Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì ngày 23-9-1945, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược Việt
Nam lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ đã
tiên phong, anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ diễn ra tại một vùng xa nhất tính đến Việt
Bắc, trong tình thế chiến trường toàn quốc bị chia cắt, giao thông liên lạc khó
khăn giữa địa phương và Trung ương, do đó, Trung ương Đảng đã chủ trương
duy trì và củng cố cơ quan lãnh đạo chung cho toàn Nam Bộ là Xứ ủy Nam Bộ
(trước Cách mạng tháng Tám là Xứ ủy Nam Kỳ) mà không giải thể cơ quan
lãnh đạo này như đã thực hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Đến năm 1951, trước
yêu cầu về tăng cường lãnh đạo của Trung ương đối với cuộc khángchiến ở
Nam Bộ, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (Khoá II) họp
tháng 3-1951 quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ương Cục
miền Nam, cử đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, làm Bí thư. Tháng 6-1951, Trung ương Cục miền Nam chính thức được thành lập để lãnh đạo cuộc
kháng chiến ở Nam Bộ.
Hiện thực lịch sử cho thấy, Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng
cao nhất ở Nam Bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Trung
ương Cục miền Nam (1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấphành Trung
ương, đóng vai trò to lớn trong lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trường kỳ, tự lực cánh sinh ở Nam Bộ, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi vẻ vang. Lãnh đạo kháng chiến trong điều kiện ở xa Trung ương, Xứ
uỷ Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt chủ trương, đường lối
chung của Trung ương Đảng, đồng thời có những sáng tạo quan trọng, nhất là
trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, trong vận động đồng bào các tôn
2
giáo tham gia kháng chiến, thực hiện chính sách ruộng đất, trong thực hiện
nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.
Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức Xứ uỷ Nam Bộ và Trung
ương Cục miền Nam mỗi giai đoạn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến
chống thực dân Phápxâm lược (1945-1954) là một trong những cở sở để Trung
ương Đảng thành lập và xây dựng cấp uỷ, bộ máy tổ chức của cơ quan lãnh đạo
cao nhất của Đảng ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược
177 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1945-1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu
3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
7
7
14
17
NỘI DUNG
Chương 1 : XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LÃNH
ĐẠO NHÂN DÂN NAM BỘ TIẾN HÀNH KHÁNG CHIÊN (1945-1951)
20
1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố tổ
chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng
chiếm đóng (1945-1946)
20
1.2. Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng
chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947-1951) 42
Chương 2: TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO
KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ ĐI ĐẾN THÁNG LỢI (1951-1954) 71
2.1. Thành lập Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo đẩy mạnh kháng
chiến trong giai đoạn giữ vững, phát triển thế tiến công (1951-1953) 71
2.2. Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo phối hợp đấu tranh đưa
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuyển
hướng phong trào cách mạng Nam Bộ sau Hiệp định Giơnevơ
(1953-1954)
100
Chương 3: NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM 116
3.1. Nhận xét 116
3.2. Một số kinh nghiệm 137
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì ngày 23-9-
1945, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược Việt
Nam lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ đã
tiên phong, anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ diễn ra tại một vùng xa nhất tính đến Việt
Bắc, trong tình thế chiến trường toàn quốc bị chia cắt, giao thông liên lạc khó
khăn giữa địa phương và Trung ương, do đó, Trung ương Đảng đã chủ trương
duy trì và củng cố cơ quan lãnh đạo chung cho toàn Nam Bộ là Xứ ủy Nam Bộ
(trước Cách mạng tháng Tám là Xứ ủy Nam Kỳ) mà không giải thể cơ quan
lãnh đạo này như đã thực hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Đến năm 1951, trước
yêu cầu về tăng cường lãnh đạo của Trung ương đối với cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (Khoá II) họp
tháng 3-1951 quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ương Cục
miền Nam, cử đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, làm Bí thư. Tháng 6-
1951, Trung ương Cục miền Nam chính thức được thành lập để lãnh đạo cuộc
kháng chiến ở Nam Bộ.
Hiện thực lịch sử cho thấy, Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng
cao nhất ở Nam Bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Trung
ương Cục miền Nam (1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung
ương, đóng vai trò to lớn trong lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trường kỳ, tự lực cánh sinh ở Nam Bộ, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi vẻ vang. Lãnh đạo kháng chiến trong điều kiện ở xa Trung ương, Xứ
uỷ Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt chủ trương, đường lối
chung của Trung ương Đảng, đồng thời có những sáng tạo quan trọng, nhất là
trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, trong vận động đồng bào các tôn
2giáo tham gia kháng chiến, thực hiện chính sách ruộng đất, trong thực hiện
nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.
Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức Xứ uỷ Nam Bộ và Trung
ương Cục miền Nam mỗi giai đoạn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) là một trong những cở sở để Trung
ương Đảng thành lập và xây dựng cấp uỷ, bộ máy tổ chức của cơ quan lãnh đạo
cao nhất của Đảng ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược.
Vai trò của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp rất to lớn, mô hình tổ chức và hoạt động của
hai cơ quan lãnh đạo này chứa đựng nhiều sáng tạo độc đáo trong công tác xây
dựng Đảng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa
Lênin, phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công
trình nào tập trung nghiên cứu về hai cơ quan lãnh đạo này. Trong nguyên tắc
tổ chức tập trung dân chủ của chính đảng vô sản cũng như trong hoạt động
thực tiễn, các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng đóng
vai trò đặc trưng cho hoạt động, cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng. Điều đó cho thấy, chỉ khi nghiên cứu một cách thấu đáo về các cơ quan
lãnh đạo, đặc biệt các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng trên các phương diện
tổ chức, hoạt động, những sáng tạo, thành tựu và hạn chế... mới có thể nhận
thức một cách toàn diện, đúng đắn và sâu sắc về tiến trình cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.2. Xây dựng đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tư
tưởng là điều kiện không thể thiếu, bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành
động, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn cách mạng và kháng chiến.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng
giữ vị trí then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng
3của nhân dân Việt Nam. Để góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của
Đảng, cần phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về
xây dựng đảng, trong đó có những kinh nghiệm xây dựng cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đảng giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1945-1954) để làm sáng rõ quá trình xây
dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở
Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần phát triển
công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp
thêm một số luận cứ khoa học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc quan điểm và thực tiễn xây dựng
Đảng liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
-Tái hiện, luận giải quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ uỷ
Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954).
- Làm rõ vai trò của Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong
lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn
được phân công phụ trách.
- Phân tích một cách khoa học những đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của
quá trình xây dựng Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); đúc kết những kinh
nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
43. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về xây dựng Xứ
uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt
động của Xứ uỷ Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam trong quá trình lãnh
đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc ở Nam Bộ và thực hiện nhiệm vụ quốc
tế đối với cách mạng Campuchia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nội dung xây dựng tổ chức , bộ máy và hoạt động
của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam rất phong phú, Luận án tập
trung nghiên cứu quá trình xác lập, biến đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân
sự chủ chốt; hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền
Nam trên các phương diện: phát động và điều hành phong trào kháng chiến,
lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, mặt trận dân tộc thống nhất, chính
quyền, tổ chức nền kinh tế và văn hóa kháng chiến, chỉ đạo nhiệm vụ xây
dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ phong trào kháng chiến
của nhân dân Campuchia. .
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong thời gian từ năm 1945
đến 1954.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu địa bàn Nam Bộ và các khu
vực thuộc phạm vi phụ trách của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam
theo sự phân công của Trung ương Đảng, gồm các tỉnh Nam Bộ và
Campuchia.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Hai tỉnh cực Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận năm 1948 thuộc về Liên Khu 5
5Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nguyên tắc xây dựng tổ chức Đảng kiểu mới
của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về xây dựng
đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Nguồn tài liệu
Nghiên cứu, viết luận án, tác giả chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu
sau:
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo... của Trung ương, của Xứ uỷ Nam
Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn
tập.
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo... của Trung ương, của Xứ uỷ Nam
Bộ, Trung ương Cục miền Nam hiện lưu tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng và một số cơ quan lưu trữ
khác.
- Sách Lịch sử Đảng bộ của các địa phương ở miền Nam đã xuất bản;
các tư liệu, tài liệu, ý kiến, hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, các nhân chứng
lịch sử có liên quan đến đề tài luận án.
- Các công trình nghiên cứu, các chuyên khảo của các tác giả trong và
ngoài nước có liên quan đến tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng của
Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945 - 1954; các kỷ yếu
hội thảo khoa học, các bài viết có liên quan đến đề tài luận án, đăng tải trên
Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự
Việt Nam và các tạp chí khác.
- Các tư liệu, tài liệu của đối phương về Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương
Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp được thậm định và chắt lọc
kỹ khi sử dụng.
64.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh; chú
trọng áp dụng các phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu
đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc
của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để
phân tích, đánh giá, qua đó, tái hiện quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động
của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến 1954.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về tư liệu: Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất
là những tư liệu gốc thuộc lĩnh vực công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đảng thời kỳ 1945 - 1954, trong đó có những sử liệu mới .
5.2. Về nội dung: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp người đọc hiểu
rõ hơn những sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng; vị trí quan trọng
của nhiệm vụ xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp đối với sự vững
mạnh của Đảng và sự phát triển của cách mạng Việt Nam; góp phần vào việc
nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thêm
toàn diện và sâu sắc.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cung cấp thêm các luận cứ khoa
học, gợi mở những suy nghĩ có thể vận dụng trong công tác xây dựng Đảng
hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
7Cho đến nay, vấn đề xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và
Trung ương Cục miền Nam từ 1945 đến 1954 đã được đề cập ở những mức độ,
phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng,
lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và
lịch sử địa phương.
1.1. Một số công trình nghiên cứu cơ bản được công bố đề cập đến tổ
chức của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920 – 1954) [40] là
cuốn lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ thành lập Đảng, lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
trong đó trình bày một số chủ trương và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ trong thời
kỳ kháng chiến.
Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng
chiến và kiến quốc (1945 -1954) [ 86] là cuốn sách theo thể loại biên niên, trong
đó có những sự kiện về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương
Cục miền thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-
1975) [ 233] (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2008) do GS,TS Trịnh Nhu chủ
biên, đã tái hiện những sự kiện lịch sử về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1954 -1975, trong đó có nội dung về
hoạt động và sự kết thúc nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam năm 1954.
Cuốn sách cũng trình bày sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của
Bộ chính trị và Ban Bí thư đối với Trung ương Cục miền Nam với cách mạng
miền Nam trong thời kỳ chuyển quân tập kết cũng như những chỉ đạo kết thúc
nhiệm vụ của tổ chức này.
Công trình Các Đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006) [126] do PGS, TS Nguyễn
8Trọng Phúc chủ biên, phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam
Bộ về tổ chức, chính trị, tư tưởng.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và Bài học
[36] của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã tổng kết
những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta qua các giai đoạn của cuộc
kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, trong đó có một số bài học, kinh nghiệm
xây dựng các cấp ủy Đảng nói chung và cấp bộ Đảng ở Nam Bộ.
Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-
1954, gồm 2 tập, [236; 237;] trình bày ở mức độ nhất định vai trò của cấp ủy
Đảng ở Nam Bộ trong lãnh đạo thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng.
1.2. Sách chuyên khảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách
mạng các khu, tỉnh tại miền Nam có liên quan đến hoạt động của Xứ ủy Nam
Bộ và Trung ương Cục miền Nam
Một số sách chuyên khảo tiếp cận từ góc độ khác nhau cũng đề cập một số
vấn đề, sự kiện liên quan đến vai trò lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương
Cục miền Nam.
Gần đây nhất là cuốn Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn
(1930-1975) [96] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên, trong phần viết về chính
sách ruộng đất của Đảng đã đề cập một số điểm nổi bật trong quá trình thực hiện ở
Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy.
Nghiên cứu về Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ
1945-1954 còn là một phần nội dung các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử
chiến tranh cách mạng các khu và tỉnh tại miền Nam trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Sách chuyên khảo của các Đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu: Quân khu
8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975) [74]; Lịch sử công tác Đảng, công tác
chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 9 [75] ; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945-
91975) [37]; Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1954) [91] thể hiện một số chủ trương của
Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự. Cuốn Lịch sử căn
cứ U Minh 30 năm kháng chiến (1945-1975) [ 73] của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh
Quân khu 9 đề cập một số chủ trương, quan điểm xây dựng căn cứ địa của Xứ ủy
và Trung ương Cục miền Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo các Khu, tỉnh và phong trào
kháng chiến ở các địa phương.
Các cuốn lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết
về giai đoạn lịch sử Đảng 1945-1954 đã phản ánh một số khía cạnh về sự lãnh
đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời gian đó.
Năm 2010, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến xuất
bản bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến [ 92; 93; 94], trong tập I Lịch sử Nam
Bộ kháng chiến 1945-1954 [92], Biên niên sự kiện Nam Bộ kháng chiến 1945-
1975 [93] đã trình bày một số sự kiện liên quan đến sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam
Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên một số lĩnh vực cụ thể về xây dựng lực
lượng vũ trang, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc kháng chiến…
Đó là một thuận lợi cho tác giả luận án trong việc tìm hiểu, nghiên cứu
công tác xây dựng đảng ở Nam Bộ. Tuy nhiên, trong các tác phẩm này, công tác
xây dựng tổ chức Đảng cấp Xứ ủy và Trung ương Cục chỉ được đề cập đến một
cách hạn chế, thường chìm vào bối cảnh kháng chiến và thiên về trình bày sự lãnh
đạo của Đảng bộ các địa phương đối với nhiệm vụ kháng chiến.
1.3. Một số công trình lịch sử đoàn thể, ban, ngành có liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam
Khoảng 10 năm gần đây, các Ban Đảng thuộc Trung ương bắt đầu tổng kết
và biên soạn lịch sử. Một số công trình chú ý nêu lên khía cạnh liên quan đến đề
tài.
Trung tâm nghiên cứu tổ chức - Ban Tổ chức Trung ương xuất bản cuốn
Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) [143], trong
10
đó, vấn đề tổ chức Đảng tại miền Nam, bao gồm cả các cơ quan lãnh đạo của
Đảng ở Nam Bộ thời kỳ 1945-1954 được đề cập ít nhiều.
Các cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
1930-2000 [44]; Lịch sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1925-1954) [104] phản ánh công tác tư tưởng của Đảng ở Nam Bộ
trong kháng chiến chống Pháp hướng trọng tâm vào quán triệt về đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính và định hướng đấu tranh đòi
địch thi hành Hiệp định Giơnevơ.
Các ban, ngành, đoàn thể ở một số tỉnh miền Nam đã chú ý sưu tầm, biên
soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình. Trong các tác phẩm này, rải rác có
nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng 1945-1954, nhưng
đây không phải là những công trình chuyên về lịch sử Đảng, thường phản ánh về
tổ chức và hoạt động của cơ quan, đoàn thể địa phương trong một thời gian dài
nên phần viết về công tác xây dựng Đảng cũng rất sơ lược, những nội dung liên
quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam không nhiều, chưa có
công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về cơ
cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong chỉ đạo phong trào
cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945-1954.
1.4. Các tác phẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng
lịch sử thời kỳ 1945-1954 liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự Xứ ủy
Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam
Nhiều công trình nêu một số khía cạnh về tổ chức, về nhân sự trong công
tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạt động lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ. Có
thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ [112]; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo
lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam [95]; Nguyễn Văn Linh,
Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo (Hồi ký) [105]; Thân thế và sự nghiệp đồng
chí Hoàng Quốc Việt [140]; Hồi ký cách mạng của Hà Huy Giáp Đời tôi những
điều nghe, thấy và sống [84]...
11
Trong những công trình viết về các lãnh tụ hay kỷ yếu hội thảo về các lãnh
tụ, các đồng chí lão thành cách mạng cũng phản ánh bộ máy tổ chức của Đảng ở
cấp Trung ương và cấp xứ trong thời kỳ 1945 - 1954. Có thể kể một số công trình
như: Đồng chí Trường Chinh, tập I [81]; Đồng chí Trường Chinh, tập II [82] …
Trong những năm gần đây, các địa phương, ban ngành ở các tỉnh Nam Bộ
chú trọng tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn và xuất bản kỷ yếu, hoặc tập hợp hồi
ký của các của các nhân chứng lịch sử về các tổ chức, đơn vị... trong các thời kỳ
cách mạng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của đề
tài.
Đó là cuốn sách Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến
chống Pháp [54] tập hợp hồi ký của nhiều tác giả từng tham gia công tác ở các cơ
quan Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam. Gần đây nhất, tập Hồi ký về
Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười [88] được Tỉnh ủy Đồng
Tháp xây dựng, các nhân chứng lịch sử đã cung cấp thêm một số thông tin, hoạt
động của các đồng chí lãnh đạo và tập thể Xứ ủy Nam Bộ, chủ trương xây dựng
vùng giải phóng trong khu căn cứ Đồng Tháp Mười khi Xứ ủy và các cơ quan
lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến đóng tại đây.
Các bài nói, bài viết, hồi ký, biên bản tọa đàm về lịch sử Đảng của các đồng
chí đã từng là cán bộ các cơ quan lãnh đạo của Đảng tại miền Nam như Nguyễn
Văn Linh, Phạm Văn Xô, Võ Văn Kiệt,