Luận văn Quản lý tài chính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế hạ tầng Sơn Vũ

Từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN đã mở ra những hướng đi mới cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Tuy nhiên với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải c ạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Đứng trước vấn đề này bản thân các doanh nghiệp phải đặt công tác quản lý lên hàng đầu. Muốn quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải sử dụng kết hợp các công cụ quản lý khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế th ị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài ch ính - đây là một công cụ quan trọng. Muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường và thực sự có lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thì công tác quản lý chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm phải giữ một vị trí hết sức quan trọng trong quản lý tài chính. Xác định chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được phương án tối ưu cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi s âu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: "Quản lý tài chính: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ".

pdf39 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài chính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế hạ tầng Sơn Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo quản lý 1 Luận văn: “Quản lý tài chính: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ” Báo cáo quản lý 2 LỜI MỞ ĐẦU Từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN đã mở ra những hướng đi mới cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Tuy nhiên với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Đứng trước vấn đề này bản thân các doanh nghiệp phải đặt công tác quản lý lên hàng đầu. Muốn quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải sử dụng kết hợp các công cụ quản lý khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài chính - đây là một công cụ quan trọng. Muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường và thực sự có lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thì công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải giữ một vị trí hết sức quan trọng trong quản lý tài chính. Xác định chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được phương án tối ưu cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: "Quản lý tài chính: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ". Mục đích của việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về quá trình tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là xác định được một phương pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hựp với Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ. Số liệu sử dụng để minh hoạ cho việc nghiên cứu là: (2003 2004) Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần: Báo cáo quản lý 3 - Phần I: Lý luận chung về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ. - Phần III: Một số đề xuất quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ Trên cơ sở lý luận được nghiên cứu học tập tại trường: Cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I và qua thời gian thực tập thực tiễn tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ, em đã hoàn thành bài báo cáo này với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Mạnh Hùng và các anh chị trong phòng Kế toán Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ. Tuy nhiên do thời gian có hạn trình độ và khả năng của bản thân em còn hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế cần bổ sung. Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường và các bạn để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và thực tiễn sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Báo cáo quản lý 4 PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh của mình đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Để thực hiện các mục tiêu đó, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là doanh nghiệp phải xác định được giá thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng cán bộ chi phí có thể không giống nhau và tuỳ thuộc các cách tiếp cận khác nhau. Người ta có thể xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. I. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ… là để sản xuất và cung cấp hàng hoá - dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đó nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. - Chi phí cho việc sản xuất sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định: NVL, hao mòn, công cụ dụng cụ, lương… Báo cáo quản lý 5 - Chi phí việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tất cả các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm: bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản điều tra thị trường, quảng cáo… - Ngoài những chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải nộp những khoản thuế gián thu cho Nhà nước theo luật thuế đã quy định. Đối với doanh nghiệp những khoản thuế phải nộp trên là những chi phí mà doanh nghiệp phải ứng trước cho người tiêu dùng hàng hoá và chỉ được thu hồi khi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ, vì thế nào được coi như một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1. Đặc điểm Mỗi ngành khác nhau sẽ có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành ấy. * Ngành công nghiệp: - Chu kỳ sản xuất tương đối ngắn - Ít phụ thuộc vào khí hậu và tự nhiên mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ quản lý và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp. - Cơ cấu chi phí sản xuất của sản phẩm công nghiệp thường ổn định. * Ngành XDCB: - Chu kỳ sản xuất dài. Do đó thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xây dựng công trình. - Thời kỳ đầu chi phí tiền lương lớn để sử dụng máy móc thi công, thời kỳ thi công chi phí về NVL thiết bị tăng lên, thời kỳ hoàn thiện chi phí tiền lương lại tăng lên. * Ngành thương mại dịch vụ: (chi phí phát sinh gồm) - Trị giá mua ngoài của hàng hoá tiêu thụ. - Chi phí lưu thông hàng hoá Báo cáo quản lý 6 - Chi phí liên quan đến việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp. * Đối với doanh nghiệp thương mại: Chu kỳ dài hơn do phải trải qua nhiều công đoạn như: mua, kiểm nhận, bốc xếp… * Đối với doanh nghiệp vận tải, bưu điện, may mặc… các khoản chi phí về lương, khấu hao nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao. 2. Phân loại kết cấu chi phí 2.1. Phân loại chi phí a. Chi phí sản xuất sản phẩm: Căn cứ vào tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau. * Theo yếu tố chi phí sản xuất gồm: - NVL: gồm vật liệu chính và vật liệu phụ - Nhiên liệu, động lực - Tiền lương - Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) - Khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Việc phân loại theo cách này thấy rõ mức chi phí về lao động vật hoávà lao động sống trong toàn bộ chi phí sản xuất. Điều này rất cần thiết để xác định trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác như: kế hoạch cung cấp vật tư, lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao… * Theo khoản mục tính giá thành gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí QLDN - Chi phí bán hàng Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng sự biến động từng khoản mục đối với Báo cáo quản lý 7 toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp. * Theo mối quan hệ chi phí và sản lượng - Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi (tăng hay giảm) của sản lượng hàng hoá như: NVL, Tiền lương, tiền hoa hồng. - Chi phí cố định: Là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của sản lượng hàng hoá bán ra như: khấu hao TSCĐ, tiền thuê tài chính hoặc bất động sản… Qua việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng sản xuất sản phẩm giúp cho các nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích hợp với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được sản lượng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Chi phí cơ bản và chi phí chung: - Chi phí cơ bản: là những chi phí chủ yếu cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm kể từ lúc đưa NVL vào sản xuất đến lúc sản phẩm được chế tạo xong như: NVL, lương, khấu hao TSCĐ. - Chi phí chung: Chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình chế tạo sản phẩm song để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục cần phải tổ chức bộ máy quản lý và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương quản lý, văn phòng, bưu điện… Cách phân loại này cho thấy rõ tác dụng của từng loại chi phí để từ đó đặt ra phương hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại. b. Chi phí tiêu thụ sản phẩm Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Khối lưỡng hàng hoá tiêu thụlà một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến quy mô sản xuất của một doanh nghiệp. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí cần thiết gồm: Báo cáo quản lý 8 - Chi phí trực tiếp cho việc tiêu thụ sản phẩm: đây là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong quá trình chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người mua như: chi phí đóng gói, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản… - Chi phí gián tiếp: là những chi phí chẳng có liên quan đến việc mở rộng thị trường như: chi phí tiếp thị, chi phí điều tra, quảng cáo, bảo hành sản phẩm… c. Một số điểm cần lưu ý về quản lý chi phí - Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên: + Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì chi phí không bao gồm tiền thuế GTGT đầu vào. + Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí bao gồm cả tiền thuế GTGT đầu vào. Trường hợp doanh nghiệp đồng thời có 2 loại kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định nói trên. Nếu không hạch toán riêng được thì hạch toán chung toàn bộ thuế GTGT đầu vào và phân bổ GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định hiện hành. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2.2. Kết cấu chi phí a) Khái niệm: Kết cấu chi phí là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định. b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí Giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất có kết cấu sản xuất kinh doanh không giống nhau. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chi phí như: đặc điểm sản xuất, trình độ kỹ thuật, loại hình, quy mô… Báo cáo quản lý 9 Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất - kinh doanh có ý nghĩa rất lớn: - Cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công và chi phí vật chất chiếm trong tổng số chi phí từ đó thấy được đặc điểm sản xuất của từng ngành sản xuất, đồng thời phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật của từng ngành. - Là tiền đề kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định cụ thể cho việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. II. GIÁ THÀNH 1. Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. 2. Phân loại Để đáp ứng nhu cầu quản lý hạch toán và kế toán hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Vì vậy giá thành được phân loại theo nhiều cách khác nhau: - Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành:  Giá trị khấu hao (GTKH)  Giá trị định mức (GTĐM)  Giá trị tiêu thụ (GTTT) - Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:  Giá trị sản xuất  Giá trị tiêu thụ + GTKH được xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. + GTĐM: cũng như GTKH chỉ khác là được xác định trên cơ sở định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch. + GTTT được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Báo cáo quản lý 10 Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí. Xác định được các nguyên nhân vượt, hụt định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. + Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành tiêu thụ: là những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng. + Giá thành tiêu thụ: là những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm: Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ) được tính theo công thức: Gi¸ thµnh toµn bé; s¶n phÈm = nphÈms nxuÊtthµnhsGi ¶ ¶¸ + Chi phÝ;QLDN + Chi phÝ;b¸n hµng Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. 3. Đặc điểm + Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp là biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm có thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nhưng do trình độ quản lý khác nhau nên giá thành sản phẩm cũng khác nhau. + Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giữa giá thành sản phẩm và giá thành toàn bộ các sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ. 4. Vai trò của giá thành trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh + Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình lao động xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức. + Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính xác giá cả đối với từng loại sản phẩm. 5. Phương pháp tính giá thành Báo cáo quản lý 11 + Phương pháp trực tiếp: Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm. + Phương pháp hệ số: Dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Gi¸ thµnh ®¬n vÞ; s¶n phÈm gèc = Error! Tæng gi¸ thµnh; s¶n xuÊt cña c¸c; lo¹i s¶n phÈm =Gi¸ trÞ s¶n phÈm;dë dang ®Çu kú +Tæng chi phÝ; s¶n xuÊt ph¸t sinh; trong kú - Gi¸ trÞ s¶n phÈm;dë dang cuèi kú + Đối với khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp) - Chi phí NVL trực tiếp = Định mức tiêu hao x Đơn giá kế hoạch - Chi phí nhân công trực tiếp + Đối với khoản mục tổng hợp (khoản mục gián tiếp) - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm. - Ngoài ra còn một số phương pháp tính giá thành khác như: + Tổng cộng chi phí + Loại trừ giá trị sản phẩm phụ + Tỷ lệ chi phí III. LẬP KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP Để quản lý giá thành mỗi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch giá thành. Nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng kế hoạch giá thành là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Báo cáo quản lý 12 1. Căn cứ lập kế hoạch Khi lập kế hoạch giá thành có thể căn cứ vào: - Tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất: kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch khấu hao. 2. Phương pháp lập kế hoạch - Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý chi phí kinh doanh là phải lập được kế hoạch chi phí hàng năm của doanh nghiệp. - Xây dựng giá thành kế hoạch theo khoản mục trước hết phải xây dựng giá thành đơn vị sản phẩm. PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY ĐTXD VÀ PTKT HẠ TẦNG SƠN VŨ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐTXD VÀ PTKT HẠ TẦNG SƠN VŨ 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty Thực hiện chủ trương và nghị quyết của Đảng về phát triển nền kinh tế đa thành phần trong cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng. Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ (trước đây là Công ty TNHH Sơn Vũ) được thành lập tại quyết định số 1379QĐ/UB ngày 08/09/1998. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 004978 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 29/09/19998 nay đổi lại giấy đăng ký kinh doanh số 044978 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Giang cấp ngày 11/01/2003. Là một công ty ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực: - Xây dựng công trình giao thông - Xây dựng dân dụng nhà ở - Xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ đến cấp IV - Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng đô thị và kinh doanh nhà. - Xây dựng điện dân dụng đến 35KV. - Sản xuất gỗ chế biến nông lâm sản. Báo cáo quản lý 13 Kể từ khi thành lập, Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ đã tích cực đi vào hoạt động. Được sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh Hà Giangnói riêng và tất cả các ban ngành trực thuộc Trung ương nói chung. Đến nay Công ty đã có chỗ đứng đối với thị trường trong nước. Với nguồn vốn ban đầu đi vào hoạt động là 2,35 tỷ đồng. Năm 2002 nguồn vốn kinh doanh là 16,155 tỷ đồng và đến năm 2004 đã lên đến 110 tỷ đồng, 3 chi nhánh được mở rộng và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Chi nhánh 1: Xã Yên Trị - Huyện Yên Thuỷ - tỉnh Hoà Bình - Chi nhánh 2: Số 15 phường Phan Thiết - Tuyên Quang - Chi nhánh 3: Số 55 tổ 37, phường Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội. Cơ cấu cán bộ tổ chức trong công ty đã đi vào hoàn thiện và ngày càng được nâng cao về kinh nghiệm và trình độ. Tổng số công nhân là 585 người, trong đó: Cử nhân kinh tế: 8 người Kỹ sư tốt nghiệp tại các trường ĐH khối kỹ thuật (Giao thông, Xây dựng, Kiến trúc): 16 người. Ở công trường có 22 thợ sửa chữa máy tay nghề cao. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, Ban chấp hành công đoàn được thành lập năm 1998. Từ một công đoàn cơ sở còn sơ khai nay trở thành một đơn vị công đoàn lớn mạnh với 54 thành viên công đoàn, 5 đồng chí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho anh em công nhân về các lĩnh vực: BHXH, BHYT, KPCĐ. Trang thiết bị bảo hiểm lao động, thể thao, văn hoá, xã hội BCH công đoàn còn đề xuất với lãnh đạo công ty được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang. Tháng 12-2002 BCH Công đoàn công ty đã đề nghị với thường trực huyện uỷ và được thường trực huyện uỷ cho phép thành lập chi bộ Đảng, mọi thủ tục đã và đang hoàn tất để chi bộ sớm ra mắt trong thời gian gần, BCH Công đoàn đã bầu được 5 đoàn viên ưu tú đi học đối tượng Đảng, tháng 1 năm 2003 đến t
Luận văn liên quan