Luận văn Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu (1995 - 2004)

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra như một dòng nước xoáy, cuốn hút các quốc gia và khu vực. Sức mạnh cuả những quan hệ kinh tế chung toàn thế giới lớn mạnh hơn tất cả, vì thếquan hệ quốc tế trở nên hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Quốc gia nào, dân tộc nào xây dựng được mối quan hệquốc tế tốt sẽ tạo ra cho mình sức mạnh để xây dựng và bảo vệ đất nước. Quốc gia nào, dân tộc nào đóng cửa với thế giới, đi ngược với xu thế của thời đại sẽ không tránh khỏi tụt hậu. Đối với những nước đang phát triển, đisau như Việt Nam phải có đường lối mở cửa, hội nhập đúng đắn, có cách làm khôn khéo, năng động, sáng tạo, biết tranh thủ cơ hội, vượt qua khókhăn, thách thức, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc nhận thức sâu sắc xu thế và yêu cầu chung của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, là bạn của tất cả các nước, “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam sẳn sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [18, tr42]. Đường lối ngoại giao nhất quán đókhông chỉ được Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong quan hệ với các nước trong khu vực mà còn vận dụng trong quan hệ với các nước phát triển, các trung tâm tư bản như EU. Liên hiệp châu Âu (European Union – EU) là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại. chính trị, văn hoá, khoa học và công nghệ lớn. Trong xu thế 5 mở cửa giao lưu, hội nhập chung hiện nay, EU ngày càng mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với châu Á, trong đó có Việt Nam. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ toàn diện với EU, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, để có nhiều điều kiện trong việc tranh thủ nguồn vốn, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của EU. Muốn vậy, cần có sự hiểu biết sâu sắc đầy đủ và vững chắc về EU. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quan hệ kinhtế Việt Nam –EU (1995-2004) không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn đáp ứngyêu cầu thực tiễn công tác đối ngoại của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm, thấy được những khó khăn vướng mắc trong quá khứ, để có những chủ trương chính sách đúng và có giải pháp phù hợp nhằm phát huy thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có hiệu quả hơn trong hiện tại và tương lai. Nhu cầu phát triển đất nước đặt ra nhiệm vụ cầnphải tiếp cậncác vấn đề liên quan đến quá trình hộinhập quốc tế và khu vực mang tính lợi ích của Việt Nam một cách khách quan, tổng quát trên những cơ sở khoa họcthực sự, góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - EU trên lĩnh vực kinh tế ngày càng phát triển. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu vấn đề : “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (1995 – 2004)” với mong muốn đóng góp một phần nhỏvào lĩnh vực này .

pdf103 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu (1995 - 2004), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan