Luận văn Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn quốc (1992 - 2010)

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia ở Đông Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Trong lịch sử cả hai dân tộc đã nhiều lần phải đương đầu với thế lực ngoại xâm lớn hơn mình gấp nhiều lần. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đã hun đúc nên tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc bất khuất của nhân dân hai nước. Đều nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam và Hàn Quốc đều sớm tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của nền văn minh ra đời sớm và nổi tiếng này. Mặt khác cả hai dân tộc đều sớm có một nền giáo dục và thi cử theo tinh thần nho giáo. Phật giáo cũng sớm du nhập vào hai nước và trong lịch sử, phật giáo đã từng một thời giữ vị trí quốc giáo của hai nước và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục phát triển. Những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa nêu trên đã khiến cho hai dân tộc dễ xích gần lại với nhau. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước đã có từ nhiều thế kỷ trước: Thế kỷ XII, XIII, hai Hoàng tử của vương triều Lý (1010-1225) là Lý Dương Côn - em Lý Dương Hoán- tức vua Lý Thần Tông (1128-1138), kế tiếp là Hoàng tử Lý Long Tường- Hoàng tử thứ của vua Lý Anh Tông (1138-1175), cháu nội của vua Lý Thần Tông, em vua Lý Cao Tông (1176-1210) đã từng đặt chân đến Hàn Quốc và đã có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước này. Hiện Nay ở Hàn Quốc vẫn còn nhiều hậu duệ dòng họ Lý đang sinh sống và làm việc tại đây.

pdf121 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 7037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn quốc (1992 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đoàn Văn Mao QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC (1992 -2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đoàn Văn Mao QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC (1992 -2010) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: LSVN-08-006 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn với đề tài: Quan hệ kinh tế Việt-Hàn (1992- 2010), tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của cô hướng dẫn. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Tiến sĩ Lê Huỳnh Hoa, cô đã hết lòng giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, động viên cho tôi hoàn thành đề tài luận văn này. T.p Hồ Chí Minh, ngày tháng 08 năm 2011 MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương I: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC 1.1. Một số điểm tương đồng về lịch sử giữa hai dân tộc Việt -Hàn ............................. 7 1.1.1. Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc .......................................................... 7 1.1.2. Việt Nam-Hàn Quốc cùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc ................................................................................................................... 8 1.2 . Một số nét tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc ...................... 15 1.2.1. Nét tương đồng trong phong tục tập quán: ăn, uống ............................... 15 1.2.2. Nét tương đồng trong phong tục hôn nhân truyền thống giữa Việt Nam- Hàn Quốc ........................................................................................................ 18 1.2.3. Nét tương đồng trong phong tục thờ cúng tổ tiên .................................... 20 1.2.4. Nét tương đồng trong các ngày lễ tết truyền thống ................................ 21 1.2.5. Nét tương đồng trong hệ thống văn tự chữ Hán ..................................... 23 1.2.6. Nét tương đồng về tôn giáo tín ngưỡng .................................................. 24 1. 3. Quan hệ bang giao Việt – Hàn trước 1992 ...................................................... 26 13.1 Quan hệ bang giao Việt –Hàn thời trung đại ............................................ 26 1.3.2 Quan hệ Việt –Hàn thời cận đại ............................................................... 28 1.3.3 Sơ lược quan hệ Việt- Hàn giai đoạn từ sau 1954 đến 1975 ................... 30 1.3.4 Quan hệ Việt – Hàn giai đoạn 1975 đến năm 1992 .................................. 31 1.3.5 Quan hệ bang giao năm 1992 - Nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt – Hàn .......................................................................................................... 32 Chương II: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC (1992-2010) 2.1. Những khái niệm liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế và tiềm năng hợp tác kinh tế Việt – Hàn ........................................................................................................ 35 2.1.1. Những khái niệm liên quan hệ kinh tế quốc tế và tính tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế ..................................................................................................... 35 2.1.2. Tiềm năng hợp tác từ phía Việt Nam ...................................................... 36 2.1.3. Tiềm năng hợp tác từ phía Hàn Quốc ...................................................... 38 2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (1992-2010) .............................. 39 2.2.1. Khái quát chung quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trước khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1983 - 1992) ............. 39 2.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc ( 1992-2010 ) .......... 41 2.2.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc (1992-2010) ..... 44 2.3.1. Mặt tích cực ............................................................................................ 53 2.3.2. Mặt hạn chế .............................................................................................. 54 2. 4. Quan hệ đầu tư Việt – Hàn (1992-2010 ) ......................................................... 56 2.4.1. Đầu tư của Việt Nam vào Hàn Quốc (1992-2010 ) ................................. 56 2.4.2. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam (1992-2010) ................................. 58 2.4.3. Đánh giá chung về quan hệ đầu tư Việt –Hàn ( 1992-2010 ) ................. 64 Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ...................................................... 67 3.1. Triển vọng và định hướng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ............ 67 3.1.1. Triển vọng của quan hệ kinh Việt Nam – Hàn Quốc .............................. 67 3.1.2. Định hướng phát triển cho quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ........ 74 3. 2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc................. 76 3.2.1. Giải pháp về chính trị .............................................................................. 76 3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao quan hệ thương mại Việt - Hàn .................... 77 3. 3. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 88 3.3.1. Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư .............................. 88 3. 3. 2. Phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................................... 89 3. 3. 3. Cải cách thủ tục hành chính .................................................................. 90 3. 3.4. Nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam ........ 91 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Trình tự hôn lễ truyển thống giữa Việt Nam và Hàn Quốc ..................... 23 Bảng 1.2 : Các cuộc viếng thăm cấp cao giữa Việt Nam – Hàn Quốc ................... 37 Bảng 1.3 : Các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam- Hàn Quốc .......................... 38 Bảng 2.1: Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hàn Quốc (1983-1992) .................................................................................................................. 47 Bảng 2. 2: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam –Hàn Quốc (1992- 2003) . 50 Bảng 2. 3: Kim ngạch thương mại Việt Nam- Hàn Quốc(2004-2010) ..................... 50 Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam .................................. 51 Bảng 2.5: Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc(2001-2003) ................... 54 Bảng 2.6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2004-2010 ..... 56 Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc(2004-2010) ......... 57 Bảng 2.8: Mộ số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc (2007-2010) ......... 57 Bảng 2.9: Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc(2001 -2003) ......... 59 Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc(2004-2010) ............ 61 Bảng 2.11: Một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc (2007-2010) .. .................................................................................................................. 61 Bảng 2.12 : Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc (1998-2003) ............................. 64 Bảng 2.13 : Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc (2004-2010) ............................. 64 Bảng 2.14 : Một số thị trường nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2010 ........................ 65 Bảng 2.15: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2009 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu ........................................................................................ 67 Bảng 2.16: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ( 1991- 2003) ......................... 68 Bảng 2.17 : Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam (1992-2005) ...... 69 Bảng 2.18:Đầu tư của một số nước vào Việt Nam được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu .................................................................................................................. 70 Bảng 2.19 : Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam theo ngành kinh tế ............. 71 Bảng 2.20: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo ngành 90 ..................... 72 Bảng 2.21 : Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo địa phương ................. 73 Bảng 3.1: Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam .............................. 83 Bảng 3.2:Một số hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ............. 90 Bảng 3.3 : Tiềm năng thủy sản nước mặn của Việt Nam ......................................... 91 Bảng 3.4: Các nước nhập khẩu thủy sản chính trên thế giới .................................... 92 Bảng 3.5: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam 2006 ........................................... 92 Bảng 3.6 : Một số hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ....... 