Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á - liệu có phải là cách nói văn chương và
mang tính ngoại giao nhiều hơn tính khoa học, trong khi dường như chúng ta chỉ có thể nhìn
thấy những bằng chứng cho thấy “quan hệ một chiều” “sự ảnh hưởng một chiều” hay
“không có chiều ngược lại” như đã được minh chứng trong lịch sử.
G. Coedes, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về cổ sử Đông Nam Á và là
người đặt nền móng cho ngành khoa học này, ngay từ những nghiên cứu và những cảm
nhận khoa học đầu tiên đã cho rằng: Những nét chung của các nước Đông Nam Á không
phải là những thuộc địa của Ấn Độ để di dân, mà là những xã hội bản địa được Ấn hóa. Quá
trình Ấn hóa được tiếp diễn trong nhiều thế kỷ nhờ những trao đổi được tiến hành thuận lợi
giữa người bản địa và người Ấn, và nhờ sự ra đời của các vương quốc Hindu hóa đầu tiên
trong khu vực [7]. Lương thư có cho biết về mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á thời cổ, mà
trong đó cho thấy sự chủ động của các cộng đồng cư dân địa phương qua lời nhận xét về
Phù Nam như sau:
“ Năm thăng bình thứ nhất (357), đời Mục đế, quốc vương Trúc Chiên Đàn (Phù
Nam) dâng biểu hiến voi thuần Sau đó, quốc vương Kiều Trần Như vốn là một người
Bàlamôn ở Thiên Trúc. Có một vị thần báo với ông ta rằng ông ta đáng được làm vua ở Phù
Nam, Kiều Trần Như trong lòng rất vui đi về Phương Nam, đến Bàn Bàn. Người Phù Nam
nghe tin, cả nước vui mừng đón về rồi lập lên làm vua. Từ đó thay đổi chế độ, dùng pháp
luật của Thiên Trúc ” [29]
115 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ văn hóa ấn độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trần Chung Thủy
QUAN HỆ VĂN HÓA ẤN ĐỘ - ĐÔNG NAM Á
MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN
TP. Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
QUAN HỆ VĂN HÓA ẤN ĐỘ - ĐÔNG NAM Á
MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới
Mã số: 60 22 50
TP. Hồ Chí Minh - 2011
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ BÍCH LIÊN
Nguyễn Trần Chung Thủy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Phòng khoa học công nghệ - Sau Đại học, các thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các
bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Hà Bích Liên, Cô đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng, biết ơn ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Viện Bảo tàng An
Giang, đài Phát thanh truyền hình An Giang đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp
thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 8 năm 2011
Nguyễn Trần Chung Thủy
MỤC LỤC
2TLỜI CẢM ƠN2T ........................................................................................................... 3
2TMỤC LỤC2T ................................................................................................................ 4
2TMỞ ĐẦU2T ................................................................................................................... 6
2T1. Lý do chọn đề tài2T ........................................................................................................ 6
2T . Mục đích nghiên cứu2T .................................................................................................. 9
2T3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu2T ............................................................................... 9
2T4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2T............................................................................ 13
2T5. Phương pháp nghiên cứu2T ......................................................................................... 14
2T6. Những đóng góp của luận văn2T ................................................................................. 14
2T7. Cấu trúc của luận văn2T .............................................................................................. 15
2TCHƯƠNG 1: NHỮNG CON ĐƯỜNG LAN TỎA CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
XUỐNG ĐÔNG NAM Á2T ........................................................................................ 16
2T1.1. Bức tranh tổng thể của lịch sử khu vực Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công
nguyên2T .......................................................................................................................... 16
2T1.2. Những con đường du nhập2T ................................................................................... 21
2T1.2.1. Con đường thương mại2T.................................................................................... 22
2T1.2.2. Thông qua hoạt động truyền giáo2T ..................................................................... 25
2T1.2.3. Dân di thực2T ...................................................................................................... 26
2T1.3. Sự lan tỏa của một nền văn hóa cao hơn văn hóa bản địa2T .................................. 28
