Luận văn Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

1. Lý do chọn đề tài Từ vựng không phải là một tập hợp đơn giản, hỗn độn. Nó là một tổ chức lớn, rất phức tạp nhưng có quy tắc, trong đó từ là đơn vị cơ bản. Từ chứa đựng rất nhiều loại thông tin, những thông tin về tổ chức, về lịch sử, về hoạt động của ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự phát triển của đời sống tư tưởng con người đã dẫn tới sự xuất hiện các từ mới và các đơn vị từ vựng tương đương với từ mà chúng ta gọi là ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp “Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hoá của loài người là sự mở rộng bất thường của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có quan hệ chằng chéo phức tạp với sự tăng trưởng vũ bão về số lượng và sự đa dạng của tư tưởng mà con người có thể truyền đạt được. Bằng ngôn ngữ con người thông báo không chỉ cảm xúc, tri thức mà cả một số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số luợng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Những đơn vị như thế được gọi là ngữ, có giá trị tương đương như từ’’ (3a, tr.70) Ngữ (cụm từ ) là tổ hợp các từ nằm trong giới hạn một câu. Có cụm từ tự do và có cụm từ cố định. Cụm từ tự do được tạo ra một cách thức thời trong quá trình giao tiếp. Nó không có sẵn từ trước, đồng thời nó cũng tan rã đi sau khi hành động giao tiếp kết thúc. Quan hệ giữa các từ trong cụm từ tự do lỏng lẻo. Còn cụm từ cố định cũng được tạo nên bởi các từ nhưng đã cố định hoá. Những cụm từ cố định được hình thành trong lịch sử. Mỗi lần giao tiếp, chúng lại được tái hiện và được giữ nguyên cả khối hình thức âm thanh cũng như ý nghĩa giống như các âm vị, hình vị, các từ và được lĩnh hội như một đơn vị có sẵn từ trước với tính chỉnh thể về hình thức, âm thanh và ý nghĩa. Quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu coi là một loại cụm từ cố định bởi tính chất lặp lại của nó. Tuy nhiên xét về hình thức và về ý nghĩa, quán ngữ lại chẳng khác gì các cụm từ tự do nên có nhiều ý kiến cho rằng quán ngữ là bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định. Việc nghiên cứu xác định ranh giới của quán ngữ đã được nhiều người quan tâm bởi hiểu rõ và sử dụng đúng quán ngữ sẽ góp phần làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của người Việt đồng thời làm tăng khả năng tư duy, diễn đạt. Quán ngữ hình thành trong tiếng Việt với nhiều chức năng khác nhau, chúng không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày mà còn có ý nghĩa rất lớn trong sáng tác văn học. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm góp phần làm rõ thêm vai trò của quán ngữ trong tiếng Việt hiện nay. ý nghĩa thực tiễn của đề tài là giúp cho người Việt giao tiếp với nhau lịch sự hơn và đạt được hiệu quả tối ưu trong giao tiếp. 2. Lịch sử vấn đề Quán ngữ là một vấn đề không mới lạ trong nghiên cứu tiếng Việt song với nhiều người thì đây là một khái niệm lạ, ít được biết đến. Qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu về quán ngữ từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều cho rằng quán ngữ mang tính cố định hoặc nửa cố định. Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại gọi quán ngữ là những từ tổ cố định tổ hợp “ Trong tiếng Việt có một số từ rất gần với từ tổ tự do nhưng tương đối ổn định về kết cấu, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc lập, có khi một từ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của từ tổ được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy những từ tổ này vào từ tổ cố định vì so với các loại từ tổ tự do, quan hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống những từ trong những từ tổ này gắn với nhau và được quen dùng’’ (9,tr. 143) Theo tác giả Nguyễn