Luận văn Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, GDP tăng bình quân 7,5%, với khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản mức tăng trung bình là 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%. Cơ cấu của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên mức 41% năm 2005. Kết quả này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành công nghiệp, xây dựng trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đối với quá trình trình phát triển kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất trong thời gian qua cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định, đặc biệt là tới vấn đề môi trường. Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất, không khí cũng như chất thải công nghiệp . đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thời gian qua chúng ta đã đưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng và kịp thời của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu phế liệu còn thiếu chặt chẽ. Không chỉ nhập khẩu phế liệu, một lượng lớn rác thải đã được đưa vào nước ta, gây tác động không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là vấn đề môi trường. Bài toán kinh tế và môi trường được đặt ra và thực sự cần lời giải đáp từ phía các nhà quản lý. Hơn thế, trong giai đoạn tới, với nhu cầu mở rộng sản xuất, các nhà sản xuất sẽ cần một lượng lớn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng, trong đó, nhập khẩu là một nguồn cung quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu thực trạng vấn đề nhập khẩu phế liệu của Việt Nam giai đoạn vừa qua và hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu hiện có trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong thời gian tới nhằm đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế và môi trường cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết. Đề tài “Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. 1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới những mục tiêu sau: - Đánh giá thực trạng nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 – nay; những tác động tới kinh tế và môi trường - Đánh giá thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất tại Việt Nam thời gian qua. - Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn tới. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, giám sát hoạt động nhập khẩu phế liệu cho sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Đối tượng Đối tượng: - Các nhóm phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định của pháp luật: Tại thời điểm lựa chọn viết luận văn, Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg đang có hiệu lực. Chính vì vậy, đối tượng được lựa chọn nghiên cứu của luận văn là các loại phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định này, bao gồm 4 nhóm: Nhóm phế liệu kim loại và hợp kim, Nhóm phế liệu nhựa, Nhóm phế liệu giấy và bìa cattong và Nhóm thủy tinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các đối tượng: Sắt thép phế liệu (tại nhóm phế liệu); nhựa phế liệu và giấy và bìa cattong phế liệu. Sở dĩ có sự lựa chọn này là do những nguyên nhân sau: + Đối với nhóm kim loại và hợp kim: Theo Quyết định số 03/2004/TTg, các kim loại và hợp kim được phép nhập khẩu bao gồm: Gang, thép, đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm, kẽm, hợp kim kẽm, ni ken, hợp kim ni ken phế liệu, tuy nhiên, ngoài sắt thép phế liệu các loại kim loại và hợp kim khác đều có lượng nhập khẩu rất ít trong thời gian qua. Trong nhóm này, phế liệu được nhập khẩu chủ yếu là sắt thép phế liệu. Vì vậy, đề tài lựa chọn việc phân tích đánh giá thực trạng nhập khẩu loại sắt thép phế liệu làm đại diện của nhóm phế liệu này. + Đối với nhóm thủy tinh phế liệu: Mặc dù theo qui định của nhà nước, đây là loại phế liệu được phép nhập khẩu, tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong thời gian qua, Việt Nam không tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Do vậy, trong luận văn của mình, tôi cũng loại bỏ việc thực hiện đối với thủy tinh phế liệu - Doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu - Các văn bản, chính sách có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian qua 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực tiễn của hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian qua cũng như thực tiễn công tác quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đó, định hướng và giải pháp lớn nhằm quản lý, giám sát một cách hiệu quả hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới. - Phạm vi về không gian: trong phạm vi cả nước - Phạm vi về thời gian: + Trong khâu đánh giá, nghiên cứu chọn giai đoạn từ 2001 – 2006 (bắt đầu đánh giá tình trạng nhập khẩu phế liệu sau quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về Về việc ban hành Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất) +Về các giải pháp, kiến nghị: được áp dụng trong giai đoạn 2007 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau: - Thu thập số liệu về tình hình nhập khẩu các thiết bị cũ và các sản phẩm có hại cho môi trường. - Phương pháp thống kê (phân tổ, phân tích.). Phương pháp thống kê được sử dụng trong tổng hợp và phân tích các số liệu có được từ việc điều tra thực tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp này nhằm thu thập một số số liệu và thông tin liên quan khác. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước cũng được thu thập thông qua phương pháp này. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Nội dung Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương I: Hoạt động nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước giai đoạn 2001 – 2006 Chương II: Thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước giai đoạn 2001 – 2006 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới

doc115 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB  Asia Development Bank   BOD  Biological Oxygen Demand   COD  Chemical Oxygen Demand   GATT  General Agreement on Tariffs and Trade   ITC  International Trade Central   HS  Harmonised System   MOI  Ministry of Industry   MONRE  Ministry of Natural Resources and Environment   MFN  Most Favoured Nation   NT  National treatment   SPS  Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures   TBT  Technical barriers to trade   WTO  World Trade organisation   VND  Vietnam dong   VSC  Vietnam Steel Cooperation   WTO  World Trade Organization   MỞ ĐẦU Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, GDP tăng bình quân 7,5%, với khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản mức tăng trung bình là 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%. Cơ cấu của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên mức 41% năm 2005. Kết quả này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành công nghiệp, xây dựng trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đối với quá trình trình phát triển kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất trong thời gian qua cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định, đặc biệt là tới vấn đề môi trường. Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất, không khí cũng như chất thải công nghiệp .. đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thời gian qua chúng ta đã đưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng và kịp thời của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu phế liệu còn thiếu chặt chẽ. Không chỉ nhập khẩu phế liệu, một lượng lớn rác thải đã được đưa vào nước ta, gây tác động không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là vấn đề môi trường. Bài toán kinh tế và môi trường được đặt ra và thực sự cần lời giải đáp từ phía các nhà quản lý. Hơn thế, trong giai đoạn tới, với nhu cầu mở rộng sản xuất, các nhà sản xuất sẽ cần một lượng lớn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng, trong đó, nhập khẩu là một nguồn cung quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu thực trạng vấn đề nhập khẩu phế liệu của Việt Nam giai đoạn vừa qua và hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu hiện có trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong thời gian tới nhằm đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế và môi trường cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết. Đề tài “Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. 1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới những mục tiêu sau: - Đánh giá thực trạng nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 – nay; những tác động tới kinh tế và môi trường - Đánh giá thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất tại Việt Nam thời gian qua. - Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn tới. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, giám sát hoạt động nhập khẩu phế liệu cho sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Đối tượng Đối tượng: - Các nhóm phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định của pháp luật: Tại thời điểm lựa chọn viết luận văn, Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg đang có hiệu lực. Chính vì vậy, đối tượng được lựa chọn nghiên cứu của luận văn là các loại phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định này, bao gồm 4 nhóm: Nhóm phế liệu kim loại và hợp kim, Nhóm phế liệu nhựa, Nhóm phế liệu giấy và bìa cattong và Nhóm thủy tinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các đối tượng: Sắt thép phế liệu (tại nhóm phế liệu); nhựa phế liệu và giấy và bìa cattong phế liệu. Sở dĩ có sự lựa chọn này là do những nguyên nhân sau: + Đối với nhóm kim loại và hợp kim: Theo Quyết định số 03/2004/TTg, các kim loại và hợp kim được phép nhập khẩu bao gồm: Gang, thép, đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm, kẽm, hợp kim kẽm, ni ken, hợp kim ni ken phế liệu, tuy nhiên, ngoài sắt thép phế liệu các loại kim loại và hợp kim khác đều có lượng nhập khẩu rất ít trong thời gian qua. Trong nhóm này, phế liệu được nhập khẩu chủ yếu là sắt thép phế liệu. Vì vậy, đề tài lựa chọn việc phân