Luận văn Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hiện sinh sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Chữ Chăm đã có từ lâu đời, đồng bào Chăm truyền tụng và nâng niu, song ít được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu dành cho lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm nghiên cứu nghi thức hành lễ; hoặc chỉ có một bộ phận người Chăm dùng để tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và chữ viết của các dân tộc thiểu số, các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên cho đến những văn kiện gần đây đều thống nhất một quan điểm: Tôn trọng quyền tồn tại và phát triển của tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số đồng thời hỗ trợ để tiếng nói và chữ viết của họ phát triển

pdf115 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý việc dạy chữ chăm cho người chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CAO THANH XUÂN QUẢN LÝ VIỆC DẠY CHỮ CHĂM CHO NGƯỜI CHĂM Ở HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ MINH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hiện sinh sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Chữ Chăm đã có từ lâu đời, đồng bào Chăm truyền tụng và nâng niu, song ít được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu dành cho lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm nghiên cứu nghi thức hành lễ; hoặc chỉ có một bộ phận người Chăm dùng để tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và chữ viết của các dân tộc thiểu số, các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên cho đến những văn kiện gần đây đều thống nhất một quan điểm: Tôn trọng quyền tồn tại và phát triển của tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số đồng thời hỗ trợ để tiếng nói và chữ viết của họ phát triển. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 có ghi: "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình". Quyết định của Chính phủ số 53/CP ngày 22/02/1980 có đoạn viết: "Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển. Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo chữ La tinh"[10]. Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, tại điều 4 có viết: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện Giáo dục tiểu học[21]. 3 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 viết: "Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình". Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể hơn là tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm, một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc đã tiến hành việc dạy tiếng Chăm cho học sinh người Chăm. Song, nhu cầu học chữ Chăm không chỉ giới hạn ở học sinh tiểu học, mà nhiều người dân Chăm, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên mong muốn được học cái chữ của dân tộc mình. Đây là nguyện vọng chính đáng nhằm góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phản ánh tính đúng đắn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Là một ngôn ngữ của dân tộc thiểu số có dân số ở mức trung bình trong tổng số 54 dân tộc ở Việt Nam, tiếng Chăm cùng với nền văn hoá Chăm có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành và xây dựng nền văn hoá Việt Nam và được coi là một môn học trong hệ thống giáo dục tiểu học đối với học sinh Chăm. Việc phát sóng bằng tiếng Chăm và đưa tiếng Chăm vào dạy học trong nhà trường đã được bà con dân tộc Chăm phấn khởi đón nhận. Tiếng Chăm hiện nay là một trong những tiếng dân tộc được phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Thuận và tập san Dân tộc và Miền núi do Thông tấn xã Việt Nam xuất bản bằng tiếng Chăm đã mang đến cho đồng bào người Chăm nhiều thông tin quí giá[34]. Song, để tiếp nhận đầy đủ lượng 