Luận văn Quan hệ Ấn độ – các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc để lại những hậu quả nặng nề, nhưng cũng đã mở ra một thời cơ mới cho các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nếu như trước đây, hầu hết các nước châu Á đều là thuộc địa thì sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lần lượt giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á đã tiến hành khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh và bước vào con đường xây dựng đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi nước lại phụ thuộc vào hai vấn đề: Vấn đề thứ nhất là hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia qui định; vấn đề thứ hai, sự tác động của những nhân tố bên ngoài - đó là ảnh hưởng từ cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô – Mỹ dẫn đến việc hình thành một cuộc chiến mới – Chiến tranh lạnh.

pdf158 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Ấn độ – các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH HỒNG KHOA QUAN HỆ ẤN ĐỘ – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH HỒNG KHOA QUAN HỆ ẤN ĐỘ – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực Tác giả luận văn Đinh Hồng Khoa LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học cùng tập thể thầy cô Khoa Lịch sử. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ, thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 4 MỤC LỤC .................................................................................................................... 5 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................... 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 13 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................................... 13 7. Bố cục của luận văn ................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” CỦA ẤN ĐỘ ..................................................................................................................................... 15 1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ ............. 15 1.1.1 Nhân tố bên ngoài ................................................................................................................ 15 1.1.1.1 Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực tan rã mở đầu những xu hướng quốc tế mới .................................................................................................................................................. 15 1.1.1.2 Tình hình không ổn định ở khu vực Nam Á .................................................................. 19 1.1.1.3 Sự nổi lên về kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương ..................................... 22 1.1.1.4 Do tác động của chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1990 – 1991) ....................................... 25 1.1.2 Nhân tố bên trong ................................................................................................................. 26 1.1.2.1 Sự yếu kém của nền kinh tế ........................................................................................... 26 1.1.2.2 Sự khủng hoảng về chính trị – xã hội ........................................................................... 28 1.1.2.3 Thành công bước đầu của sự điều chỉnh ...................................................................... 29 1.2 Sự hình thành và quá trình triển khai chính sách “hướng Đông” ............................................ 31 1.2.1 Sự hình thành........................................................................................................................ 31 1.2.2 Quá trình triển khai .............................................................................................................. 33 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” ............................................................. 39 2.1 Khái quát quan hệ Ấn Độ - Các nước Đông Bắc Á trước năm 1991 ....................................... 39 2.1.1 Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc .............................................................................................. 39 2.1.2 Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản .................................................................................................. 41 2.1.3 Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc ................................................................................................. 45 2.2 Quan hệ Ấn Độ - Các nước Đông Bắc Á giai đoạn 1991 - 2000 ............................................. 48 2.2.1 Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc .............................................................................................. 48 2.2.1.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ............................................................................. 48 2.2.1.2 Trên lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................... 55 2.2.2 Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản .................................................................................................. 59 2.2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao ............................................................................. 59 2.2.2.2 Trên lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................... 64 2.2.3 Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc ................................................................................................. 74 2.2.3.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ............................................................................. 74 2.2.3.2 Trên lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ẤN ĐỘ – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 ................................................................ 80 3.1 Thành tựu và hạn chế, thách thức ............................................................................................ 80 3.1.1 Thành tựu ............................................................................................................................. 80 3.1.1.1 Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc ...................................................................................... 80 3.1.1.2 Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản .......................................................................................... 84 3.1.1.3 Quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc ......................................................................................... 85 3.1.2 Hạn chế, thách thức .............................................................................................................. 85 3.1.2.1 Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc ...................................................................................... 85 3.1.2.2 Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản .......................................................................................... 90 3.1.2.3 Quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc ......................................................................................... 90 3.2 Khái quát về quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á từ 2001 đến 2010 và triển vọng trong những năm tới ................................................................................................................................ 91 3.2.1 Khái quát về quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á từ 2001 đến 2010 ............................ 91 3.2.1.1 Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc ...................................................................................... 91 3.2.1.2 Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản .......................................................................................... 96 3.2.1.3 Quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc ....................................................................................... 103 3.2.2 Triển vọng trong những năm tới ........................................................................................ 106 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 112 PHỤC LỤC 1 ........................................................................................................... 119 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 122 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 128 PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 143 PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 147 PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. 154 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD ARF: Diễn đàn an ninh khu vực châu Á ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM: Diễn đàn hợp tác Á – Âu CII: Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ CNTB: Chủ nghĩa tư bản CNTT: Công nghệ thông tin CNXH: Chủ nghĩa xã hội CTBT: Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện EU: Liên minh châu Âu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐBA: Hội đồng bảo an IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế KH&CN: Khoa học và công nghệ LHQ: Liên hiệp quốc MRTP: Luật độc quyền và hạn chế thương mại NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NICs: Các nước công nghiệp mới NPT: Hiệp ước cấm phổ biến vũ khì hạt nhân ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức SAARC: Hiệp hội hợp tác các quốc gia khu vực Nam Á SCO: Tổ chức hợp tác Thượng Hải TBD: Thái Bình Dương TBCN: Tư bản chủ nghĩa USD: Đô la Mỹ WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc để lại những hậu quả nặng nề, nhưng cũng đã mở ra một thời cơ mới cho các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nếu như trước đây, hầu hết các nước châu Á đều là thuộc địa thì sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã lần lượt giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á đã tiến hành khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh và bước vào con đường xây dựng đất nước. Sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi nước lại phụ thuộc vào hai vấn đề: Vấn đề thứ nhất là hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia qui định; vấn đề thứ hai, sự tác động của những nhân tố bên ngoài - đó là ảnh hưởng từ cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô – Mỹ dẫn đến việc hình thành một cuộc chiến mới – Chiến tranh lạnh. Do tác động của chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ quốc tế trong thời kỳ này bị chi phối bởi hai cường quốc đó là Liên Xô và Mĩ. Các nước châu Á bước vào con đường xây dựng đất nước trong bối cảnh đó, nên việc quan hệ giữa các nước gặp không ít khó khăn. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các nước châu Á một mặt phải tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia bằng cách ưu tiên phát triển kinh tế; đồng thời, phải mở rộng liên kết, quan hệ với nhau. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác với nhau và với các nước khác, các nước vừa mới giành độc lập đã tập hợp lại trong phong trào “Không liên kết”. Nhờ vào phong trào Không liên kết, các nước châu Á có thêm một “kênh” mới trong quan hệ đối ngoại. Tiêu biểu như trường hợp của Ấn Độ, sau một thời gian dài là thuộc địa của thực dân Anh đã nhanh chóng khôi phục lại hình ảnh và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Ở châu Á, ngoài Ấn Độ ra chỉ còn có một vài nước “Đông Á” là có sự phát triển nhanh nhất cụ thể là các “con rồng châu Á”. Đây chính là cơ sở để Ấn Độ đề ra chính sách “hướng Đông” khi có điều kiện. Đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 tình hình thế giới có sự biến động to lớn, liên tiếp nhau. Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế. Tiếp đến là, sự sụp đổ của Liên Xô và thất bại của CNXH ở Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực. Những chuyển biến to lớn đó đã dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế và có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các nước. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng KH&CN phát triển với tốc độ cao đã tác động một cách sâu rộng đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, làm tăng nhu cầu hợp tác quốc tế và đối thoại để khai thác và cùng đối phó với những vấn đề mang tính toàn cầu. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh ở các khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, do sự phát triển nhanh chóng và liên tục của “các nước Đông Á” kết hợp với những biến động từ tình hình thế giới, làm cho nhiều nước phải điều chỉnh các chính sách, chiến lược. Đây là nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Chính sách “hướng Đông”, là cơ sở quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Á. Trong các nước Đông Á, Đông Bắc Á là khu vực có ảnh hưởng lớn đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh ở khu vực và thế giới. Do đó, quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Bắc Á không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của họ, mà còn tác động đến sự hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như thế giới. Bởi các mối quan hệ này nằm trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế, nhất là các nước nói trên có vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Do tầm quan trọng đó, việc tiến hành nghiên cứu quan hệ “Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” một cách có hệ thống và toàn diện là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phụ vụ cho công việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại của sinh viên và học sinh. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, chúng tôi thấy rằng vấn đề “Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” là đề tài đầy lý thú và đem lại những kết quả hữu ích. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới thường được đề cập nhiều đến trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Vì vậy, “Quan hệ Ấn Độ - các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” giai đoạn 1991 – 2000” cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, đề cập đến với nhiều góc độ, phạm vi phân tích, đánh giá khác nhau. Ở Việt Nam: Năm 2002, Trần Thị Lý có công trình nghiên cứu “Sự điều chỉnh chính sách của cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000”. Tác giả đã tập trung phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ và những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng và các cường quốc trong thập kỉ sau chiến tranh. Công trình trên được đề cập đến ở mức độ nhất định của quan hệ Ấn Độ với Trung Quốc từ năm 1991 đến 2000. Năm 2006, Võ Xuân Vinh có bài viết “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh đến nay”, đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á. Bài viết đã khái quát lên được những nội dung cơ bản trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2006. Năm 2009, Trần Thị Minh Hoa có bài nghiên cứu “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Ấn Độ được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bài viết trình bày chính sách đối ngoại của Ấn Độ, cơ sở ra đời của chính sách “hướng Đông”, vị thế của Trung Quốc trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và tác động của chính sách “hướng Đông” đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. Năm 2009, Hoàng Văn Việt và Trương Thị Minh Hạnh với bài viết “Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đông của Ấn Độ” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Ấn Độ được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích những tiền đề dẫn đến hình thành chính sách “hướng Đông”; sự hình thành và phát triển chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Năm 2009, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách và mở cửa” của Lê Văn Mỹ. Trong tác phẩm, tác giả khái quát chiến lược ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 – 2008, và cung cấp những thành tựu quan trọng về ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong 30 năm qua. Tác giả cũng dành một phần về quan hệ Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ngoài: Một số công trình tiêu biểu như: India-Korea Trade and Investment Relations; India- China Relations in the New Era; India and Japan Changing Dimensions of Partnership in the post-Cold War Period. Ngoài ra, các bài Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ từ năm 1947 đến 2010. Đã bổ sung những thông tin mới và quan trọng về quan hệ Ấn Độ – Các nước Đông Bắc Á. Qua vài nét tổng quan về tình hình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề “Quan hệ Ấn Độ – Các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách hướng Đông giai đoạn 1991 – 2000” đã được đề cập nghiên cứu nhưng chưa nhiều, chưa hệ thống nên cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu một cách có hệ thống, luận văn cố gắng khôi phục lại bức tranh quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế giai đoạn 1991 – 2000. Qua quá trình khôi phục lại bức tranh quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á, tác giả cố gắng đưa ra những nhận xét, đánh giá những bước thăng trầm trong quan hệ đó. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, cũng như giai đoạn phát triển của chính sách đó. Thứ hai, hệ thống hóa và khái quát hóa các nguồn tài liệu nhằm khôi phục lại những diễn biến của quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trên lĩnh vực chính trị ngoại giao và kinh tế giai đoạn 1991 – 2000. Thứ ba, tổng kết những thành tựu và hạn chế của quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về mối quan hệ đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trên hai vấn đề: chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong bối cảnh chính sách “hướng Đông”; trong đó, luận văn xem xét mối quan hệ này trên quan điểm và lợi ích của Ấn Độ. Phạ
Luận văn liên quan