Luận văn Quan hệ hai bờ dưới lăng kính an ninh truyền thống

Trong lịch sử thế giới, vấn đề an ninh quốc gia bao giờ cũng là chủ đề an ninh quan trọng nhất, nổi bật nhất, thậm chí là duy nhất đối với các quốc gia. An ninh truyền thống - đặt trong tổng thể an ninh quốc gia - luôn luôn có vị trí ưu tiên cao độ. Trung Quốc với mong muốn thống nhất Đài Loan đã gia tăng sức ép về chính trị và quân sự đối với hòn đảo này. Ngược lại, Đài Loan để đối phó với sức ép thống nhất và các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc đã tăng cường cho an ninh quốc phòng. Bởi vậy, vấn đề an ninh quân sự hay an ninh truyền thống của hai bờ đã trở thành vấn đề nổi cộm trong những thập kỷ qua. Những diễn biến của nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và an ninh khu vực. Do vậy đây là vấn đề quan trọng cần được tìm hiểu và nghiên cứu. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh tác giả cố gắng vẽ lên m ột bức tranh tổng thể về tình hình quan hệ hai bờ cả về kinh tế lẫn chính trị trong bối cảnh an ninh truyền thống đang được nhiều học giả quốc tế quan tâm tại đây. Do đây là một vấn đề mới, nhậy cảm và tính biến đổi cao nên khó tránh khỏi những hạn chế về nguồn tư liệu mới được cập nhật từ đó khó nắm bắt được những động thái mới trong quan hệ kinh tế - chính trị giữa hai bờ. Đồng thời, đứng từ góc độ một học giả nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu về một đối tượng luôn có nhiều biến động khó lường như vậy thì những đánh giá nhận xét mang tính phiến diện xảy ra là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia.

pdf20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Quan hệ hai bờ dưới lăng kính an ninh truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN QUAN HỆ HAI BỜ DƯỚI LĂNG KÍNH AN NINH TRUYỀN THỐNG 2 Trong lịch sử thế giới, vấn đề an ninh quốc gia bao giờ cũng là chủ đề an ninh quan trọng nhất, nổi bật nhất, thậm chí là duy nhất đối với các quốc gia. An ninh truyền thống - đặt trong tổng thể an ninh quốc gia - luôn luôn có vị trí ưu tiên cao độ. Trung Quốc với mong muốn thống nhất Đài Loan đã gia tăng sức ép về chính trị và quân sự đối với hòn đảo này. Ngược lại, Đài Loan để đối phó với sức ép thống nhất và các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc đã tăng cường cho an ninh quốc phòng. Bởi vậy, vấn đề an ninh quân sự hay an ninh truyền thống của hai bờ đã trở thành vấn đề nổi cộm trong những thập kỷ qua. Những diễn biến của nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và an ninh khu vực. Do vậy đây là vấn đề quan trọng cần được tìm hiểu và nghiên cứu. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh tác giả cố gắng vẽ lên một bức tranh tổng thể về tình hình quan hệ hai bờ cả về kinh tế lẫn chính trị trong bối cảnh an ninh truyền thống đang được nhiều học giả quốc tế quan tâm tại đây. Do đây là một vấn đề mới, nhậy cảm và tính biến đổi cao nên khó tránh khỏi những hạn chế về nguồn tư liệu mới được cập nhật từ đó khó nắm bắt được những động thái mới trong quan hệ kinh tế - chính trị giữa hai bờ. Đồng thời, đứng từ góc độ một học giả nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu về một đối tượng luôn có nhiều biến động khó lường như vậy thì những đánh giá nhận xét mang tính phiến diện xảy ra là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia. KHÁI NIỆM Những năm gần đây, nhất là sau sự kiện 11/9/2001, vấn đề an ninh trên thế giới nổi lên với nhiều nhận thức và khái niệm khác nhau, cả cũ và mới, như “an ninh nhân loại”, “an ninh tổng hợp”, “an ninh hợp tác”, “an ninh truyền thống” và “an ninh phi truyền thống” v.v... An ninh theo nghĩa chung, là yêu cầu cơ bản nhất đối với mỗi người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Nói đến an ninh quốc gia là nói đến điều kiện quan trọng hàng đầu để một quốc gia tồn tại, vì vậy, nó là khái niệm chính trị cơ bản nhất và cũng là giá trị cơ bản nhất. Trong khái niệm an ninh, tuỳ theo các góc độ và nhu cầu sử dụng khác nhau, người ta lại chia ra nhiều loại: chia theo đơn vị phạm vi, có an ninh nhân loại, an ninh khu vực, an ninh quốc gia, an ninh đường phố...; chia theo tính chất thời gian lịch sử có an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; chia theo địa- chính trị có nhận thức khác hẳn nhau của an ninh phương Tây và an ninh phương Đông; chia theo các lĩnh vực, có an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, 3 an ninh thông tin, an ninh lương thực, an ninh môi trường... Tuy nhiên, cách phân chia như vậy cũng chỉ nên hiểu theo nghĩa giới hạn tương đối, vì nội dung của các khái niệm có những điểm trùng hợp hoặc đan xen với nhau. Năm 1943, một nhà văn Mỹ tên là Lip- man lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm “an ninh quốc gia”. Sau đó, giới học thuật Mỹ định nghĩa khái niệm này là các hành động liên quan đến việc dùng lực lượng quân sự để đe doạ, sử dụng và khống chế. Và rồi từ đó, khái niệm an ninh quốc gia gần như trở thành một từ đồng nghĩa với “an ninh quân sự”. Từ thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX đến nay, thế giới gọi quan niệm an ninh nào mà lấy an ninh quân sự làm cốt lõi - là quan niệm an ninh truyền thống, gọi đe doạ về quân sự là đe doạ an ninh truyền thống, gọi đe doạ an ninh ngoài quân sự là đe doạ anh ninh phi truyền thống. Trong lịch sử thế giới, vấn đề an ninh quân sự bao giờ cũng là chủ đề an ninh quan trọng nhất, nổi bật nhất, thậm chí là duy nhất đối với các quốc gia. An ninh truyền thống - đặt trong tổng thể an ninh quốc gia - luôn luôn có vị trí ưu tiên cao độ. Trong quan hệ hai bờ, do còn tồn tại những bất đồng về vấn đề chủ quyền nên mối đe dọa về an ninh quân sự hay an ninh truyền thống luôn luôn tiềm ẩn và nổi cộm trên các vấn đề an ninh khác. MÔI TRƯỜNG AN NINH KHU VỰC Đối diện với những thay đổi và xu thế phát triển của cục diện quốc tế, mỗi quốc gia đều cần điều chỉnh chiến lược của mình để đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia. Thời kỳ sau chiến tranh lạnh cục diện toàn cầu có nhiều thay đổi, những thay đổi về an ninh và môi trường kinh tế chính trị khu vực Châu Á Thái Bình Dương đều ít nhiều có ảnh hưởng đến phương hướng phát triển trong quan hệ hai bờ. Đứng từ góc độ an ninh, sau chiến tranh lạnh cơ hội hợp tác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng lên, nhưng xung đột không vì thế mà giảm bớt. Tuy từ sau chiến tranh Việt Nam kết thúc, khu vực này không nảy sinh cuộc xung đột quân sự lớn nào, hơn nữa sau chiến tranh lạnh, những thành quả kinh tế của khu vực này khiến người ta đáng kinh ngạc, nhưng về phương diện chính trị và quân sự, những cơ cấu quyền lực truyền thống và uy hiếp về an ninh thì không có thay đổi nhiều. Giằng co quân sự, chạy đua vũ trang vẫn đang được tiến hành và diễn biến phức tạp. Nó tiềm ẩn rất nhiều nhân tố bất ổn có nguy cơ xảy ra xung đột, làm cho các nước trong khu vực Châu Á - TBD không nước nào không gia tăng ngân sách cho quốc phòng, tăng cường trang bị cho quân sự. Vậy khu Châu Á - TBD là khu vực nào? Theo những nhận định chung cho rằng, khu vực Châu Á - TBD là khu vực từ các quốc gia nằm ở ven phía tây Thái Bình Dương và Mỹ, cộng thêm các quốc gia ở Bắc Mỹ hợp thành. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô xụp đổ thì Mỹ đã trở thành một 4 siêu cường quân sự duy nhất trên thế giới. Khu vực Châu Á - TBD có chiến lược và lợi ích kinh tế vô cùng lớn đối với Mỹ, do đó Mỹ vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò “người cân bằng” quân sự trong khu vực này. Dự kiến trong tương lai, Mỹ tiếp tục sẽ duy trì khoảng 100 nghìn quân, nhưng để làm dịu bớt các cuộc biểu tình của dân chúng nước sở tại, và giảm thiểu kinh phí do đồn trú quân ở nước ngoài, Mỹ sẽ đóng cửa một bộ phận căn cứ quân sự ở nước ngoài thay vào đó để trang bị vũ khí kỹ thuật cao. Do Mỹ vẫn đóng vai trò siêu cường duy nhất ở khu vực Châu Á - TBD, nên sự phát triển trong tương lai của khu vực này sẽ không thoát khỏi cục diện chiến lược Châu Á-TBD của Mỹ. Về cơ cấu song phương, chiến lược Châu Á-TBD của Mỹ sẽ do hai cơ cấu Mỹ – Nhật và Mỹ – Trung hình thành. Trong đó, Mỹ – Nhật mở rộng hệ thống an ninh sẽ làm cơ cấu chủ chốt cho khu vực Châu Á-TBD, còn quan hệ chiến lược Mỹ – Trung thì sẽ làm cơ cấu chủ chốt cho khu vực các nước xung quanh Trung Quốc. Và Mỹ đóng vai trò người điều chỉnh và người cân bằng trong hai cơ cấu này. Hay nói cách khác, ngoại trừ khi quan hệ Mỹ – Trung cải thiện và giữa ba nước lớn Mỹ – Trung – Nhật có thể xây dựng được mối quan hệ hợp tác thuận lợi, còn nếu không thì sự ổn định của khu vực Châu Á-TBD sẽ khó được duy trì.1 Các quốc gia trong khu vực Châu Á-TBD từ năm 1980 chủ yếu áp dụng sách lược mậu dịch hướng ngoại, lấy xuất khẩu lôi kéo nền kinh tế quốc dân phát triển, hình thành một hệ thống phân công “đàn Nhạn bay” với Nhật Bản đứng đầu, sau đó là Bốn con rồng, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Từ hình thái phát triển kinh tế đó đã làm tăng thêm quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tiến đến thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Tất nhiên, các nước trong khi tiến hành phân công sản nghiệp cũng phải nảy sinh cạnh tranh, từ đó dễ gây ra những cọ sát và bất ổn giữa các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, sau chiến tranh lạnh hợp tác kinh tế của khu vực Châu Á-TBD có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt, từ khi Hội nghị hợp tác kinh tế Chấu Á TBD được thành lập vào năm 1989 thì dường như nó đã hình thành một thế kiềng ba chân với Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ và Liên minh Châu Âu - ba thực thể kinh tế lớn nhất trên thế giới (Xem bảng 1). Bảng 1: Quy mô ba thực thể kinh tế lớn nhất trên thế giới. Chỉ tiêu Thực thể kinh tế GDP (tỷ USD) Dân số (triệu người) Diện tích đất (triệu km2) Mậu dịch (tỷ USD) Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) Tổng kim ngạch % toàn cầu Tổng dân số % toàn cầu Tổng số % toàn cầu Tổng kim ngạch % toàn cầu Tổng số % toàn cầu APEC 6.248 25,1 1.766 34,1 22,33 14,8 1.955 26,0 366,4 37,0 NAFTA 7.257 29,2 378 7,3 20,49 13,5 1.432 19,1 76,9 7,8 1 Tham khảo từ: 5 EU 6.697 26,9 370 7,1 3,15 2,1 2.892 38,5 308,2 31,1 Chú thích: APEC: Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á - TBD NAFTA: Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ EU: Liên minh châu Âu Nguồn: Chương Sảnh Bình, “Sở trường của ba thực thể kinh tế lớn trên thế giới”, Kinh tế nhật báo, ngày 5/7/1995. Dẫn từ: Chu Húc, “Tình hình toàn cầu và ảnh hưởng của nó tới quan hệ hai bờ”, Tạp chí Vấn đề và nghiên cứu, số 35, kỳ 10, 10/1996, tr.12. Đằng sau sự phồn vinh và phát triển ở khu vực Châu Á-TBD sau chiến tranh lạnh, vẫn còn tồn tại rất nhiều những biến số ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của khu vực. Ngoài những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ ra, thì theo học giả Kent E. Calder cho rằng, chạy đua vũ trang, tranh giành năng lượng và tăng trưởng kinh tế sẽ là những “nguy cơ tử vong” bùng phát ở khu vực châu Á. Nhất là các vấn đề về Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, Nhật Bản thông qua “Đạo luật hiệp lực hòa bình Liên hiệp quốc” (Đạo luật PKO), bán đảo Triều Tiên với vấn đề hạt nhân, tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông (Nam hải), và vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa hai bờ eo biển Đài Loan .v.v… Do vậy, khu vực này đã trở thành khu vực mở rộng trang bị cho quân sự tích cực nhất trên toàn cầu, trong đó, nổi bật nhất là các nước thuộc vành đai biển Nam Trung Hoa (Xem bảng 2) Bảng 2: Mười quốc gia và khu vực nhập khẩu vũ khí truyền thống lớn nhất toàn cầu Đơn vị: triệu USD (Lấy giá trị tiền tệ năm 1990) Danh sách các nước và khu vực 1997 1996 1993 - 97 1.Taiwan 4.049 1.530 8.238 2.Saudi Arabia 2.370 1.946 9.834 3.China 1.816 1.102 5.053 4.Malaysia 1.346 199 3.153 5.Turkey 1.276 1.127 7.012 6.India 1.085 1.231 4.428 7.South Korea 1.077 1.591 5.345 8.Thailand 1.031 522 3.211 9.Egypt (Ai cập) 867 937 6.692 10.United Arab Emirates (Cộng đồng các quốc gia Ả-rập) 808 684 3.354 Nguồn: Dẫn từ Niên giám thống kê thế giới năm 1999, Đài Bắc, Thông tấn xã Trung ương, 1999, tr. 655. Vậy, nguyên nhân gì dẫn đến các quốc gia và khu vực trên chi tiền cho quốc phòng nhiều như vậy? Theo các học giả thì chủ yếu có các nguyên 6 nhân sau: (1) Do tăng trưởng kinh tế đã đem lại tiền bạc để tăng cường nâng cao lực lượng quốc phòng; (2) Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước muốn tăng cường cho phòng vệ trên biển; (3) Uy hiếp cường quyền khu vực nổi dậy; (4) Mỹ cắt giảm quân số ở khu vực Châu Á-TBD đã tạo ra cảm giác mất an toàn; (5) Xung đột khu vực ngày càng lộ rõ; (6) Nhu cầu bảo vệ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế; (7) Các vấn đề phi quân sự như phòng chống cướp biển, buôn lậu, đánh bắt cá phi pháp, bảo vệ môi trường…; (8) Nhằm nâng cao tiếng nói của quốc gia; (9) Khoa học tiến bộ muốn thay đổi vũ khí cũ; (10) Mua vũ khí với động cơ tham ô; (11) áp lực từ phía bán vũ khí, nước bán vũ khí áp dụng một số biện pháp giảm giá đẩy mạnh việc bán vũ khí khi thị trường bị thu nhỏ… Tóm lại, khu vực Châu Á-TBD trong thập kỷ qua đã được đánh giá là khu vực có nền kinh tế sôi động nhất, tuy nhiên không phải vì thế mà không có những bất ổn tiềm tàng. Khu vực Châu Á-TBD vẫn còn đang tồn tại những vết tích từ thời chiến tranh lạnh để lại. Do đó, có người nói “Chiến tranh lạnh chỉ kết thúc ở Châu Âu, còn Châu Á thì không” để có thể hình dung ra khu vực Châu Á-TBD ngày nay. Mỹ – Trung – Nhật là ba nước lớn có vai trò quan trọng đối với môi trường an ninh của khu vực Châu Á-TBD, tuy nhiên để dàn xếp được những bất đồng do lịch sử để lại thì không chỉ có những nước này mới có thể giải quyết được mà cần sự hợp tác chặt chẽ và tính nhân nhượng của các bên. Mỹ với vai trò một siêu cường về kinh tế và quân sự trên thế giới thì liệu Mỹ sẽ được gì khi khu vực này đi vào ổn định không còn tranh chấp ? Do vậy, mong muốn một khu vực hòa bình ổn định đích thực trong tương lai gần là không hiện thực. Nói như vậy không có nghĩa là trong khu vực sắp xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang. Với trào lưu quốc tế hiện nay là hòa bình hợp tác cùng phát triển thì những vấn đề trên sẽ trở nên mờ nhạt trong xu thế đó. QUAN HỆ HAI BỜ EO BIỂN TRONG BỐI CẢNH AN NINH TRUYỀN THỐNG Quan hệ chính trị giữa hai bờ. Sau khi Quốc dân đảng từ đại lục di rời ra đảo Đài Loan năm 1949, do những nhân tố đối lập về chính trị và quân sự, đối kháng về hệ tư tưởng, và bối cảnh phức tạp của chiến tranh lạnh quốc tế, mà hai bờ lúc đó đã rơi vào cục diện chính trị “chia cắt Trung Quốc, hai bờ tự trị”. Những giao lưu về các phương diện văn hóa, kinh tế, xã hội và con người giữa hai bờ đã ở trong trạng thái “đóng băng” trong gần 40 năm. Sự phát triển của quan hệ hai bờ chỉ được bắt đầu từ năm 1987, khi chính quyền Đài Loan dỡ bỏ hạn chế và mở cửa cho dân chúng sang Trung Quốc đại lục thăm thân, lần đầu tiên đã mở cánh cửa giao lưu giữa hai bờ. Thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc 7 đã càng làm ấm lên trong sự trao đổi qua lại giữa hai bờ. Để đáp ứng với cục diện phát triển của quốc tế và sự trao đổi sôi động giữa hai bờ, tháng 9 năm 1990, Đài Loan đã thành lập Uỷ ban thống nhất quốc gia, tháng 1 năm 1991 Uỷ ban Đại lục được thành lập, và thông qua “Cương lĩnh thống nhất đất nước” (国?统纲领?). Trong trao đổi giữa hai bờ, những vấn đề mang tính sự vụ đã nảy sinh và hai bên đã bắt đầu thông qua 2 đoàn thể dân gian là Hiệp hội hai bờ (海协?会?) và Quỹ hai bờ (海基?