2T1.3.1. Từ thế kỷ I - thế kỷ IV2T ...................................................................................... 28
2T1.3.2. Từ thế kỷ IV - thế kỷ VI2T ................................................................................... 31
2T1.3.3. Từ thế kỷ VII - thế kỷ X2T ................................................................................... 34
2TCHƯƠNG 2: SỰ HIỆN DIỆN CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ Ở KHU VỰC ĐÔNG
NAM Á MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN2T ................................................ 40
2T .1. Sự hiện diện của một nền văn hóa Phật giáo2T ....................................................... 41
2T .1.1. Phật giáo ở Phù Nam2T ........................................................................................ 41
2T .1.2. Phật giáo ở Myanmar2T ....................................................................................... 46
2T .1.3. Phật giáo ở Trung Java2T ..................................................................................... 50
2T .2. Văn hóa Hindu2T ...................................................................................................... 52
2T .2.1. Tiền Angkor và giáo phái Visnu2T ....................................................................... 54
2T .2.2. Champa và sự ảnh hưởng của Siva2T ................................................................... 61
2T .3. Sự lựa chọn và thích ứng2T....................................................................................... 70
2TCHƯƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA MỘT THỜI KỲ HINDU HÓA TRONG
NỀN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á2T .............................................. 75
2T3.1. Di tích văn hóa Hindu - những gì còn lại của một thời kỳ Hindu hóa2T ................ 76
2T3.2. Phật giáo - một thành tố văn hóa không thể thiếu trong nền văn hóa các dân tộc
Đông Nam Á2T ................................................................................................................. 88
2TKẾT LUẬN2T ........................................................................................................... 107
2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ................................................................................... 111
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á - liệu có phải là cách nói văn chương và
mang tính ngoại giao nhiều hơn tính khoa học, trong khi dường như chúng ta chỉ có thể nhìn
thấy những bằng chứng cho thấy “quan hệ một chiều” “sự ảnh hưởng một chiều” hay
“không có chiều ngược lại” như đã được minh chứng trong lịch sử.
G. Coedes, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về cổ sử Đông Nam Á và là
người đặt nền móng cho ngành khoa học này, ngay từ những nghiên cứu và những cảm
nhận khoa học đầu tiên đã cho rằng: Những nét chung của các nước Đông Nam Á không
phải là những thuộc địa của Ấn Độ để di dân, mà là những xã hội bản địa được Ấn hóa. Quá
trình Ấn hóa được tiếp diễn trong nhiều thế kỷ nhờ những trao đổi được tiến hành thuận lợi
giữa người bản địa và người Ấn, và nhờ sự ra đời của các vương quốc Hindu hóa đầu tiên
trong khu vực [7]. Lương thư có cho biết về mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á thời cổ, mà
trong đó cho thấy sự chủ động của các cộng đồng cư dân địa phương qua lời nhận xét về
Phù Nam như sau:
“ Năm thăng bình thứ nhất (357), đời Mục đế, quốc vương Trúc Chiên Đàn (Phù
Nam) dâng biểu hiến voi thuần Sau đó, quốc vương Kiều Trần Như vốn là một người
Bàlamôn ở Thiên Trúc. Có một vị thần báo với ông ta rằng ông ta đáng được làm vua ở Phù
Nam, Kiều Trần Như trong lòng rất vui đi về Phương Nam, đến Bàn Bàn. Người Phù Nam
nghe tin, cả nước vui mừng đón về rồi lập lên làm vua. Từ đó thay đổi chế độ, dùng pháp
luật của Thiên Trúc” [29].
Đã có những trao đổi, mua bán, đi qua đi lại giữa cư dân Đông Nam Á thời cổ với
người Ấn - để có thể cho người Ấn biết đến vùng đất này từ thiên niên kỷ I trước công
nguyên - như trong sử thi đã phản ánh lại. Và vào thời điểm những thế kỷ đầu công nguyên,
khi những con đường buôn bán trên biển được mở ra giữa Đông - Tây, một mối quan hệ sâu
sắc và sôi động đã xảy ra giữa Ấn Độ và Đông Nam Á [27]. Mối quan hệ này dựa trên
những cơ sở sau:
+ Đông Nam Á là một “đầu”, một trong hai chủ thể cấu thành nên mối quan hệ này.
+ Đông Nam Á, vào thời điểm có giao lưu với những yếu tố ngoại sinh đã là một chủ
thể phát triển, đạt đến một trình độ phát triển nhất định về kinh tế và văn hóa để có thể chủ
động trong việc tiếp nhận những yếu tố văn hóa đến từ bên ngoài, mà hệ quả của nó là việc
hình thành nên những quốc gia dân tộc trong khu vực sau giai đoạn “Hindu hóa”, và là một
khu vực với bản sắc riêng khác hẳn với những nền văn hóa nguyên mẫu mà nó tiếp nhận.
Do vị trí đặc biệt của mình, nằm trên con đường biển thông thương giữa phương
Đông và phương Tây, giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, nên
ngay từ những năm đầu công nguyên, quan hệ văn hóa đã xảy ra giữa một số vùng cư trú
phát triển trong khu vực với cả hai nền văn hóa Trung, Ấn đã phát huy ảnh hưởng của mình
đến vùng đất Đông Nam Á. Nằm dưới hai cái bóng quá vĩ đại, gần như những quan hệ theo
chiều ngược lại không thể không có, nhưng những nhân tố văn hóa mang sắc màu Đông
Nam Á quá mờ nhạt, nhỏ bé và tự tan ra trong hai nền văn hóa lớn đó.
Một số nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng ảnh hưởng của hai nền văn hóa đến các
nước Đông Nam Á rất khác nhau. Văn hóa Trung Quốc đến với cư dân một số quốc gia
trong vùng bằng vũ lực và áp đặt. Còn văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á bằng con đường
hòa bình. Có lẽ do cách thức du nhập của hai nền văn hóa khác nhau như vậy nên vùng ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ trong một thời gian dài nhiều thế kỷ có phần rộng lớn hơn văn
hóa Trung Quốc.
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, mà đại diện là hai tôn giáo lớn Ấn Độ giáo và Phật
giáo đến Đông Nam Á mạnh mẽ hơn cả. Từ đầu công nguyên trở đi, hai tôn giáo này đã
thay nhau chiếm vị trí chủ đạo trong từng giai đoạn của lịch sử các nước Đông Nam Á.
Cùng với sự có mặt của hai tôn giáo lớn này, văn hóa Ấn Độ đã chuyển tải, đem lại những
ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ra đời cũng như sự phát triển của kiến trúc, điêu khắc, hội họa,
ngôn ngữ, văn tự, cũng như nền văn học các nước Đông Nam Á.
Vì những lý do trên nên đề tài luận văn chủ yếu đề cập đến “Quan hệ văn hóa Ấn Độ
- Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên” thì gần như là nói về sự hiện diện của văn
hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á sơ kỳ tạo nên một thời kỳ mà các sử gia Phương Tây
thường gọi là giai đoạn “Hindu hóa” hay các quốc gia “Hindu hóa” là khái niệm bao gồm
các quốc gia Đông Nam Á sơ kỳ xuất hiện trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên bởi
vì có hai yếu tố cho thấy cách gọi hợp lý đó:
Thứ nhất, những sắc thái văn hóa Ấn Độ làm cho người ta dễ dàng nhận thấy ở các
loại hình tôn giáo, nghệ thuật, chữ viết và văn chương, thậm chí tên các quốc gia Đông Nam
Á, tên của các vương triều hay kinh đô trong khoảng thời gian này đều phỏng theo tên các
vùng - miền địa phương của Ấn Độ. Chẳng hạn: Kalinga, Amaravati, Champa,
CampuchiaTrong đó những dấu ấn văn hóa Trung Hoa lại có những biểu hiện hòa đồng
rất khó phân biệt với sở tại.
Thứ hai, chính cư dân Đông Nam Á đã lựa chọn, thích ứng và tạo điều kiện cho văn
hóa Ấn Độ lan tỏa và ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều vùng của khu vực. Có thể một nền văn
hóa thiên về tâm linh phù hợp với cư dân vừa ra khỏi tình trạng xã hội công xã nguyên thuỷ
hơn. Văn hóa Ấn Độ chính là yếu tố quan trọng tiếp sức cho sự ra đời của các nhà nước đầu
tiên của khu vực: Phù Nam, Champa, Campuchia, Pagan, Dvaravati, Sri Vijaya, Kalinga
những nhà nước tên tuổi nhất trong mười thế kỉ đầu của lịch sử khu vực là những ví dụ rất
điển hình.
Nghiên cứu quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á để thấy rõ:
+ Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Phật giáo đã xâm nhập một cách hòa
bình và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ vào Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công nguyên.
+ Cùng với sự có mặt của hai tôn giáo lớn này, trong tiến trình phát triển của lịch sử
các quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ giáo và Phật giáo đã có những đóng góp nhất định đối
với sự ra đời của một số quốc gia cổ, đối với sự hưng thịnh của một số quốc gia cùng những
dấu ấn với những đặc trưng quan trọng của nó đã để lại rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc, hội
họa của cư dân trong khu vực Đông Nam Á.
+ Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chính là nền tảng cho sự ra đời của ngôn ngữ,
văn tự, văn học, nghệ thuật các nước Đông Nam Á sau này.
+ Sự phát triển của các quốc gia cổ Đông Nam Á thông qua ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ đóng góp rất lớn vào sự hình thành lịch sử khu vực.
Vì ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên nên chúng tôi quyết định chọn và nghiên
cứu đề tài “Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên” với
mong nuốn đóng góp một nguồn tư liệu bổ sung vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập
lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng và cả ở các trường trung học phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Quan hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công nguyên để
làm rõ hai vấn đề:
+ Ảnh hưởng và vai trò của những yếu tố văn hóa Ấn Độ đến sự hình thành và phát
triển của các quốc gia Đông Nam Á trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên.
+ Thời kỳ Hindu hóa ở Ấn Độ đã để lại những dấu ấn như thế nào trong nền văn hóa
các dân tộc Đông Nam Á ngày nay.
Trên cơ sở đó, rút ra những nhận định, đánh giá mức độ thâm nhập, phạm vi ảnh
hưởng, cách tiếp nhận cùng những dấu ấn của một thời kỳ Hindu hóa trong nền văn hóa các
dân tộc Đông Nam Á ngày nay.
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Các tài liệu viết có liên quan đến các quốc gia Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công
nguyên hay thời kỳ vẫn được các sử gia quen gọi “giai đoạn Hindu hóa” rất phong phú,
trong đó hầu hết đều có phần đề cập đến sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn xuống khu vực. Có
thể liệt kê một số tài liệu của một số tác giả nước ngoài như G.Coedes, D.G.E Hall,
S.LêviTrong đó, đáng chú ý nhất là G.Coedes với công trình Lịch sử các quốc gia cổ
Hindu hóa ở Viễn Đông xuất bản ở Hà Nội năm 1944, được tái bản rất nhiều lần, năm 1948,
1962 và 1964, bằng tiếng Pháp và hai lần được dịch ra tiếng Anh, bản dịch của M.H Wright,
Berkeley năm 1966, bản của Susan Brown Cowing, Honolulu năm 1968 và mới nhất hiện
nay là bản dịch năm 2008 với tên Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông của Nhà xuất
bản thế giới. Các bản dịch đều không có sữa chữa gì đáng kể, chỉ thay đổi chút ít tên sách
so với lần đầu năm 1944. Điều đó, cũng cho thấy “giá trị kinh điển” của công trình này và
quả thực ở năm đó - năm 1944 nó xứng đáng là đỉnh cao của nghiên cứu khoa học về Đông
Nam Á vì hầu như các tài liệu thư tịch đều đã được xử lý, phân tích một cách sâu sắc chặt
chẽ, mẫu mực và nhiều điểm vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Tuy nhiên, có một hạn
chế là ông đã bỏ qua các kết quả nghiên cứu mới sau năm 1944 và trong tất cả các công
trình kể trên ông chủ yếu viết về sự Ấn Độ hóa để nói về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở
Đông Nam Á . Cụ thể ông đã nêu lên những bằng cớ đầu tiên của công việc này, trình bày
những nguyên nhân, những phương thức tạo thành các cơ sở ban đầu, điểm xuất phát cùng
những con đường lan tỏa văn hóa và cuối cùng là đánh giá mức độ thâm nhập của văn hóa
Ấn Độ vào Đông Nam Á. Và còn một hạn chế rất lớn của ông và của các nhà nghiên cứu
tiếp sau là ông đã sử dụng rất nhiều thuật ngữ “Ấn Độ hóa” để chỉ những quốc gia cổ Đông
Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Tuy vậy, gạt ra những nhận xét mang tính chủ
quan đó thì đây là một tài liệu rất có giá trị đã tái hiện lại toàn bộ quá trình thâm nhập, lan
tỏa và những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á sơ kì lịch sử.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về yếu tố văn hóa Ấn Độ
trong việc hình thành nền văn minh Đông Nam Á và tác động qua lại giữa hai yếu tố đó.
Loại quan niệm thứ nhất mà Q. Uênx đại diện cho rằng, khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ,
văn hóa Đông Nam Á vẫn giữ được bản sắc riêng. Các học giả khác mà V. Poadoanh là tiêu
biểu thì cho sự ảnh hưởng đó là sự thích nghi của văn minh Ấn Độ trong điều kiện và tình
huống mới ở môi trường “ngoại Ấn”. Còn theo G.Coedes thì coi văn hóa Đông Nam Á có
trước là “cơ sở hạ tầng”, còn văn minh ngoại lai Ấn Độ là “cấu trúc thượng tầng”. Trong
luận văn này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quan điểm của Giáo sư Lương Ninh về quan
hệ văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á thời sơ kì - đó là sự “lựa chọn” và “thích ứng”, văn hóa
Đông Nam Á đã lựa chọn những điểm phù hợp và tiếp nhận một cách chủ động từ văn hóa
Ấn Độ.