4 thông tin trên, người dân Chăm càng phải cần có vốn hiểu biết chữ Chăm làm công cụ truyền tải. Hiện nay tiếng Chăm có các biến thể khác nhau và các loại hình chữ viết khác nhau, đó là tiếng Chăm gốc và tiếng Chăm biến thể. Trong giao tiếp hàng ngày, người Chăm sử dụng tiếng Chăm biến thể, trong khi đó trên 60% người Chăm (đặc biệt là người ở lứa tuổi dưới 50) nghe không hiểu, hoặc hiểu rất ít tiếng Chăm cổ đang dùng phát sóng trên các phương tiện phát thanh- truyền hình[34]. Như vậy, thực tế phần lớn người Chăm chưa hiểu rõ các nội dung bài báo được đăng tải trên các tạp chí bằng chữ Chăm hay trên sóng phát thanh tiếng Chăm, vì một lẽ dễ hiểu là đa số người dân Chăm còn mù chữ Chăm. Vì mù chữ Chăm và do thường ngày chỉ dùng tiếng địa phương có nhiều lỗi chính tả, hoặc không còn nhớ từ vựng của tiếng mẹ đẻ mà được thay thế vào đó bằng nhiều từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài, cho nên đa số người Chăm chưa thể đọc được chữ Chăm trên mặt báo hay chưa nghe và hiểu hết tiếng Chăm chuẩn được phát thanh trên sóng của đài phát thanh. Điều đó, chứng tỏ tiếng nói và chữ viết của người Chăm ngày càng mai một, nếu không có sự bảo tồn kịp thời và đúng mức thì ngôn ngữ Chăm sẽ dần dần bị mất hết vai trò của mình trong đời sống xã hội người Chăm. Trong khi đó tiếng Chăm dạy cho học sinh trong nhà trường tiểu học chưa đủ lực để giữ vai trò bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ viết Chăm. Một trong các giải pháp để giúp cho các em khỏi quên chữ Chăm sau khi học tiểu học và cũng làm cho người lớn biết chữ Chăm là phải tiến hành mở các lớp dạy chữ Chăm cho người lớn (độ tuổi 15 - 45). Thế nhưng đến nay tại tỉnh Bình Thuận, chính quyền tỉnh Bình Thuận chưa tổ chức việc dạy chữ Chăm cho người Chăm hết độ tuổi học ở trường tiểu học. Đề tài nghiên cứu “việc quản lý dạy chữ Chăm cho đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” nhằm đáp ứng tâm tư, 5 nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc Chăm, làm cho người dân Chăm biết được chữ Chăm, từ đó sẽ thu nhận nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào Chăm qua các tài liệu cổ, góp phần phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm, tạo nên sự đoàn kết và thể hiện sự bình đẳng dân tộc giữa cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khảo sát nhu cầu học chữ Chăm của người Chăm và tìm hiểu việc tổ chức dạy chữ Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thực hiện việc quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 3.2. Khách thể nghiên cứu : Người Chăm trong độ tuổi từ 15 - 45, các trí thức và các giáo viên người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu tiến hành quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm thì sẽ tạo điều kiện tốt cho người Chăm trong độ tuổi 15 - 45 tham gia học chữ Chăm, ít nhất ở mức biết đọc và biết viết. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu việc quản lí dạy chữ Chăm cổ cho người học chữ Chăm trong độ tuổi từ 15 - 45 trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Hệ thống một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. 6 6.2. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu học chữ Chăm và việc tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 - 45 ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 6.3. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 - 45 ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Nghiên cứu Luật giáo dục, các văn bản qui phạm pháp luật của chính phủ, các cấp quản lý giáo dục và các tác giả nói về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu các báo cáo của UBND huyện Hàm Thuận Bắc về tình hình kinh tế - xã hội của huyện; nghiên cứu các tài liệu nói về người Chăm, ngôn ngữ Chăm. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Điều tra khoảng 300 người dân Chăm có độ tuổi từ 15 - 45, thuộc 3 xã của huyện Hàm Thuận Bắc có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhằm tìm hiểu thực trạng học chữ Chăm (Trình độ chữ Chăm, nhu cầu, mục đích học chữ Chăm). Xác định mức độ và tần số về nhu cầu học tiếng Chăm, hình thức tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi. Điều tra (phỏng vấn bằng phiếu) 50 người, gồm một số chức sắc tôn giáo, lão làng, trưởng thôn, trí thức và giáo viên người Chăm nhằm khẳng định nhu cầu, mục đích và những đề xuất khác của việc học chữ Chăm. Điều tra hiệu trưởng ở các trường Tiểu học có dạy tiếng Chăm, các giáo viên người Chăm và một số cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo nhằm góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp quản lý dạy tiếng Chăm. 7 7.3. Phương pháp thử nghiệm Trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận xin phép tổ chức mở lớp dạy (thử nghiệm) 3 lớp học tiếng Chăm cho người lớn tuổi , mỗi xã một lớp, nhằm rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy tiếng Chăm và công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Chăm cho người lớn tuổi, tạo khí thế ban đầu cho phong trào học tiếng Chăm trong huyện. 7.4. Phương pháp toán học thống kê Dùng để xử lí kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng thống kê để tính tần số, tỉ lệ phần trăm về: Trình độ chữ Chăm; nhu cầu, mục đích và hình thức học tập chữ Chăm. 8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 8.1. Nghiên cứu lí luận * Nghiên cứu về tính hợp pháp, sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý các lớp học chữ Chăm cho người Chăm (Từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2006). * Nghiên cứu khái niệm công cụ (Từ tháng 7/2006 đến tháng 8/2006). 8.2. Nghiên cứu thực trạng * Tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 8/2006). * Khảo sát thực trạng biết chữ Chăm, nhu cầu và mục đích học chữ Chăm của người Chăm ở độ tuổi 15 - 45 qua khoảng 300 phiếu điều tra (tháng 8/2006). * Khảo sát khoảng 50 phiếu phỏng vấn, tìm hiểu nguyện vọng của các già làng, các chức sắc tôn giáo, các trí thức trong cộng đồng người Chăm về ý nghĩa và sự cần thiết của việc tổ chức học chữ Chăm cho người Chăm (tháng 8/2006). * Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006). 8 * Khảo sát thực trạng về công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006). * Xử lý số liệu điều tra (tháng 10/2006 - 12/2006). * Tổng hợp số liệu, các tư liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu (tháng 01/2007 - 8/2007). 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vấn đề dạy chữ (tiếng) dân tộc thiểu số trên thế giới Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách khuyến khích việc học tiếng dân tộc thiểu số cho cả trẻ em và người lớn tuổi. Ở Liên hiệp Anh, có dân tộc Wales. Chính phủ Anh cho phép, khuyến khích việc giảng dạy tiếng Wales. Hằng năm đều tổ chức ngày hội thi tiếng Wales. Ở Philipin, “đối với các dân tộc đã có chữ viết như người Mangyan ở Mindoro, các dân tộc ở Ifugao thì lại tiến hành dạy tiếng dân tộc, tiếng Philipin và tiếng Anh” [32]. Mỹ, Trung Quốc, Inđônêxia là các quốc gia đa dân tộc. Tại những quốc gia này, chính quyền cho phép tổ chức giảng dạy các thứ tiếng của người dân tộc thiểu số cho học sinh trong trường phổ thông và dạy cho người lớn tuổi dân tộc thiểu số có nhu cầu học tập. Theo Marilin Gregerson, một nhà ngôn ngữ học Mỹ, thì người dân tộc có thể học tiếng phổ thông “dễ dàng nếu trước tiên họ được dạy để đọc cái ngôn ngữ họ thạo nhất”[32]. F.B. Dawson và Barbara jean Dawson, trong bài viết về sự đóng góp hiện nay của Viện Ngôn ngữ Mùa hè vào chương trình xóa mù chữ không chính thức tại Hà Nội: “...dự án thứ hai có mục đích cố vấn cho việc xây dựng tài liệu đọc cơ bản bằng ngôn ngữ H’Mông để dùng trong một chương trình thí nghiệm dành cho học sinh bỏ học và người lớn không có cơ hội đi học”[32]. 