Nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa" là hết sức cần thiết, bởi những lý do sau:
Một là, quản lý nhà nước bằng pháp luật - theo chủ trương của Đảng tuy đã được thực hiện trong nhiều năm song không phải ở cấp quản lý nhà nước nào, ở lĩnh vực quản lý nào cũng được bảo đảm. Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), ở cấp chính quyền cơ sở, việc quản lý bằng pháp luật còn rất nhiều hạn chế, là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đang ngày càng gia tăng.
Hai là, Thanh Hóa là một tỉnh lớn, dân số đông (trên 3,8 triệu người), đang trên đà phát triển, đang đứng trước nhiều vấn đề lớn về kinh tế - xã hội phải giải quyết, trong đó có vấn đề củng cố xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nâng cao trình độ, năng lực quản lý bằng pháp luật của cấp chính quyền này. Thực tế cho thấy, nhiều cấp chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) còn nhiều hạn chế. Ở những nơi đó thường là TTATGTĐB không được bảo đảm, hầu hết các vi phạm, va chạm, TNGT đều xảy ra trên địa bàn này. Cùng với việc chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB thì ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông (ATGT) của người dân, nhất là lớp trẻ ở nông thôn khi tham gia giao thông còn yếu kém, vai trò của đội ngũ công an xã chưa được phát huy.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm các đạo luật có vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật, trực tiếp điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo chủ trương đó, việc bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB nói chung, trên địa bàn cơ sở nói riêng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, trong đó không chỉ để khắc phục sự mất ATGT ùn tắc, giảm thiểu, va chạm, TNGT, giảm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, vật chất do TNGT gây ra, mà còn góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức pháp luật, thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cũng qua đó, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phát huy được vai trò to lớn của chính quyền này trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, vai trò tự quản của cộng đồng làng, xã.
129 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa" là hết sức cần thiết, bởi những lý do sau:
Một là, quản lý nhà nước bằng pháp luật - theo chủ trương của Đảng tuy đã được thực hiện trong nhiều năm song không phải ở cấp quản lý nhà nước nào, ở lĩnh vực quản lý nào cũng được bảo đảm. Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), ở cấp chính quyền cơ sở, việc quản lý bằng pháp luật còn rất nhiều hạn chế, là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đang ngày càng gia tăng.
Hai là, Thanh Hóa là một tỉnh lớn, dân số đông (trên 3,8 triệu người), đang trên đà phát triển, đang đứng trước nhiều vấn đề lớn về kinh tế - xã hội phải giải quyết, trong đó có vấn đề củng cố xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nâng cao trình độ, năng lực quản lý bằng pháp luật của cấp chính quyền này. Thực tế cho thấy, nhiều cấp chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) còn nhiều hạn chế. Ở những nơi đó thường là TTATGTĐB không được bảo đảm, hầu hết các vi phạm, va chạm, TNGT đều xảy ra trên địa bàn này. Cùng với việc chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB thì ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông (ATGT) của người dân, nhất là lớp trẻ ở nông thôn khi tham gia giao thông còn yếu kém, vai trò của đội ngũ công an xã chưa được phát huy.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm các đạo luật có vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật, trực tiếp điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo chủ trương đó, việc bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB nói chung, trên địa bàn cơ sở nói riêng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, trong đó không chỉ để khắc phục sự mất ATGT ùn tắc, giảm thiểu, va chạm, TNGT, giảm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, vật chất do TNGT gây ra, mà còn góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức pháp luật, thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cũng qua đó, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phát huy được vai trò to lớn của chính quyền này trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, vai trò tự quản của cộng đồng làng, xã.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn có thể được chia thành hai nhóm:
1. Nhóm các công trình nghiên cứu xử lý những vấn đề có tính kỹ thuật, như các đề án khắc phục ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhất là làm giảm TNGT. Do yêu cầu, phạm vi, nội dung nghiên cứu đề tài, các công trình này chỉ là các tài liệu tham khảo.
2. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có các công trình trực tiếp nghiên cứu lĩnh vực quản lý TTATGTĐB. Cụ thể nhóm này có các công trình khoa học tiêu biểu sau đây:
- Đề tài khoa học cấp bộ (1998): "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an. Đề tài nghiên cứu những vấn đề đúng như tên đề tài đã xác định, trong đó, về mặt lý luận, đã làm rõ khái niệm tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB), những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến TNGT, những giải pháp mà lực lượng Cảnh sát giao thông cần thực hiện để giảm thiểu TNGT hiện nay.
- Về các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài luận văn. Dưới góc độ luật học, có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công ở trong và ngoài Học viện. Đề tài của các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đó nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, mới đây nhất có:
+ Luận án tiến sĩ (2006): "Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực bảo vệ rừng", của nghiên cứu sinh Hà Công Tuấn, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
+ Luận án tiến sĩ (2006): "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay", của nghiên cứu sinh Lê Văn Trung, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khác về đề tài quản lý nhà nước các lĩnh vực khác, như lĩnh vực hoạt động du lịch, về văn hóa, xuất bản… Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đó đã nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước bằng pháp luật mà tác giả có thể kế thừa trong thực hiện Luận văn của mình.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đáng chú ý là:
+ Luận văn thạc sĩ luật học (2001): "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Huy Bằng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận về pháp chế, trong lĩnh vực TTATGTĐB, như khái niệm pháp chế pháp chế trong lĩnh vực TTATGTĐB, nội dung và giải pháp tăng cường pháp chế trên lĩnh vực này. Mặc dù đề tài luận văn này không trùng lặp với đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu, song có nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề về cơ sở pháp luật của pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện luận văn của tác giả.
- Luận văn thạc sĩ luật học (2005): "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay", của Dương Quốc Hoàng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Những vấn đề lý luận mà luận văn này nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn. Tuy nhiên, đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu hẹp hơn, cụ thể hơn, tức là chỉ nghiên cứu lĩnh vực TTATGTĐB mà chủ thể quản lý là cấp chính quyền cơ sở, gắn với đơn vị hành chính cụ thể là tỉnh Thanh Hóa.
- Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn Chính đồng chủ biên (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. Sách đã phân tích khái niệm TTATGTĐB, thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGTĐB. Khái niệm TTATGTĐB mà các tác giả cuốn sách đưa ra có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện đề tài luận văn.
- Một số bài viết của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí có liên quan đến đề tài, chủ yếu là trên Tạp chí Giao thông vận tải (GTVT), Tạp chí Quản lý nhà nước, nghiên cứu quản lý nhà nước lĩnh vực GTVT, giao thông đô thị dưới góc độ của ngành luật hành chính, đáng chú ý là các công trình sau:
+ Nguyễn Thủy Anh (2003): "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2003.
+ Hoàng Đình Ban (2004) "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm nhìn lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004.
+ Lê Ngọc Tiến (2004) "Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí GTVT, số 7/2004.
Từ nội dung của các công trình khoa học trên cho thấy đề tài luận văn không trùng lặp, là đề tài mới thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Về mục đích: Luận văn có mục đích nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp bảo đảm cho chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả công cụ pháp luật trong quản lý về TTATGTĐB, nhờ đó khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu TNGT, bảo vệ tốt môi trường sống, sinh hoạt, học tập, làm ăn của người dân ở cơ sở.
- Về nhiệm vụ: Phù hợp mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật, những đặc điểm và nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền cơ sở đối với lĩnh vực TTATGTĐB, những yếu tố bảo đảm cho cấp chính quyền này thực hiện việc quản lý có hiệu quả lĩnh vực TTATGTĐB bằng công cụ pháp luật hiện nay.
+ Phân tích thực trạng TTATGTĐB và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực này của cấp chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa, thời gian từ năm 2003 đến nay. Qua phân tích thực trạng, luận văn rút ra ưu điểm, hạn chế, nhất là rút ra những nguyên nhân hạn chế trong quản lý bằng pháp luật của chính quyền cơ sở trên lĩnh vực TTATGTĐB.
+ Đề xuất và luận chứng các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền cơ sở trên lĩnh vực TTATGTĐB.
- Về phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý bằng pháp luật của chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa, thời gian nghiên cứu gắn với nhiệm kỳ của chính quyền cơ sở, từ năm 2003 đến năm 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật trên địa bàn.
Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của khoa học luật chuyên ngành, trực tiếp là cơ sở lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp truyền thống của triết học Mác - Lênin, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, luận văn còn sử dụng một số phương pháp của lý thuyết hệ thống, xã hội học, khoa học thống kê. Cụ thể là:
- Các phương pháp của triết học Mác - Lênin, như phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn được sử dụng đồng thời để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn ở cả 03 chương.
- Phương pháp xã hội học, thống kê được sử dụng chủ yếu trong chương 2, phần đánh giá thực trạng TTATGTĐB và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực này của chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp lý thuyết hệ thống bảo đảm cho những nội dung được đưa ra phân tích, nhất là trong việc lập luận các quan điểm, giải pháp có mối liên hệ hữu cơ, các chương, tiết của luận văn có tính liên thông, nhất quán.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được có thể nêu một số điểm mới sau:
- Xây dựng những cơ sở lý luận cho việc bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền cơ sở, các yếu tố bảo đảm cho cấp chính quyền này quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB vốn đang là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay.
- Đánh giá khái quát thực trạng quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền xã, thị trấn, rút ra các nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền này ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Luận chứng các giải pháp bảo đảm cho chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB phù hợp với điều kiện hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đóng góp vào việc hoàn thiện những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với một cấp chính quyền cụ thể, từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực thi có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật TTATGTĐB của các cơ quan quản lý nhà nước.
Về học thuật, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở
Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB liên quan đến nhiều khái niệm khác như: khái niệm quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tuy nhiên, đây cũng là những khái niệm đã được nhiều công trình khoa học, trong đó có các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu. Để có tính hệ thống luận văn chỉ khái quát những nội dung cơ bản của các khái niệm ấy.
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là nhu cầu khách quan của xã hội, ngay từ xã hội mông muội, đến xã hội hiện đại ngày nay. Quản lý xuất hiện thì các học thuyết về quản lý cũng ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện. Mỗi học thuyết quản lý nghiên cứu theo những "lát cắt" khác nhau. Học thuyết quản lý của Khổng Tử là một trong các thuyết ra đời sớm nhất, cho đến ngày nay vẫn có ảnh hưởng lớn đến thực tiễn quản lý ở cả các nước phương Ðông, và cả các nước phương Tây. Khổng Tử không chỉ là nhà khoa học quản lý lỗi lạc, mà còn là nhà thực tiễn quản lý tài ba, và là người đầu tiên trên thế giới mở trường tư dạy quản lý. Những môn sinh của Ông có nhiều người xuất thân từ thân phận thấp hèn, song có người làm tới chức Tể tướng, như Tử Du (Ngôn Yên); làm quan Đại trượng phu, như Tể Dư, Nhiễu Cầu, Trọng Di (Tử Lộ), hoặc trở thành những nhà giáo - học giả nổi tiếng như Tử Hạ, Tăng Sâm, Tử Trương...
Học thuyết quản lý của Khổng Tử lấy đạo nhân làm triết lý, lấy nhân, lễ, nghĩa, trí, lợi làm thành các nguyên tắc căn bản để xây dựng các chính sách cai trị, đào tạo tầng lớp quan cai trị, để dùng người (quản lý nhân sự). Thuyết chính danh, một trong những nội dung chính yếu của học thuyết quản lý của Khổng Tử, đòi hỏi "quản lý chính danh là phải làm việc xứng với danh hiệu chức vụ mà người đó được giao" [32, tr. 65], "vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con".
Đối ngược với học thuyết của Khổng Tử, học thuyết quản lý của Hàn Phi Tử lấy chủ trương pháp trị, dùng pháp luật để cai trị. Trên cơ sở của tư tưởng triết học cơ bản là "bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản thân" [32, tr. 65], Hàn Phi Tử luận về pháp trị trong quản lý, nhấn mạnh "pháp phải tùy thời", "thời thay mà pháp luật không đổi thì loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt" [32, tr. 74]; hay "pháp luật phải soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành", "phải có tính phổ biến".
Ở phương Tây, những học thuyết quản lý cũng ra đời từ rất sớm, gắn liền với những tên tuổi lỗi lạc, như Aristot, Đề Các, Xô Crat, Sô Lông...
Như trên đã nêu, tùy theo góc độ nghiên cứu, mà các học thuyết quản lý đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Từ góc độ xem con người là động vật kinh tế, FW. Taylor (1856-1915) quan niệm: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất" [32, tr. 8].
- Xem con người là một thực thể xã hội, có đời sống tâm lý, tính cảm, có tính tổ chức và tính cộng đồng, vừa là đối tượng quản lý, đồng thời cũng là chủ thể quản lý đã là cơ sở của nhiều học thuyết quản lý sống động và đầy đủ hơn. Những học thuyết này cho rằng "hiệu quả lao động tăng lên không chỉ ở cách quản lý khoa học mà còn khi tạo ra được trong các tổ chức đó những mối quan hệ con người tốt đẹp" [32, tr. 15]; rằng "phải chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm" [32, tr. 15]. Đó là các học thuyết quản lý của M.Follet (1868 -1933), của E.Mayo (1880-1949);
- P. Drucker xây dựng học thuyết quản lý của mình trong xã hội thông tin - hậu công nghệ, với triết lý "kiến thức và hiệu quả lao động trí óc trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của các tổ chức".
Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, học thuyết về quản lý cũng phát triển hết sức phong phú. V.I. Lênin là người đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản lý. Người nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền Xô viết "là quản lý và quản lý" đồng thời đòi hỏi phải phân biệt quản lý với hoạt động chính trị, rằng "mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước là nhằm phát triển kinh tế" [32, tr. 12], phải học tập quản lý "ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản" [32, tr. 12].
Nội dung cơ bản của những học thuyết về quản lý xã hội trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
- Quản lý xã hội là quản lý một cách khoa học, "là sự tác động có ý thức, có mục đích của con người lên toàn bộ hệ thống xã hội hoặc đến từng khâu của nó" (các phạm vi hoạt động xã hội, các ngành kinh tế, các liên hiệp sản xuất, các xí nghiệp...), bảo đảm sự hoạt động tối ưu và sự phát triển của chúng trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan và những xu hướng vốn có của chủ nghĩa xã hội [64, tr. 263].
Quản lý với quan niệm trên là khách quan, vừa là kết quả, vừa là yêu cầu cần thiết của sự giao tiếp trong quá trình lao động, trao đổi sản phẩm lao động, yêu cầu về tính tổ chức, trật tự, sự phân công lao động, hay do tính chất xã hội của lao động quyết định.
- Quản lý xã hội một cách khoa học là việc sử dụng hệ thống tri thức, công cụ, phương thức và cơ chế đa dạng, phong phú tác động lên ý thức, hành vi của con người, "làm cho sự hoạt động chủ quan của con người phù hợp những đòi hỏi của những quy luật khách quan" [64, tr. 263].
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội một cách khoa học là quản lý con người, "là sự tổ chức một cách tốt nhất đời sống kinh tế của họ, giáo dục họ theo tinh thần, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa" [64, tr. 263].
Tóm lại, Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, quản lý được quan niệm khác nhau, với những định nghĩa khác nhau, song quản lý, về thực chất là quản lý con người, là thực hiện những tác động lên ý thức, tâm lý, tình cảm của con người bằng một hệ thống công cụ, phương tiện, mô hình và cơ chế khác nhau nhằm tổ chức, điều chỉnh hành vi của con người theo những mục tiêu quản lý, phù hợp với quy luật vận động khách quan của tổ chức, của xã hội.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật
Quản lý nhà nước hay quản lý của nhà nước là những hoạt động quản lý, song có những đặc trưng riêng, đó là:
- Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện khi nhà nước xuất hiện. Nhà nước trở thành người đại diện xã hội, là chủ thể chủ yếu quản lý xã hội, quản lý một cách toàn diện cả về dân cư, lãnh thổ và quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- Quản lý nhà nước là quản lý công, được phân biệt với quản lý tư ở mục tiêu quản lý là những lợi ích công cộng, được bảo đảm bằng quyền lực công mà xã hội trao cho nhà nước.
- Quản lý nhà nước là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật. Pháp luật vừa là chuẩn mực của quản lý, vừa thể hiện và bảo đảm uy quyền trong quản lý. Có thể khẳng định: Có nhiều học thuyết quản lý khác nhau; có học thuyết xem nhẹ pháp luật, có học thuyết coi trọng pháp luật, song không có nhà nước nào không quản lý bằng pháp luật. Không có pháp luật nhà nước không có công cụ, uy quyền để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Do pháp luật có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nước nên việc định ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật được gắn với những chức năng quản lý, quy trình quản lý của nhà nước, gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nước.
- Vì vai trò của pháp luật như trên nên quản lý nhà nước đối với xã hội (quản lý dân cư, quản lý lãnh thổ, quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội) cũng đồng nghĩa với quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với xã hội. Và như thế, nội dung của quản lý, hay của những hoạt động quản lý mà nhà nước là chủ thể được quy ra thành ba hoạt động sau:
Một là, hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đây là hoạt động nhằm đặt ra các chuẩn mực pháp lý để điều chỉnh các hành vi, hoạt động quản lý cụ thể nhằm tác động lên đối tượng quản lý, hướng đối tượng quản lý theo những mục tiêu (khách thể quản lý) cụ thể.
Hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật là hoạt động đầu tiên của chu trình quản lý nhà nước, và với nội d