Viết về lịch sử sơ kỳ Đông Nam Á có rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu nổi
tiếng như D.G.E Hall với cuốn Lịch sử Đông Nam Á nhưng công trình này chịu ảnh hưởng
và tiếp thu phần lớn phần cổ sử của G.Coedes, đáng chú ý nhất là quyển Lịch sử Đông Nam
Á của Giáo sư Lương Ninh được tái bản năm 2008 đã trình bày một hình thức lịch sử Đông
Nam Á: trong đó các sự kiện lịch sử chủ yếu của tất cả các quốc gia, các vùng được giới
thiệu “cắt lát” theo thời gian để thấy mối liên hệ ngang của nó trong khung “lát thời gian”
khoảng vài thế kỷ ở các thời kì xa xưa và vài thập kỉ ở thời gian gần đây, nội dung đánh dấu
mốc lịch sử nổi bật của các quốc gia trong lát thời gian đó, cùng những mối liên quan, tương
đồng, thậm chí tương tác, tạo nên lịch sử Vùng, lịch sử Khu vực. Đây là một tài liệu giúp
ích rất nhiều cho luận văn về tiến trình lịch sử của các quốc gia cổ trong khu vực thuộc giai
đoạn sơ kì.
Lịch sử và văn hóa của từng nước Đông Nam Á cũng rất được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Điển hình nhất là quyển Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại do Giáo sư Lương
Ninh chủ biên được tái bản năm 2009 đã cung cấp một nguồn tư liệu quý báu về lịch sử và
văn hóa truyền thống ở những khu vực có nền văn hóa phát triển rực rỡ trong thời kì cổ -
trung đại, trong đó có văn hóa truyền thống Ấn Độ và văn hóa truyền thống Đông Nam Á.
Công trình này đã cung cấp những hiểu biết đại cương và giản yếu về tư tưởng, triết thuyết,
văn tự, văn học, sử học, nghệ thuật và khoa học thời cổ - trung đại đã giúp luận văn có một
cái nhìn tổng thể hơn về đặc trưng văn hóa và sự tương tác văn hóa giữa Ấn Độ với Đông
Nam Á và giữa các vùng trong khu vực Đông Nam Á.
Nhiều tác phẩm nghiên cứu riêng từng quốc gia cổ, nhưng vẫn đề cập đến sự ảnh
hưởng, qua lại với nền văn hóa Ấn. J. Boissilie với Nghệ thuật tạc tượng Champa - nghiên
cứu và sưu tầm về các Đạo giáo và tiếu tượng học đã phân tích khá rõ những đặc trưng của
tôn giáo Ấn trong nghệ thuật điêu khắc cổ Champa. Về lịch sử và văn hóa Phù Nam có các
tác phẩm như: Sử liệu Phù Nam của Lê Hương; Vương quốc Phù Nam của Giáo sư Lương
Ninh; Văn hóa Óc Eo những khám phá mới của Lê Xuân DiệmĐây là những công trình đi
sâu vào tìm hiểu lịch sử và văn hóa của vương quốc cổ Phù Nam - một quốc gia nổi bật nhất
trong lịch sử khu vực (bảy thế kỉ đầu công nguyên) với vai trò là một trung tâm điểm giao
lưu văn hóa Đông - Tây, giữa Trung Hoa và Ấn Độ, Ấn Độ với các nước Đông Nam Á
khác. Đặc biệt những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Giáo sư Lương Ninh, tập hợp
lại trong ấn phẩm gần đây nhất của Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội Một con đường
sử học, trong đó có những bài viết mang tính chuyên môn rất cao về sự ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ xuống Đông Nam Á như : Nước Chí Tôn, một quốc gia cổ ở miền Tây sông Hậu,
Thần tích Hindu giáo và nghệ thuật tiếu tượng Hindu giáo ở Đông Nam Á, Những bông sen
vàng và giao lưu văn hóa Đông Nam Á. Luận văn cũng đã sử dụng kết quả khảo cổ học của
Tiến sĩ Lê Thị Liên với công trình Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng Sông
Cửu Long trước thế kỷ X đã cung cấp những tư liệu quý giá về nghệ thuật và các kết quả
khảo cổ học về di tích nghệ thuật đầy đủ nhất và mới nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi
có nền văn hóa Óc Eo - một trung tâm văn hóa phát triển bậc nhất của vương quốc cổ Phù
Nam. Đây là một công trình tổng hợp các tư liệu về nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở
Đồng bằng sông Cửu Long dưới các khía cạnh loại hình, sự phân bố, số lượng các di vật và
mối liên hệ của chúng với các di tích, qua đó, tác giả đã nêu lên ý kiến về nghệ thuật Phật
giáo và Hi