Xã hội càng phát triển, vị trí, vai trò của nhân tố con người càng quan trọng. Con
người lại là sản phẩm của giáo dục, vì thế giáo dục trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển xã hội loài người. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước,
tất yếu và cấp bách phải đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo đường lối mà Đảng đã chỉ ra.
Đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, trước hết phải đổi mới công tác quản lý giáo dục. Nhiều
văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo đều xem đổi mới công tác
quản lý là yêu cầu tiên quyết của đổi mới giáo dục, trong đó công tác thanh tra giáo
dục là một khâu thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT.
Thanh tra có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo, vừa kiểm tra sự đúng đắn của bản
thân về công tác lãnh đạo của mình, vừa kiểm tra sự chấp hành của các cơ quan thuộc
quyền, nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất, bảo đảm cho việc
thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá
VIII, phần nói về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã ghi: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp
xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực của Bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo. Hoàn
thiện hệ thống Thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh
tra chuyên môn” [47]
161 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Ngọc Kiều
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC
BẬC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An” là
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục của tôi tại trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Tác giả
Hồ Ngọc Kiều
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi
xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, Văn phòng Sở, Phòng
Thanh tra, Phòng Pháp chế và các Phòng GD&ĐT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Long An đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện và cung cấp một số dữ liệu có liên quan.
Các Thầy/Cô Ban Giám Hiệu, CBQL dự nguồn, giáo viên, cộng tác viên thanh
tra các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Long
An đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh nhiệt tình hỗ trợ. Quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản
lý Giáo dục Khóa 23 đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức về
quản lý giáo dục. Những kiến thức ấy đã trở thành cơ sở và nền tảng để tôi thực hiện
đề tài này.
Xin được phép cảm ơn PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn đã quan tâm, động viên, tận
tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.
Cảm ơn các anh chị Học viên Sau Đại học Khóa 23 và tập thể lớp Cao học Quản
lý Giáo dục Khóa 23 Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã quan tâm, động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên và công nhân viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Long An đã quan tâm, động viên, chia sẻ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn Cao học.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tác giả
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH Ban Chấp Hành
CBQL Cán bộ Quản lý
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CP Chính phủ
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐTB Điểm trung bình
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
NĐ Nghị định
Nxb Nhà xuất bản
SPSS Phần mềm: “Statistical Package for the Social Sciences”
Stt Số thứ tự
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT Thông tư
UBND Ủy ban Nhân dân
% Phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh
Long An
40
Bảng 2.2. Mẫu nghiên cứu của đề tài 41
Bảng 2.3. Cách tính điểm của phiếu hỏi 44
Bảng 2.4. Mức độ quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 45
Bảng 2.5. Vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 47
Bảng 2.6. Đánh giá về đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông qua các
biểu hiện
50
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các nội dung thanh tra của đội ngũ thanh tra giáo
dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
52
Bảng 2.8. Ưu, nhược điểm của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại
tỉnh Long An
55
Bảng 2.9. Mức độ quan tâm và đánh giá khái quát về công tác quản lý đội ngũ
thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
57
Bảng 2.10. Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội
ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
60
Bảng 2.11. Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra
giáo dục bậc phổ thông
62
Bảng 2.12. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển dụng
(trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
64
Bảng 2.13. Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra
giáo dục bậc phổ thông
67
Bảng 2.14. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc
phổ thông
69
Bảng 2.15. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
71
Bảng 2.16. Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục 74
bậc phổ thông
Bảng 2.17. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác sử dụng đội ngũ thanh
tra giáo dục bậc phổ thông
76
Bảng 2.18. Các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra
giáo dục bậc phổ thông
79
Bảng 2.19. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc
phổ thông
81
Bảng 2.20. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác kiểm tra, đánh giá đội
ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
83
Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi 107
Bảng 3.2. Tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục
bậc phổ thông tại tỉnh Long An
108
Bảng 3.3. Tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục
bậc phổ thông tại tỉnh Long An
112
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 46
Biểu đồ 2.2. Vai trò của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 50
Biểu đồ 2.3. Đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông thông qua các
biểu hiện
51
Biểu đồ 2.4. Kết quả thực hiện các nội dung thanh tra của đội ngũ thanh tra
giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
53
Biểu đồ 2.5. Ưu, nhược điểm của đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại
tỉnh Long An
56
Biểu đồ 2.6. Mức độ quan tâm công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc
phổ thông tại tỉnh Long An
58
Biểu đồ 2.7. Đánh giá khái quát về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo
dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
59
Biểu đồ 2.8. Các nội dung trong công tác quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập)
đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
61
Biểu đồ 2.9. Các hình thức quy hoạch, tuyển dụng (trưng tập) đội ngũ thanh
tra giáo dục bậc phổ thông
63
Biểu đồ 2.10. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác quy hoạch, tuyển
