Quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây là một vấn đề lớn trong
tiến trình lịch sử văn hóa nói riêng và tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Mối quan hệ này đã tạo ra những chuyển biến về mô hình văn hóa, hình thành các hình
thức sinh hoạt văn hóa mới ở Việt Nam, tạo nên những giá trị văn hóa mới, hiện đại
hơn. Quá trình tiếp xúc văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây cũng để lại nhiều sản
phẩm văn hóa có giá trị, trong đó có chữ quốc ngữ, một thứ ngôn ngữ viết ghi lại ngôn
ngữ nói của người Việt theo ký tự Latinh
167 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thế Trường
QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
TRONG QUAN HỆ VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐẤT
NAM KỲ VỚI PHƯƠNG TÂY
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH THANH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy, Cô Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được từ quý Thầy, Cô những hướng dẫn tận tình
trong nghiên cứu lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Quý Thầy Cô là những hình
mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy.
TS. Trần Thị Thanh Thanh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học để tôi thực hiện
Luận văn này. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được từ Cô sự động viên tinh
thần, sự hướng dẫn tận tình, cẩn trọng về phương pháp, sự hỗ trợ về tài liệu và tinh
thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học.
Tất cả các bạn học viên cao học khóa 23 chuyên ngành lịch sử Việt Nam cùng
một số bạn chuyên ngành Lịch sử thế giới, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
NGUYỄN THẾ TRƯỜNG
4
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 9
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 12
5. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................... 15
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 16
Chương 1. BỐI CẢNH QUAN HỆ VĂN HÓA GIỮA VÙNG ĐẤT NAM KỲ VỚI
PHƯƠNG TÂY ............................................................................................................ 18
1.1. Văn minh phương Tây thời cận đại ...................................................................... 18
1.1.1. Khái niệm văn minh và sự phân biệt “phương Tây”,“phương Đông” .......... 18
1.1.2. Những đặc trưng của văn minh phương Tây .................................................. 20
1.2. Vùng đất Nam Kỳ trước khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây ........................... 25
1.2.1. Tình hình chính trị - xã hội xứ Đàng Trong – Tiền đề hình thành vùng đất
Nam Kỳ ..................................................................................................................... 26
1.2.2. Khái quát đặc điểm của văn hóa Đàng Trong trên nền văn hóa truyền thống
Việt Nam ................................................................................................................... 32
1.3. Những con đường du nhập vào Nam Kỳ của văn hóa phương Tây ..................... 41
1.3.1. Bước chân các nhà truyền giáo ....................................................................... 41
1.3.2. Hoạt động buôn bán của các nước phương Tây .............................................. 47
1.3.3. Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp .................................................................. 53
CHƯƠNG 2. CHỮ QUỐC NGỮ - SẢN PHẨM CỦA QUAN HỆ VĂN HÓA
GIỮA NAM KỲ VỚI PHƯƠNG TÂY ...................................................................... 59
2.1. Quá trình hình thành chữ quốc ngữ ...................................................................... 59
2.1.1. Thời kì sơ khai (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII) ......................................... 59
5
2.1.2. Thời kì bước đầu phát triển (nửa sau thế kỉ XVII – cuối thế kỉ XVIII) .......... 62
2.1.3. Thời kì phát triển mạnh mẽ (từ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) ......................... 66
2.2. Chữ quốc ngữ trong chính sách văn hóa của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ ........ 69
2.3. Chữ quốc ngữ trong quá trình tồn tại song song của giáo dục Âu hóa và Nho học
ở Nam Kỳ .................................................................................................................... 80
2.3.1. Tình hình Nho học và ứng xử của Nho gia đối với chữ quốc ngữ.................. 80
2.3.1.1. Tình hình Nho học ................................................................................... 80
2.3.1.2. Ứng xử của Nho gia đối với chữ quốc ngữ ............................................. 86
2.3.2. Chữ quốc ngữ trong các cải cách giáo dục của chính quyền Nam Kỳ ........... 94
Chương 3. VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở NAM KỲ .......................................................................... 103
3.1. Giáo dục ............................................................................................................. 103
3.2. Báo chí ................................................................................................................ 111
3.3. Văn học ............................................................................................................... 125
3.4. Nghệ thuật sân khấu ........................................................................................... 133
3.4.1. Tuồng ............................................................................................................ 133
3.4.2. Cải lương ....................................................................................................... 135
3.4.3. Kịch nói ......................................................................................................... 136
3.5. Di sản Hán – Nôm .............................................................................................. 138
3.6. Quá trình đô thị hóa ............................................................................................ 141
3.7. Hoạt động đấu tranh cách mạng ......................................................................... 144
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 160
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây là một vấn đề lớn trong
tiến trình lịch sử văn hóa nói riêng và tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
Mối quan hệ này đã tạo ra những chuyển biến về mô hình văn hóa, hình thành các hình
thức sinh hoạt văn hóa mới ở Việt Nam, tạo nên những giá trị văn hóa mới, hiện đại
hơn. Quá trình tiếp xúc văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây cũng để lại nhiều sản
phẩm văn hóa có giá trị, trong đó có chữ quốc ngữ, một thứ ngôn ngữ viết ghi lại ngôn
ngữ nói của người Việt theo ký tự Latinh.
Trong khi đó, ngôn ngữ nói chung luôn đóng vai trò là một phương tiện truyền
đạt văn hóa, chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Ngôn ngữ là một hệ thống các tín hiệu, ký hiệu có ý nghĩa chuẩn, giúp cho
các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt thông tin được với nhau. Ngôn ngữ là
phương tiện biểu đạt những suy nghĩ, những cảm nhận của con người về cuộc sống
xung quanh. Có hai dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Lời nói thường có
trước, đến một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, chữ viết mới ra đời. Đó là
thành quả văn hóa quan trọng của toàn nhân loại và đối với mỗi dân tộc. Chữ viết có
thể được du nhập từ bên ngoài. Trong lịch sửViệt Nam, sự ra đời của chữ quốc ngữ là
một bước ngoặt lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của dân tộc, kéo dài hàng
thế kỷ cho đến tận thời đại ngày nay.
Chính vì vậy, ngày nay, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp của người
Việt trên mọi miền đất nước, mà còn là phương tiện giao tiếp chung của đại gia đình
các dân tộc Việt Nam, là phương tiện của Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
Vì thế, tiếng Việt không những trở thành đối tượng học tập, nghiên cứu của người Việt
Nam, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và bạn bè quốc tế. Do đó, là người
Việt Nam chúng ta không thể không quan tâm đến quá trình hình thành và vai trò của
chữ quốc ngữ đối với văn hóa người Việt.
Trong chương trình lịch sử ở bậc trung học phổ thông, những nội dung về văn
hóa, sự chuyển biến văn hóa nói chung và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam từ
khichữ quốc ngữ xuất hiện nói riêng hầu như chưa được chú trọng làm rõ. Vì vậy, thực
7
hiện đề tài này, người viết hy vọng khẳng định, làm rõ vai trò của chữ quốc ngữ và nêu
bật những biến đổi của văn hóa Việt Nam từ khi chữ quốc ngữ ra đời.
Ngoài ra, nghiên cứu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa
của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây sẽ đóng góp một nguồn tư liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu lịch sử nói chung và giảng dạy lịch sử ở trung học phổ thông nói
riêng, cụ thể ở các đơn vị bài học như: Bài 24 – Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI –
XVIII (Sách giáo khoa lịch sử 10 – cơ bản, NXB Giáo dục, 2009); bài 23 – Phong trào
yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914) (Sách giáo khoa lịch sử 11 – cơ bản, NXB GD, 2010)
Như vậy, việc tìm hiểu quá trình lịch sử của chữ Quốc ngữ trong quan hệ văn hóa
của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây, để làm rõ vị trí, vai trò của nó đối với văn hóa
Việt Nam là một mảng khá quan trọng và cần thiết trong lịch sử ngôn ngữ Việt Nam
nói riêng và lịch sử văn hóa người Việt nói chung.Trong đề tài này, người viết tập
trung vào vấn đề chính là quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ dưới góc độ là sản phẩm
của quan hệ văn hóa phương Tây với vùng đất Nam Kỳ, qua đó nhấn mạnh vai trò, sự
tác động trở lại của chữ quốc ngữ đến một số loại hình văn hóa ở Nam Kỳ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, danh từ “quốc ngữ” được dùng để chỉ hai loại
văn tự khác nhau của người Việt. Khi chữ Nôm xuất hiện, danh từ “quốc ngữ” cũng
được dùng để chỉ chữ Nôm, có ý nói chữ Nôm là “tiếng nói nước mình”. Hiện nay và
trong luận văn này, “quốc ngữ” được hiểu là chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự Latinh,
được các các giáo sĩ phương Tây hồi thế kỉ XVI - XVIII sáng chế ra nhằm mục đích
truyền giáo, cùng với sự giúp sức của một số người Việt. Dùng mẫu tự của châu Âu để
ghi âm của người Việt. Do vậy, sư ra đời của chữ quốc ngữ được xem là sản phẩm trực
tiếp của mối quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây
“Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ” được tái hiện trong luận văn này là các
bước tiến, các bước phát triển của chữ quốc ngữ từ lúc mới xuất hiện, còn rất sơ khai
cho đến khi trở thành một thứ chữ hoàn chỉnh, trơn bén như ngày nay. Đây là một quá
trình lâu dài, gắn liền với những thời kì lịch sử khác nhau tương ứng với những vị trí
khác nhau của chữ quốc ngữ, từ một thứ chữ chỉ dùng trong các nhà thờ cho đến một
8
công cụ chính trị và cuối cùng là chữ viết chính thức của một quốc gia độc lập. Tìm
hiểu “quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ” có thể phản ánh được bức tranh giao lưu văn
hóa giữa Việt Nam và Phương Tây trên một số lĩnh vực văn hóa.
“Nam Kỳ” là tên gọi trước kia của Nam Bộ ngày nay, được đặt từ năm 1834 dưới
triều Nguyễn. Theo chỉ dụ năm Minh Mệnh 15 (1834), ngoài Kinh sư gồm kinh đô và
phủ Thừa Thiên, cả nước được chia thành các khu vực quản lý hành chính bao gồm:
Tả trực (Quảng Nam, Quảng Ngãi), Hữu trực (Quảng Trị, Quảng Bình), Tả kỳ (Bình
Định, Khánh Hòa), Hữu kỳ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), Bắc kỳ (Hà Nội, Ninh
Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên
Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng) và Nam kỳ (Gia Định, Biên
Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Dân gian thường dùng tên gọi
“Nam Kỳ Lục tỉnh”, hoặc chỉ gọi tắt là Lục tỉnh. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, Lục
tỉnh được chia đặt nhiều lần, cuối cùng thành 21 tỉnh.
“Phương Tây” là thuật ngữ có nguồn gốc hoàn toàn từ châu Âu, phương Tây của
châu Âu. Trong thời kì cổ đại, “phương Tây” được dùng để chỉ khu vực phía Tây Địa
Trung Hải, về sau có thêm Bắc Mỹ. Dưới góc độ của người phương Đông, “phương
Tây” ở đây còn để chỉ các vùng đất châu Âu trong buổi đầu khi có sự tiếp xúc của
người châu Âu với người châu Á. “Phương Tây” được hiểu trong đề tài này là những
quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ [43,tr.15]
“Quan hệ văn hóa” là một hiện tượng văn hóa phổ biến, được nhiều ngành khoa
học xã hội quan tâm nghiên cứu. Ngay khi xã hội loài người chưa đạt đến trình độ văn
minh, các mối giao lưu, quan hệ văn hóa của nhân loại cũng đã diễn ra một cách lâu
dài và bền bỉ. Có nhiều loại quan hệ văn hóa với những dạng thức khác nhau và đem
lại những kết quả khác nhau: Tiếp biến văn hóa (acculturation), Đồng hóa văn hóa
(assimilation), Hỗn dung văn hóa hay lai tạo văn hóa (amalgamation, hybridization).
