Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thị trƣờng hàng không nội địa và
quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Đối với thị trƣờng nội địa từ chỗ chỉ có
một hãng hàng không duy nhất là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam -(TCT HKVN), thì nay đã có bốn hãng hàng không đƣợc phép khai thác thị
trƣờng nội địa. Đối với thị trƣờng vận chuyển hàng không quốc tế ngày càng
có nhiều hãng hàng không mới đến và đi từ Việt Nam. Đối với các hãng đã
mở đƣờng bay đi và đến từ Việt Nam thì không ngừng tăng tần suất chuyến
bay, nâng cao trọng tải hàng hoá và hành khách trên mỗi chuyến bay. Đối với
TCT HKVN, để duy trì sự phát triển và chiếm giữ thị phần vận chuyển hàng
không thì cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hãng hàng
không khác, trong đó yếu tố quản trị, quản lý chi phí đóng va i trò quyết định
đến sự thành công trong cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Với các doanh nghiệp, để có thể đứng vững và phát triển thì vấn đề cần
quan tâm hàng đầu chính là việc phải có biện pháp quản lý tốt chi phí sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh
doanh hiện nay tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý chi phí tại Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam’’ làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
97 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi phí tại tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------
NGUYỄN ÁI LỘC
QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------
NGUYỄN ÁI LỘC
QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Thị Kim Anh
HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các
số liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Học viên
Nguyễn Ái Lộc
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên,
các nhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá
trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương.
Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn TS.Trần Thị Kim Anh,
người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh chị Ban
Kế hoạch đầu tư, Ban Tài chính Kế toán, Ban Kế hoạch thị trường, Tạp chí
Heritage đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè, đồng nghiệp và
người thân đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập
trung hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Học viên
Nguyễn Ái Lộc
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập dự toán 21
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Tổng công ty Hàng không Việt Nam 35
Sơ đồ 2.2 Các bƣớc lập, duyệt kế hoạch ngân sách 45
Sơ đồ 2.3 Các bƣớc thanh quyết toán chi phí 47
Bảng
Bảng 2.1 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TCT HKVN năm
2007, 2008 và 2009
39
Bảng 2.2 Sản lƣợng hành khách vận chuyển trong năm 2007, 2008
và 2009
40
Bảng 2.3 Số lƣợng máy bay năm 2007, 2008 và 2009 40
Bảng 2.4 Kế hoạch sản lƣợng vận chuyển hàng không năm 2009 50
Bảng 2.5 Kế hoạch vận chuyển thƣơng mại hang không năm 2009 51
Bảng 2.6 Kế hoạch giờ bay khai thác thƣơng mại năm 2009 52
Bảng 2.7 Kế hoạch phân phối tạp chí Heritage 53
Bảng 2.8 Kế hoạch ngân sách năm 2009- Tạp chí Heritage 54
Bảng 2.9 Tổng hợp kế hoạch ngân sách năm 2009 55
Bảng 2.10 Báo cáo chi tiết chi ngân sách năm 2009 59
Bảng 2.11 Tổng thu, tổng chi và chênh lệch thu chi của 3 Xí nghiệp
thƣơng mại mặt đất.
65
Bảng 3.1 Chi phí thuê máy bay năm 2007, 2008 và 2009 81
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam TCT HKVN
Sản xuất kinh doanh SXKD
Văn phòng chi nhánh VPCN
Bảo hiểm xã hội BHXH
Bảo hiểm y tế BHYT
Kinh phí công đoàn KPCĐ
Thuế giá trị gia tăng VAT
Tài sản cố định TSCĐ
Phi công cơ bản PCCB
Chứng chỉ an toàn khai thác IOSA
Phó Tổng giám đốc PTGĐ
Hạn chế sử dụng động cơ phụ APU
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS
Hiệp hội Hàng không quốc tế IATA
Tổ chức Hàng không Quốc tế ICAO
Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO
Ban Tài chính Kế toán Ban TCKT
Ban Kế hoạch Đầu tƣ Ban KHĐT
Ban Dịch vụ Thị trƣờng Ban DVTT
Ban Kế hoạch Thị trƣờng Ban KHTT
Văn phòng đối ngoại VPĐN
Văn phòng khu vực VPKV
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 4
1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh ............................................. 4
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh .................................................. 6
1.2.1 Theo mục đích, công dụng chi phí ............................................... 7
1.2.2 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí ...................... 8
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách quy nạp chi phí
vào đối tƣợng kế toán ........................................................................... 8
1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................ 9
1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền ra quyết định ...... 10
1.2.6 Phân loại chi phí theo sự lựa chọn đƣa ra quyết định trong các
phƣơng án .......................................................................................... 10
1.3. Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..... 11
1.3.1. Trình độ quản lý và công nghệ .................................................. 11
1.3.2. Hình thức sở hữu tác động đến ý thức sử dụng tài sản của ngƣời
lao động ............................................................................................. 12
1.3.3. Các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc và sự biến động kinh tế ... 12
1.4. Vai trò và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ............ 13
1.4.1. Vai trò của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong
hoạt động của doanh nghiệp ............................................................... 13
1.4.2 Các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh .................... 15
1.4.2.1 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh 15
1.4.2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí ................... 21
1.4.2.3.Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định .............................. 22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (TCT
HKVN) ......................................................................................................... 25
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ............................. 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .............................................. 25
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy ..................................... 28
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ .................................................................. 28
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................... 34
2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam ........................................................................................... 36
2.2.1 Thuận lợi ................................................................................... 36
2.2.2 Khó khăn ................................................................................... 37
2.3 Công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN .............................................. 40
2.3.1 Phân loại chi phí tại TCT HKVN ............................................... 40
2.3.2 Thực tế công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN ....................... 44
2.3.2.1 Quản lý chi phí tại TCT HKVN .................................................. 44
2.3.2.2 Ví dụ minh họa quá trình lập, cấp thanh quyết toán ngân sách tại
Tạp chí Heritage ................................................................................... 48
2.4. Nhận xét về công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN .......................... 60
2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc ............................................................. 60
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi phí ................ 63
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM CẢI THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT
NAM ............................................................................................................. 69
3.1. Phương hướng hoạt động của TCT HKVN đến năm 2020.................. 69
3.2. Sự cần thiết của việc cải thiện công tác quản lý chi phí tại TCT HKVN
..................................................................................................................... 71
3.3. Một số biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí tại TCT
HKVN .......................................................................................................... 72
3.3.1. Khoán chi phí cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc .................... 72
3.3.2. Cần xã hội hóa công tác tuyển dụng và đào tạo phi công cơ bản 73
3.3.3 Đào tạo chuyển loại phi công tại Việt Nam; nâng cấp hangar sửa
chữa, bảo dƣỡng máy bay, cử thợ kỹ thuật và giảng viên huấn luyện bay
đi học ở nƣớc ngoài. ........................................................................... 74
3.3.4. Thay đổi phƣơng pháp đào tạo nhân viên .................................. 76
3.3.5. Thay đổi hình thức họp, hội nghị .............................................. 77
3.2.6. Tiếp tục điều chỉnh quãng đƣờng bay của một số tuyến bay quốc
tế ....................................................................................................... 77
3.3.7 Cổ phần hóa các xí nghiệp thƣơng mại mặt đất .......................... 78
3.3.8. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức lao động, đẩy nhanh tiến
trìn cổ phần hoá TCT KHVN.............................................................. 79
3.3.9. Tập trung và huy động vốn đầu tƣ đội bay sở hữu, giảm số lƣợng
máy bay thuê ...................................................................................... 80
3.3.10. Một số giải pháp khác ............................................................. 81
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý
chi phí tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam ......................................... 83
3.3.1. Về phía nhà nƣớc...................................................................... 84
3.3.2. Về phía doanh nghiệp ............................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, thị trƣờng hàng không nội địa và
quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Đối với thị trƣờng nội địa từ chỗ chỉ có
một hãng hàng không duy nhất là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam -
(TCT HKVN), thì nay đã có bốn hãng hàng không đƣợc phép khai thác thị
trƣờng nội địa. Đối với thị trƣờng vận chuyển hàng không quốc tế ngày càng
có nhiều hãng hàng không mới đến và đi từ Việt Nam. Đối với các hãng đã
mở đƣờng bay đi và đến từ Việt Nam thì không ngừng tăng tần suất chuyến
bay, nâng cao trọng tải hàng hoá và hành khách trên mỗi chuyến bay. Đối với
TCT HKVN, để duy trì sự phát triển và chiếm giữ thị phần vận chuyển hàng
không thì cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hãng hàng
không khác, trong đó yếu tố quản trị, quản lý chi phí đóng vai trò quyết định
đến sự thành công trong cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Với các doanh nghiệp, để có thể đứng vững và phát triển thì vấn đề cần
quan tâm hàng đầu chính là việc phải có biện pháp quản lý tốt chi phí sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh
doanh hiện nay tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý chi phí tại Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam’’ làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tài liệu liên quan đến nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
trong các doanh nghiệp tƣơng đối nhiều. Tuy nhiên, các tài liệu hầu nhƣ mang
tính chất khái quát, lý luận chung cho các ngành sản xuất ít các tài liệu liên
quan đến mảng chi phí trong các doanh nghiệp hàng không. Vì vậy, nhóm các
giải pháp đƣa ra trong các tài liệu cũng còn mang tính định hƣớng chung
chung, chƣa cụ thể và sâu sát. Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn thạc
sỹ, tác giả xin đƣợc trình bày một cách tổng quan về quản lý chi phí nói
2
chung và thực tế công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam. Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích công tác này, luận văn đƣa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí tại Tổng Công
ty Hàng không việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng công tác
quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không việt Nam. Trên cơ sở thực tế,
đƣa ra các gợi ý về giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí
tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về chi phí và quản lý chi phí
trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, tìm hiểu công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty hàng
không Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam
- Đề xuất biện pháp khả thi trên cơ sở đã nghiên cứu thực tế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Là những nguyên lý cơ bản về quản lý chi phí tại doanh nghiệp,
thực trạng công tác quản lý chi phí tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
- Phạm vi: Thông tin, số liệu thực tế phát sinh chi phí sản xuất kinh
doanh tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp định tính: Phân tích báo cáo, nhận xét, bình luận, ý
kiến….
- Phƣơng pháp định lƣợng: Thống kê, tính toán, vẽ sơ đồ,…
- Phƣơng pháp chuyên gia: Ý kiến chuyên ngành của chuyên gia trong
lĩnh vực hàng không.
3
- Phƣơng pháp tổng hợp: Kết hợp các phƣơng pháp trên.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm 3 chƣơng chính nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam;
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi phí
tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam;
Do có sự giới hạn về thời gian cũng nhƣ hiểu biết của bản thân, nên
Luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bản Luận văn này đƣợc hoàn thiện
hơn.