会?) làm trung gian tiến hành tiếp xúc và thỏa hiệp. Khi đó Trung Quốc lập tức đưa ra nguyên tắc “Một Trung Quốc” cần phía Đài Loan xác định rõ trước. Sau nhiều lần các đoàn đại biểu hai bên tiếp xúc tranh luận, cuối cùng đến tháng 11 năm 1992 hai bên đã đạt được nhận thức chung “hai bên kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc”, tuy nhiên nội dung của nó thì mỗi bên lại có cách biểu đạt riêng. Chính nhận thức chung này đã bắt đầu mở màn cho sự giao thương giữa hai bờ. Tháng 4 năm 1993 cuộc Hội đàm GuWang (辜 ẳ?ụ?ỏèá) tổ chức tại Singapore, hai bên đã ký 4 Hiệp định chung, có thể nói đây là bước đột phá và có tính phát triển tích cực trong quan hệ hai bờ. Sau cuộc hội đàm này không lâu, đến ngày 31 tháng 8 cùng năm, Trung Quốc đã cho ra mắt cuốn sách trắng “Vấn đề Đài Loan và sự thống nhất của Trung Quốc”. Trong sách đặc biệt nhấn mạnh Đài Loan là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc, và cho rằng Trung Quốc chưa thống nhất chính vì còn tồn tại vấn đề Đài Loan, hơn nữa còn cho rằng “trong thời gian dài, vấn đề Đài Loan luôn là một nhân tố bất ổn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”. Trong sách trắng này, Trung Quốc đã công khai yêu cầu các nước đã có quan hệ ngoại giao với mình không được thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đồng thời phản đối bất kể quốc gia nào bán vũ khí cho Đài Loan. Giới lãnh đạo thứ ba của Trung Quốc với đồng chí Giang Trạch Dân làm hạt nhân vào tháng 1 năm 1995 đã phát biểu “Giang 8 điểm”, nêu ra dưới nguyên tắc “Một Trung Quốc” hai bên tiến hành đàm phán hòa bình, đồng thời đưa ra cách nói “Người Trung Quốc không đánh người Trung Quốc”. Tuy nhiên, vào tháng 4 cùng năm Lý Đăng Huy (tổng thống) cũng phát biểu “Lý 6 điều”, nêu ra những chính sách kiến nghị cho quan hệ hai bờ, và quan hệ hai bờ nhìn chung là phát triển trong không khí hài hòa. Vào tháng 6 năm 1995, sau khi Mỹ đồng ý cho Lý Đăng Huy sang thăm trường Cornell University tại nước này thì Trung Quốc đã kịch liệt phản đối và liên tục “văn công võ kích” đối với Đài Loan. Từ tháng 7 năm đó bắt đầu tiến hành hàng loạt các hoạt động diễn tập quân sự. Đến tháng 3 năm 1996, khi Đài Loan tiến hành cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp thì Trung Quốc lại liên tiếp phát động ba cuộc diễn tập quân sự, tiến hành bắn thử tên lửa vào gần hai hải cảng quốc tế lớn của Đài Loan là Cơ Long và Cao Hùng, đồng thời tiến hành diễn tập quân sự về không quân gần những hòn đảo ngoài 8 biển của Đài Loan với mục đích làm ảnh hưởng đến tình hình bầu cử. Tuy hai bờ eo biển Đài Loan chưa sảy ra những sung đột quân sự, nhưng sự kiện này lại thể hiện rõ tính bất ổn định và nguy cơ đối kháng quân sự tiềm tàng trong quan hệ hai bờ. Tháng 10 năm 1998, chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ Hai bờ Cô Chấn Phủ dẫn đoàn sang thăm Trung Quốc, quan hệ hai bờ sau khi trải qua 3 năm giằng co cuối cùng cũng đi đến hòa hoãn. Tuy có nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc, đối thoại nhằm tăng cường giao lưu và tìm kiếm những nhận thức chung giữa hai bên, nhưng vẫn còn những vấn đề mang tính kết cấu giữa hai bờ vẫn chưa được hòa giải, nhiều ý kiến bất đồng và nhiều phương diện khác biệt cơ bản vẫn tồn tại. (Xem bảng 3) Bảng 3. Những chủ trương khác nhau trong chính sách hai bờ Chính sách Chủ trương của Trung Quốc Chủ trương của Đài Loan Hàm ý “Một Trung Quốc” Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trung Hoa Dân Quốc (thành lập từ 1912 đến nay) Định vị hai bờ Một nước hai chế độ (Đài Loan là khu hành chính đặc biệt) Một nước lưỡng thể (Hai bờ là hai thực thể chính trị đối đẳng) Phương diện quan hệ quốc tế Chính quyền địa phương trong thể chế một nước hai chế độ không có quyền ngoại giao, chỉ có thể giữ quan hệ kinh tế với nước ngoài Hai bờ với lập trường đối đẳng, cùng ngang hàng trong xã hội quốc tế, không tranh giành quyền đại diện với Trung Quốc Phương diện giao lưu kinh tế mậu dịch hai bờ Tăng cường tam thông Kìm nén nhẫn nại Hiệp thương hai bờ Tăng nhanh tốc độ hiệp thương chính trị Không dự định thiết lập lập trường, chỉ cần có lợi cho cải thiện quan hệ hai bờ. Nguồn: Tác giả tự quy nạp chỉnh lý. Trong phương diện ngoại giao, Trung Quốc và Đài Loan không ngừng cạnh tranh nhau để lôi kéo và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Trung Quốc trước sau coi Đài Loan là một chính quyền địa phương, do đó không những không ngừng phê phán mãnh liệt “thực vụ ngoại giao” của Đài Loan, mà còn tích cực phá vỡ các mối quan hệ ngoại giao của Đài Loan đã thiết lập. (Xem bảng 4) Về phương châm và mục tiêu trong chính sách Đài Loan của Trung Quốc, thì từ năm 1979 Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã công bố “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, áp dụng chính sách “hòa bình thống nhất” đối với Đài Loan, dừng hẳn các trận pháo kích bắn vào Kim Môn, kết thúc trạng thái đối đầu 9 quân sự giữa hai bờ. Năm 1981, Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu toàn quốc Diệp Kiếm Anh (Chủ tịch Quốc hội?) đã đề ra “Phương châm chính sách thực hiện hòa bình thống nhất Đài Loan trở về Trung Quốc”, Bảng 4. Tình hình cạnh tranh ngoại giao giữa hai bờ trong những năm gần đây (1989-1999) Năm Trung Quốc Đài Loan Tăng thêm Giảm đi Tăng thêm Giảm đi 1989 Bahamas, Grenada, Berisso, Liberia Bahamas, Grenada, Berisso, Liberia 1990 Saudi Arabia Lesotho, Nicaragua 、 Guinea Bissau Lesotho 、 Nicaragua 、 Guinea Bissau Saudi Arabia 1991 C.H Trung Phi C.H Trung Phi 1992 Hàn Quốc Niger Niger Hàn Quốc 1994 Lesotho Burkina Faso Lesotho 1995 Gambia 1996 Niger Senegal Niger 1997 Bahamas, Saint Lucia CH. Chad Sao Tome, CH. Chad Bahamas, Saint Lucia 1998 Nam Phi, Trung Phi, Guinea- Bissau,Tonga Nam Phi, Trung Phi, Guinea- Bissau,Tonga 1999 Macedonian Macedonian Nguồn: Vương Cao Thành, “Cạnh tranh ngoại giao hai bờ trong ‘an ninh lưỡng nan’”, Tạp chí Vấn đề và Nghiên cứu, số 36 kỳ 12, 12/1997, tr 27. (hay còn gọi là “Diệp 9 điều”), coi Đài Loan là một “Khu hành chính đặc biệt” của Trung Quốc. Năm 1983, khi bàn về hiệp nghị Trung-Anh thực hiện chuyển giao quyền lực của Hồng Kông cho Trung Quốc, thì Bắc Kinh đã đề ra cương lĩnh chính sách “hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ” đối với Đài Loan. Tháng 5 năm 1984, trong báo cáo công t
Luận văn liên quan