10 1.1.2. Vấn đề dạy tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ Chăm như: “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính sách ngôn ngữ” của Hoàng Tuệ (1984); “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển” của Insara (1994); “Ngữ pháp tiếng Chăm” của Bùi Khánh Thế (1996); “Văn hóa - xã hội Chăm” của Insara (2003)Qua các công trình này, cho chúng ta thấy các tác giả đều mong muốn duy trì và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hoá Chăm. Song, chưa có một công trình khoa học nào nói về quản lý việc dạy chữ Chăm cổ cho người Chăm lớn tuổi. Từ đây, gợi mở cho chúng ta: Phải chăng cần nghiên cứu về công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm nhằm góp phần phát triển Văn hoá Chăm. 1.1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dạy tiếng dân tộc thiểu số. * Nghị quyết trung ương năm 1940 nêu: “ Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình”[12]. * Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông dương ngày 10/5/1941: “Văn hóa của mỗi dân tộc được tự do phát triển, tồn tại; tiếng mẹ đẻ của các dân tộc được tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm”[13]. * Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại chương I Điều 5 có nêu: “ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” * Luật giáo dục năm 2005, tại điều 7, mục 2 có ghi: 11 Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ[21]. * Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, điều 4 có ghi: “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”[22]. * Quyết định số 53/CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) về chủ trương chữ viết đối với các dân tộc thiểu số, nêu: Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nuớc. Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ thông. cùng với chữ phổ thông, chữ dân tộc tham gia vào nhiều mặt hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc giữ gìn và phát triển vốn văn hóa của các dân tộc (Mục I.2). Bộ Giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh xây dựng kế hoạch dạy chữ phổ thông và chữ dân tộc trong các trường, các lớp phổ thông và bổ túc văn hóa thích hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của từng vùng, từng dân tộc (mục III.1)[10]. * Thông tư số 01/GD-ĐT ngày 03/02/1997 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực việc dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số nêu: + Thực hiện Luật phổ cập GD tiểu học, trước hết triển khai dạy môn tiếng dân tộc (bao gồm tiếng nói, chữ viết) trong các trường lớp mẫu giáo, các trường tiểu học, các lớp xóa mù chữ và bổ túc văn hóa 12 tại các vùng dân tộc thiểu số. Đa dạng hóa các hình thức dạy tiếng dân tộc. Người học có thể lựa chọn việc học tập thích hợp: học ở trường lớp, học ở gia đình, ở các lớp học thêm ngoài giờ, học tiếng dân tộc sau khi đã học xong bậc tiểu học... Mở các lớp xóa mù chữ cho người lớn tuổi ở các thôn, ấp, làng, bản; các lớp học tiếng dân tộc buổi chiều, tối... (Phần 1. Một số nguyên tắc chung)[3]. + Trước mắt, tiến hành xây dựng chương trình bộ môn tiếng Chăm, tiếng Khơme, Thái, Tày, Nùng và các thứ tiếng Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, K’ho ở các tỉnh Tây nguyên (Phần 2. Một số việc làm cụ thể trước mắt)[3]. + Ngành học giáo dục thường xuyên cần nhanh chóng tạo ra các điều kiện cần thiết để đưa tiếng dân tộc vào việc xóa mù cho người dân tộc thiểu số. Trước hết, tiến hành xóa mù chữ dân tộc cho các đối tượng lớn tuổi không có điều kiện xóa mù chữ bằng chữ quốc ngữ. Sau xóa mù chữ cần có các tài liệu đọc thêm bằng chữ dân tộc để củng cố và nâng cao thêm vốn hiểu biết tiếng và chữ mẹ đẻ cho họ (Phần 2. Một số việc làm cụ thể trước mắt)[3]. 1.1.2.2. Quan điểm của một số tác giả về việc dạy chữ dân tộc thiểu số và chữ Chăm * Hoàng Tuệ: + Một trạng thái song ngữ ở trình độ thấp, trình độ tự nhiên, không những không thể phát huy tác dụng tích cực, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của cộng đồng xã hội nhỏ là từng dân tộc thiểu số, và cộng đồng lớn là toàn thể dân tộc Việt Nam.... Có thể nghĩ rằng đáng mong muốn nhất là một trạng thái song ngữ ở trình độ cao, trình độ văn hóa, tức là trạng thái song ngữ văn học, 13 trong đó người dân tộc thiểu số có ý thức đầy đủ, sâu sắc về tiếng mẹ đẻ cũng như về tiếng Việt và có khả năng sử dụng tốt tiếng Việt văn học cũng như tiếng mẹ đẻ, phát triển dần thành ngôn ngữ văn học[31]. + Dạy học chữ và tiếng dân tộc là một việc làm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc...; Chính quyền Ngô Đình Diệm thì không cho người thiểu số học tiếng thiểu số, chỉ buộc họ học tiếng Việt... còn người Pháp soạn chữ Chăm bằng tiếng Latin với mưu đồ là gây ra và nuôi dưỡng mãi mãi sự đối kháng giữa các dân tộc thiểu số, đặc biệt ở vùng chiến lược Tây nguyên, với người Kinh. Cần có chủ trương thỏa đáng đối với ngôn ngữ có chữ viết cổ truyền... Song, nhìn về quá khứ của sự hội nhập các dân tộc, và nhìn vào hiện tại của những chênh lệch phát triển giữa các dân tộc, không thể không thấy là quốc gia Việt Nam đang đứng trước những vấn đề không đơn giản... Những ngôn ngữ vốn đã có chữ viết cổ, lại có thêm chữ viết Latin hóa thì tùy tình hình cụ thể của từng dân tộc, có thể dạy song song vừa chữ cổ, vừa chữ Latin hoặc có thể dạy chữ cổ cho người lớn tuổi ngoài nhà trường và chữ Latin cho học sinh phổ thông [32]. * Bùi Khánh Thế cho rằng: + Trong tập hợp các ngôn ngữ Việt Nam, tiếng Chăm là một ngôn ngữ có hệ thống văn tự lâu đời, có di sản văn học quí (cả văn học viết và văn học dân gian) và nhất là được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt chung của nội bộ cộng đồng Chăm cũng như trong sinh hoạt song ngữ Chăm – Việt tại những khu vực người Việt và người Chăm sống xen kẽ [26]. 14 + Giữ gìn và phổ biến các giá trị quý báu của văn hóa truyền thống Chăm được ghi lại bằng hệ thống văn tự cũ (tiếng cổ), nhằm giúp cho sự phát triển xã hội hiện tại, gây niềm tự hào chính đáng cho nhân dân Chăm với tư cách là chủ nhân của một truyền thống văn hóa lâu dài, đồng thời cũng là thành viên trong một quốc gia đa dạng về thành phần dân tộc và văn hóa.... Dùng hình thức giáo dục có tính chất vừa Nhà nước vừa nhân dân để giúp cho lớp người Chăm trẻ tuổi có sự hiểu biết cần thiết về hệ thống văn tự cổ truyền (tùy nhu cầu và sự tự nguyện), qua đó mà biết được lịch sử phát triển văn hóa không chỉ riêng cho dân tộc mình, mà của cả toàn khối cộng đồng dân tộc[26]. * Hoàng Văn Ma: + Người Chăm, người Hrê, người K’ho có dân số gần như nhau và cùng hưởng chính sách bình đẳng như nhau. Nhưng tiếng Chăm, chữ Chăm gắn với văn hóa Chăm Pa, mà ảnh hưởng của nó lan tỏa sang nhiều dân tộc lân cận....Đối với chúng ta, ... còn nhằm một mục đích thực tiễn là nghiên cứu tiếng nói chữ viết dân tộc để phục vụ giảng dạy song ngữ, để nâng cao dân trí và bảo tồn vốn văn hóa dân tộc.... Hơn nữa, nếu chỉ có các tác phẩm dịch sẽ không có được các điều kiện chắt lọc được những cái hay từ ngôn ngữ tác phẩm[18]. + Khích lệ việc sử dụng tiếng dân tộc vì ngôn ngữ còn thì văn hóa còn. Đúng vậy, tiếng nói của một dân tộc nào đó là công cụ giao tiếp, là biểu hiện linh hồn dân tộc, là di sản thiêng liêng của muôn đời để lạ
Luận văn liên quan