Luận văn Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Nước ta hiện nay đang thực hiện đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì tài sản công ngày càng được khẳng định là có vai trò trọng yếu, là nguồn lực quan trọng để Nhà nước hỗ trợ phát triển nền kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, quản lý để đảm bảo tài sản công được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đang là vấn đề được chú trọng quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng đã từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương, công khai và có hiệu quả, nhất là sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và kết quả rất đáng khích lệ đã đạt được, quản lý tài sản công ở nước ta hiện nay cũng còn nhiều hạn chế như: Cơ chế quản lý tài sản công còn bất cập so với thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị còn sử dụng lãng phí nguồn lực tài sản công, sử dụng tài sản công sai mục đích, thậm chí gây thất thoát tài sản Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cũng nằm trong bối cảnh chung nêu trên, song do đặc thù về vị trí trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước (là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ) và chức năng, nhiệm vụ được giao nên quản lý tài sản công tại Học viện mặc dù được phân định cơ chế quản lý như đối với các đơn vị sự nghiệp nhưng cũng có rất nhiều đặc thù so với các cơ quan, đơn vị khác. Do đó, quản lý tài sản công tại Học viện đã xuất hiện ngày càng nhiều bất cập cần được nghiên cứu, giải quyết để có cơ sở xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách, mô hình và các quy trình quản lý đảm bảo ổn định, hiệu quả, thống nhất và tuân thủ những quy định mới của Nhà nước, đồng thời phù hợp những đặc thù hoạt động của Học viện

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 7374 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG ANH HOÀNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 62 34 04 10 HÀ NỘI – 2017 2 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Ngô Quang Minh Phản biện 1: ---------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- Phản biện 2: ---------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- Phản biện 3: ---------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------- Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấn luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta hiện nay đang thực hiện đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì tài sản công ngày càng được khẳng định là có vai trò trọng yếu, là nguồn lực quan trọng để Nhà nước hỗ trợ phát triển nền kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, quản lý để đảm bảo tài sản công được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đang là vấn đề được chú trọng quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng đã từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương, công khai và có hiệu quả, nhất là sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và kết quả rất đáng khích lệ đã đạt được, quản lý tài sản công ở nước ta hiện nay cũng còn nhiều hạn chế như: Cơ chế quản lý tài sản công còn bất cập so với thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị còn sử dụng lãng phí nguồn lực tài sản công, sử dụng tài sản công sai mục đích, thậm chí gây thất thoát tài sản Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cũng nằm trong bối cảnh chung nêu trên, song do đặc thù về vị trí trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước (là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ) và chức năng, nhiệm vụ được giao nên quản lý tài sản công tại Học viện mặc dù được phân định cơ chế quản lý như đối với các đơn vị sự nghiệp nhưng cũng có rất nhiều đặc thù so với các cơ quan, đơn vị khác. Do đó, quản lý tài sản công tại Học viện đã xuất hiện ngày càng nhiều bất cập cần được nghiên cứu, giải quyết để có cơ sở xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách, mô hình và các quy trình quản lý đảm bảo ổn định, hiệu quả, thống nhất và tuân thủ những quy định mới của Nhà nước, đồng thời phù hợp những đặc thù hoạt động của Học viện. Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống để tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công ở Học viện trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại Học 4 viện trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề cơ bản về tài sản công, quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp nói riêng. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý tài sản công có hiệu quả, rút ra bài học có thể vận dụng trong quản lý tài sản công tại Học viện. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Học viện, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các phương hướng, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại Học viện trong giai đoạn 2016-2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nội dung quản lý tài sản công ở Học viện cả về giá trị và hiện vật, gắn với các khâu của quá trình quản lý: quản lý quá trình hình thành tài sản; quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản và quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Quản lý tài sản công trong cả hệ thống Học viện (gồm 8 đơn vị). - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý tài sản công tại Học viện trong giai đoạn 2009 -2015. - Phạm vi về nội dung quản lý: Nghiên cứu trong luận án được nghiên cứu sinh tiếp cận từ góc độ đơn vị dự toán cấp 1 (Học viện) là cơ quan được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công; do đó, phạm vi về nội dung quản lý được xác định là những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện cơ chế quản lý và nội dung tổ chức quản lý, gắn với ba quá trình: Hình thành tài sản; khai thác, sử dụng tài sản và kết thúc sử dụng tài sản. - Phạm vi về đối tượng quản lý: Các tài sản công được nghiên cứu trong Luận án chủ yếu gồm 4 loại tài sản đã được tập hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước do Bộ Tài chính đang quản lý, gồm: tài sản là nhà; quyền sử dụng đất; tài sản là phương tiện vận chuyển (ô tô); tài sản khác có nguyên giá 500 triệu đồng/1đơn vị tài sản trở lên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn ở mỗi phận của nội dung nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau và trong từng giai đoạn nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp thích hợp nhất, có kế thừa các công trình nghiên cứu khác để làm cơ sở lý luận. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra khảo sát. 5. Đóng góp mới của luận án Mộ t là ,góp phần hệ thống hóa, đánh giá những nội dung được quan 5 tâm nghiên cứu đối với quản lý tài sản công của một quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhất là đối với một cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đồng thời chỉ ra các khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý tài sản công. Trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp và dựa trên lý thuyết để phân tích, làm rõ hơn bản chất các vấn đề ảnh hưởng tới mục tiêu, yêu cầu, chất lượng và hiệu quả quản lý tài sản công. Hai là, phân tích một số kinh nghiệm quản lý tài sản công hiệu quả, rút ra bài học tham khảo nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý tài sản công; Ba là, đóng góp nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp mới, góp phần vào việc hoàn thiện quản lý tài sản công; Bốn là, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại một cơ quan đặc thù là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của luận án Ngoài mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì Luận án được kết cấu thành 4 chương và 12 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG Nghiên cứu về tài sản công đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập đến khá nhiều, có thể kể đến một số nghiên cứu sau: Quản lý tài sản công của tác giả Đinh Học Đông; Managing Government Property Assets: International Experiences (Quản lý tài sản Chính phủ: những kinh nghiệm quốc tế) của các tác giả: Conway Francisand, Charles Undelan, George Peteson, Olga Kaganova và James McKellar; Towards efficient public sector asset management (Hướng tới quản lý hiệu quả tài sản khu vực công) của các tác giả: Grubisic Mihaela, Nusinovic Mustafa và Roje Gorana; Government Property Resources: A Case for Asset Management (Nguồn lực tài sản Chính phủ: Nghiên cứu đối với lĩnh vực quản lý tài sản) của các tác giả: Hentschel John và Olga Kaganova; Property management as property rights governance: Exclusion and internal conflict resolution (Quản lý tài sản như là quản trị quyền sở hữu tài sản: giải pháp ngăn chặn và giải quyết các mâu thuẫn bên trong) của các tác giả: Yiu C.Y, Wong S.K và Yau Y; Effectiveness of property asset management in Scottish councils (Hiệu quả quản lý tài sản tại Hội đồng Scottland) của các tác giả: Malawi Makaranga Ngwira, Parsa Ali và Manase David; Efficient management of public sector assets The call for correct evaluation criteria and techniques (Quản lý hiệu 6 quả tài sản công, yêu cầu về chỉ tiêu và kỹ thuật đánh giá chính xác) của Bond Sandy và Dent Peter 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG Trong giai đoạn trước khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành (từ năm 2008 trở về trước), các nghiên cứu trong nước về tài sản công và quản lý tài sản công không nhiều, chủ yếu là các luận văn thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp chí nhằm nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan hoặc các đề tài nghiên cứu của các đơn vị thuộc cơ quan quản lý nhà nước về công sản, có thể kể đến một số nghiên cứu như sau: Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn 2001-2010 của Nguyễn Văn Xa; Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp của Phạm Đức Phong; Sớm thực hiện một số biện pháp cấp bách về chống lãng phí trong sử dụng tài sản nhà nước tại các dự án sử dụng vốn ODA của Nguyễn Thành Đô; Hoàn thiện, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước của Lê Ngọc Khoa; Kinh nghiệm quản lý và chống lãng phí tài sản công ở Anh của Ngọc Hương; Đổi mới quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp của Trần Văn Giao. Sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được ban hành và có hiệu lực thi hành, các nghiên cứu về tài sản công từ thời điểm đó đến nay đã đa dạng hơn, với các mục tiêu, kết quả nghiên cứu tập trung vào nhiều vấn đề. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau: Cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý, sử dụng tài sản công” của Nguyễn Mạnh Hùng; Góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp” của Trần Văn Giao; Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam của Nguyễn Mạnh Hùng; Một số vấn đề về quản lý công sản ở Việt Nam hiện nay của Chu Xuân Nam; Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”của Phan Hữu Nghị; Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước - Các hạn chế và giải pháp của Lê Chi Mai; Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại Việt Nam của Trần Đức Thắng; Đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính; Sử dụng công cụ kế toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam của La Văn Thịnh. 1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN CẦN THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tài sản công và quản lý tài sản công. 7 Hai là, đã phân tích đặc điểm, mô hình, phương thức, công cụ và cơ chế, chính sách quản lý tài sản công ở một số nước, trong đó có Việt Nam và tại một số loại hình cơ quan, đơn vị cụ thể như cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp nói riêng. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để tham khảo, có tính khả thi, giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định cơ chế, chính sách và những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài sản công thực hiện tốt các công việc có liên quan của mình. Ba là, đã đánh giá rõ thực trạng quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công trong đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những thành tựu đạt được, những tồn tại, thách thức và nguyên nhân. Từ đó đưa ra những nhận định và các kiến nghị, giải pháp tương thích để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu mà các công trình đã công bố đạt được, đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số lý luận cơ bản về tài sản công và quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp: khái niệm tài sản công, tài sản công trong tài sản công gắn với lợi ích kinh tế mà nó đem lại cho xã hội; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công... Hai là, tiếp tục nghiên cứu một số kinh nghiệm thực tế về quản lý tài sản công, rút ra bài học kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý tài sản công. Ba là, từ những vấn đề lý luận đã nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu phân tích các căn cứ pháp lý, mô hình, thực trạng quản lý tài sản công tại Học viện trong giai đoạn 2009-2015; đánh giá kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế dựa trên các quy trình quản lý tài sản. Bốn là, trên cơ sở xác định quan điểm hoàn thiện quản lý tài sản công, luận án nhận diện và phân tích các yêu cầu mới đặt ra đối với công tác quản lý tài sản công tại Học viện. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường quản lý, đảm bảo ổn định, hiệu quả, phù hợp với đặc thù hoạt động của Học viện và đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 2.1. TÀI SẢN CÔNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 2.1.1. Đơn vị sự nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp Đơn vị sự nghiệp là cơ quan do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn nhất định trong những lĩnh vực nào đó và hoạt động được tài trợ bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, cũng như bằng các nguồn thu khác theo nguyên tắc cung ứng hàng hóa, dịch vụ công 8 cộng. Theo quan niệm này đơn vị sự nghiệp phải hội đủ ba điều kiện: là cơ quan nhà nước; không thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, chỉ sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ công cộng theo nhiệm vụ nhà nước giao; hạch toán theo quy định về quản lý tài chính công. 2.1.1.2. Đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp - Đặc điểm: + Là các tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. + Có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. + Kinh phí hoạt động chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước. + Cơ chế quản lý, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp không giống cơ quan hành chính nhà nước, cũng không giống doanh nghiệp nhà nước. + Hàng hóa, dịch vụ do đơn vioj sự nghiệp cung ứng mang tính độc quyền ở các mức độ khác nhau. - Việc phân loại đơn vị sự nghiệp dựa trên các căn cứ sau: Ngành, lĩnh vực hoạt động; chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao và cung cấp dịch vụ công; tính chất, đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ và cơ chế hoạt động. Đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước hiện nay đang hoạt động theo cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ gồm có các loại sau: Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi hoạt động thường xuyên; đơnvị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên. Xét trên góc độ quản lý tài chính, tài sản, các đơn vị sự nghiệp trong cùng một ngành dọc được tổ chức theo hệ thống dọc từ trên xuống dưới gồm các đơn vị dự toán các cấp: Đơn vị dự toán cấp1, đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3 và đơn vị dự toán cấp dưới của đơn vị dự toán cấp 3. 2.1.2. Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm tài sản, tài sản công và tài sản công trong đơn vị sự nghiệp - Căn cứ các quy định của pháp luật, tài sản công được hiểu: là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước; tài sản được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp, tặng cho Nhà nước; các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua quốc hữu hóa hoặc quy định bằng pháp luật; đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia mà pháp luật quy định là của Nhà nước; tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; tài sản kết cấu hạ tầng thuộc các ngành, lĩnh vực thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng 9 theo quy định chung của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước trong quá trình quản lý sử dụng tài sản. Tài sản công là tài sản được chiếm hữu, sử dụng để đáp ứng các lợi ích công, đảm bảo cho lợi ích công được duy trì rộng rãi trong xã hội với chất lượng ngày một nâng cao. Tài sản công là tài sản được sở hữu bởi tất cả thành viên trong xã hội và mỗi cá nhân thành viên xã hội bất kỳ đều không thể lấy tài sản công để một mình sử dụng. - Tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận tài sản công mà Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ công phục vụ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2.2. Phân loại tài sản công trong đơn vị sự nghiệp - Căn cứ hình thái tồn tại, tài sản công được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. - Căn cứ theo cấp quản lý, tài sản công trong đơn vị sự nghiệp gồm: tài sản công do Chính phủ quản lý; tài sản công do các đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý; tài sản công do các đơnvị sự nghiệp thuộc cấp quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) quản lý; tài sản công do các đơn vị sự nghiệp thuộc cấp xã, phường, thị trấn quản lý. - Căn cứ cách thức hình thành, có thể chia thành tài sản công được nhà nước trực tiếp đầu tư tạo nên và tài sản công được gián tiếp sở hữu. - Căn cứ vào công dụng của tài sản khi khai thác, sử dụng, có thể chia tài sản trong đơn vị sự nghiệp thành: Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất đai; phương tiện vận tải (xe ô tô phục vụ công tác); máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác. - Căn cứ theo đặc điểm hao mòn của tài sản, tài sản công trong đơn vị sự nghiệp được phân loại thành tài sản hao mòn và tài sản không bị hao mòn. - Căn cứ đặc điểm, tính chất, giá trị, thời gian hoạt động của tài sản, người ta chia tài sản trong đơn vị sự nghiệp thành tài sản cố định và tài sản khác (tài sản rẻ tiền, mau hỏng) hoặc bất động sản và động sản. - Căn cứ tính chất kinh tế, tài sản công được chia thành tài sản công sử dụng cho kinh doanh và tài sản công không kinh doanh. - Ngoài ra, trong thực tiễn, để quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp, người ta áp dụng cách phân loại mang tính tổng hợp để phân chia tài sản công thành: Tài sản cố định và tài sản khác (không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định). 2.1.2.3. Đặc điểm của tài sản cô
Luận văn liên quan