Trong cơ chế cũ, nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước theo phương thức mệnh lệnh, hành chính, bao cấp, vì vậy, các giao dịch dân sự hầu như không phát triển, các giao dịch này chủ yếu dựa trên sự tin cậy, các thỏa thuận được thực hiện phần lớn bằng lời nói, viết tay hoặc do cơ quan hành chính nhà nước thị thực. Vì vậy, quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về công chứng nói riêng, chưa được quan tâm một cách thấu đáo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động giao lưu dân sự, kinh tế và xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng các giao dịch dân sự, đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để quản lý các giao dịch dân sự, kinh tế, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội.
Cùng với sự ra đời của Luật Công chứng là sự xuất hiện của các Văn phòng công chứng (VPCC). Điều này đã khắc phục được những hạn chế đáng kể như sự quá tải của các Phòng Công chứng, cũng như việc phân định giữa công chứng và chứng thực, vấn đề phân cấp, phân quyền trong quảm lý nhà nước (QLNN) về công chứng Sự ra đời của VPCC đã góp phần chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa hoạt động công chứng được coi là bước đột phá trong cải cách hoạt động công chứng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc ra đời của VPCC bên cạnh Phòng Công chứng cũng đặt ra những vấn đề cấp bách trong quản lý, mà Luật Công chứng không thể tiên liệu hết được những vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện trên thực tế với rất nhiều biến động. Từ đó có thể thấy, công tác QLNN về hoạt động công chứng là rất quan trọng và nhạy cảm trong xu hướng “xã hội hóa dịch vụ công”, rất cần thiết phải hoàn thiện trên cơ sở định hướng đúng với mục tiêu chính trị, xã hội, kinh tế lâu dài, đảm bảo lợi ích tối cao cho người dân, đảm bảo hiệu quả trong công tác QLNN, đồng thời đề cao tính tự chịu trách nhiệm cá nhân của công dân.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đặt ra trong QLNN đối với VPCC trong giai đoạn hiện nay về mặt lý luận, thực tiễn, xây dựng các luận cứ khoa học, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý với VPCC phù hợp với thực tiễn biến động của lĩnh vực công chứng một cách hiệu quả thông qua ban hành văn bản quản lý, tổ chức thực hiện, thanh tra kiểm tra trên thực tế tại địa bàn thành phố Hà Nội, một trong những địa bàn phức tạp nhất toàn quốc. Chính vì lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với cácVăn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công.
104 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6581 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý Nhà nước đối với cácVăn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế cũ, nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước theo phương thức mệnh lệnh, hành chính, bao cấp, vì vậy, các giao dịch dân sự hầu như không phát triển, các giao dịch này chủ yếu dựa trên sự tin cậy, các thỏa thuận được thực hiện phần lớn bằng lời nói, viết tay hoặc do cơ quan hành chính nhà nước thị thực. Vì vậy, quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về công chứng nói riêng, chưa được quan tâm một cách thấu đáo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động giao lưu dân sự, kinh tế và xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng các giao dịch dân sự, đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để quản lý các giao dịch dân sự, kinh tế, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội.
Cùng với sự ra đời của Luật Công chứng là sự xuất hiện của các Văn phòng công chứng (VPCC). Điều này đã khắc phục được những hạn chế đáng kể như sự quá tải của các Phòng Công chứng, cũng như việc phân định giữa công chứng và chứng thực, vấn đề phân cấp, phân quyền trong quảm lý nhà nước (QLNN) về công chứng… Sự ra đời của VPCC đã góp phần chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa hoạt động công chứng được coi là bước đột phá trong cải cách hoạt động công chứng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc ra đời của VPCC bên cạnh Phòng Công chứng cũng đặt ra những vấn đề cấp bách trong quản lý, mà Luật Công chứng không thể tiên liệu hết được những vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện trên thực tế với rất nhiều biến động. Từ đó có thể thấy, công tác QLNN về hoạt động công chứng là rất quan trọng và nhạy cảm trong xu hướng “xã hội hóa dịch vụ công”, rất cần thiết phải hoàn thiện trên cơ sở định hướng đúng với mục tiêu chính trị, xã hội, kinh tế lâu dài, đảm bảo lợi ích tối cao cho người dân, đảm bảo hiệu quả trong công tác QLNN, đồng thời đề cao tính tự chịu trách nhiệm cá nhân của công dân.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đặt ra trong QLNN đối với VPCC trong giai đoạn hiện nay về mặt lý luận, thực tiễn, xây dựng các luận cứ khoa học, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý với VPCC phù hợp với thực tiễn biến động của lĩnh vực công chứng một cách hiệu quả thông qua ban hành văn bản quản lý, tổ chức thực hiện, thanh tra kiểm tra trên thực tế tại địa bàn thành phố Hà Nội, một trong những địa bàn phức tạp nhất toàn quốc. Chính vì lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với cácVăn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công.
Tình hình nghiên cứu
Đối với phần lớn các nước phát triển trên thế giới, vấn đề quản lý đối với VPCC đã được quy định khá rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật thực định, hệ thống công chứng, cũng như đối với VPCC được thành lập, hoạt động, thanh tra, kiểm tra, … đã được hình thành từ rất lâu đời. Ở nước ta, công chứng với tư cách là một hoạt động bổ trợ tư pháp xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, tuy nhiên thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như sau:
Đề tài khoa học mang mã số 92-98-244 về “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu vào tháng 5 năm 1993;
Luận án tiến sĩ “Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay” của tác giả Đặng Văn Khanh năm 2000;
Luận án tiến sĩ luật học “Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, mã số: 62.38.01.01 của tác giả Tuấn Đạo Thanh năm 2008;
Luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề công chứng các giao dịch về tài sản ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” của tác giả Đỗ Xuân Hòa.
Luận văn thạc sĩ “Công chứng Nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta” của tác giả Trần Ngọc Nga.
Luận văn thạc sĩ “Xã hội hoá công chứng ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Quang Minh năm 2009;
Luận văn thạc sĩ: “Phân cấp QLNN về công chứng, chứng thực (Qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Hải Hồ năm 2008;
Nhìn chung trên phương diện khoa học quản lý hành chính công, chưa có các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về QLNN với các VPCC, nhất là từ khi Luật Công chứng ra đời và phải sau 13 tháng mới được thành lập VPCC đầu tiên. Luật Công chứng là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước quản lý các giao dịch dân sự nhưng đến nay, do biến động của tình hình thực tiễn có nhiều vấn đề mà Luật Công chứng chưa tiên liệu được, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý các hoạt động của VPCC một cách hiệu quả, khoa học để có thể đảm bảo ổn định và phát triển xã hội bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với VPCC và thực tiễn quản lý nhà nước đối với VPCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Hoạt động quản lý nhà nước đối với VPCC từ khi có Luật Công chứng;
Về không gian: Nghiên cứu các VPCC trên địa bàn thành phố Hà Nội
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với VPCC, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với VPCC ở thành phố Hà Nội hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ lý luận QLNN đối với VPCC, trên mô mình VPCC của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá, vai trò QLNN với VPCC trên văn bản quản lý, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực trạng QLNN đối với mô hình này trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất, xây dựng phương hướng hoàn thiện và một số giải pháp hữu hiệu đối với QLNN với các VPCC ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vạch ra những nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trên phía cạnh thực tiễn của hoạt động quản lý cũng như các quy định của pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, nhằm làm sáng tỏ và nội dung nghiên cứu của đề tài. Dựa trên quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt trong lĩnh vực cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng.
6. Đóng góp của luận văn
Là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về QLNN đối với các VPCC trên địa bàn Hà Nội. Vì thế, luận văn có một số đóng góp khoa học mới sau:
- Đưa ra khái niệm, chỉ ra đặc điểm, phân tích nội dung quản lý, QLNN đối với các VPCC.
- Phân tích và chỉ ra được ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng QLNN đối với VPCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với VPCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
1.1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG CHỨNG VÀ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
1.1.1. Tổng quan về các mô hình công chứng trên thế giới
Công chứng đã có lịch sử hình thành, phát triển hàng ngàn năm và gắn bó chặt chẽ với đời sống dân sự. Khởi đầu, công chứng là một nghề tự do trong xã hội, phục vụ cho nhu cầu tự nhiên, tự bảo vệ của dân chúng khi thiết lập các văn tự, khế ước. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, công chứng đã khẳng định sự tồn tại vững chắc và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, được nhà nước thừa nhận và trở thành hoạt động hỗ trợ đắc lực cho công dân và nhà nước trên cả hai phương diện: Hỗ trợ hành pháp (quản lý nhà nước) và bổ trợ tư pháp.