“Mối quan hệ văn hóa giữa vùng đất Nam Kỳ với phương Tây” được hiểu là sự
tiếp nhận những yếu tố bên ngoài của yếu tố chủ thể là Nam Kỳ trên cơ sở tiếp nhận,
kế thừa những thành tựu văn hóa nổi bật của phương Tây, làm phong phú, hiện đại
thêm cho văn hóa Nam Kỳ, từ việc biến đổi mô hình văn hóa đến việc xuất hiện các
loại hình văn hóa mới theo hướng phương Tây hóa (chữ viết, báo chí, kịch nói, đô thị
9
hóa), hoặc làm biến đổi những loại hình văn hóa truyền thống ở Nam Kỳ (giáo dục,
văn học, nghệ thuật, hoạt động yêu nước)
Luận văn xem xét quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong mối quan hệ văn hóa
giữa Nam Kỳ với phương Tây từ khi có những cuộc tiếp xúc đầu tiên của người châu
Âu khi họ đặt chân đến Nam Kỳ với người Việt, cho đến những năm đầu thế kỉ XX
khi mà chữ quốc ngữ đã trở nên hoàn chỉnh, thay thế hoàn toàn chữ Nho và tiếp tục tạo
ra những chuyển biến mới theo hướng phương Tây hóa cho văn hóa Nam Kỳ, có thể
đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Tất cả những vấn đề liên quan được luận văn
tập trung làm rõ ngay chính trên không gian là vùng đất Nam Kỳ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chính, kết
hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh để tìm hiểu vấn đề.
Phương pháp lịch sử là phương pháp trình bày những sự kiện cụ thể theo trình tự
thời gian. Theo đó, người viết trình bày quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong mối
quan hệ văn hóa của vùng đất Nam Kỳ với phương Tây theo trình tự thời gian. Quá
trình hình thành vùng đất Nam Kỳ được trình bày từ khi chúa Nguyễn lập nên xứ
Đàng Trong cho đến khi lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng đến tận Nam Bộ ngày
nay. Quá trình hình thành chữ quốc ngữ được trình bày từ thế kỉ XVI khi nó manh nha
xuất hiện trong các tài liệu của những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đến đầu thế kỉ XX
khi quốc ngữ trở thành một chữ viết hoàn chỉnh và thống nhất trong cả nước Việt
Nam. Chữ quốc ngữ trong chính sách giáo dục của chính quyền Nam Kỳ cũng dược
trình bày thông qua các chủ trương, chính sách cải cách giáo dục của người Pháp theo
trình tự từ 1862 cho đến đầu thế kỉ XX khi quốc ngữ đã góp phần xác lập nền giáo dục
mới trên đất Nam Kỳ.
