Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore: Thực trạng và triển vọng

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, xu thế đa phương hoá, toàn cầu hoá thương mại đã và đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển của các nền kinh tế đang ngày càng trở nên lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong những mối quan hệ thương mại đa phương phức tạp. Để tránh nguy cơ tụt hậu và tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới Việt Nam cũng phải mở rộng và đa dạng hoá các hình thức thương mại song phương và đa phương. Thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được mở rộng tới trên 100 quốc gia trên thế giới. Nước ta đã chính thức là thành viên của nhiều tổ chức và thể chế thương mại khu vực và quốc tế quan trọng như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) và đang tích cực xúc tiến gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - là tổ chức quốc tế tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng để thuận lợi hoá các hoạt động thương mại giữa các thành viên. Lợi ích của tham gia vào thương mại quốc tế là vô cùng to lớn. Nó là con đường duy nhất để Việt Nam có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Song cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hoạt động thương mại càng mở rộng và tự do hoá bao nhiêu thì càng gây nhiều áp lực cho những nước có nền kinh tế yếu kém, chưa phát triển như Việt Nam bấy nhiêu do chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường. Việc lựa chọn một thị trường quốc tế thích hợp để mở rộng quan hệ mua bán, kích thích xuất khẩu, phát triển sản xuất và thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài không phải là một việc dễ dàng. Chính vì đòi hỏi bức xúc này nên tôi chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thực trạng và triển vọng“ làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore và đánh giá tác động đối với sự phát triển kinh tế đất nước. - Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore cả chiều rộng và chiều sâu, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 3. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị học, lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm lý luận cơ bản. - Kết hợp với các phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, logíc, thống kê, so sánh. để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam –Singapore từ khi Việt nam tiến hành đổi mới nền kinh tế đến nay. 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá lý thuyết, luận giải rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore. - Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá về tác động của mối quan hệ này - cả những nhân tố tích cực và những mặt hạn chế - tới tiến trình hội nhập và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. - Phân tích những yếu tố tác động đến việc tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore từ đó dự báo triển vọng của mối quan hệ này, xác định rõ hơn quan điểm và đưa ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy mối quan hệ này trong tương lai. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương 1: Cơ sở khoa học của quan hệ thương mại Việt nam-Singapore Chương 2: Thực trạng Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore và những tác động của nó tới sự phát triển kinh tế của Việt nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore.

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore: Thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan