Luận văn Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố bến tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì vậy giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xem là “quốc sách hàng đầu”, có vị trí quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh làm nền tảng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”

pdf125 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố bến tre trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Cao Thị Hồng Nhung QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Cao Thị Hồng Nhung QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Đạt. Các số liệu, thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. TPHCM, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Tác giả luận văn Cao Thị Hồng Nhung DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa BTVH Bổ túc văn hóa CBQL Cán bộ quản lý CĐSP Cao đẳng sư phạm GV Giáo viên GD-ĐT Giáo dục và đào tạo HKH Hội khuyến học HS Học sinh PCTHCS Phổ cập trung học cơ sở PCGDTH PCGDTH PCTrH Phổ cập trung học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XMC Xóa mù chử MỤC LỤC 0TLỜI CAM ĐOAN0T ................................................................................................................. 1 0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .................................................................................. 2 0TMỤC LỤC0T ............................................................................................................................ 3 0TMỞ ĐẦU0T .............................................................................................................................. 6 0T1. Lí do chọn đề tài0T................................................................................................................................... 6 0T2. Mục đích nghiên cứu0T ............................................................................................................................ 7 0T3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu0T .................................................................................................................... 7 0T4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu0T ........................................................................................................... 10 0T5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu0T ......................................................................................... 10 0T6. Đóng góp của đề tài0T ............................................................................................................................ 11 0T7. Cấu trúc luận văn0T ............................................................................................................................... 12 0TChương 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1985)0T ........................................................................................................ 13 0T1.1. Khái quát về thành phố Bến Tre từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới0T ...................................... 13 0T1.1.1. Điều kiện tự nhiên0T .................................................................................................................... 13 0T1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư, văn hóa0T ............................................................................................ 14 0T1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ 1975-1985.0T ................................................... 18 0T1.2.1. Hệ thống quản lý ngành0T .......................................................................................................... 18 0T1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.0T ............................................................................................................ 18 0T1.2.4. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy0T ................................................................... 24 0T1.3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre (1975-1985)0T ..................... 25 0T1.3.1. Những thành tựu0T ...................................................................................................................... 25 0T1.3.2. Những hạn chế, bất cập.0T ........................................................................................................... 28 0T1.3.3. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố Bến Tre0T ..................................... 30 0TChương 2 . GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-1996).0T ................................................................................... 32 0T2.1. Đường lối đổi mới giáo dục- đào tạo của Đảng và việc triển khai ở thành phố Bến Tre0T .................... 32 0T2.1.1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới giáo dục – đào tạo0T ...................................................... 32 0T2.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục – Đào tạo0T ................................... 33 0T2.1.2.1. Nhận thức vai trò của giáo dục – đào tạo0T .......................................................................... 33 0T2.1.2.2. Đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục – đào tạo0T ........................................................... 33 0T2.1.3. Triển khai thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre0T.................................... 35 0T2.1.3.1. Giai đoạn 1986 – 19910T ...................................................................................................... 35 0T2.1.3.2. Giai đoạn 1991 – 19960T ...................................................................................................... 37 0T2.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong mười năm đổi mới (1986-1996).0T .......................................................................................................................................... 38 0T2.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo.0T .................................................................................... 38 0T2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên0T ........................................................... 43 0T2.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.0T .................................................................. 46 0T2.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học.0T .................................................... 48 0T2.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội.0T .......................................................... 51 0TChương 3. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE NHỮNG NĂM 1997 - 20100T ..................................................................................................................................... 55 0T3.1. Tiếp tục đường lối đổi mới giáo dục – Đào tạo của Đảng và việc triển khai thực hiện ở thành phố Bến Tre0T ......................................................................................................................................................... 55 0T3.1.1. Bối cảnh lịch sử0T ....................................................................................................................... 55 0T3.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới Giáo dục – Đào tạo.0T..................... 56 0T3.1.3. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre0T ....................................... 59 0T3.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong những năm 1997- 20100T ....................................................................................................................................................... 60 0T3.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo0T ..................................................................................... 60 0T3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên0T ........................................................... 70 0T3.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy0T ................................................................... 76 0T3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học0T ..................................................... 81 0T3.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường- Xã hội0T ............................................................ 86 0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................................ 91 0T1. Thành tựu giáo dục Bến Tre trong 25 năm đổi mới (1986 – 2010)0T ...................................................... 91 0T2. Nguyên nhân thành tựu đó0T .................................................................................................................. 92 0T3. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre0T .................................................. 93 0T4. Những bài học kinh nghiệm rút ra.0T ..................................................................................................... 94 0T5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong thời kỳ mới.0T............................................................................................................................................ 98 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................................................... 100 0TPHỤ LỤC0T ......................................................................................................................... 105 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì vậy giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xem là “quốc sách hàng đầu”, có vị trí quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn lấy quan điểm của Hồ Chí Minh làm nền tảng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm thử thách, dù trong điều kiện chiến tranh, hay sự non yếu của kinh tế đất nước nhưng nền giáo dục nước ta vẫn giữ bản chất “của dân, do dân và vì dân”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân ấy, giáo dục phổ thông là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[63;tr 94-96]. Song những năm gần đây, giáo dục phổ thông đã đặt ra những vấn đề cấp bách như: chạy theo thành tích, thương mại hóa trong giáo dục, nội dung chương trình quá tảiNhững vấn đề cấp bách ấy là những thách thức mới đối với giáo dục của đất nước nói chung, giáo dục của từng địa phương nói riêng trong đó có tỉnh Bến Tre. Bến Tre là nơi hội tụ những nhà giáo nổi tiếng: Võ Trường Toản – thầy của những bậc thầy; Đồ Chiểu – người thầy mù, yêu nước nồng nàn với câu thơ bất hủ: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”; Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và biết bao thầy giáo đã đào tạo ra những thế hệ con người biết yêu thương người, thông minh, bất khuất, bản lĩnh, đã viết nên những trang sử vẻ vang cho quê hương. Thành phố Bến Tre được sản sinh từ mảnh đất anh hùng Đồng Khởi , nằm vị trí trung tâm của tỉnh Bến Tre, với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi. Từ thành phố Bến Tre tàu thuyền có thể đi thẳng tới thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho đến Cần Thơ, hoặc đến trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ và có thể ngược dòng Cửu Long đến thủ đô Phnompenh của Campuchia. Anh dũng trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Bến Tre, sau khi giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, toàn Đảng, toàn dân thành phố Bến Tre nhanh chóng bước vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương giàu đẹp. Với sự nổ lực vượt bậc ấy, thành phố Bến Tre đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, trên mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục .Thành phố Bến Tre luôn là ngọn cờ đầu của tỉnh về giáo dục phổ thông. Hòa cùng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, thành phố Bến Tre đã đạt nhiều thành tựu to lớn, song hạn chế cũng không ít. Những hạn chế ấy cần phải được khắc phục. Là người con của thành phố Bến Tre, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thiết nghĩ việc nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục là vấn đề cần thiết. Với nội dung của một luận văn thạc sĩ, cá nhân chọn nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)”. Đề tài nghiên cứu trên nhằm tái hiện lại lịch sử của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ nhiều góc độ, đồng thời đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển cho giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre nói riêng, giáo dục tỉnh Bến Tre nói chung trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ năm 1986 – 2010, nhằm khôi phục lại bức tranh của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong 25 năm đổi mới dưới nhiều gốc độ: quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; quá trình tổ chức đổi mới công tác giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre, trình bày cụ thể những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Từ đó, nhận thức toàn diện hơn vai trò động lực của sự phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, cung cấp luận cứ khoa học về giáo dục, góp phần định hướng cho công tác giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục cũng được quan tâm. - Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985) ” của Bộ Giáo dục do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giao dục 10 năm sau ngày giải phóng, những phân tích nhận xét của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến tình hình ngành giáo dục phổ thông. - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục (1986- 1996) đã tổng hợp báo cáo của các địa phương sau 10 năm tiến hành đổi mới giáo dục. Trong đó, thành tích giáo dục của các địa phương được trình bày cụ thể. - Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2010 nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những tài liệu trên đã thể hiện những định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong 25 năm đổi mới. Trong đó, tài liệu dành phần lớn chủ trương, đường lối để đưa giáo dục phổ thông phát triển ở mỗi giai đoạn cụ thể. - Cuốn “Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995)” do Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1995.Với tính chất là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,cuốn sách dành một phần nói về sự chỉ đạo của Bộ đối với ngành giáo dục phổ thông, nêu sơ qua giai đoạn 1975 – 1995. Qua đây cho ta thấy sự quan tâm chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dục phổ thông của Đảng đối với ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1995. - Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam là tác phẩm của tác giả Lê Văn Giạng do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2003, tác giả đã dành phần để trình bày về hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất có thể của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông giai đoạn này được đề cập đến một cách sơ lược. - Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông 1986-2000, là luận văn thạc sĩ lịch sử (năm 2007) của tác giả Trương Thị Hoa thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Thông qua luận văn này, tác giả trình bày một cách công phu, hệ thống sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp 15 năm đổi mới giáo dục phổ thông. Qua đó, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng về sự phát triển giáo dục phổ thông nước nhà trong thời gian này. - Cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Minh Hiền biên soạn được phát hành năm 2004. Là một giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giải viết một cách sức sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo dục phổ thông nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000. - Cuốn Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì lịch sử của Nguyễn Đăng Tiến Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2001. Thông qua việc trình bày tình hình, những đánh giá một cách tổng hợp về giáo dục phổ thông ở giai đoạn 1975 – 1995, chúng ta nắm khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ thông Việt Nam giới hạn đến năm 1995. Các tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo Bến Tre, một phần giáo dục phổ thông Bến Tre: - Cuốn Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005 là công trình của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005) do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành. Tập 2 của tác phẩm đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục- đào tạo tỉnh Bến Tre. Trong đó, có một phần ngắn trình bày về bước phát triển của Phòng giáo dục thị xã Bến Tre, một số gương mặt điển hình giáo dục phổ thông thị xã: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường Tiểu học Thị xã. - Luận văn thạc sĩ : Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học tỉnh Bến Tre và một số giải pháp của học viên Nguyễn Thanh Bình (2006), Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về giáo dục phổ thông tỉnh Bến Tre trong đó có thị xã Bến Tre trên lĩnh vực xã hội hóa giáo dục. Luận văn trình bày một cách chi tiết về thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục. - Cuốn Địa chí Bến Tre là tác phẩm do Thạch Phương, Đoàn Tứ (chủ biên) được Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội phát hành năm 2001.Trong chương IV, trang 816 – 838 tác phẩm đã trình bày giáo dục Bến Tre qua các thời kì: thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX.Với nội dung này, chúng ta có thể chọn lọc những chi tiết liên quan đến giáo dục phổ thông thị xã Bến Tre. - Luận văn thạc sĩ : Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT công lập tỉnh Bến Tre của học viên Nguyễn văn Trung (2006), Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày một cách lôgic và chi tiết về thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp mang tính khả thi xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường công lập tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên vẫn chưa có tác phẩm, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ 1986 đến 2010. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, bản thân muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích, khái quát về sự phát triển của giáo dục phổ thông thành phố ở Bến Tre trong 25 năm đổi mới. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là sự phát triển giáo dục phổ thông (hệ công lập) thành phố Bến Tre từ năm 1986 dến 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: thành phố Bến Tre với địa giới hành chính hiện tại năm 2010 ( gồm 10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú
Luận văn liên quan