Phương pháp logic là phương pháp khái quát các sự kiện lịch sử trên những nét
chung, theo từng vấn đề, nhằm rút ra đặc điểm và bản chất của sự kiện. Do vậy, khi
tìm hiểu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong mối quan hệ văn hóa của Nam Kỳ
với phương Tây, tác giả luận văn cũng tuân thủ theo đúng phương pháp logic. Khi
trình bày về văn hóa Đàng Trong – văn hóa Nam Kỳ, tác giả lựa chọn những đặc trưng
tiêu biểu, từ đó lý giải nguồn gốc những đặc trưng đó, so sánh, đối chiếu những đặc
10
điểm văn hóa Đàng Trong với đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt, để rút ra
những thuận lợi và khó khăn khi nó tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Cũng tương tự
như vậy khi tác giả luận văn trình bày những đặc trưng của văn hóa phương Tây và rút
ra những tác động của những đặc trưng đó đối với cuộc tiếp xúc và giao lưu của văn
hóa ở Nam Kỳ. Những con đường dẫn đến quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương
Tây cũng được người viết trình bày theo từng vấn đề: công cuộc truyền giáo, hoạt
động thương mại, công cuộc xâm lăng của người Pháp; mỗi vấn đề tác giả đều có lý
giải bối cảnh, biểu hiện và tác động của nó đến sự ra đời của chữ quốc ngữ, đến cuộc
tiếp xúc văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây. Chữ quốc ngữ trong chính sách văn
hóa của người Pháp cũng được trình bày theo từng chính sách của người Pháp trên các
lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều thể hiện những mục đích, những biện pháp của
chính quyền thực dân khi sử dụng chữ quốc ngữ, để đi đến nhận thức về mục đích
chung của chính quyền thực dân là thiết lập ảnh hưởng lâu dài của văn hóa Pháp ở
Nam Kỳ, loại bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Khi trình bày ảnh hưởng, vai trò
của chữ quốc ngữ đến một số lĩnh vực văn hóa xã hội Nam Kỳ, người viết cũng lựa
chọn theo từng loại hình văn hóa tiêu biểu để làm rõ nguyên nhân chuyển biến hay
xuất hiện mới của nó, biểu hiện của sự chuyển biến, và rút ra nhận thức về tác động
của chữ quốc ngữ đối với văn hóa Việt Nam.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu gắn
bó chặt chẽ với nhau. Muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải biết về quá
trình phát sinh, phát triển của nó. Mặt khác có nắm được bản chất và quy luật của sự
vật mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Phương pháp
lịch sử cũng phải nắm lấy cái logic, phải rút ra sợi dây logic chủ yếu của lịch sử thông
qua việc phân tích các sự kiện và hiện tượng cụ thể. Còn phương pháp logic phải dựa
trên các tài liệu lịch sử để khái quát, chứng minh và cuối cùng đem lại lịch sử trong
tính bản chất của nó. Lịch sử mà thiếu logic sẽ mù quáng, còn logic mà thiếu lịch sử
thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tự biện. Do vậy, tác giả luận văn luôn sử
dụng kết hợp hai phương pháp lịch sử và logic.
Phương pháp chuyên gia mà người viết sử dụng biểu hiện ở những quan điểm,
nhận định về chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây và
11
vai trò của nó đối với văn hóa người Việt của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, thể
hiện trong các chuyên khảo, công trình nghiên cứu. Đây là những cơ sở để tác giả luận
văn tìm hiểu và trình bày vấn đề, đồng thời nêu lên ý kiến tán đồng hay phản biện, bổ
sung do sự hạn chế về tài liệu gốc mà tác giả chưa có điều kiện tiếp cận.
Phương pháp so sánh được tác giả luận văn sử dụng khi trình bày bối cảnh của
mối quan hệ văn hóa giữa Nam Kỳ với phương Tây để chỉ ra sự khác nhau về điểm
xuất phát, về đặc trưng của hai nền văn hóa, từ đó đánh giá, nhận định về cách thức
tiếp nhận yếu tố văn hóa bên ngoài của người Việt, về bản chất của văn minh phương
Tây và nhìn nhận về điểm xuất phát của chữ quốc ngữ. Phương pháp so sánh còn được
người viết sử dụng khi đối chiếu chữ quốc ngữ trong chính sách văn hóa của chính
quyền thực dân với chữ quốc ngữ trong ứng xử của Nho gia, của những nhà cách mạng
Việt Nam, từ đó đánh giá sự khác nhau về mục đích của hai đối tượng này khi họ sử
dụng chữ quốc ngữ, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong hành động của họ đối
với chữ quốc ngữ.
Các phương pháp trên được tác giả luận văn vận dụng liên tục, đan xen trong
suốt quá trình thực hiện đề tài theo trình tự như sau: Mở đầu là bối cảnh dẫn đến cuộc