dụng (trưng tập) đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
65
Biểu đồ 2.11. Các nội dung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh
tra giáo dục bậc phổ thông
68
Biểu đồ 2.12. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc
phổ thông
70
Biểu đồ 2.13. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
72
Biểu đồ 2.14. Các nội dung trong công tác sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục
bậc phổ thông
75
Biểu đồ 2.15. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác sử dụng đội ngũ 77
thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Biểu đồ 2.16. Các nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh
tra giáo dục bậc phổ thông
80
Biểu đồ 2.17. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ thanh tra giáo dục bậc
phổ thông
82
Biểu đồ 2.18. Thái độ đối với các nhận xét trong công tác kiểm tra, đánh giá
đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
84
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo
dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An
110
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục
bậc phổ thông tại tỉnh Long An
114
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4. Giả thuyết nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 7
1.2. Các khái niệm có liên quan 10
1.3. Lý luận về đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 14
1.4. Lý luận về quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông 28
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC BẬC PHỔ
THÔNG TẠI TỈNH LONG AN
2.1. Tình hình đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An hiện nay 40
2.2. Vài nét về mẫu nghiên cứu 40
2.3. Mô tả cách thức nghiên cứu đề tài 42
2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An 45
Tiểu kết chương 2 86
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC BẬC
PHỔ THÔNG TẠI TỈNH LONG AN
3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An 87
3.2. Một số giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long
An 88
3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra
giáo dục tại tỉnh Long An 107
Tiểu kết chương 3 115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, vị trí, vai trò của nhân tố con người càng quan trọng. Con
người lại là sản phẩm của giáo dục, vì thế giáo dục trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển xã hội loài người. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước,
tất yếu và cấp bách phải đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo đường lối mà Đảng đã chỉ ra.
Đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, trước hết phải đổi mới công tác quản lý giáo dục. Nhiều
văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo đều xem đổi mới công tác
quản lý là yêu cầu tiên quyết của đổi mới giáo dục, trong đó công tác thanh tra giáo
dục là một khâu thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT.
Thanh tra có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo, vừa kiểm tra sự đúng đắn của bản
thân về công tác lãnh đạo của mình, vừa kiểm tra sự chấp hành của các cơ quan thuộc
quyền, nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất, bảo đảm cho việc
thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá
VIII, phần nói về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã ghi: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp
xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực của Bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo. Hoàn
thiện hệ thống Thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh
tra chuyên môn” [47].
Kiểm tra, kiểm soát luôn là một bộ phận cấu thành một cách tự nhiên trong hoạt
động của mọi tổ chức và cá nhân. Cùng với các hoạt động phòng ngừa và khắc phục,
hoạt động kiểm tra kiểm soát đã hình thành một hệ thống “đề kháng” của mỗi tổ chức
nhằm bảo vệ các tổ chức khỏi các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra,
hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên hiệu quả
lao động của tổ chức. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, trước những yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân
dân đã tin tưởng giao cho thanh tra giáo dục nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là kiểm
tra, giám sát các cơ sở giáo dục nói chung và các cơ sở giáo dục phổ thông nói riêng.
Do vậy, mỗi cán bộ, công chức, viên chức thanh tra giáo dục luôn xác định rõ trách
2
nhiệm của mình, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng tu dưỡng rèn
luyện, đoàn kết, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Nhà nước
giao phó.
Hiệu quả công tác thanh tra giáo dục phổ thông gồm các biện pháp quản lý của
lãnh đạo tổ chức thanh tra, biện pháp tác nghiệp của cán bộ thanh tra nhằm đạt được
những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ trước với thời gian và chi phí vật chất ít nhất.
Hiệu quả công tác thanh tra gắn bó mật thiết với hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời
hiệu quả công tác thanh tra còn phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ thanh tra. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt sáng
suốt thì người mới sáng suốt” [47]. Đổi mới công tác thanh tra giáo dục đã và đang trở
thành nhu cầu bức thiết. Đội ngũ thanh tra giáo dục phải thực sự vững mạnh để thực
hiện tốt công tác thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng quản lý trường học phổ
thông, qua đó giúp nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
Long An là một tỉnh năng động. Nền kinh tế thị trường đã và đang diễn ra mạnh
mẽ ở mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giáo dục bậc phổ
thông. Nhiều trường học phổ thông tư thục được thành lập và hoà nhập vào sự nghiệp
giáo dục chung của cả tỉnh. Bên cạnh đó, các trường công lập cũng được sát nhập, mở
rộng về quy mô trường, lớp. Do đó, ngành giáo dục Long An cần có sự kiểm tra, giám
sát chặt chẽ của cán bộ thanh tra đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh. Để đảm bảo
hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục phổ thông hoạt động đúng hướng phù hợp
với chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và của Tỉnh thì nhất thiết phải phát
triển đội ngũ thanh tra giáo dục đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Từ những phân
tích trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại
tỉnh Long An” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại
tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo
dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý nhân lực trong ngành giáo dục tại tỉnh Long An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An đã
chú trọng việc tuyển chọn và sử dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định:
chưa chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra; việc đánh giá và xếp
loại đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông chưa được quan tâm một cách thoả đáng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông.
- Xác định thực trạng công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
tại tỉnh Long An.
- Đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh
Long An.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
tại tỉnh Long An dưới góc nhìn tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và kiểm tra,
đánh giá chứ không mang tính dự báo dưới góc nhìn quản trị nguồn nhân lực.
- Đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông bao gồm: thanh tra viên giáo dục và
cộng tác viên thanh tra giáo dục tại Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT.
- Việc đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại
tỉnh Long An chỉ dừng ở mức khảo sát tính cần thiết và tính khả thi mà chưa thử
nghiệm hay thực nghiệm.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh
Long An một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành
các bộ phận trong một chỉnh thể.
4
Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách hệ thống và có cấu trúc theo một
trình tự khoa học. Đồng thời các giải pháp được đề xuất phải dựa trên một quy trình cụ
thể.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh phát triển của công tác quản lý đội ngũ thanh tra
giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An trong những khoảng thời gian và không gian
cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để điều tra khách quan nhất.
Việc đề xuất và khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý phải
được thực hiện theo một trình tự khoa học.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Việc nghiên cứu phải xuất phát từ việc giải quyết các vấn đề thực tiễn về công
tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết từ tài liệu, công
trình nghiên cứu, sách báo, chính sách Nhà nước, chiến lược giáo dục, các tài liệu trên
internet, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo
dục bậc phổ thông tại tỉnh Long An:
* Phiếu 1: Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý tại Sở GĐ&ĐT và các Phòng
GD&ĐT tỉnh Long An
Phiếu khảo sát gồm những nội dung:
- Phần 1: Thông tin cá nhân
- Phần 2: Nội dung hỏi
+ Nhận thức về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An
+ Thực trạng (tự đánh giá) công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
tại tỉnh Long An
5
• Thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
• Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
• Thực trạng công tác đánh giá và xếp loại đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
* Phiếu 2: Phiếu khảo sát dành cho đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Phiếu khảo sát gồm những nội dung:
- Phần 1: Thông tin cá nhân
- Phần 2: Nội dung hỏi
+ Nhận thức về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An
+ Thực trạng công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long
An
• Thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
• Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
• Thực trạng công tác đánh giá và xếp loại đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
* Phiếu 3: Phiếu khảo sát dành cho CBQL và giáo viên phổ thông
Phiếu khảo sát gồm những nội dung:
- Phần 1: Thông tin cá nhân
- Phần 2: Nội dung hỏi
+ Nhận thức về công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục tại tỉnh Long An
+ Thực trạng công tác quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh Long
An
• Thực trạng công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
6
• Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
• Thực trạng công tác đánh giá và xếp loại đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ
thông tại tỉnh Long An
Ngoài ra, phiếu điều tra khác cũng được thực hiện nhằm khảo sát tính cần thiết
và khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh
Long An cho cán bộ quản lý tại Sở GĐĐT và các Phòng GD&ĐT tỉnh Long An.
b. Phương pháp phỏng vấn
Tìm hiểu thực trạng quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông tại tỉnh
Long An với các nhóm khách thể đối tượng khảo sát được xác lập.
Phiếu phỏng vấn bao gồm:
- Phần 1: Thông tin cá nhân
- Phần 2: Nội dung hỏi
Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn:
+ Bổ sung thêm thông tin để làm sáng tỏ kết quả khảo sát
+ Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm cơ sở cho các giải pháp đề xuất
+ Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu đối với một số khách thể điển hình.
c. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của một số cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm đưa ra giải pháp
có tính cần thiết và khả thi liên quan đến việc quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc
phổ thông tại tỉnh Long An.
d. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả điều tra từ bảng hỏi bằng phần
mềm SPSS phiên bản 16.0.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ THANH TRA GIÁO DỤC
BẬC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ thanh tra giáo dục bậc phổ thông
Công tác thanh tra giáo dục từ lâu đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và sự
quan tâm đó được cụ thể hoá bằng các chủ trương, chính sách, luật:
Nghị quyết Hội nghị lần 2 của BCH Tr