tích đánh giá thực trạng nhập khẩu loại sắt thép phế liệu làm đại diện của nhóm phế liệu này. + Đối với nhóm thủy tinh phế liệu: Mặc dù theo qui định của nhà nước, đây là loại phế liệu được phép nhập khẩu, tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong thời gian qua, Việt Nam không tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Do vậy, trong luận văn của mình, tôi cũng loại bỏ việc thực hiện đối với thủy tinh phế liệu - Doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu - Các văn bản, chính sách có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian qua 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực tiễn của hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian qua cũng như thực tiễn công tác quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đó, định hướng và giải pháp lớn nhằm quản lý, giám sát một cách hiệu quả hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới. - Phạm vi về không gian: trong phạm vi cả nước - Phạm vi về thời gian: + Trong khâu đánh giá, nghiên cứu chọn giai đoạn từ 2001 – 2006 (bắt đầu đánh giá tình trạng nhập khẩu phế liệu sau quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về Về việc ban hành Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất) +Về các giải pháp, kiến nghị: được áp dụng trong giai đoạn 2007 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau: - Thu thập số liệu về tình hình nhập khẩu các thiết bị cũ và các sản phẩm có hại cho môi trường. - Phương pháp thống kê (phân tổ, phân tích...). Phương pháp thống kê được sử dụng trong tổng hợp và phân tích các số liệu có được từ việc điều tra thực tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp này nhằm thu thập một số số liệu và thông tin liên quan khác. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước cũng được thu thập thông qua phương pháp này. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Nội dung Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương I: Hoạt động nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước giai đoạn 2001 – 2006 Chương II: Thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước giai đoạn 2001 – 2006 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006 1.1. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước 1.1.1. Vài nét về phế liệu Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phế liệu, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm phế liệu được căn cứ theo văn bản có hiệu lực tại thời điểm lựa chọn luận văn – Quyết định 03/2004/TTg. Theo Điều 3 của Quyết định này, phế liệu được hiểu là: Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Nguyên liệu thứ phẩm là nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về quy cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác; Nguyên liệu vụn là nguyên liệu được loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn); Vật liệu tận dụng là vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm. Điều 3 – Quyết định số 03/2004/TTg   Từ khái niệm này có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của phế liệu như sau: - Được loại ra trong quá trình sản xuất, tiêu dùng nhưng vẫn có giá trị sử dụng – làm nguyên liệu sản xuất - Phế liệu có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: nguyên liệu thứ phẩm; nguyên liệu vụn và vật liệu tận dụng. Bên cạnh việc hiểu khái niệm phế liệu, chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm phế liệu với phế thải (hay chất thải) vì trên thực tế, sự không rõ ràng giữa 2 khái niệm này trở thành khe hở cho tình trạng nhập khẩu trái qui định, nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. Cũng theo Điều 3 của Quyết đinh số 03/2004/TTg, “Chất thải là chất được loại ra trong sản xuất, tiêu dùng hoặc trong các hoạt động khác mà không đồng nhất về chất với phế liệu nhập khẩu và dưới dạng khối, cục, bánh hoặc vật dụng cụ thể” Mặc dù tại định nghĩa này, sự khác biệt giữa chất thải và phế liệu chưa được làm rõ, tuy nhiên, có thể thấy điểm khác nhau cơ bản nhất giữa phế liệu và phế thải là: phế liệu có giá trị sử dụng, có thể làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, trong khi đó, chất thải thì không có giá trị sử dụng vì không thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào, bao gồm cả mục đích làm nguyên liệu sản xuất. Có 2 nguồn cung cấp phế liệu là thu mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Ở Việt Nam, trước đây tỷ lệ thu gom trong nước chiếm đa số. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, đa số các phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài do việc thu gom trong nước không đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất tại các ngành. Ví dụ như ngành thép, nếu trước đây việc thu mua trong nước cung ứng phần lớn cho các doanh nghiệp tái chế thì đến nay, nguồn cung ứng trong nước ngày càng chiếm tỷ lệ ít hơn do: Thứ nhất: nguồn sắt thép phế liệu chiến tranh đã dần dần bị khai thác hết; Thứ hai: do là một nước đang phát triển, đặc biệt là công nghiệp chưa phát triển, chính vì vậy, sắt thép phế liệu có nguồn gốc từ các vật liệu tận dụng là rất hạn chế. Chính bởi vậy, phế liệu có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng lượng phế liệu cung cấp cho các nhà sản xuất. 1.1.2. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu Phế liệu nhập khẩu đang trở thành nguồn nguyên liệu ngày một quan trọng trong sự phát triển của các ngành, đồng thời có những lý do để tồn tại và phát triển mậu dịch phế liệu: - Thứ nhất, việc thu thập và sử dụng phế liệu rẻ hơn là khai thác, tuyển chọn và sử dụng nguyên liệu nguyên sinh. - Thứ hai, nguồn nguyên liệu là phế liệu được loại ra ngày càng nhiều trên toàn thế giới do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp. Đồng thời việc sử dụng phế liệu để tái sản xuất còn nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu ngày càng khan hiếm trên phạm vi toàn cầu. - Thứ ba, việc xử lý phế liệu còn góp phần cơ bản vào việc giữ gìn cảnh quan, môi trường sống, thực hiện công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; - Thứ tư, một đặc điểm dễ nhận thấy ở cả 3 ngành: thép, nhựa, giấy là sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất sản phẩm và khả năng cung ứng nguyên liệu. Chính vì vậy, để tận dụng công suất hiện có, các ngành đều phải nhập nguyên liệu từ thị trường bên ngoài (phôi thép, bột giấy, bột nhựa). Tuy nhiên, giá của nguồn nguyên liệu này luôn có những biến động hết sức phức tạp trên thị trường gây nên những khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp. Do đó, việc chủ động nguyên liệu là yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, các nguồn nguyên liệu như: quặng (ngành thép), bột nhựa (ngành nhựa), bột giấy (ngành giấy) thường bị hạn chế do yếu tố tự nhiên và khả năng vốn, khả năng về công nghệ của doanh nghiệp thì việc sử dụng phế liệu đang dần giữ một vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, nguồn phế liệu trong nước thường chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu, chính vì vậy việc nhập khẩu từ thị trường nước ngoài là một giải pháp ưu tiên của doanh nghiệp. - Thứ năm, lượng phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng. Từ những con số thống kê về thực trạng nhập khẩu phế liệu (sắt thép, giấy, nhựa) có thể thấy việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành và những chủ trương kịp thời của nhà nước, phế liệu trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng của các ngành sản xuất. - Thứ sáu, việc sử dụng nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu sẽ tạo việc làm cho số lao động không nhỏ, góp phần thực hiện chính sách xã hội của đất nước. Như vây, tận dụng phế liệu là một trong những tiền đề góp phần giảm giá thành của sản phẩm. Nhà nước cho phép và tạo điều kiện hợp lý để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các ngành sản xuất. 1.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu phế liệu Với những phân tích về thực trạng phát triển của các ngành, tình hình sử dụng và nhập khẩu phế liệu có thể rút ra một số nhận định sau: - Thứ nhất, mặc dù khối lượng nhập khẩu trong thời gian qua tăng nhưng còn ở mức thấp và có nhiều biến động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này trước hết là do nhu cầu của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Ngoài ra, việc thu mua còn manh mún, chưa tập trung thành những đầu mối lớn, khả năng bốc dỡ tại các cảng biển cộng thêm những biến động về mặt cơ chế chính sách của doanh nghiệp đã gây nên tình trạng này. - Thứ hai, phế liệu nhập khẩu của các ngành chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp, trung bình. Mặc dù có những ưu thế nhất định nhưng việc sử dụng phế liệu không thể thay thế cho các nguồn nguyên liệu khác do đa phần nguồn nguyên liệu này được sử dụng nhằm sản xuất các sản phẩm có chất lượng ở mức trung mình. Rất nhiều các sản phẩm đặc dụng của các ngành như: với ngành thép là thép phục vụ cho ngành cơ khí, giấy (các sản phẩm giấy có chất lượng cao) và ngành nhựa là nhựa sản xuất các sản phẩm kỹ thuật thì không thể tận dụng nguồn nguyên liệu này do yêu cầu về chất lượng. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng không thể thay thế toàn bộ nguyên liệu đầu vào của các ngành bằng nguồn phế liệu. Nói một cách khác, để phát triển các ngành sản xuất cần có một hệ thống chính sách đồng thời tác động tới tất cả các khả năng cung ứng nguyên liệu nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng cho các ngành. - Thứ ba, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất lớn, một phần không nhỏ đối tượng sử dụng các loại phế liệu này là các làng nghề. Ở Việt Nam, hệ thống làng nghề phát triển rất mạnh mẽ. Với các làng nghề sản xuất sản phẩm sắt thép, nhựa, giấy thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là phế liệu. Phần lớn phế liệu phục vụ cho các làng nghề này được thu mua từ nguồn trong nước, còn lại là được nhập khẩu từ nước ngoài. 1.2.1. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu sắt thép phế liệu 1.2.1.1. Một số nét về ngành thép Ngành Thép Việt Nam được hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 sau sự ra đời của Công ty Gang Thép Thái nguyên. Mặc dù ra đời khá sớm, tuy nhiên, sự phát triển của ngành thép chỉ thực sự khởi sắc từ những 90 trở lại đây. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngành Thép đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2006, sản lượng thép xây dựng đạt 3,1 triệu tấn – đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và tăng 15% so với năm 2005. Ngoài ra, sản phẩm thép của ngành còn đáp ứng một phần quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Trong giai đoạn 1996 – 2005, nhu cầu về các sản phẩm thép, đặt biệt là thép xây dựng tăng mạnh với tốc độ trung bình là 19,9%. Đến năm 2005, nhu cầu thép tăng gấp 7 lần so với năm 1995 Bảng 1.1- Tổng hợp tình hình tiêu thụ thép giai đoạn 1991 - 2005 Năm  1991  1995  2000  2001  2004  2005   1. Tổng tiêu thụ thép thành phẩm (Nghìn tấn)  497  1145  3171  4010  6094  7016   1.1. . Thép TP SX nội địa  149  470  1538  1914  3280  3888   1.2. Thép xuất khẩu  -  -  15  2  99  170   1.3. . Thép nhập khẩu  348  675  7603  2098  2913  3297   Tỷ lệ SX nội địa/tổng tiêu thụ %  30  42  50  48  54  55   Nguồn: Tổng cục Thống kê – Tổng cục Hải quan Từ những số liệu trên đây cho thấy, sản xuất thép trong nước đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu thụ nội địa. Nếu như năm 1991 sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước thì tới năm 2005 con số này đã vào khoảng hơn 55%. Bắt đầu từ năm 2000, thép thành phẩm của Việt Nam còn được xuất ra thị trường thế giới. Năm 2005, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới con số 170.000 tấn với kim ngạch đạt 2,93 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường thép Việt nam hiện mất cân đối giữa cung và cầu: cung thép cán xây dựng vượt gấp đôi nhu cầu trong khi đó chúng ta lại phải nhập hoàn toàn các sản phẩm thép có chất lượng cao (phục vụ cho ngành cơ khí); ngoài ra, sản xuất thép của Việt Nam còn mất cân đối giữa sản xuất thép cán và sản xuất phôi thép. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thép thời gian qua cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày một tăng cao khiến nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho ngành này cũng ngày càng lớn. Ngoài nguồn nguyên liệu từ quặng khai thác trong nước, phôi thép nhập khẩu thì sắt thép nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó, sắt thép nhập khẩu chiếm đa số nguồn cung ứng phế liệu này. 1.2.1.2. Thực trạng sử dụng sắt thép phế liệu Hiện nay, nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành thép được khai thác từ ba “kênh” chính: Khai thác và chế biến nguồn quặng trong nước: Tính đến nay, Việt Nam đã phát hiện được 216 mỏ, điểm quặng sắt khác nhau trong cả nước với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ quặng của VN đều có trữ lượng thấp và chất lượng không cao. Với công suất luyện kim hiện nay khoảng 10-15triệu tấn thép/năm thì trữ lượng quặng sắt hiện có chỉ đủ duy trì sản xuất trong nước trong vài chục năm. Hiện tại, việc cung ứng nguyên liệu cho ngành thép từ quặng sắt chỉ chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 20% nhu cầu so với các nguồn khác. Chính vì vậy, đây có thể coi là nguồn nguyên liệu không bền vững và ổn định cho sự phát triển của ngành thép, buộc ngành thép cần có những điều chỉnh trong định hướng sử dụng đa dạng những nguồn nguyên liệu khác phục vụ sự phát triển của ngành. Nhập khẩu phôi thép: Đây là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho ngành thép Việt Nam thời gian qua. Do khả năng tự đáp ứng về phôi thép cho công đoạn cán thép vẫn còn ở mức thấp (20 – 25%), chính vì vậy, để tận dụng công suất cán thép của ngành, hàng năm, khối lượng phôi thép mà chúng ta phải nhập khẩu lên tới xấp xỉ 2 triệu tấn. Bảng 1.2 - Thực trạng nhập khẩu phôi thép giai đoạn 2001 – 2006  Năm  2001  2002  2003  2004  2005  2006   Số lượng (1000 tấn)  1.772  2.207  1.855  2.273  2.227  2.017   Giá trị (ngàn USD)  335.000  459.000  511.000  870.000  838.000  774.000   Nguồn: Tổng cục Thống kê Con số thống kê ở đây có thể cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của ngành thép Việt Nam đối với nguồn phôi nhập khẩu. Với những biến động liên tục ở thị trường phôi thép trên thế giới, đây sẽ là một yếu tố bất lợi tác động tới sự ổn định của thị trường thép trong nước. Sắt thép phế liệu: 80% sản lượng phôi thép ở Việt Nam hiện nay được sản xuất từ phế liệu bằng công nghệ lò điện. Phế liệu được cung cấp từ hai nguồn chính là thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài trong đó nguồn nhập khẩu chiếm đa số. Trong ba nguồn trên, thì sắt thép phế liệu đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất thép. Đây là nguồn nguyên liệu được hầu hết các đối tượng sản xuất thép sử dụng, các đối tượng này bao gồm hai nhóm chính: Doanh nghiệp luyện thép: Đây là đối tượng chính sử dụng phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình luyện thép. Theo th
Luận văn liên quan