
- Găng đông nam, nữ
Thảm len gồm có:
-Sản xuất công nghiệp
- sản xuất gia công
Công ty may Chiến Thắng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước theo ba phương thức
- Nhận gia công toàn bộ: theo hình thức này Công ty nhận nguyên vật liệu của
khách hàng theo hợp đồng để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và giao trả cho khách
hàng
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: ở hình thức này phải căn cứ vào
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, Công ty tự tổ chức sản xuất
và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng (mua nguyên liệu bán thành phẩm).
- Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không bị giới hạn trong bất
kỳ thị trường nào. Công ty May Chiến Thắng được thành lập theo đúng pháp luật, có
nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chấp hành hoàn thành đầy
đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, tuân thủ các nguyên
tắc của chế độ kế toán thống kê, quản lý tài chính của Nhà nước, chấp hành kỷ luật
lao động, vệ sinh môi trườngvà không ngừng nâng cao phúc lợi của cán bộ công nhân
viên.
Phương hướng trong những năm tới của Công ty phấn đấu trở thành trung tâm
sản xuất, kinh doanh thương mại tổng hợp với những chiến lược sau:
+ Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm đồng thời tăng tỷ trọng trong mặt hàng FOB
và mặt hàng nội địa.
+ Duy trì và phát triển những thị trường đã có, từng bước khai thác mở rộng thị
trường mới ở cả trong và ngoài nước.
Với chức năng và nhiệm vụ chung của Công ty, để có thể hoạt động mang lại
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và sử dụng hết những nguồn lực của mình, hệ
thống tổ chức bộ máy của Công ty được tổ chức hợp lý và được phân công chức năng
nhiệm vụ cụ thể như sau:
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng bao gồm
Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ
quản lý, các cửa hàng, xưởng sản xuất và chế biến.
Lực lượng lao động của Công ty bao gồm: Cáccán bộ nhân viên trong biên chế
Nhà nước là cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ còn lại là lực lượng lao động làm việc
theo chế độ hợp đồng.
Công ty có trụ sở chính thức tại: số 10 Phố Thành công- Ba Đình- Hà Nội
Sơ đồ tổ chức công ty may Chiến Thắng (trang sau)
Sơ đồ tổ chức Công ty may Chiến Thắng
Phòng xuất nhập
khẩu
Phòng bảo vệ
Phòng kỹ thuật-
CN-KCS
Lớp học may
PX thảm
kkhăm
Phân xưởng
thêu
PX cắt da
5 PX may
Phó
Tổng
giám
đốc
SX-
KT
Phòng kinh doanh
tiếp thị
Phòng phục vụ sản
xuất
Phòng y tế
Tr. tâm may đo
thời trang
CH Đội cấn
CH Nguyễn
Thái Học
CH Bà Triệu
CH Kim Mã
CH thành
phẩm
Kho ĐT
Phó
tổng
giám
đốc
kinh
tế
Tổn
g
giá
m
đốc
Phòng hành chính
TH
Phòng kế toán tài
vụ
Phòng tổ chức lao
động
Đội xe
Kho nguyên
VL
Kho cơ khí
Kho thảm
Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban
Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy rõ chức năng và giới hạn quản lý của từng
phòng. Sự xắp xếp này rất khoa học đảm bảo cho việc cung cấp thông tin nhanh,
chính xác và xử lý kịp thời các thông tin đó. Các phòng có chức năng riêng của mình
và trực thuộc sự quản lý của Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc.
a) Ban giám đốc
Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh bao gồm Tổng giám đốc và phó Tổng giám
đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về
toàn bộ kết quả quản lý sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc
điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng.
Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để
quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn
và phát triển vốn.
- Dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của Công ty, xây dựng các kế hoạch dài
hạn hàng năm, dự án đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư nước ngoài, dự án liên
doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn
- Xây dựng các định mức kinh tế- kỹ thuật, tiêu chuẩn đơn giá tiền lương, nhãn
hiệu hàng hoá phù hợp với quy định của Tổng công ty.
- Ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội dung khen thưởng kỷ luật phù
hợp với luật lao động
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên Công ty
- Báo cáo với Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả
lao động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty
- Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc của người lao
động theo quy định của bộ luật lao động và luật công đoàn
- Khi vắng mặt Tổng giám đốc uỷ quyền cho phó Tổng giám đốc điều hành công
việc được uỷ quyền nhưng Tổng giám đốc vẫn chịu trách nhiệm chung. Tổng giám
đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo
nguyên tắc tinh, gọn nhẹ, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, đảm bảo mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Phó Tổng giám đốc sản xuất kỹ thuật; giúp Tổng giám đốc phụ trách các công
tác như:
Công tác kỹ thuật (phòng kỹ thuật- công nghệ)
Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân
Điều hành kế hoạch tác chiến của Công ty
Phó Tổng giám đốc kinh tế
Có nhiệm vụ phụ trách- ký các hợp đồng nội địa
Công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm (phòng kinh doanh tiếp thị)
Công tác phục vụ sản xuất (phòng phục vụ sản xuất)
Các cửa hàng may đo của Công ty
b) Các phòng ban
Phòng xuất- nhập khẩu:
Tham mưu cho Tổng giám đốc các lĩnh vực
- Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất và giao
hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như thủ tục xuất khẩu, thủ tục thanh
toán
- Tham mưu cho Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng với nước ngoài
- Tổng hợp thống kê các báo cáo kế hoạch, thực hiện kế hoạch các mặt của toàn
Công ty
- Cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất, quyết toán tiền hàng vật tư với các khách
hàng, hải quan, cơ quan thuế…
Phòng tổ chức lao động
Tổ chức quản lý sắp xếp nhân lực phù hợp và chặt chẽ trên dây chuyền sản xuất,
dựa vào cơ sở định mức hợp lý và điều kiện của công nhân. Xây dựng các quy chế về
trả lương, trả thưởng, quy chế kỷ luật lao động. Tuyển chọn lao động, sử dụng lao
động hoặc giải quyết thôi việc công nhân viên trong công ty do yêu cầu sản xuất kinh
doanh…
Phòng kế toán- tài vụ
Phòng có nhiệm vụ hạch toán các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí về động
lực, nhân công, tính giá thành sản phẩm…
- Theo dõi tình hình biến động vốn, tài sản của Công ty, theo dõi các khoản thu
chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản liên quan, hạch toán kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện giúp cho phòng kinh doanh tiếp thị thực hiện
tốt nhiệm vụ
- Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh tham mưu
cho Tổng công ty trong lĩnh vực tài chính thu chi, đảm bảo cho các nguồn thu chi.
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng có nhiệm vụ tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp xử lý những
phát sinh trong quá trình tiêu thụ nhằm mục đích tiêu thụ