Văn Tu thì quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ tự do nhưng bởi có tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố định. Tác giả cho rằng cụm từ “bạn nối khố’’ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân. Những từ “nối’’ “khố” kết hợp với ‘’bạn’’ được dùng qua nhiều thế hệ. Quan hệ giữa chúng khá chặt chẽ cho nên cả từ tổ trở thành như một đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Nghĩa của từ ‘’nối’’’’khố’’ đã mất tính chất độc lập. Các danh từ như “cười nụ’’ “bạn cố tri’’ “anh hùng rơm’’ “kỉ luật sắt’’ cũng được tác giả coi là quán ngữ. Đồng thời các ngữ cố định như: lành như bụt, dốt đặc cán mai, giấu đầu hở đuôi, được voi đòi tiên” cũng được coi là quán ngữ. Sau này tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt ” (NXBGD - 1985) cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do, và các kiểu cụm từ cố định. Theo ông về hình thức cũng như về ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ tự do. Nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ và diễn đạt. Chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát của quán ngữ theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hẹp hơn quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Tu '' Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ : Của đáng tội, nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, thường được dùng trong phong cách hội thoại, các quán ngữ: như đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ rằng, nói cách khác, trước hết, một mặt thì, mặt khác thì, nghĩa là, đáng chú ý, thường được dùng trong phong cách sách vở'' (3a, tr. 109) Quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã giúp chúng ta phân định rạch ròi hơn ranh giới giữa thành ngữ và quán ngữ. Trong từ điển Giáo khoa tiếng Việt tiểu học, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về quán ngữ như sau: ''Những cách nói tự do dùng nhiều, lặp đi lặp lại mà trở thành quen thuộc như các từ ngữ thông thường, ví dụ ''lên mặt'' ''lên mặt dạy lời'', '' ra oai'' Ngữ cố định được chia làm hai loại là quán ngữ và thành ngữ. Quán ngữ là những cách nói được dùng nhiều thành thói quen (quán = quen) do đó trở nên cố định”(10, tr.226). Các tác giả Đặng Thị Lanh, Bùi Minh Toán, Lê Hữu Tỉnh trong “tiếng Việt tập 1- Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP12+2” đã đưa ra một quan niệm về quán ngữ gần với quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp : “Quán ngữ là những cụm từ cố định có những đặc trưng rất gần với cụm từ tự do. Đó là những cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn ý để mở đề hoặc gây chú ý, tạo tình huống giao tiếp, không khí giao tiếp” (5, tr 197). Các tác giả cũng phân loại quán ngữ theo phong cách. Loại dùng trong khẩu ngữ như : của đáng tội, nói vô phép, nói trộm vía, và loại dùng trong khoa học: Nói tóm lại, nói cách khác. Thuộc phạm vi quán ngữ các tác giả còn kể đến những tổ hợp mà kết cấu tương đối ổn định nhưng nghĩa không hoặc ít tính chất mới, ít có tính thành ngữ, tính biểu trưng, nghĩa của cả tổ hợp gần giống tổng số nghĩa của các yếu tố cấu thành như: kéo bè kéo cánh, ăn ngon mặc đẹp, bữa rau bữa cháo, áo rách quần manh, mẹ goá con côi, ăn sung mặc sướng. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận của ngữ cố định. Trong cuốn “Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt'' (NXBĐHSP-2004) tác giả đã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón. (2d, tr.80) Tác giả Đỗ Hữu Châu xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái như chuột sa chĩnh gạo, chuột sa lọ mỡ hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động., một tính chất một trạng thái như: mắt lươn, mắt phượng, dai như đỉa, chạy long tóc gáy vào một loại gọi là ngữ danh hay thành ngữ. Còn các quán ngữ chỉ bao gồm các ngữ đảm nhiệm chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng chuyển tiếp, chêm, xen kẽ. Nhìn chung quan niệm về quán ngữ của các tác giả từ trước đến nay đã khá đầy đủ, cụ thể. Tiếp thu những ý kiến của tác giả đi trước về vấn đề này chúng tôi tiến tới tìm hiểu chức năng của quán ngữ, cụ thể là chức năng đưa đẩy và rào đón. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích vai trò của quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 3. Giới hạn đề tài Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi vào tìm hiểu quán ngữ trong chức năng đưa đẩy, rào đón nhằm giúp người đọc hình dung được một cách cụ thể về quán ngữ đồng thời sử dụng quán ngữ linh hoạt hơn. Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dừng lại khảo sát và phân tích quán ngữ đưa đẩy, rào đón được dùng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thống kê Để có cơ sở làm việc, luận văn bắt buộc phải sử dụng phương pháp thống kê tập hợp các quán ngữ có trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Các dữ liệu thu thập được là cơ sở để tiến hành phân tích, tổng hợp. 4.2. Phân loại Từ những dữ liệu đã thu được bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành thao tác tiếp theo là phân loại. Việc phân loại quán ngữ ra thành từng nhóm dựa trên tác dụng của chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích. 4.3. Phân tích Luận văn phải sử dụng phương pháp này để phân tích giá trị ngữ dụng của từng loại quán ngữ. Việc phân tích sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đánh giá vai trò của quán ngữ. 4.4 Đối chiếu Phương pháp này giúp chúng tôi xác nhận được tính đa chức năng, đa giá trị của quán ngữ. Bởi vì trong thực tế sử dụng một quán ngữ có thể mang các giá trị và thực hiện những chức năng khác nhau 4.5. Đánh giá tổng hợp Trên cơ sở những dữ liệu được phân tích chúng tôi tiến hành thao tác đánh giá tổng hợp để có được kết luận về vai trò của quán ngữ trong đời sống hàng ngày và trong sáng tác văn chương. 5. Cấu trúc luận văn Nội dung của luận văn sẽ được khai triển theo 2 chương như sau: Chương I: Một số điểm lý luận cơ sở I.1. Khái niệm quán ngữ I.2. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ I.3. Chức năng của quán ngữ Chương II: Quán ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.1. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.2. Phân tích vai trò của một số quán ngữ đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Kết luận

doc89 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6242 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ vựng không phải là một tập hợp đơn giản, hỗn độn. Nó là một tổ chức lớn, rất phức tạp nhưng có quy tắc, trong đó từ là đơn vị cơ bản. Từ chứa đựng rất nhiều loại thông tin, những thông tin về tổ chức, về lịch sử, về hoạt động của ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự phát triển của đời sống tư tưởng con người đã dẫn tới sự xuất hiện các từ mới và các đơn vị từ vựng tương đương với từ mà chúng ta gọi là ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp “Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hoá của loài người là sự mở rộng bất thường của thế giới khái niệm. Sự phát triển này có quan hệ chằng chéo phức tạp với sự tăng trưởng vũ bão về số lượng và sự đa dạng của tư tưởng mà con người có thể truyền đạt được. Bằng ngôn ngữ con người thông báo không chỉ cảm xúc, tri thức mà cả một số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số luợng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có. Những đơn vị như thế được gọi là ngữ, có giá trị tương đương như từ’’ (3a, tr.70) Ngữ (cụm từ ) là tổ hợp các từ nằm trong giới hạn một câu. Có