97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ( 2004-2010) .... 79 Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ( 2004-2010) .... 80 Biểu đồ3.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1993-2003) ............................................................................................ 81 Biều đồ 3.4: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc (2004-2010) ........................................................................................... 82 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia ở Đông Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa. Trong lịch sử cả hai dân tộc đã nhiều lần phải đương đầu với thế lực ngoại xâm lớn hơn mình gấp nhiều lần. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đã hun đúc nên tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc bất khuất của nhân dân hai nước. Đều nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam và Hàn Quốc đều sớm tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của nền văn minh ra đời sớm và nổi tiếng này. Mặt khác cả hai dân tộc đều sớm có một nền giáo dục và thi cử theo tinh thần nho giáo. Phật giáo cũng sớm du nhập vào hai nước và trong lịch sử, phật giáo đã từng một thời giữ vị trí quốc giáo của hai nước và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục phát triển. Những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa nêu trên đã khiến cho hai dân tộc dễ xích gần lại với nhau. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước đã có từ nhiều thế kỷ trước: Thế kỷ XII, XIII, hai Hoàng tử của vương triều Lý (1010-1225) là Lý Dương Côn - em Lý Dương Hoán- tức vua Lý Thần Tông (1128-1138), kế tiếp là Hoàng tử Lý Long Tường- Hoàng tử thứ của vua Lý Anh Tông (1138-1175), cháu nội của vua Lý Thần Tông, em vua Lý Cao Tông (1176-1210) đã từng đặt chân đến Hàn Quốc và đã có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước này. Hiện Nay ở Hàn Quốc vẫn còn nhiều hậu duệ dòng họ Lý đang sinh sống và làm việc tại đây. Tuy nhiên mối quan hệ Việt- Hàn không phải lúc nào cũng diễn ra êm đẹp. Trong giai đoạn nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng, thậm chí là thù địch. Với tư cách là đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc đã gửi quân đến Việt Nam tham chiến (1964) và đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng 30-4-1975 của nhân dân Việt Nam, quan hệ giữa hai nước rơi vào thời kỳ đóng băng trong một thời gian dài (1975-1992). Thời gian này mối quan hệ giữa hai nước có chăng chỉ diễn ra qua hình thức trung gian . Với mong muốn khép lại quá khứ hướng tới tương lai, hai nước cùng chung quyết tâm phát triển mối quan hệ, hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền dân tộc, phấn đấu vì sự ổn định và hợp tác phồn thịnh ở khu vực cũng như trên thế giới, ngày 22-12-1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước không ngừng phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội...Cả hai đều có những tiềm năng to lớn để có thể hợp tác bổ sung cho nhau trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa... Thương mại giữa hai nước và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng trưởng nhanh. Giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng được quan tâm dưới nhiều hình thức như: hội thảo khoa học, trao đổi chuyên gia, sinh viên, các đoàn nghệ thuật.. Tại Hàn Quốc, khoa tiếng Việt đã được mở ở một số trường Đại Học... Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và đào tạo về Hàn Quốc học cũng đã bắt đầu sau khi hai nước ký kết quan hệ bang giao.... Tuy nhiên quan hệ kinh tế là nổi bật nhất, thường xuyên giữa hai quốc gia. Trong điều kiện khả năng của mình, tôi chỉ đi vào nghiên cứu ở khía cạnh quan hệ kinh tế với mong muốn có cách nhìn toàn diện đầy đủ hơn về lịch sử phát triển đất nước cũng như kinh tế -văn hóa giữa hai dân tộc.. Vì tất cả những lý do trên, tôi đã chọn đề tài quan hệ kinh tế Việt Nam –Hàn Quốc ( 1992-2010 ) làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng chính của luận văn là mối quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2010). Ngoài ra những nét tương đồng về lịch sử và văn hóa giữa hai quốc gia cũng được xem xét trong luận văn này.. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là giai đoạn từ 1992, thời điểm bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao cho đến năm 2010. Trong quan hệ kinh tế, luận văn tập trung nghiên cứu hai vấn đề: Quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư. Trong quan hệ thương mại, chủ yếu tìm hiểu, nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1992-2010). Trong quan hệ đầu tư, chủ yếu tìm hiểu tình hình đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1992-2010) 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tài liệu Quan hệ kinh tế Việt- Hàn giai đoạn từ 1992 đến 2010 là đề tài mới, những công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa hai nước có thể tìm thấy qua các sách, báo, tạp chí, internet.... Xin được liệt kê dưới đây. + Về lĩnh vực kinh tế có các bài viết sau: - Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc của PGS. TS Ngô Xuân Bình – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Tác giả tập trung phân tích những vấn đề: Nhận dạng hội nhập kinh tế Đông Á, liên kết phi hiệp định khu vực, khu vực thương mại tự do (FTAs), hiệp định tư do song phương (FTAs) ..sau đó chỉ rõ sự hội nhập kinh tế Đông Á tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc. - FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng của TS. Trần Quang Minh và Th.S. Võ Hải Thanh – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Tác giả tập trung phân tích nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc vào Việt Nam góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung... - Hợp tác kinh tế Việt Nam Hàn Quốc thông qua đầu tư hợp tác trực tiếp nước ngoài (FDI) của GS.TS. Hwy- Chang Moon. Bài viết dừng lại ở việc nói rõ đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam, phân tích môi trường FDI... không đề cập đến quan hệ thương mai Việt – Hàn. - Quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốc của PGS. TS. Phạm Thị Quý – Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Bài viết tập trung đi sâu vào phân tích quan hệ thương mại giữa hai nước từ năm 1992 đến năm 2003, sau đó vạch ra giải pháp và triển vọng thúc đầy quan hệ hai nước lên tầm cao mới... - Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc: 15 năm hợp tác và phát triển của Tiến sĩ Trần Quang Minh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Nội dung đề cập đến viện trợ phát triển của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, tổng kết 15 năm quan hệ kinh tế Việt - Hàn, sơ lược tình hình đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Nội dung bài viết mang tính chất khái quát, tham khảo là chính. - Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc là nghiên cứu khoa học của Ngô Xuân Bình và Đặng Khánh Toàn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 ( 111) 5- 2010. Nội dung chủ yếu đưa ra những nhận định, đánh giá trong quan hệ kinh tế Việt – Hàn. Mặt khác bài viết còn tập trung phân tích tiềm năng hợp tác và triển vọng quan hệ kinh tế Việt – Hàn trong bối cảnh quốc tế. - Nguyễn Hồng Nhung với Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam- Hàn Quốc và vấn đề nhập siêu của Việt Nam, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1 ( 107) 1-2010. Nội dung đề cập đến quá trình trao đổi hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc, tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, mối liên hệ thương mại- đầu tư trong quan hệ song phương Việt- Hàn và vấn đề nhập siêu của Việt Nam. Người đọc có thể hiểu một cách khái quát quan hệ kinh tế Việt – Hàn. Tuy nhiên bài viết đi sâu vào phân tích tình hình xuất, nhập khẩu của hai nước trong các năm 1993, 2000, 2008, chưa chỉ rõ được sự phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế Việt – Hàn qua các năm. Bài viết có đề cập đến quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc khái quát những con số, chưa chỉ rõ được nguyên nhân của sự hạn chế đầu tư của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc. - Việt Nam trên đường đồi mới – Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc: triển vọng tốt đẹp của Nguyễn Sinh đăng trên Tạp chí Cộng Sản số ra ngày 6/1/2011. Tác giả đã cho người đọc thấy được những kết quả to lớn trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Nội dung ngắn gọn, chỉ hơn 2 trang, tuy nhiên ưu điểm của bài viết chỉ rõ được tầm quan trọng cũng như những hạn chế trong quan hệ kinh tế Việt- Hàn. - Tác giả Nghi Phương, trong bài viết Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2010, đăng trên trang web của Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 4/3/201. Nghi Phương đã khái quát tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm 2010 trong quan hệ thương mại Việt – Hàn, bên cạnh đó cũng chỉ rõ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2005-2007. Tuy nhiên bài viết này mang tính chất tổng kết hơn là đi sâu phân tích kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế Việt- Hàn. - Hợp tác thương mại và công nghiệp song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam của GS.TS. Inshik Oh ( đại học tổng hợp Sangmyung). Bài viết đưa ra những khái quát trong quan hệ thương mại của Hàn Quốc ( 1992-2003), tình hình phát triển thương mại của Hàn Quốc, cơ cấu thương mại song phương Việt – Hàn, những hợp tác công nghiệp giữa hai quốc gia... Quan hệ kinh tế Việt- Hàn chưa được đề cập đẩy đủ trong bài viết này... - Ngô Thị Trinh ( Viện kinh tế và chính trị thế giới ) có bài viết: Quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực việt Nam: Thực trạng, xu hướng và kiến nghị giải pháp. Nội dung chủ yếu đề cập đến sự hợp tác nguồn nhân lực giữa hai bên, cũng như chỉ ra được tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia trong việc phát triển nguồn nhân lực...nội dung quan hệ kinh tế Việt- Hàn đề cập rất ít trong bài viết này. - Trong luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005) của Ku –Su- Jeong, có đề cập đến mối quan hệ kinh tế Việt - Hàn, tuy nhiên chỉ là những nét sơ lược về quan hệ kinh tế trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. (1955-2005), tác giả không đi vào phân tích tình hình xuất, nhập khẩu và tổng kim ngạch giữa hai quốc gia cũng như chưa chỉ ra được những hạn chế trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. + Về lĩnh vực văn hóa- xã hội. Luận văn quan tâm đến những nét gần giống về lịch sử- văn hóa giữa Việt Nam – Hàn Quốc trước khi nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Tuy nhiên chưa thấy một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một các
Luận văn liên quan