Luận văn Quán ngữ tình thái Tiếng Việt

Trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ, bên cạnh đơn vị từ còn có một số lượng lớn các loại đơn vị ngữ cố định được gọi là quán ngữ (QN), Chúng được dùng rất phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các bài nói, bài viết, trong sáng tác văn chương, trên đài phát thanh, truyền hình, sân khấu, báo chí, Vì vậy, việc nắm hiểu và trau dồi khả năng sử dụng những ngữ cố định đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Gần đây, cùng với khuynh hướng chú trọng hơn đến nhân tố con người trong ngôn ngữ và trong hoạt động ngôn ngữ, giới nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng quan tâm đến vấn đề tính tình thái, ý nghĩa tình thái của ngôn ngữ. Đó cũng là lẽ tất yếu bởi không có một nội dung nhận thức và giao tiếp hiện thực nào lại có thể tách khỏi những nhân tố như mục đích, nhu cầu, thái độ đánh giá của người nói đối với điều được nói ra xét trong mối quan hệ với hiện thực, với đối tượng giao tiếp và các nhân tố khác của ngữ cảnh giao tiếp

pdf94 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quán ngữ tình thái Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Yến Nga QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Yến Nga LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Dư Ngọc Ngân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học – Công nghệ sau Đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, quý thầy cô trong tổ Ngôn ngữ - khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn của mình. Trần Thị Yến Nga MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ, bên cạnh đơn vị từ còn có một số lượng lớn các loại đơn vị ngữ cố định được gọi là quán ngữ (QN), Chúng được dùng rất phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các bài nói, bài viết, trong sáng tác văn chương, trên đài phát thanh, truyền hình, sân khấu, báo chí, Vì vậy, việc nắm hiểu và trau dồi khả năng sử dụng những ngữ cố định đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Gần đây, cùng với khuynh hướng chú trọng hơn đến nhân tố con người trong ngôn ngữ và trong hoạt động ngôn ngữ, giới nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng quan tâm đến vấn đề tính tình thái, ý nghĩa tình thái của ngôn ngữ. Đó cũng là lẽ tất yếu bởi không có một nội dung nhận thức và giao tiếp hiện thực nào lại có thể tách khỏi những nhân tố như mục đích, nhu cầu, thái độ đánh giá của người nói đối với điều được nói ra xét trong mối quan hệ với hiện thực, với đối tượng giao tiếp và các nhân tố khác của ngữ cảnh giao tiếp. Như đã biết, một trong những mục đích chính của giao tiếp là trao đổi thông tin. Độ phức tạp trong việc xử lí thông tin và hiệu ứng mà phát ngôn tác động đến người nghe đòi hỏi người nói có những thao tác xử lí nhất định về mặt ngôn ngữ. Việc sử dụng ngữ điệu hay các phương tiện từ vựng không giống nhau giúp người nói thể hiện các thái độ khác nhau đối với nội dung phát ngôn. Các thông tin liên nhân được truyền đạt bên cạnh những thông tin ngôn liệu được gọi là thông tin tình thái nhận thức. Trong số những đơn vị từ vựng biểu đạt thông tin tình thái nhận thức, có một loại ngữ cố định chuyên biểu thị ý nghĩa tình thái, thường được gọi là quán ngữ tình thái (QNTT). Loại đơn vị này có những nét đặc thù về cấu tạo, chức năng và ngữ nghĩa. Sự tồn tại của các QNTT với ý nghĩa, vai trò của chúng trong cơ chế giao tiếp liên nhân đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu, khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của loại đơn vị này với đề tài “Quán ngữ tình thái trong tiếng Việt”. Về mặt lí luận, luận văn hi vọng góp phần tìm hiểu một số đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng của QNTT, một vấn đề từ trước đến nay ít được đề cập đến. Về mặt thực tiễn, quá trình giải quyết những vấn đề cụ thể về QNTT trong luận văn có thể góp thêm ý kiến cho việc biên soạn tài liệu nghiên cứu cũng như trong việc vận dụng vào công tác giảng dạy của bản thân về những vấn đề có liên quan đến QNTT trong tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Như đã nói, trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu từ vựng học đã gọi lớp từ chuyên dụng này là QN. Tuy nhiên, cho đến nay, sự nhìn nhận và nắm bắt về QN một cách nhất quán, giúp người dạy, người học không cảm thấy mơ hồ và nhập nhằng với các khái niệm tương cận vẫn còn là vấn đề phía trước. Trong khi các hiện tượng khác thuộc ngữ cố định được nghiên cứu một cách có hệ thống thì QN chỉ mới được đề cập đến với những nhận định ban đầu. Chúng tôi chỉ tìm thấy được một số ít công trình, bài viết (chủ yếu là về từ vựng học) có trình bày sơ lược về đơn vị quán ngữ trong tiếng Việt. Các tác giả như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến đã đề cập đến QN trong các công trình của mình nhưng cũng chỉ là những gợi mở cho các hướng nghiên cứu sâu và qui mô hơn. Hoàng Trọng Phiến [22] đã liệt kê được gần 500 QN trong công trình từ điển giải thích hư từ tiếng Việt của tác giả. Đỗ Thanh và các đồng sự đã bổ sung hàng trăm đơn vị nữa trong công trình của họ [15]. Và như đã nói, chúng tôi lấy lớp từ này làm xuất phát điểm nghiên cứu. Một số tác giả khác đã khảo sát QN một cách gián tiếp như là những phương tiện “hiện thực hoá” cho các đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ có liên quan trong từ pháp, ngữ pháp, lôgíc-cú pháp,... Cụ thể, Đinh Văn Đức đã xác lập khái niệm tình thái và miêu tả lớp tiểu từ tình thái trong đó chúng có khả năng được hiện thực hoá bằng QN [10]. Ngoài ra, trong các thành phần câu, theo đa số tác giả ngữ pháp tiếng Việt, lớp từ này xuất hiện dưới dạng là thành phần phụ tình thái, đề tình thái hoặc thuyết tình thái trong câu. Các tác giả phân tích diễn ngôn thì phần nhiều quan tâm đến đặc tính liên kết của QN. Vì thế, có thể thấy rằng QN, trong địa hạt ngữ pháp, cũng đã từng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong thế đối lập với trạng ngữ, liên ngữ và tình thái ngữ, Thật vậy, trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tỏ ra rất nỗ lực trong việc làm rõ vấn đề này. Nhiều tác giả đã thấy được bản chất của QN trong câu đơn nhưng không thể xếp chúng vào một thành phần cú pháp nào cả về nên đề nghị gọi là phụ chú ngữ (nói trộm bóng, có lẽ, kể ra...). (Nguyễn Kim Thản) cho là gia tố (ấy thế, vả lại, mới chết chửa, có ai ngờ,..) (Lưu Vân Lăng), hay thành phần xen kẽ (có lẽ, có ai ngờ,...) (Nguyễn Tài Cẩn). Trong ngữ pháp chức năng, chúng là yếu tố tình thái làm thành Đề của câu được đánh dấu bằng thì (theo ý tôi thì, nếu tôi không nhầm thì, thật ra thì...); bằng la (quả là, nói thật là, miễn là...) (Cao Xuân Hạo). Trong đó, Nguyễn Văn Hiệp [57] là tác giả đã quan tâm và đầu tư nhiều cho việc kiến giải, phân biệt lớp từ này với trạng ngữ, “vị ngữ thứ yếu” (thuật ngữ của các tác giả) mặc dù chỉ dưới góc nhìn của ngữ pháp câu và ngữ nghĩa lôgic cú pháp. Nguyễn Văn Hiệp đặt tên cho chúng là “định ngữ câu”. Tuy nhiên, do cố gắng tìm ra bản chất của các tham tố ngoài cú pháp câu, các tác giả trên khá thiên về ngữ nghĩa lôgic-cú pháp. Trong thực tế nói năng, việc sử dụng và ý nghĩa dụng học phong phú của lớp từ này vượt hẳn ra cái gọi là “điều kiện sử dụng câu có định ngữ câu” của tác giả. Diệp Quang Ban đã đề nghị một đơn vị gọi là liên ngữ để chỉ quan hệ ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan phía trước mà thực chất chính là những QN liên kết. Ngoài ra, có hai công trình nổi bật về liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm [85] và liên kết lời nói của Nguyễn Thị Việt Thanh [73] đều bàn về QN với cách gọi khác như “cụm từ làm thành phần chuyển tiếp”, “từ nối”,... Trong khi đó, việc nghiên cứu QN chỉ dừng lại ở những giải nghĩa cho từng QN, chỉ ra một vài cách dùng, một số giá trị sử dụng nào đó của nó. Nghĩa là các tác giả hoặc chỉ nêu khái niệm QN một cách khái lược trong các giáo trình ngôn ngữ (phần từ vựng) hoặc bàn đến một cách chung chung về cách phân loại, cách sử dụng và đặc trưng ngữ nghĩa của các QN tiếng Việt qua một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành. Chẳng hạn: Nguyễn Thị Thìn (2000) với bài “Quán ngữ tiếng Việt” [71] đã dựa vào công dụng thường dùng của QN để phân chia nó thành bốn loại. Ngô Hữu Hoàng (2002)đđã chỉ ra một số điểm khác biệt giữa thành ngữ (TN) và QN, trong bài “Vài suy nghĩ về cụm từ cố định nói chung và quán ngữ nói riêng” [42]. Theo đó, tác giả đưa ra kết luận TN “là kết quả của việc vay mượn để đúc kết ngữ nghĩa từ vựng (định danh) bậc hai nhằm đáp ứng tình trạng nhu cầu phản ánh “nghĩa” của thế giới khách quan trong giao tiếp”, còn QN “phục vụ cho các chức năng của lời nói, tạo ra một hành vi giao tiếp sao cho có hiệu quảNgữ nghĩa của nó bị hư hóa nên mất tính TN và cấu trúc nội tại từ đó cũng rất lỏng lẻo”. Chi tiết hơn là bài viết “Bàn về điều kiện sử dụng của một số QNTT nhận thức dưới góc độ lí thuyết quan yếu” của Ngũ Thiện Hùng [45]. Qua khảo sát cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, tác giả đã khẳng định “việc sử dụng các QNTT nhận thức không chỉ chịu sự chế định của các yếu tố logic cú pháp mà còn phải tính đến các điều kiện như định hướng nội dung hay định hướng quan hệ (động cơ vì người nghe/người nói)”. Ngoài ra, các giáo trình về từ vựng học, các từ điển có nêu khái niệm QN chẳng hạn: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2001), Nxb Hà Nội có nêu định nghĩa về QN như sau: “là những tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành (tr.84). Nguyễn Thiện Giáp (1990) trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, Nxb GD cho rằng QN “là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó”. Đỗ Hữu Châu (1999) trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” Nxb GD lại xếp QN vào phần trung gian giữa ngữ cố định với cụm từ tự do. Hoàng Trọng Phiến (2003), “Cách dùng của hư từ tiếng Việt hiện đại” có nêu cách dùng của một số QN. Cao Xuân Hạo (1991) trong “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng" (quyển 1) dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm QN hay QNTT, nhưng tác giả đã dành một phần trong chương II để mô tả phân tích đặc điểm chức năng của các thành phần làm thành Đề tình thái, Thuyết tình thái. Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên đây ta thấy, cho đến thời điểm này, nhiều vấn đề cơ bản của QNTT vẫn còn bỏ ngỏ. Như vậy, Quán ngữ tình thái tiếng Việt thực sự là một đề tài hấp dẫn, đáng được quan tâm nghiên cứu bởi tính đa loại, đa công dụng và những đặc trưng riêng của nó. Từ đó chúng tôi hy vọng góp phần tìm ra hoạt động của QNTT để vận dụng vào việc nói, viết tiếng Việt cho tốt. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là tìm ra những đặc điểm ngữ nghĩa- chức năng của QNTT. Để đạt được mục đích đó , chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm ra những tiêu chí để nhận diện QNTT tiếngViệt, trên cơ sở đó lập một danh sách về QNTT thông dụng. - Miêu tả những đặc điểm cơ bản của QNTT về hình thức. - Phân tích ngữ nghĩa – chức năng của lớp từ này. Từ đó khảo sát ba chức năng cơ bản của QNTT tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân tích đối tượng, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu thập ngữ liệu, khảo sát, phân loại ngữ liệu, luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học để phân tích ngữ nghĩa chức năng của các QNTT thu thập được. - Phương pháp miêu tả để trình bày quá trình khảo sát, phân tích đối tượng và kết quả nghiên cứu. 4.2. Nguồn ngữ liệu QNTT thường xuất hiện trong khẩu ngữ, trong những lời đối thoại trực tiếp của những người tham gia giao tiếp. Nó cũng được liệt kê trong một số từ điển tiếng Việt. Vì vậy để tìm ra được các đặc điểm chức năng của lớp từ này, tư liệu chủ yếu của luận văn bao gồm: - Các tác phẩm, các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương, chủ yếu là của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, tuyển tập truyện ngắn, tạp chí Văn nghệ quân đội, - Từ điển tiếng Việt và Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung gồm 2 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Trong chương này, luận văn đã điểm qua vài nét về QN như: khái niệm, phân biệt QN với TN, phân loại các QN tiếng Việt (QNTV). Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến một số vấn đề về tình thái trong ngôn ngữ học. Theo đó, luận văn đã nêu ra một số đặc điểm bản chất của QNTT tiếng Việt. Chương 2: Đặc điểm của QNTT tiếng Việt Ở chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát đặc điểm cấu tạo, các chức năng ngữ nghĩa cơ bản của QNTT tiếng Việt như chức năng đánh giá, chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngôn và chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của người nói. Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Vài nét về quán ngữ 1.1.1. Khái niệm quán ngữ QN là đơn vị ngôn ngữ thuộc phạm vi quan tâm trước hết của các nhà nghiên cứu từ vựng. Chính vì thế mà đơn vị này thường được gặp trong công trình nghiên cứu về từ vựng hơn là trong các sách ngữ pháp. Bản thân thuật ngữ “QN” được hiểu theo kiểu chiết tự “quán” là thói quen. Lý do là lớp từ này được sử dụng theo “phản xạ” bản ngữ. Với đặc tính “dùng lâu thành quen” theo “phản xạ”, một số người cũng gọi chung TN là QN. Trong tác phẩm “Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ” [77] dịch từ tiếng Nga, nguyên tác tiếng Anh là Meaning and the Structure of language của tác giả người Mỹ Wallace L. Chafe, Nguyễn Văn Lai đã dùng từ “QN hoá” thay cho “TN hoá” ở chương 5 khi dịch thuật ngữ idiomaticization [77]. Nguyễn Văn Tu với công trình nghiên cứu về từ tiếng Việt [79] đã dành vài trang để nói về khái niệm QN. Theo quan niệm của tác giả, QN cũng có tính ổn định vì các thành tố gắn bó với nhau thông qua quá trình “quen dùng” và đưa ra các ví dụ minh hoạ cho quan điểm của mình: bạn nối khối, anh hùng rơm, gót sắt, kỷ luật sắt, mua việc,...Như vậy, đối với Nguyễn Văn Tu, QN là một kiểu ngữ cố định mà các tác giả khác gọi tên là ngữ cố định định danh (Vũ Đức Nghiệu); TN hợp kết (Nguyễn Thiện Giáp), các TN ở dạng tỉ dụ (Hoàng Văn Hành)... Qua đó, tác giả quan niệm tất cả các đơn vị của ngữ cố định đều có đặc tính “dùng lâu thành quen” và với những cụm nào nghĩa bóng thấp thì ông gọi là QN và nghĩa bóng cao là TN. Có thể đây là lý do giải thích có lúc người ta dùng thuật ngữ “QN” để gọi luôn cho TN, hay ngược lại. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa QN là: Tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ các nghĩa của các yếu tố hợp thành. [19, tr.829] Từ điển này đưa ra các ví dụ là “lên lớp”, “lên mặt”, “lên tiếng” [19, tr.829]. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, định nghĩa QN là: Tổ hợp từ cố định quen dùng mà nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của những yếu tố cấu thành. [58, tr. 1364]. Tuy nhiên từ điển này không cho ví dụ minh hoạ. Từ định nghĩa của hai từ điển, chúng tôi vẫn rút ra được một kết luận rất có ích cho việc phân biệt QN với TN, đó là: QN, đứng về mặt từ vựng học, không có nghĩa bóng. Cho đến bây giờ, những định nghĩa mà chúng tôi có được đa phần tập trung ở địa hạt này. Đỗ Hữu Châu phát biểu: QN là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất,...chưa có tên gọi. Ngoài các thí dụ đã nêu, có thể dẫn thêm các QN khác như : “ai cũng biết rằng”, “rõ ràng là”, “chắc chắn là”,[12, tr.74] Ông cho rằng TN trung gian với từ ghép và QN trung gian với cụm từ tự do. Dựa vào đó, chúng tôi đưa ra lược đồ sau đây: Ngữ cố định Quán ngữ Thành ngữ (Gần gũi cụm từ tự do) Theo lược đồ, QN là đơn vị phân biệt với TN và qua định nghĩa của tác giả, phân biệt ở đây không chỉ là hình thức của QN mang tính chất của cụm từ tự do cao mà còn là về mặt nghĩa học. Trong khi TN có nghĩa định danh và tính biểu trưng thì QN, như quan niệm của Đỗ Hữu Châu, mang nghĩa “rỗng” vì nó chỉ có chức năng dẫn xuất, đưa đẩy. Nó là đơn vị ngôn ngữ mang tính công cụ. Thật vậy, khi một người muốn bổ sung giữa cái nói rồi với cái định nói nữa, anh ta sử dụng các “chỉ xuất” diễn ngôn được làm sẵn hoặc để cho người nghe có thể “dự báo”, có thể nắm bắt trước tinh thần phát ngôn, chuyển đổi chủ đề, tránh tình trạng đột ngột, tạo ý khẳng định, phủ định, tạo hành vi tại lời, v.v. Nguyễn Thiện Giáp có cùng ý kiến : QN là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những QN riêng, chẳng hạn các QN “của đáng tội”, “nói khí vô phép”, “nói bỏ ngoài tai”, “chẳng nước non gì”, “còn mồ ma”, v.v...thường được dùng trong phong cách hội thoại [67, tr.101]. Từ định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp, chúng tôi phát hiện thêm một đặc điểm nữa mà sẽ là thiếu sót nếu không đưa vào đặc tính của QN: Sự sử dụng lặp đi lặp lại thành quen dùng như một cách nói chuyên dụng. Đặc tính này đã phần nào phản ánh lý do lớp từ này có tên là “QN”. Ví dụ: (1) Đừng tưởng là giỏi giang tài cán mà việc nhà ai cũng chõ vào nhá. Cụm từ “đừng tưởng” này không chỉ xuất hiện trong phát ngôn trên, của riêng người phát biểu trên mà hầu như nó là một biểu thức được làm sẵn qua một quá trình tái hiện nhiều lần trong tiếng Việt trong các tình huống tạo phát ngôn vừa có tính chất “khuyên” vừa có tính chất “cảnh báo”. Định nghĩa và sự sắp xếp của Nguyễn Thiện Giáp về ngữ cố định trong đó có QN được thể hiện qua lược đồ của tác giả đề nghị sau đây [67, tr.101]: Có tính nhất thể về nghĩa Không có tính nhất thể về nghĩa Ngữ láy đơn nhất Ngữ láy mô hình Chức năng biểu hiện gợi tả Thành ngữ hoà kết Thành ngữ hợp kết Cấu tạo bằng phương thức láy Chức năng định danh Ngữ định danh hoà kết Ngữ định danh hợp kết Cấu tạo bằng phương Chức năng đưa đẩy, nhấn mạnh QN thức ghép Dễ nhận thấy rằng QN trong lược đồ của Nguyễn Thiện Giáp có ba đặc điểm nổi bật: - Có chức năng đưa đẩy, nhấn mạnh, không có nghĩa định danh (nét khu biệt lớn nhất với các đơn vị ngữ cố định khác). - Không có tính nhất thể về nghĩa. - Được cấu tạo bằng phương thức ghép. Nhưng như thế nào là “phương thức ghép”? Chắc chắn “ghép” đây không phải theo phương thức cấu tạo của TN, từ ghép hoặc từ láy vì tác giả đã chỉ ra: Về ý nghĩa cũng như về hình thức cụm từ trên (tức là QN- chú thích của người viết) chẳng khác gì cụm từ tự do nhưng do nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn [67, tr.101]. Đặc điểm “không khác gì cụm từ tự do” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định sự khác nhau về hình thái cũng như nội dung của QN với các đơn vị từ vựng khác. Vũ Đức Nghiệu cũng quan niệm: QN là những cụm từ được lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh, hoặc để liên kết trong diễn từ. Ví dụ: “của đáng tội”, “nói bỏ ngoài tai”, “nói tóm lại”, “kết cục là”, “nói cách khác”,... [90, tr.161] Ví dụ : (2) Tự nhiên, Trường không muốn về nhà nữa. (Thạch Lam, Sợi tóc) “Tự nhiên” chỉ ra một hệ quả đột ngột, xuất phát từ một nguyên nhân nào đó đã xảy ra rồi, nó gắn bó với toàn bộ cấu trúc phát ngôn (PN). Nó hoàn toàn không phải là trạng ngữ “tự nhiên” của một PN đại loại như: (3) Trường cười nói rất tự nhiên. Hoặc: (4) Cứ tự nhiên như ở nhà. Vũ Đức Nghiệu đã đưa ra một lược đồ để minh họa cho định nghĩa của mình [90, tr.161]: CỤM TỪ CỐ ĐỊNH Ngữ cố định Thành ngữ (Mẹ tròn con vuông) QUÁN NGỮ Ngữ cố định định danh (Của đáng tội) ( Mặt trái xoan) Qua lược đồ, chúng ta có thể nhận thấy rằng tác giả dù có ý kiến khác và thuật ngữ khác trong việc phân chia ngữ/cụm từ cố định nhưng tác giả vẫn thống nhất đặt QN vào một vị trí trong hệ thống cụm từ cố định. Cũng giống như các tác giả trên, nhóm tác giả trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Long An cũng đưa ra hai khái niệm nổi bật trong hệ thống ngữ cố định là TN và QN trong đó QN có khuynh hướng còn gần gũi với cụm từ tự do. Về cơ bản nhóm tác giả này cũng đồng ý rằng: QN là những ngữ cố định có cấu tạo và ngữ nghĩa không khác gì ngữ tự do, nhưng được dùng nhiều trong lời nói như những công thức “có sẵn”. Ví d
Luận văn liên quan