4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh
Thời đại ngày nay khác với những thời kỳ nguyên thủy ở chỗ con ngƣời
sống nhờ chính những thứ của cải vật chất mà con ngƣời sản xuất ra chứ
không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên. Có thể nói sản
xuất của cải vật chất là nguồn gốc, là cơ sở cho sự phát triển của xã hội. Trong
điều kiện thị trƣờng, hoạt động sản xuất không chỉ là của một ngƣời mà là sự
quan tâm của nhiều ngƣời đến việc tổ chức một doanh nghiệp thực hiện sản
xuất và kinh doanh. Sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp hiện nay
thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và
nhằm mục tiêu thu về lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh đòi
hỏi các doanh nghiệp luôn phải bỏ ra những khoản phí nhất định gọi là chi phí
sản xuất kinh doanh. Cụ thể là các loại chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về
nhân công, chi phí về vốn, chi phí khác. Ở Việt Nam trong thời kì bao cấp, các
doanh nghiệp trong thời gian này là các nhà máy, xí nghiệp, phân xƣởng sản
xuất, đƣợc Nhà nƣớc bao cấp toàn bộ từ khâu đầu vào (vốn, nguyên liệu, nhân
công v.v…) cho đến khâu tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Bƣớc sang thời kì
đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc mang đúng ý nghĩa kinh doanh, họ
đƣợc Nhà nƣớc coi là các thực thể độc lập tự hạch toán và hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật. Chính vì thế các doanh nghiệp hiện nay khi tiến hành
sản xuất kinh doanh phải có các kế hoạch chi tiết về sản xuất, tài chính, nhân
sự và bán hàng. Điều này xuất phát từ các khâu trong quá trình sản xuất kinh
doanh, đó là chuẩn bị các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm, cuối
cùng là tiêu thụ sản phẩm. Ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất lại phát sinh ra
5
những chi phí nhất định. Khâu sản xuất thì có chi phí sản xuất, chi phí nhân
công; khâu phân phối và lƣu thông hàng hóa có chi phí bán hàng; chi phí quản
lý doanh nghiệp nhằm duy trì bộ máy tổ chức quản lý và các hoạt động chung
của doanh nghiệp. Có thể nói ở bất kì nền sản xuất nào thì để sản xuất ra hàng
hóa con ngƣời đều phải tiêu tốn các chi phí mua sắm tƣ liệu sản xuất, đối
tƣợng lao động và thù lao lao động. Đó là quá trình kết hợp của tƣ liệu lao
động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Cho nên, những chi phí sản xuất
đƣợc hình thành trong quá trình tạo ra các sản phẩm là tất yếu khách quan.
Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thƣớc đo tiền
tệ, đƣợc tính cho một thời kỳ nhất định. [7, tr.49]
Theo VAS số 01, chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dƣới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài
sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu,
không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc các chủ sở hữu.
Nhƣ vậy, bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp là:
- Những phí tổn về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh
doanh gắn liền với mục đích kinh doanh.
- Lƣợng chi phí phụ thuộc vào khối lƣợng các yếu tố sản xuất đã tiêu
hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
- Chi phí sản xuất kinh doanh của một đơn vị phải đƣợc đo lƣờng bằng
thƣớc đo tiền tệ và đƣợc xác định trong một khoảng thời gian xác định.
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
6
- Chi phí hoạt động tài chính.
Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí đƣợc nhìn nhận nhƣ những
khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm
các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thƣờng của doanh nghiệp và các chi phí khác. Những chi phí này phát sinh
dƣới dạng tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc
thiết bị, đƣợc kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng
minh việc phát sinh của chúng. [7, tr.49]
Trên góc độ của kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị chi phí
là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của
các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đối với kế toán quản trị chi phí không
chỉ đơn thuần nhận thức chi phí nhƣ kế toán tài chính, mà chi phí còn đƣợc
nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết
định kinh doanh. Vì vậy, chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm
tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí ƣớc tính khi thực hiện dự án hay
giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phƣơng án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội
kinh doanh khác. Khi đó, trong kế toán quản trị chi phí lại cần chú ý đến việc
nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phƣơng án tối ƣu trong
từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể , ít chú ý vào chứng minh chi
phí phát sinh từ các chứng từ kế toán. [7, tr.50]
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác
nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng nhƣ
phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh
cần phải phân loại theo tiêu thức phù hợp.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Phân loại chi phí là cách sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào cùng
một nhóm dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau. Việc phân loại chi phí
7
theo tiêu thức nào phụ thuộc và nhu cầu thông tin quản lý.
Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ
phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy th