Quản lí môi trường hay nói đầy đủ là quản lí nhà nước về môi trường
nhằm tạo ra một hiệu quả hoạt động phát triển cao hơn, bền vững hơn so với
hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hay của một nhóm người .
Ta có thể hiểu “QLMT” là sự tác động liên tục, có tổ chức và có
hướng đích của chủ thể “QLMT” lêncá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể “QLMT” , sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu
QLMT đã đề ra , phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành .
Mục tiêu của QLMT là nhằm tạo lập sự phát triển bề vững , nghĩa là
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường .
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hoạt động của công ty, hiện trạng trường môi trường nước và kinh tế xã hội ở khu vực công ty giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Quá trình hoạt động của công ty, hiện
trạng trường môi trường nước và kinh
tế xã hội ở khu vực công ty giấy
Bãi Bằng
2
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
I.Những khái niệm chung về quản lí môi trường (QLMT)
Quản lí môi trường hay nói đầy đủ là quản lí nhà nước về môi trường
nhằm tạo ra một hiệu quả hoạt động phát triển cao hơn, bền vững hơn so với
hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hay của một nhóm người .
Ta có thể hiểu “QLMT” là sự tác động liên tục, có tổ chức và có
hướng đích của chủ thể “QLMT” lêncá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể “QLMT” , sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu
QLMT đã đề ra , phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành .
Mục tiêu của QLMT là nhằm tạo lập sự phát triển bề vững , nghĩa là
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường .
Môi trường là một hệ thống với những đặc tính cơ bản sau :
1.Môi trường là hệ thống cơ cấu phức tạp .
Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử hợp thành . Các phần tử
đó có bản chất khác nhau và bị chi phối bởi các hoạt động khác nhau , đôi khi
đối lập nhau . Do đó , các phần tử của hệ thống môi trường cũng thường
xuyên tác động qua lại , quy định và phụ thuộc lẫn nhau làm cho hệ thống tồn
tại , hoạt động và phát triển . Vì vậy , mỗi sự thay đổi nào đó dù là rất nhỏ của
một phần tử cơ cấu của hệ thống đều gây ra phản ứng dây truyền trong toàn
bộ hệ thống , làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng môi trường ,
không phụ thuộc vào ý chí của con người .
2. Môi trường là hệ thống có tính động .
Hệ thống môi trường không phải là một hệ tĩnh , mà luôn luôn thay
đổi trong cấu trúc của nó , trong từng phân tử cơ cấu và trong quan hệ tương
tác của chúng . Bất kẻ một sự thay đổi nào của hệ thống đều tiềm chứa khả
năng làm cho nó lệch khỏi vị trí cân bằng vốn có và hệ thống có xu hướng
3
làm lại thế cân bắng mới . Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển
của hệ thống môi trường .
3.Môi trường là hệ thống có tính mở
Môi trường dù là ở quy mô lớn nhỏ thế nào cũng đều là một hệ thống
mở. Các dòng vật chất , năng lượng và thông tin liên tục chảy trong không
gian và theo thời gian .
4.Môi trường là hệ thống có khẳ năng tự tổ chức , tự điều chỉnh :
Trong hệ thống môi trường có các phần tử cơ cấu là một vật chất sống
hoặc sản phẩm của chúng . Các phần tử này có một bản năng tự nhiên rất kỳ
diệu là tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự ddiều chỉnh để thích ứng với
những tiêu chuẩn bên ngòi rộng lớn hơn theo quy luật tiến hoá , quy luật giảm
entropy nhằm hướng tới trạng thái cân bằng , ổn định .
Quản lý môi trường thực chất là quản lí các hoạt động phát triển
thường xuyên diễn ra trong hệ thống môi trường , và có tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó . Do đó , để hoạt động QLMT có
hiệu quả thì phải tuân thủ các nguyên tắc về quản lí môi trường.
II. Các nguyên tắc QLMT :
Các nguyên tắc QLMT là những nguyên tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn
, hành vi mà các chủ thể quản lí phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lí môi
trường . Dưới đây là các nguyên tắc QLMT mà các cơ quan quản lí nhà nước
về môi trường phải tuân thủ khi thực hiện việc quản lí môi trường .
2.1 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dệ thống của đối tượng quản lí .
Teo nguyên tắc này , nhiệm vụ của quản lí môi trường là trên cơ sở thu thập,
tổng hợp và sử lí thông tin về trạng thái hoạt động của hệ thống môi trường ,
đưa ra những quyết định phù hợp thúc đảy các phần tử cấu thành hoạt động
đều đặn , cân đối , hài hoà hướng tới mục tiêu đã định .
2.2 Nguyên tắc bảo đảm tính tổng hợp
Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa
dạng . Dù dưới hình thức nào , quy mô và tốc độ hoạt động ra sao , mỗi loại
hoạt động trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu đều gây ra tác động tổng hợp
4
lên đối tượng quản lí . Vì thế trong khi hoạt động chính sách và chiến lược
môi trường , trong việc đề ra những quy định môi trường cần phải tính đến tác
động tổng hợp và hậu quả của chúng .
2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và nhất quán .
Đặc tính của hệ thống môi trường là các hoạt động của nó không phân
gianh giới theo thời gian và không gian , do đó tác động của quản lí lên môi
trường phải nhất quán và liên tục , không ngừng nâng cao năng lực dự đoán
và sử lí tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lí vĩ mô của nhà nước.
2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ
QLMT được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau . Vì thé cần phải biến
đổi mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLMT .
Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở trong bàn bạc ,
quy định các vấn đề liên quan đến môi trường . Ngược lại dân chủ phải trong
khuôn khổ tập trung , không mâu thuẫn, đối lập với tập trung , tránh lãng phí
nguồn lực của xã hội . Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hoá các
hoạt động phát triển , ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường ,
thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức ,
doanh nghiệp , hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lí ...Dân chủ được biểu hiện
ở việc xác định rõ vị trí , trách nhiệm , quyền hạn của các cấp quản lí , ở việc
áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi truờng, ở sử dụng ngày càng
nhiều các công cụ kinh tế vào quản lí môi trường nhằm tạo ra mặt bằng chung
, bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp , mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo
dục và năng cao nhận thức, ý thức môi trường cho cá nhân và cộng đồng...
2.5 Nguyên tắc quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ
Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh
sáng, làng đất , núi rừng , sông hồ , biển sinh vật , các hệ sinh thái , các khu
dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên , cảnh quan thiên nhiên , danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác thường do một
ngành quản lí và sử dụng. Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố
, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể , thuộc quyền quản lí của một
địa phuơng tương ứng. Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản
lí song trùng . Nếu không kết hợp quản lí chặt chẽ theo ngành và quản lí theo
5
lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của QLMT , tài nguyên thiên
nhiên tiếp tục bị khai thác , sử dụng không hợp lí và lãng phí , môi trường tiếp
tục bị suy thoái.
2.6 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích
QLMT trước hết là quản lí các hoạt động phát triển do con người tiến
hành , là tổ chức và phát huy tích cực hoạt động của con người vì mục đích
phát triển bền vững . Con người dù là cá nhân , tập thể hay cộng đồng đều có
những lợi ích, những nguyện vọng , và những nhu cầu nhất định . Do đó một
trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lí môi trường là phải chú ý đến lợi
ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng sử phù
hợp với mục đích bảo vệ môi trường của họ ,lơi ích không những là sự vận
dộng tự giác chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của
họ , là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực chủ dộng của con người
mà còn là phương tiện hữu hiệu của QLMT. Vì vậy chúng ta phải sử dụng nó
để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường .
2.7 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Quản lí một đối tượng vô cùng rộng lớn và phức tạp như môi trường
đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi phải bảo đảm nguồn lực
cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội . Giải pháp tối ưu cho việc nâng
cao năng lực quản lí nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và và hiệu
quả . Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ lẫn nhau của QLMT
: làm sao để với những nguồn vật chất và kĩ thuật , kinh tế và tài chính , lực
lượng lao động xã hội , trình độ khoa học và công nghệ ... hiện có và sẽ có
trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có thể khai thác sử dụng tài
nguyên một cách hợp lí , bảo vệ môi trường một cách tốt nhất.
Trên đây là các nguyên tắc QLMT mà các chủ thể quản lí phải tuân
thủ trong suốt quá trình QLMT để đạt hiệu quả trong quản lí môi trường .
Quá trình quản lí là quá trình thực hiện các chức năng quản lí theo
những nguyên tắc đã dịnh . Nhưng các nguyên tắc đó chỉ có thể vận dụng và
thể hiện tông qua các phương pháp quản lí . Đó là một nội dung cơ bản của
quản lí môi trường . Nhiệm vụ , mục tiêu của QLMT chỉ được thực hiện
thông qua tác động của các phương pháp QLMT . Trong điều kiện nhất định ,
6
phương pháp QLMT có tác động lớn đến sự thành công hay thất bại của các
mục tiêu và nhiệm vụ QLMT . Vởy QLMT được tiến hành qua các phương
pháp dưới đây.
III. Các phương pháp quản lí môi trường
Phương pháp QLMT là tổng thể các cách thức tác động có thể và có
chủ định của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí và khách thể quản lí để đạt
được các mục tiêu đã đề ra
Các phương pháp quản lí là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại
giữa chủ thể quản lí với đối tượng và khách thể quản lí , tức là mối quan hệ
giữa con người cụ thể với tất cả sự phức tạp của chúng . Vì vậy các phương
pháp QLMT rất đa dạng và phong phú . Phương pháp QLMT thường xuyên
thay đổi theo các tình huống cụ thể , tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng ,
cũng như năng lực và kinh nghiệm của chủ thể QLMT
Các phương pháp QLMT có thể được phân ra nhiều loại khác nhau
Theo nội dung và cơ chế quản lí chia thành :
Loại 1: các phương pháp quản lí nội bộ hệ thống môi trường gồm :
- các phương pháp tác động lên con người
- các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của hệ thống
loại 2:các phương pháp tác động lên các hệ thống môi trường khác
QLMT thực chất là quản lí các hệ thống phát triển . Nhưng các hoạt
động này không phải tự thân chúng tiến hành mà đều so con người , với
những mục đích , những lợi ích khác nhau thực hiện . Vì thế , QLMT chính là
quản lí các hành vi của cá nhân , tập thể con người trong các hoạt động sản
xuất , tiêu thụ , sinh hoạt .
Trên cơ sở đó , chúng ta sẽ đi sâu xem xét các phương pháp tác động
lên con người
Các phương pháp này bao gồm :
- các phương pháp hành chính
- các phương pháp kinh tế
7
- các phương pháp giáo dục
3.1Các phương pháp hành chính
Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào
các mối quan hệ về tổ chức của hệ thống quản lí . Về phương diện quản lí , nó
được biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng .
các phương pháp hành chính trong QLMT là các cách tác động trực
tiếp của chủ thể quản lí lên tập thể những người dưới quyền băng các hoạt
động dứt khoát mang tính bắt buộc , đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh và
nếu vi phạm sẽ bị sử lý kịp thời , thích đáng
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lí theo hai
hướng : tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng
. Theo hướng tác động về mặt tổ chức , chủ thể quản lí ban hành các văn bản
quy định về quy mô , cơ cấu , điều lệ hoạt động , tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ
chức và xác định các mối quan hệ hoạt động của nội bộ . Theo hướng tác
động điều chỉnh hành vi đối tượng quản lí , chủ thể quản lí đưa ra những chỉ
thị , mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thức hiện những nhiệm vụ nhất
định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và
đúng hướng vẫn nắm bắt kịp thời những lệch lạc , rủi ro có thể xảy ra.
Các phương pháp hành chính đã đòi hỏi các chủ thể quản lí phải có
quyết định dứt khoát , rõ ràng , dễ hiểu , có địa chỉ người thực hiện , loại trừ
khả năng có những sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.
Tác động hành chính có hiệu lực ngay khi ban hành quyết định . Đối
với những quyết định thuộc cấp dưới bắt buộc phải thực hiện , không được
lựa chọn.
Yêu cầu đối với người sử dụng phương pháp là quyết định phải có căn
cứ khoa học và thực tiễn. Đồng thời phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm
của người ra quyết định.
3.2 Các phương pháp kinh tế
Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lí thông qua lợi
ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản lí tự lựa chọn phương án hoạt động có
hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ .
8
Về thực chất , các phương pháp kinh tế là một biện pháp để sử dụng
các quy luật kinh tế vào quản lí môi trường là đặt mỗi cá nhân , mỗi cộng
đồng vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích
của mình với lợi ích chung của hệ thống . Điều đó cho phép cá nhân hay cộng
đồng lựa chọn con đường hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình .
Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy con
người hoạt động bảo vệ môi trường . động lực đó sẽ càng lớn nếu nhận thức
đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong hệ thống .
Đặc điểm của phương pháp kinh tế là chúng tác động lên đối tượng
quản lí không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích . Nghĩa là đề ra
mục tiêu , nhiệm vụ phải đạt , đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế
phân phối phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện
nhiệm vụ . Chính các cá nhân hay cộng đồng , vì lợi ích thiết thực của mình
phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề .
Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực của đối
tượng bị quản lí , chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, cho nên chúng
hoạt động rất nhạy bén và linh hoạt , phát huy được tính chủ động sáng tạo
của cá nhân , cộng đồng. Với một biện pháp kinh tế đúng đắn , các lợi ích
được thực hiện thoả đáng thì các cộng đồng người trong hệ thống quan tâm
hoàn thành nhiệm vụ , các cá nhân hăng hái tham gia bảo vệ môi trường và
nhiệ vụ QLMT được giải quyết nhanh chóng , có hiệu quả .
3.3 Các phương pháp giáo dục
Các phuơng pháp giáo dục là các cách tác động vào nhận thức và tình
cảm cá nhân, cộng đồng nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong
quản lí và bảo vệ môi trường .
Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong QLMT . Đối tượng
của QLMT là con người – một tực thể năng động , là tổng hoà của nhiều mối
quan hệ xã hội . Do đó , để tácđộng lên con người không chỉ sử dụng các
phương pháp hành chính , kinh tế mà phải có tác động tinh thần, tình cảm ,
tâm lí xã hội...
Các phương pháp giáo dục được tiến hành trên cơ sở vận dụng các
quy luật tâm lí . Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục , tức là
9
làm cho cá nhân và cộng đồng phân biệt được phải trái , đúng sai , lợi hại ...
để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và gắn bó với hệ thống .
Mỗi phương pháp nêu trên đều có những ưu nhược điểm . Vì thế cần
sử dụng tổng hợp các phương pháp để QLMT.
Quản lí nhà nước vè môi trường là tiền đề cho hoạt động bảo vệ môi
trường . Tuy nhiên , đối tượng QLMT rất đa dạng phức tạp nên hoạt động
QLMT phải tuân thủ những nguyên tắc QLMT . Các nguyên tắc QLMT này
xây dựng trên quy luật khách quan , đặc tính của đối tượng QLMT . QLMT là
một khoa học nên phải có những phương pháp quản lí khác nhau nhưng khi
vận dụng , chủ thể QLMT phải biét kết hợp giữa cá phương pháp quản lí.
IV. Nội dung quản lí môi trường
QLMT bao gồn quản lí ở cấp vĩ mô và vi mô . QLMT ở cấp vĩ mô
chính là sự quản lí của nhà nướ đối với cá nhân và cộng đồng trong lĩnh vực
môi trường. QLMT ở cấp vi mô là quản lí của hộ gia đình , các cơ sở sản
xuất . ở đây chúng ta đề cập đến nội dung QLMT ở cấp vĩ mô . Các nội dung
đó gồm :
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về bảo về môi trường
, ban hành tiêu chuẩn hệ thống môi trường .
- Xây dựng và chỉ đạo chiến lược chính sách bảo vệ môi trường ,
kế hoạch phòng chống , khắc phục suy thoái môi trường , ô nhiễm môi trường
, sự cố môi trường .
- Tổ chức , xây dựng hệ thống quan trắc , định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường , dự báo diễn biến môi trường .
- Xây dựng , quản lí các công trình bảo vệ môi trường , công trình
có liên quan đến bảo vệ môi trường .
- Thẩm định , báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án
và cơ sở sản xuất kinh doanh .
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường .
- Giám sát thanh tra , kiểm tra việc chấp hành pháp kuật về bảo vệ
môi trường .
10
- Đào tạo cán bộ khoa học về QLMT, giáo dục tuyên truyền phổ
biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường .
- Tổ chức nghiên cứu , áp dụng tiến bộ khoa học , công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường .
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
V. Công cụ quản lí môi trường
Công cụ quản lí môi trường là các biện pháp và phương tiện giúp cho
việc thực hiện các nội dung của QLMT được tốt hơn .
Công cụ để tiến hành QLMT bao gồm có công cụ pháp lí : Đó là hệ
thống văn bản pháp luật có giá trị được các cơ quan quản lí có thẩm quyền
ban hành . Bên cạnh đó công cụ pháp lí mang tính bắt buộc thì công cụ kinh
tế có tính nhẹ nhàng hơn , linh hoạt hơn . Cùng với hai công cụ dặc biệt này ,
tuyên truyền , giáo dục là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác
QLMT để giữ cho môi trường trong lành và sạch đẹp.
5.1 Công cụ pháp lí
Công cụ pháp lí gắn liền với QLMT theo phương pháp hành chính
gồm:
- Các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng
môi . Chúng ta xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng
độ của các chất thải vào khí quyển , nước, đất , hay được phép tồn tại trong
các sản phẩm tiêu dùng .
Các loại tiêu chuẩn là : các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung
quanh , tiêu chuẩn về thải nước , khí , các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ , các
tiêu chuẩn vận hành , các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình
công nghệ .
- Các loại giấy phép
Việc cấp và không cấp các loại giấy phép hoặc các loại uỷ quyền khác
là một công cụ quan trọng để kiểm soát ô nhiễm . Các loại giấy phép nói
chung hường được gắn với các tiêu chuẩn về chất lượng hay không khí và có
11
thể còn phải thoả mãn những điều kiện cụ thể phù hợp với quy phạm thực
hành , lựa chọn địa diểm thích hợp để giảm tới mức tối thiểu những ảnh
hưởng kinh tế và môi truờng .
- Công cụ và kiểm soát đất , nước
Kiểm soát vệc sử dụng đất và nước được áp dụng để bảo vệ môi
trường . Việc kiểm soát sử dụng đất được tiến hành như khoanh vùng , hay
các quy định về chia chỏ . Các biện pháp kiểm soát với việc sử dụng nước đặc
biệt có thể được tiêu dùng để giới hạn hoặc cấm việc phát triển năng lượng ,
khai thác tài nghuyên thiên nhiên tại các bờ sông , lòng sông... và những sử
dụng có nhiều khả năng gây ô nhiễm khác tại vùng nước quy định.
5.2 Các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và
lợi ích của nhẵng hành động của hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới
môi trường , tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra huỷ hoại môi
trường .
Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan tọng nhất để bảo vệ
môi trường . Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên
các nguyên tắc cơ bản là “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng
lợi ích phải trả tiền” .
- Nguyên tắc người gây ônhiễm phải trả tiền
Theo nguyên tắc này thì người gây ô nhiễm phải trả toàn bộ chi phí để
thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện
nhằm đảm bảo cho môi trường nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được .
- Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền
Theo nguyên tắc này thì tất cả những ai hưởng lợi do có được môi
trường trong lành không bị ô nhiễm thì đêu phải nộp phí . Việc phòng chống
ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiệ môi trường cần được sự hỗ trợ từ phía những
người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
12
Chương II
MÔ TẢ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY, HIỆN TRẠNG
TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
Ở KHU VỰC CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
I. Sự ra đời và quá trình phát triển :
Nhà m