Cho đến nay, công chứng tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và hình thành nên ba hệ thống công chứng sau:
- Hệ thống công chứng Latinh (chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống luật La mã, còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự - Civil Law). Hệ thống này tồn tại ở hầu hết các nước thuộc cộng đồng châu Âu (trừ Đan Mạch và Anh); châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp); các nước châu Mỹ - La tinh, bang Quebec của Canada, bang Luisane của Hoa Kỳ, một số nước châu Á (Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ...). Hiện này, hệ thống công chứng Latinh đã hình thành tổ chức quốc tế của mình đó là Liên đoàn Công chứng quốc tế Latinh (tên viết tắt là UINL) với thành viên chính thức khoảng hơn 60 quốc gia. Do đặc điểm của các nước theo hệ thống luật civil law là trọng vật chứng hơn nhân chứng. Hệ thống luật latinh có nhưng đặc điểm sau:
- Phạm vi công chứng được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ việc nào phải công chứng (bặt buộc), việc nào không phải công chứng nhưng đương sự yêu cầu công chứng;
- Giá trị pháp lý cuả văn bản công chứng rất cao, văn bản có hiệu lực thi hành đối với các bên đương sự như một phán quyết của tòa án. Ở một số nước gọi Công chứng viên là “thẩm phán về hợp đồng”;
- Công chứng viên do Nhà nước bổ nhiệm, có thể là công chức hoặc không, nhưng để hành nghề công chứng họ phải được Nhà nước bổ nhiệm và hoạt động chuyên trách chứ không kiêm nhiệm về công chứng;
- Hệ thống công chứng của các nước theo luật án lệ (Hay hệ thống công chứng Anglo-saxon, gắn liền với hệ thống pháp luật Anglo-Saxon (Common Law), tồn tại ở các quốc gia: Vương quốc Anh, Mỹ (trừ bang Luisane), Canada (trừ bang Quebec); Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan...
Luật án lệ tương đối linh hoạt, nhân chứng được tôn trọng hơn vật chứng. Hoạt động công chứng này mang đặc điểm sau:
- Phạm vị công chứng không được quy định rõ ràng; Nội dung hành vi, hình thức văn bản không được pháp luật quy định chặt chẽ, văn bản công chứng không có hiệu lực bắt buộc thực hiện với các bên như một phán quyết của tòa.
Công chứng là một nghề tự do, và luật sư có thể kiêm cả công chứng. Với những đặc tính này, cho thấy tính chất chuyên môn nghề nghiệp về công chứng ở quốc gia này không cao.
Hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tồn tại ở các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) trước đây và phát triển mạnh vào các năm 70 của thế kỷ XX đến trước năm 1990, bao gồm: Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Bungari, Hungari, Rumani, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam.
Trước đây, công chứng tập thể là công chứng Nhà nước, Công chứng viên là công chức nhà nước, Phòng Công chứng là cơ quan Nhà nước, Nhà nước lập ra theo đơn vị hành chính. Nhưng nơi chưa có Phòng Công chứng thì chính quyền thực hiện việc công chứng. Có nơi Phòng Phòng chứng và chính quyền cùng thực hiện hành vi công chứng: Hành vi công chứng được xác định một cách rõ ràng bằng cách liệt kê những công việc Công chứng viên được làm, hình thức của văn bản công chứng không được quy định cụ thể; đặc biệt rất ít quan tâm đến công tác lưu trữ văn bản, giá trị pháp lý của văn bản không được coi trọng, vai trò trách nhiệm của Công chứng viên nhất là trách nhiệm vật chất không được đề cập. Họ chỉ chịu trách nhiệm hành chính trước cơ quan Nhà nước cấp trên mà không chịu trách nhiệm dân sự trước đương sự.
Sau khi Liên Xô và các nước XHCN tan rã, thì hầu hết các nước này đã chuyển dần sang mô hình công chứng Latinh. Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của hệ thống công chứng tập thể này, sau này khi có Luật Công chứng năm 2006 Việt Nam đã có một bước chuyển mới, song vẫn chịu ảnh hưởng nặng của hệ thông công chứng Collectiviste.
Mặc dù hình thành ba hệ thống công chứng như trên, song chung quy lại, chỉ có hai mô hình công chứng: mô hình công chứng tự do (ở hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công chứng Anglo-Saxon) và mô hình công chứng nhà nước (chỉ tồn tại ở hệ thống công chứng Collectiviste).
Ở mô hình công chứng tự do, các Công chứng viên được nhà nước bổ nhiệm, hành nghề tự do theo quy định của pháp luật đối với các hình thức VPCC tư nhân hoặc VPCC tập thể, tự chủ trong tổ chức, hoạt động, tự hạch toán và đóng thuế cho nhà nước. Công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi công chứng của mình, phải bồi thường thiệt hại bằng tài khoản tiền ký quỹ của mình nếu hành vi công chứng gây thiệt hại cho khách hàng hoặc người thứ ba.
Ở mô hình công chứng nhà nước, cơ quan công chứng là thiết chế nhà nước, Công chứng viên là công chức nhà nước, do nhà nước bổ nhiệm, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Công chứng viên không phải chịu trách nhiệm vật chất trước đương sự về các hậu quả do hành vi công chứng trái pháp luật của mình gây ra, chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà nước. Lệ phí công chứng được nộp cho ngân sách nhà nước, có trích lại một phần để trang trải thêm cho hoạt động của phòng công chứng. Có thể nói, với sự bao cấp toàn bộ của nhà nước, mô hình công chứng nhà nước chỉ phù hợp với cơ chế kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế hiện vật, trong đó, các giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại không phát triển ở đó, vai trò công chứng chủ yếu là nhằm bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản XHCN và tài sản cá nhân.
Có thể thấy rõ ưu thế vượt trội của mô hình công chứng tự do so với mô hình công chứng nhà nước. Đó là sự đề cao, phát huy trách nhiệm cá nhân của Công chứng viên, tạo ra cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực để các Công chứng viên phát huy tính tích cực, chủ động nhiệt tình trong hoạt động của mình, giảm nhẹ sự bao cấp của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước tinh giản, gọn nhẹ, tách bạch chức năng QLNN với chức năng cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực công chứng. Mô hình tổ chức này không chỉ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước mà còn tăng thu ngân sách thông qua việc đóng thuế của các Công chứng viên. Về mặt tổ chức và hoạt động, mô hình công chứng tự do tạo ra sự linh hoạt về mặt tổ chức, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của nhân dân.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm công chứng
1.1.2.1. Khái niệm về công chứng
Lịch sử hoạt động công chứng, chứng thực, làm chứng gắn liền với sự phát triển của xã hội. Suốt từ thời kỳ cổ đại đến trung cổ, giữa người làm công chứng (Công chứng viên) và người lập văn tự thuê chưa được phân biệt rõ ràng. Ở thời kỳ cổ đại, người ta đã thấy những viên thư lại tiến hành soạn thảo các khế ước (hợp đồng) theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, khó có thể bị thay đổi về sau, khác hẳn với những khế ước không thành văn theo truyền thống (giao kết miệng). Lịch sử hình thành và phát triển nhà nước cũng cho thấy, đã có thời kỳ chưa có khái niệm công chứng. Một số tác giả nghiên cứu về công chứng cho rằng, có hai loại hình thực hiện công chứng là tư chứng thư và công chứng thư. Các tác giả đã đưa ra các khái niệm "công" và "tư" để phân biệt giữa những cá nhân tự do làm chứng với các chức danh được nhà nước giao cho nhiệm vụ thực hiện hành vì công chứng hoặc Nhà nước trực tiếp thực hiện các việc công chứng. Điều này được lý giải như sau:
- Tư chứng thư (chỉ người làm chứng tự do): Trong nhân dân ta tồn tại một truyền thống là mỗi khi có các giao dịch quan trọng đều phải nhờ những người có uy tín trong gia tộc, trong thôn xóm đứng ra làm chứng để xác nhận. Khi có tranh chấp xảy ra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào hình thức chứng nhận trên để chứng minh sự thật, lấy đó làm cơ sở để giải quyết vụ việc tranh chấp. Những văn tự được lập ra do các cá nhân công dân thực hiện và có người thứ ba làm chứng với tư cách cá nhân nên được gọi là "tư chứng thư". Đây là một dạng chứng nhận của bất kỳ một cá nhân nào, thực hiện một cách tự do, làm chứng không phải là nghề chuyên môn mà họ được giao, nhà nước không những không cấm mà còn có phần khuyên khích nhân dân tham gia cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu. Loại hình này xuất hiện từ thời cổ đại và tồn tại cho đến tận ngày nay. Ở Việt Nam, các thể thức giấy tờ, khế ước như chúc thư, văn khế bán ruộng đất, văn khế cầm cố ruộng đất… đều quy định người chứng kiến, người bảo lãnh, người viết thay phải điểm chỉ vào văn tự. Đây là những quy định nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý, hạn chế tranh chấp kiện tụng. Ngày nay, Bộ luật Dân sự của nước ta vẫn quy định trong quan hệ dân sự các bên phải thiện chí, trung thực… Nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ (chứng cứ ở đây bao hàm cả những chứng cứ do cơ quan chuyên trách cung cấp và cả chứng cứ do bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cung cấp.
Như vậy, cho đến nay vẫn tồn tại một loại hoạt động chứng nhận, xác nhận, cung cấp chứng cứ của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào, nhằm phản ảnh một sự kiện, hiện tượng mà họ cho là có thật, ví dụ: Cung cấp chứng cứ cho Tòa án, xác nhận thời gian công tác, làm chứng cho việc giao tiền mua bán nhà… Đây là một loại chứng nhận vẫn tồn tại và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội, nhưng không phải là hoạt động công chứng với danh nghĩa là một tổ chức được nhà nước công nhân hoặc cho phép hoạt động.
Có thể nói, tư chứng thư là một hình thức hoạt động phong phú và đa dạng, dù ở giai đoạn lịch sử hay điều kiện xã hội nào cũng phải cần đến như một nhu cầu tất yếu cho xã hội.
- Công chứng thư (do nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền): Đây là hoạt động chứng nhận, chứng thực, xác nhận có tính chất công, phục vụ lợi ích công, do nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý, vì vậy được gọi là công chứng. Tổ chức công chứng và người thực hiện hành vì công chứng được nhà nước ra quyết định công nhận và cho phép hoạt động nhằm bảo đảm tính xác thực trong hoạt động giao dịch và các quan hệ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của công dân, tổ chức, được thể hiện bằng các hình thức nhà nước trực tiếp thực hiện (công chứng nhà nước) hoặc nhà nước ủy quyền (công chứng tự do).
Hiện tại có những quan điểm cho rằng, công chứng có nghĩa là lấy công quyền mà làm chứng (Attestation), sự chứng nhận của nhà nước ở đây mang tính quyền lực công. Quan điểm khác cho rằng, bản thân thuật ngữ công chứng đã mang ý nghĩa là sự làm chứng công khai, có dấu ấn của công quyền, công chứng viên là người được nhà nước bổ nhiệm thực hiện một công vụ (Thuật ngữ công vụ ở đây được hiểu là không hoàn toàn lệ thuộc vào những quy định của pháp luật về nền hành chính công). Công chứng là một hoạt động hành chính công, lấy lẽ công để làm chứng, là sự nhận thức, xác thực hoặc xác nhận một sự kiện, một hiện tượng đúng là như thế.
Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, hoạt động công chứng thể hiện vai trò của quần chúng (công chúng, dân chúng), hoạt động phục vụ lợi ích công cộng, thể hiện tính công khai do nhà nước cho phép và thừa nhận. Hoạt động công chứng không phải là hoạt động thực thi công quyền, không phải lấy quyền công, lẽ công mà mà đơn giản chỉ là chứng nhận như quan điểm vừa nêu trên, chúng tôi tán thành với quan điểm này.
Công chứng với tư cách là một thể chế pháp lý đã hình thành ở nước ta khá sớm, từ những năm 1930 dưới thời Pháp thuộc, nhưng mãi đến năm 1987, thuật ngữ “công chứng” mới bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi.
Việc xác định khái niệm công chứng là vấn đề mấu chốt của hoạt động công chứng, có vai trò lý luận cũng như thực tiễn vô cùng quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động mà căn cứ vào đó người ta có thể xác định được phạm vi, nội dung, thậm chí đến quyền và nghĩa vụ của những cá nhân, được tổ chức giao cho quyền năng thực hiện chức năng QLNN. Cho đến nay, chúng ta đã có 5 khái niệm khác nhau về công chứng phục vụ cho công tác QLNN về công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta. Cụ thể như sau:
- Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước quy định: “Công chứng nhà nước là một hoạt động của nhà nước, nhằm giúp công dân, các cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những đảm bảo pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