Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam

Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Báo chí đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả. Vai trò của báo chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Trước tình hình đó, ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Đây chính là động lực để kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12-6-1999. Điều này cho thấy, Nhà nước ta đã thể hiện sự cố gắng trong quá trình quản lý hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Tuy nhiên, khi mà sự phát triển không đi cùng với việc nâng cao năng lực quản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, thiếu ổn định. Đó chính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia; nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng bài ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; nhiều địa phương vì lý do này hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của phóng viên, cung cấp thông tin sai lệch v.v. Trong khi đó, dưới góc độ Nhà nước thì các công cụ quản lý về báo chí mà chủ yếu là pháp luật chưa hoàn thiện, không phù hợp với thực tiễn phát triển sinh động trong lĩnh vực báo chí thời gian gần đây. Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính từ bức xúc như vậy mà tác giả đã tiến hành chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với báo chí” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là một lĩnh vực tương đối mới. Trong quá khứ cũng như hiện nay chỉ có một số nghiên cứu chính thức về lĩnh vực này có thể kể đến như: + PGS.TS Lê Thanh Bình, ThS.Phí Thị Thanh Tâm: Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí (sách chuyên khảo dành cho học viên ngành báo chí truyền thông) - NXB Văn Hóa Thông Tin, 2009. + TS.Lê Minh Toàn (chủ biên): Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông (sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên) - NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009. Đây là các công trình mang tính chất tham khảo cho sinh viên chuyên ngành thông tin truyền thông và cũng rất giá trị đối với những người nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học pháp lý, chuyên ngành Luật Hành chính. Và trên thực tế, nguồn tài liệu tham khảo, các sách khảo cứu chuyên đề về quản lý báo chí không nhiều. Những khó khăn khách quan trên là những trở ngại không nhỏ đối với việc nghiên cứu của tác giả. Do vậy, tác giả ngoài việc thu thập tài liệu sẽ thực hiện một số chuyến đi thực tế đến các nơi như: Các cơ quan quản lý về lĩnh vực báo chí các cấp, các trụ sở của các cơ quan báo chí điển hình để tìm hiểu hoạt động và ghi nhận những phản hồi từ các cơ quan này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích: + Xây dựng và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí, vai trò và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội. Phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong những quy định về quản lý hoạt động báo chí. Trình bày các ưu khuyết diểm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí của Nhà nước ta và tìm ra các nguyên nhân. + Từ cơ sở trên, các tác giả đề ra những biện pháp mang tính khả thi cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và đưa ra những ý kiến mới cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý tích cực cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nội dung được đề cập chủ yếu của đề tài là báo chí ở Việt Nam, những quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Từ đó phân tích những bất cập cơ bản nhất cả về lý luận cũng như thực tiễn của nội dung này. Đề tài sẽ không đề cập các nội dung liên quan đến vấn đề về nghiệp vụ báo chí. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu đề tài này dưa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh trên cở sở từ kết quả đi thực địa. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài khi được hoàn thành sẽ là một tập luận văn trong đó bao hàm những lý luận cơ bản nhất về quản lý Nhà nước hoạt động báo chí, thực trạng và hướng hoàn thiện liên quan đến quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí. Đây sẽ nguồn tư liệu tham khảo và là ý tưởng đề xuất chân thành đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu Luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: Gồm 2 chương Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý Nhà nước đối với báo chí. Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí. Phần kết luận

doc84 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6096 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Báo chí đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả. Vai trò của báo chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Trước tình hình đó, ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Đây chính là động lực để kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12-6-1999. Điều này cho thấy, Nhà nước ta đã thể hiện sự cố gắng trong quá trình quản lý hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Tuy nhiên, khi mà sự phát triển không đi cùng với việc nâng cao năng lực quản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, thiếu ổn định. Đó chính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia; nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng bài ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; nhiều địa phương vì lý do này hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của phóng viên, cung cấp thông tin sai lệch v.v... Trong khi đó, dưới góc độ Nhà nước thì các công cụ quản lý về báo chí mà chủ yếu là pháp luật chưa hoàn thiện, không phù hợp với thực tiễn phát triển sinh động trong lĩnh vực báo chí thời gian gần đây. Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính từ bức xúc như vậy mà tác giả đã tiến hành chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với báo chí” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Cao học Luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là một lĩnh vực tương đối mới. Trong quá khứ cũng như hiện nay chỉ có một số nghiên cứu chính thức về lĩnh vực này có thể kể đến như: + PGS.TS Lê Thanh Bình, ThS.Phí Thị Thanh Tâm: Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí (sách chuyên khảo dành cho học viên ngành báo chí truyền thông) - NXB Văn Hóa Thông Tin, 2009. + TS.Lê Minh Toàn (chủ biên): Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông (sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên) - NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009. Đây là các công trình mang tính chất tham khảo cho sinh viên chuyên ngành thông tin truyền thông và cũng rất giá trị đối với những người nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học pháp lý, chuyên ngành Luật Hành chính. Và trên thực tế, nguồn tài liệu tham khảo, các sách khảo cứu chuyên đề về quản lý báo chí không nhiều. Những khó khăn khách quan trên là những trở ngại không nhỏ đối với việc nghiên cứu của tác giả. Do vậy, tác giả ngoài việc thu thập tài liệu sẽ thực hiện một số chuyến đi thực tế đến các nơi như: Các cơ quan quản lý về lĩnh vực báo chí các cấp, các trụ sở của các cơ quan báo chí điển hình để tìm hiểu hoạt động và ghi nhận những phản hồi từ các cơ quan này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích: + Xây dựng và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí, vai trò và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội. Phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong những quy định về quản lý hoạt động báo chí. Trình bày các ưu khuyết diểm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí của Nhà nước ta và tìm ra các nguyên nhân. + Từ cơ sở trên, các tác giả đề ra những biện pháp mang tính khả thi cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và đưa ra những ý kiến mới cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý tích cực cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nội dung được đề cập chủ yếu của đề tài là báo chí ở Việt Nam, những quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Từ đó phân tích những bất cập cơ bản nhất cả về lý luận cũng như thực tiễn của nội dung này. Đề tài sẽ không đề cập các nội dung liên quan đến vấn đề về nghiệp vụ báo chí. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu đề tài này dưa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh trên cở sở từ kết quả đi thực địa. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài khi được hoàn thành sẽ là một tập luận văn trong đó bao hàm những lý luận cơ bản nhất về quản lý Nhà nước hoạt động báo chí, thực trạng và hướng hoàn thiện liên quan đến quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí. Đây sẽ nguồn tư liệu tham khảo và là ý tưởng đề xuất chân thành đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu Luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: Gồm 2 chương Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý Nhà nước đối với báo chí. Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí. Phần kết luận CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 1.1. Khái quát về báo chí 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành báo chí 1.1.1.1. Khái niệm báo chí Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới như hiện nay, hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí đang thực sự có những bước đột biến, đi vào chiều sâu về cả lượng và chất. Trong những năm qua, thông tin trên báo chí nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong hơn 20 năm thực hiện chính sách và đường lối đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm. Báo chí thực sự đã trở thành một trong những kênh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống… Báo chí cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân… Bên cạnh những vấn đề trên, báo chí nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Theo các nhà nghiên cứu nói chung, báo chí là một mặt của đời sống xã hội, từ khi ra đời đến nay đã tồn tại song hành cùng quá trình phát triển của loài người. Trong quá trình đó, báo chí có những tác động to lớn đối với xã hội loài người được thể hiện trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, lối sống v.v… Do vậy, việc nhận thức vai trò của báo chí là một vấn đề bức thiết trong mọi thời đại, mọi hình thái Nhà nước. Nó có ý nghĩa rất lớn góp phần vào việc điều hoà các mối quan hệ xã hội theo định hướng chung của Nhà nước, tạo ra một môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì thế, trong quá khứ cũng như hiện tại có nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những khái niệm khác nhau về báo chí dưới những góc độ khác nhau. Theo triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng”. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tr. 6 Trong khi đó, chính các tác giả quyển sách này lại cho rằng: “Báo chí là bao gồm tất cả các tổ chức thông tin thuật những loại hình khác nhau (xuất bản, radio, vô tuyến truyền hình…) và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địa phương, với ý nghĩa là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng”. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tr. 47 Một số quan điểm khác thì không định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn liền báo chí với truyền thông. Ở cách hiểu này, trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa báo chí truyền thông hiểu theo nghĩa chung nhất và trừu tượng nhất là “quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng”. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, tr. 1053 Trong Từ điển xã hội học do G. Endruweit và G. Trommsdorff chủ biên, định nghĩa báo chí truyền thông là “sự tạo ra mối liên hệ giữa hai đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không”. G.Endruweit và G.Trommsdorff chủ biên (2002), Từ điển xã hội học dịch từ tiếng Đức, Nhà Xuất bản Thế giới, tr. 517 Còn tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn Xã hội học truyền thông đại chúng thì khẳng định: “Báo chí truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người”. Theo đó, tác giả này định nghĩa, “truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình”. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, Nhà Xuất bản Trẻ, tr. 3 Nhìn chung, các tác giả trên bằng cách này hay cách khác, đã cố gắng đưa ra những định nghĩa chung nhất về báo chí và tựu trung lại đều xem báo chí như một phương tiện diễn đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội. Những định nghĩa được đưa ra như một sự cố gắng để khẳng định nội hàm cơ bản của báo chí. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định, đây là những định nghĩa khá rộng và chưa biểu thị hết các loại hình báo chí đang hiện diện trong xã hội và các loại hình ấy được hiểu như thế nào, diễn đạt ra sao. Chính từ những khiếm khuyết này mà, Luật Báo chí nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1989, được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 sửa đổi, bổ sung và thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 (sau đây được gọi là Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung 1999) trong phần định nghĩa về báo chí đã không tập trung vào giải thích rõ nội hàm của báo chí mà chỉ làm công tác liệt kê các loại hình báo chí. Điều 3 Luật Báo chí quy định: Báo chí nói trong luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Điều 3 Luật Báo chí chưa được xem như một định nghĩa chính thức về báo chí nhưng với cách liệt kê như trên đã chỉ rõ các loại hình báo chí trong xã hội và sẽ được làm căn cứ chủ yếu để tìm hiểu tất cả các nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí. 1.1.1.2. Đặc điểm của báo chí Với các khái niệm được trình bày như trên, phần nào đã cho chúng ta tiếp cận một cách khái quát về báo chí và những biểu hiện cụ thể của nó. Dù các khái niệm chưa được hoàn chỉnh, chuẩn mực bởi yếu tố lịch sử và những biểu hiện của hoạt động báo chí nhưng nhìn chung báo chí có những đặc điểm chính sau: a. Báo chí mang tính lịch sử Trước nhu cầu thông tin và truyền tin của xã hội, báo chí đã xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của người. Báo chí là một phạm trù lịch sử, nó sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại con người. Ngày nay, chưa có một nhà nghiên cứu nào có thể tiên liệu trước sự mất đi của báo chí. Chính một quá trình tồn tại song hành cùng với xã hội loài người và có những ảnh hưởng, tác động đến đời sống, suy nghĩ, sinh hoạt và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của con người nên báo chí sẽ phải luôn có sự biến đổi cho phù hợp với thực tại. Vì thế, qua mỗi thời kỳ lịch sử, báo chí đều có những biểu hiện rất khác nhau. Bên cạnh đó, nội dung chuyển tải thông tin của báo chí và các hình thức biểu hiện của báo chí cũng có sự thay đổi. Điều này có thể nhận thấy rõ nét nhất qua những thay đổi như vũ bão của báo chí thế giới cũng như Việt Nam cùng với khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của quần chúng. Cụ thể, khi mới hình thành, báo chí chỉ là những trang chép tay, truyền nhau đơn giản và rất sơ khai, tường thuật các lễ hội, chiến trận, phục vụ nhu cầu của một bộ phận nhất định trong xã hội. Thời kỳ này, báo chí thường không gắn liền với lịch ích kinh tế và không mang tính thương mại mà chủ yếu vì nhu cầu tìm hiểu thông tin của con người. Kể từ đó, báo chí có những bước phát triển khá dài. Sau những bản chép tay là những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó. Trong xã hội hiện đại, báo chí dần dần mang tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tập trung và độc quyền hóa với sự hiện diện của các tập đoàn thông tin, truyền thông đa phương tiện, các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, báo mạng và cả báo chí công dân. Không những thế, theo một số nhà nghiên cứu chuyên ngành, báo chí hiện nay càng có xu hướng “lá cải”. Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí đã có nhiều thay đổi để đuổi kịp sự phát triển của thế giới. Bên cạnh các loại hình báo in, báo truyền hình, phát thanh đã hình thành khá lâu thì loại hình báo điện tử đã được triển khai mạnh mẽ và đang hứa hẹn là một loại hình phát triển nhanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các xu hướng trong làng báo quốc tế. Trên cơ sở tận dụng những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế giới, nền báo chí Việt Nam đã tích cực đổi mới. Từ những trang báo nghèo nàn về mặt thiết kế, đến nay những trang báo đã được thực hiện maquette đẹp hơn, không còn tình trạng cả trang báo chỉ toàn chữ, các yếu tố đồ họa đã được chú trọng. b. Báo chí mang tính quần chúng Đây là một đặc điểm cơ bản và đặc thù của báo chí. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của báo chí, tính chất quần chúng luôn có một vị trí rất quan trọng và là yếu tố chủ yếu để báo chí tồn tại. Nguyên nhân của sự xuất hiện báo chí cũng từ những nhu cầu có thực của một bộ phận quần chúng trong xã hội. Từ nhu cầu tìm hiểu và truyền tải thông tin cũng như mong muốn thông báo đến cộng đồng xã hội những sự kiện về quân sự, lễ hội văn hóa xảy ra, báo chí xuất hiện và mang lại các giá trị to lớn về mặt tinh thần cho con người. Bởi những biểu hiện tích cực ngay từ buổi sơ khai nên báo chí ngày càng gắn chặt với quần chúng khó thể tách rời. Báo chí cần đến quần chúng để làm cơ sở tồn tại của mình. Ngược lại, quần chúng cần đến báo chí như một món ăn tinh thần, nhịp cầu chia sẻ thông tin và các chỉ dẫn có tính định hướng trong cuộc sống. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở nên thông dụng thì tính quần chúng của báo chí được biểu hiện rất rõ. Các thông tin mà báo chí cung cấp hàng ngày có sức lan tỏa, huy động và hiệu triệu to lớn, tác động trực tiếp và có hiệu quả đến các mối quan hệ xã hội và thực tiễn điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước. Chính vì lẽ đó mà, ngay từ khi xây dựng Luật Báo chí đầu tiên, Nhà nước ta đã thống nhất xác định: “Báo chí ở nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân”. Điều 1, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 Nhận thức một cách sâu sắc đặc điểm này của báo chí sẽ giúp cho các nhà quản lý rất nhiều trong nhiệm vụ quản lý hiệu quả các hoạt động báo chí, phát triển các yếu tố tích cực của báo chí, giảm thiểu và hạn chế những nguy cơ gây hại trong hoạt động báo chí, góp phần vào sự giữ gìn, ổn định an ninh trật tự xã hội, phát triển kinh tế và chủ động hội nhập với thế giới. c. Báo chí mang tính chính trị Báo chí tự bản thân không mang tính chính trị nhưng các giai cấp, các lực lượng xã hội luôn muốn lợi dụng nó để phục vụ cho lợi ích chính trị của mình. Vì thế báo chí mang tính chính trị sâu sắc. Ngoài ra, báo chí không chỉ là nhu cầu thông tin, giải trí về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, đến quan hệ quần chúng, quan hệ dân tộc và quan hệ quốc tế. Báo chí chính là một sợi dây liên kết mọi người và có tính hiệu triệu rất cao nên dễ dàng tác động đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị. Khi mới hình thành, với hình thức sơ khai thì tính chính trị của báo chí không được biểu hiện một cách rõ nét, hay nói cách khác, vấn đề chính trị trong báo chí không được con người đề cập đến. Theo sự phát triển của xã hội và khi báo chí ngày càng phát huy vai trò trong việc hiệu triệu quần chúng, sự đối kháng về quyền lợi giữa các giai cấp khác nhau, giữa các quốc gia dân tộc, các vùng miền lãnh thổ với nhau ngày càng cao thì tính chính trị của báo chí bộc lộ mạnh mẽ bằng quyền lực và các chiêu bài được toan tính kỹ càng. Các lực lượng lãnh đạo tìm cách biến báo chí thành một công cụ để điều hành xã hội, bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động, ru ngủ ý thức phản kháng trong con người. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà báo chí được coi là “quyền lực thứ tư”. Với phạm vi rộng, sức tác động tới công chúng lớn của báo chí, nhiều nhà nước không thể bỏ qua công cụ hữu hiệu này để tác động đến đời sống chính trị của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, do phạm vi ảnh hưởng và sức mạnh tác động to lớn của mình, các tập đoàn báo chí trên thế giới đã trở thành một thế lực hay một thứ quyền lực toàn cầu. Nó tác động vào dư luận xã hội một cách tự nhiên, vạch ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính trị - xã hội. Bằng cách ấy, báo chí đã tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho những hành động chính trị cụ thể nào đó. Muốn vận động quần chúng cho một chính sách hay một quan điểm chính trị thì phải thông qua báo chí, bởi chỉ qua báo chí mới đến được quảng đại quần chúng. Cho nên các hoạt động chính trị nào không được báo chí, truyền thông loan tải xem như không đáng quan trọng hay thậm chí không hiện hữu. Thành phần nào có khả năng thu hút và thuyết phục quần chúng, nhất là trước những sự chọn lựa chính sách khó khăn hay phức tạp, thì sẽ thành công. Thiếu sự hỗ trợ của báo chí thì thường dẫn đến tình trạng bị động, và dễ đưa đến những phản ứng cho xong hơn là nắm lấy cơ hội hướng dẫn dư luận một cách chủ động về một hay nhiều vấn đề nào đó. Chính vì lẽ đó mà các quốc gia trên thế giới đang dần có xu hướng tập trung nguồn lực vào báo chí. Ngay tại một quốc gia không thống nhất về chính trị như Malaysia thì đảng chính trị cầm quyền và nhà nước vẫn chủ động tạo ra các nguồn lực và điều kiện kinh tế, xã hội kỹ thuật, công nghệ để xây dựng các tập đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối sự kiện xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. d. Báo chí mang tính kinh tế Tuy báo chí ra đời với nhu cầu truyền tải thông tin cho xã hội nhưng các mục tiêu thương mại cũng đã được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Nhất là trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu hiện nay, hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4. Phan mo dau - Phan noi dung - Ket luan.doc
  • doc1. Bia.doc
  • doc2. Danh muc cac chu viet tat.doc
  • doc3. Muc luc.doc
  • doc5. Danh muc tai lieu tham khao.doc
  • doc6. Phu luc 1.doc
  • doc7. Phu luc 2.doc
Luận văn liên quan