cụm từ tự do và có cụm từ cố định. Cụm từ tự do được tạo ra một cách thức thời trong quá trình giao tiếp. Nó không có sẵn từ trước, đồng thời nó cũng tan rã đi sau khi hành động giao tiếp kết thúc. Quan hệ giữa các từ trong cụm từ tự do lỏng lẻo. Còn cụm từ cố định cũng được tạo nên bởi các từ nhưng đã cố định hoá. Những cụm từ cố định được hình thành trong lịch sử. Mỗi lần giao tiếp, chúng lại được tái hiện và được giữ nguyên cả khối hình thức âm thanh cũng như ý nghĩa giống như các âm vị, hình vị, các từ và được lĩnh hội như một đơn vị có sẵn từ trước với tính chỉnh thể về hình thức, âm thanh và ý nghĩa. Quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu coi là một loại cụm từ cố định bởi tính chất lặp lại của nó. Tuy nhiên xét về hình thức và về ý nghĩa, quán ngữ lại chẳng khác gì các cụm từ tự do nên có nhiều ý kiến cho rằng quán ngữ là bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định. Việc nghiên cứu xác định ranh giới của quán ngữ đã được nhiều người quan tâm bởi hiểu rõ và sử dụng đúng quán ngữ sẽ góp phần làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của người Việt đồng thời làm tăng khả năng tư duy, diễn đạt. Quán ngữ hình thành trong tiếng Việt với nhiều chức năng khác nhau, chúng không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày mà còn có ý nghĩa rất lớn trong sáng tác văn học. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Quán ngữ trong chức năng rào đón, đưa đẩy và khảo sát, phân tích quán ngữ rào đón, đưa đẩy trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm góp phần làm rõ thêm vai trò của quán ngữ trong tiếng Việt hiện nay. ý nghĩa thực tiễn của đề tài là giúp cho người Việt giao tiếp với nhau lịch sự hơn và đạt được hiệu quả tối ưu trong giao tiếp. 2. Lịch sử vấn đề Quán ngữ là một vấn đề không mới lạ trong nghiên cứu tiếng Việt song với nhiều người thì đây là một khái niệm lạ, ít được biết đến. Qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu về quán ngữ từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều cho rằng quán ngữ mang tính cố định hoặc nửa cố định. Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại gọi quán ngữ là những từ tổ cố định tổ hợp “ Trong tiếng Việt có một số từ rất gần với từ tổ tự do nhưng tương đối ổn định về kết cấu, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc lập, có khi một từ trong đó có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của từ tổ được thể hiện qua nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy những từ tổ này vào từ tổ cố định vì so với các loại từ tổ tự do, quan hệ giữa các từ tương đối ổn định. Theo truyền thống những từ trong những từ tổ này gắn với nhau và được quen dùng’’ (9,tr. 143) Theo tác giả Nguyễn Văn Tu thì quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ tự do nhưng bởi có tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố định. Tác giả cho rằng cụm từ “bạn nối khố’’ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân. Những từ “nối’’ “khố” kết hợp với ‘’bạn’’ được dùng qua nhiều thế hệ. Quan hệ giữa chúng khá chặt chẽ cho nên cả từ tổ trở thành như một đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Nghĩa của từ ‘’nối’’’’khố’’ đã mất tính chất độc lập. Các danh từ như “cười nụ’’ “bạn cố tri’’ “anh hùng rơm’’ “kỉ luật sắt’’ cũng được tác giả coi là quán ngữ. Đồng thời các ngữ cố định như: lành như bụt, dốt đặc cán mai, giấu đầu hở đuôi, được voi đòi tiên” cũng được coi là quán ngữ. Sau này tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt ” (NXBGD - 1985) cũng coi quán ngữ là một bộ phận trung gian giữa cụm từ tự do, và các kiểu cụm từ cố định. Theo ông về hình thức cũng như về ý nghĩa, quán ngữ chẳng khác gì các cụm từ tự do. Nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải cần đến trong suy nghĩ và diễn đạt. Chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn. Phạm vi bao quát của quán ngữ theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp hẹp hơn quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Tu '' Quán ngữ theo chúng tôi quan niệm là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ : Của đáng tội, nói khí vô phép, nói bỏ ngoài tai, thường được dùng trong phong cách hội thoại, các quán ngữ: như đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ rằng, nói cách khác, trước hết, một mặt thì, mặt khác thì, nghĩa là, đáng chú ý, thường được dùng trong phong cách sách vở'' (3a, tr. 109) Quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã giúp chúng ta phân định rạch ròi hơn ranh giới giữa thành ngữ và quán ngữ. Trong từ điển Giáo khoa tiếng Việt tiểu học, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về quán ngữ như sau: ''Những cách nói tự do dùng nhiều, lặp đi lặp lại mà trở thành quen thuộc như các từ ngữ thông thường, ví dụ ''lên mặt'' ''lên mặt dạy lời'', '' ra oai'' Ngữ cố định được chia làm hai loại là quán ngữ và thành ngữ. Quán ngữ là những cách nói được dùng nhiều thành thói quen (quán = quen) do đó trở nên cố định”(10, tr.226). Các tác giả Đặng Thị Lanh, Bùi Minh Toán, Lê Hữu Tỉnh trong “tiếng Việt tập 1- Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP12+2” đã đưa ra một quan niệm về quán ngữ gần với quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp : “Quán ngữ là những cụm từ cố định có những đặc trưng rất gần với cụm từ tự do. Đó là những cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích đưa đẩy, chuyển ý hay dẫn ý để mở đề hoặc gây chú ý, tạo tình huống giao tiếp, không khí giao tiếp” (5, tr 197). Các tác giả cũng phân loại quán ngữ theo phong cách. Loại dùng trong khẩu ngữ như : của đáng tội, nói vô phép, nói trộm vía, và loại dùng trong khoa học: Nói tóm lại, nói cách khác. Thuộc phạm vi quán ngữ các tác giả còn kể đến những tổ hợp mà kết cấu tương đối ổn định nhưng nghĩa không hoặc ít tính chất mới, ít có tính thành ngữ, tính biểu trưng, nghĩa của cả tổ hợp gần giống tổng số nghĩa của các yếu tố cấu thành như: kéo bè kéo cánh, ăn ngon mặc đẹp, bữa rau bữa cháo, áo rách quần manh, mẹ goá con côi, ăn sung mặc sướng. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận của ngữ cố định. Trong cuốn “Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt'' (NXBĐHSP-2004) tác giả đã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón. (2d, tr.80) Tác giả Đỗ Hữu Châu xếp tất cả các ngữ cố định có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, trạng thái như chuột sa chĩnh gạo, chuột sa lọ mỡ hay các ngữ có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một vật, một hoạt động., một tính chất một trạng thái như: mắt lươn, mắt phượng, dai như đỉa, chạy long tóc gáy vào một loại gọi là ngữ danh hay thành ngữ. Còn các quán ngữ chỉ bao gồm các ngữ đảm nhiệm chức năng ngoài nòng cốt câu như chức năng chuyển tiếp, chêm, xen kẽ. Nhìn chung quan niệm về quán ngữ của các tác giả từ trước đến nay đã khá đầy đủ, cụ thể. Tiếp thu những ý kiến của tác giả đi trước về vấn đề này chúng tôi tiến tới tìm hiểu chức năng của quán ngữ, cụ thể là chức năng đưa đẩy và rào đón. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích vai trò của quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 3. Giới hạn đề tài Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi vào tìm hiểu quán ngữ trong chức năng đưa đẩy, rào đón nhằm giúp người đọc hình dung được một cách cụ thể về quán ngữ đồng thời sử dụng quán ngữ linh hoạt hơn. Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dừng lại khảo sát và phân tích quán ngữ đưa đẩy, rào đón được dùng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thống kê Để có cơ sở làm việc, luận văn bắt buộc phải sử dụng phương pháp thống kê tập hợp các quán ngữ có trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Các dữ liệu thu thập được là cơ sở để tiến hành phân tích, tổng hợp. 4.2. Phân loại Từ những dữ liệu đã thu được bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành thao tác tiếp theo là phân loại. Việc phân loại quán ngữ ra thành từng nhóm dựa trên tác dụng của chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích. 4.3. Phân tích Luận văn phải sử dụng phương pháp này để phân tích giá trị ngữ dụng của từng loại quán ngữ. Việc phân tích sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đánh giá vai trò của quán ngữ. 4.4 Đối chiếu Phương pháp này giúp chúng tôi xác nhận được tính đa chức năng, đa giá trị của quán ngữ. Bởi vì trong thực tế sử dụng một quán ngữ có thể mang các giá trị và thực hiện những chức năng khác nhau 4.5. Đánh giá tổng hợp Trên cơ sở những dữ liệu được phân tích chúng tôi tiến hành thao tác đánh giá tổng hợp để có được kết luận về vai trò của quán ngữ trong đời sống hàng ngày và trong sáng tác văn chương. 5. Cấu trúc luận văn Nội dung của luận văn sẽ được khai triển theo 2 chương như sau: Chương I: Một số điểm lý luận cơ sở I.1. Khái niệm quán ngữ I.2. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ I.3. Chức năng của quán ngữ Chương II: Quán ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.1. Khảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan II.2. Phân tích vai trò của một số quán ngữ đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Kết luận Chương I Một số điểm lý luận cơ sở I.1. Định nghĩa về “quán ngữ” được chọn dùng Quán ngữ là một vấn đề ngôn ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ để tâm tìm hiểu và nghiên cứu nhiều năm qua. Vì thế có nhiều cách hiểu khác nhau về quán ngữ. Chúng tôi quyết định chọn quan niệm về quán ngữ trong “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê làm cơ sở nghiên cứu bởi tính chất phổ biến của nó. Định nghĩa quán ngữ trong 'Từ điển tiếng Việt Quán ngữ là '' Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. ''Lên lớp'' “lên mặt'' '' lên tiếng” đều là những quán ngữ trong tiếng Việt (7b, tr.801). I.2. Phân biệt quán ngữ với thành ngữ Quán ngữ và thành ngữ đều là những cụm từ đã được cố định hoá giữa hai loại đơn vị này vẫn có điểm khác biệt. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì việc phân chia rạch ròi ranh giới của hai loại cụm từ này rất phức tạp. Chúng tôi tạm đặt ra một số tiêu chí phân biệt quán ngữ với thành ngữ để làm cơ sở nghiên cứu I.2.1 Về tính thành ngữ Tính thành ngữ được tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa như sau: " Cho một tổ hợp có nghĩa S so các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần lượt s [1], s [2], s [3]… tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s [1]", s [2]", s [3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ”(2b, tr.72). Lẽ đương nhiên các thành ngữ sẽ mang tính thành ngữ cao hay thấp, còn quán ngữ thì không có tính chất này. Nghĩa của cả tổ hợp giống tổng hợp số nghĩa của các yếu tố cấu thành. Ví dụ: Cụm từ "đi guốc trong bụng: là một thành ngữ vì nghiã của các đơn vị trong cụm từ không thể giải thích cho ý nghĩa cả cụm là "hiểu rất rõ suy nghĩ của người khác". Cụm từ "Đáng chú ý là" là một quán ngữ vì nghĩa của cả cụm chính là tổng số nghĩa của các từ đáng, chú ý, là. I.2.2. Về kết cấu Thành ngữ thường có bộ phận trung tâm và những thành phần phụ bổ sung ý nghĩa của thành phần trung tâm những sắc thái phụ. ý nghĩa của thành phần trung tâm cũng là ý nghĩa nòng cốt của cả cụm từ. Ví dụ: Thành phần trung tâm của thành ngữ "Thần hồn nát thần tính" là "khủng hoảng", các thành phần phụ là "do chính những ảo tưởng, những ý nghĩa ma quái nẩy sinh từ trong đầu óc mình gây ra nhân khi tâm hồn mình không ổn định". Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu câu. Chúng chỉ là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối ổn định. Ví dụ: Các quán ngữ "tức là" "ngược lại" "nói tóm lại"… đều không có từ trung tâm. I.2.3. Về chức năng Thành ngữ có chức năng định danh, chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái… chưa có tên gọi như tình thế "chờ quá lâu, quá sức chịu đựng, làm sốt ruột, bực dọc" được diễn đạt bằng ngữ "chờ hết nước hết cái", vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật, một hoạt động, một tính chất, một trạng thái nếu chúng đã có tên gọi, đó là trường hợp dai như đỉa, dai như chão, dai như chó nhai giẻ rách…thể hiện tính chất dai của các sự vật, hoạt động khác nhau… Chạy long tóc gáy, chạy rống bãi công, chạy như cờ lông công… miêu tả các tình thế, các dạng chạy khác nhau… Nhìn chung các thành ngữ đều có chức năng miêu tả, sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái được gọi tên, vừa thể hiện thái độ, tình cảm của người dùng đối với các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất. Quán ngữ là các ngữ cố định không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để đưa đẩy, để liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là để đảm nhiệm chức năng rào đón. Quán ngữ không làm thành phần chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng ngoài nòng cốt như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tính thái. Ví dụ như các quán ngữ" Một mặt là…, mặt khác là…, nói cách khác…, chắc chắn là…, dễ thường… xin bỏ ngoài tai… Trên đây chỉ là một số đặc điểm cơ bản giúp phân biệt quán ngữ với thành ngữ. Để phân biệt rạch ròi hai loại ngữ cố định này không thể chỉ bằng vài nét sơ lược; nhưng khuôn khổ luận văn có hạn không cho phép chúng tôi đi sâu tìm hiểu. I.3. Chức năng của quán ngữ Quán ngữ không giữ vai trò làm thành phần nòng cốt câu mà chỉ có chức năng liên kết, chuyển ý, nhấn mạnh, đưa đẩy, rào đón. Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu quán ngữ đưa đẩy và rào đón trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nên chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lí luận có liên quan đến hai loại quán ngữ này. Khái niệm “ đưa đẩy” và khái niệm “rào đón” không hoàn toàn tách biệt nhau. Phạm vi ý nghĩa của từ “rào đón” thuộc phạm vi ý nghĩa của từ “ đưa đẩy” . Nhưng chúng tôi vẫn tách các quán ngữ thành hai loại: quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy và quán ngữ thực hiện chức năng rào đón. Vì thế cho nên chúng tôi phải trình bày tách biệt cơ sở lý thuyết của từng loại. I.3.1. Chức năng đưa đẩy của quán ngữ Trong giao tiếp, khi phát ngôn một câu nào đó, cụ thể qua cách phát ngôn và cấu trúc câu, người nói đã thực hiện một hành động ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận được điều này. Hành động ngôn ngữ là những nhóm nhỏ nằm trong hoạt động ngôn ngữ, nó mang tính chất xã hội, được xã hội quy ước, thừa nhận và sử dụng. Ba phạm trù của hành động ngôn ngữ là: - Hành động tạo lời - Hành động mượn lời - Hành động ở lời Hành động tạo lời là hành động vận động các cơ quan phát âm (hoặc cử động tay chân tạo ra các nét chữ) vận dụng các từ và kết hợp các từ theo các quan hệ cú pháp thích hợp thành các câu rồi tổ chức các câu thành diến ngôn (văn bản)…Chính bằng hành động tạo lời chúng ta tạo nên các biểu thức có nghĩa. Hành động mượn lời là hành động nhằm gây ra những biến đổi trong tâm lí và nhận thức, trong hoạt động vật lí của người nghe, gây ra một tác động nào đó đối với ngữ cảnh. Hành động ở lời (tại lời, trong lời, ngôn trung) là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn được nó nói ra (viết ra). Khi thực hiện một hành động ngôn ngữ người nói đồng thời thực hiện một hành động ở lời (khuyên, hứa, ra lệnh, hỏi). Hành động ở lời có hiệu lực ở lời riêng. Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời gọi là các biểu thức ngữ vi. Trong số các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời có hai loại đặc biệt: thứ nhất là quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên nội dung mệnh đề và thứ hai là các động từ ngữ vi. Các động từ được dùng trong chức năng ngữ vi là những động từ mà khi nói ra ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại (bây giờ) và không có bất kì một yếu tố tình thái liên quan đến thái độ, cách đánh giá… của người nói, thì người nói thực hiện luôn cái hành động ở lời do động từ đó biểu thị. Thí dụ: Cháu xin bác một chiếc bút bi nhé! Khi nói ra phát ngôn trên Sp1 (cháu) thực hiện luôn cái hành động ở lời “xin”. Việc “xin” đó có hiệu lực tức thì. Hành động ở lời cũng phải có điều kiện thích hợp mới thực hiện được và hành động mới có hiệu quả. Mỗi hành động ở lời như chào, kể, bác bỏ, từ chối, sai khiến, cầu xin, hứa, dặn dò… đều có điều kiện riêng. Những điều kiện nếu có chúng thì hành động ở lời mới thực hiện được và mới thực hiện có hiệu quả được gọi là điều kiện sử dụng của hành động ở lời. Searle đã cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành động ở lời như sau: a. Điều kiện nội dung mệnh đề: Điều kiện này chỉ ra nội dung của hành động ở lời b. Điều kiện chuẩn bị. Đây là điều kiện liên quan đến những hiểu biết của người thực hiện hành động về những tri thức nền của người tiếp nhận hành động, về quyền lợi, trách nhiệm, về năng lực tinh thần và vật chất của người tiếp nhận hành động. Cũng thuộc điều kiện chuẩn bị là lợi ích, trách nhiệm, năng lực vật chất, tinh thần cũng như quyền lực của người nói đối với hành động ở lời mà mình đưa ra. c. Điều kiện tâm lý. Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lí của người thực hiện hành động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đưa ra. Điều kiện tâm lí còn có nghĩa là người nói thực sự, chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của hành động ở lời mà mình thực hiện. d. Điều kiện căn bản. Theo điều kiện này thì người thực hiện một hành động ở lời nào đó khi phát ngôn ra biểu thức ngữ vi tương ứng bị ràng buộc ngay vào kiểu trách nhiệm mà hành động ở lời tạo ra. Trong tiếng Việt có những động từ chuyên dùng trong chức năng ngữ vi như đa tạ, cảm tạ… có những động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong chức năng miêu tả thông thường. Phần lớn các động từ nói năng chỉ các hành động ở lời thuộc loại này như: hứa, hỏi, mời, khuyên, cấm, đảm bảo, phê bình…Có bao nhiêu động từ ngữ vi thì có bấy nhiêu hành động ngôn ngữ nhưng không phải hành động ngôn ngữ nào cũng dễ dàng xác định được động từ ngữ vi tương ứng. Hành động ngôn ngữ đưa đẩy là một ví dụ. Trong quá trình giao tiếp, người nói và người nghe phải tiếp xúc với nhau và để duy trì sự tiếp xúc này, thông điệp có chức năng đưa đẩy. Tín hiệu đưa đẩy có nhiệm vụ duy trì hoạt động giao tiếp, làm cho hoạt động giao tiếp tiến hành được bình thường. Khi thực hiện hành động đưa đẩy, người nói đang “động viên” người nhận, tạo ra sự thoải mái, thân mật với người nhận, kiểm tra sự chú ý, sự hiểu của người nhận. Đưa đẩy chính là hành động thực hiện chức năng chuẩn bị, duy trì và kiểm tra quá trình đối thoại giữa chủ thể phát và chủ thể nhận nhằm đạt được mục đích nhất định do nhân vật giao tiếp đặt ra. Hành động ngôn ngữ đưa đẩy là những ước lệ xã hội được lặp đi lặp lại nhiều lần trong giao tiếp, nó chịu sự chi phối của truyền thống vă
Luận văn liên quan