Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải có cải tiến mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều kiện rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế - xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận đối đầu với rủi ro là một điều kiện bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cho thấy rủi ro đối với NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường gồm nhiều loại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, và một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải thường xuyên đối mặt là rủi ro lãi suất. Thực vậy, ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng đang ngày trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi cho các ngân hàng hiện nay. Đó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến lãi suất huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Việc “chạy đua lãi suất” giữa các NHTM đã tạo ra không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng có vai trò rất quan trọng và thậm chí nó còn quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cùng sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, nền kinh tế Cần Thơ trong thời gian qua đã có những thay đổi tích cực. Trên tinh thần đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ với các nghiệp vụ kinh doanh đã và đang đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động để khẳng định mình trong hệ thống các ngân hàng cùng thành phố. Để cho ngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả thì việc phân tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu và quản trị rủi ro lãi suất luôn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán , phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Với tính chất thời sự và tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải đánh giá và phân tích rủi ro lãi suất một cách sâu sắc, toàn diện nhằm phát huy tối đa năng lực quản lý lãi suất, đồng thời hạn chế được những thiệt hại của nó gây ra cho ngân hàng nói riêng cũng như cho nền kinh tế - xã hội nói chung. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài: “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Từ tháng 08/2000 đến giữa năm 2002, Ngân hàng nhà nước (NHNN) điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Với cơ chế này, lãi suất cho vay của các tố chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trường, vừa chứa đựng các yếu tố can thiệp hành chính của NHNN. Cho đến nay có thể coi lãi suất VND đã được xác định hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Từ khi mà lãi suất do thị trường quyết định, các lực lượng thị trường làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên và khó dự đoán được, điều đó làm cho các ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của lãi suất. Cho nên rủi ro lãi suất đã trở thành vấn đề cần chú ý của các ngân hàng. Do đó việc tìm ra chiến lược trong việc ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro là rất quan trọng. Và một trong những chiến lược phố biến nhất mà các ngân hàng đang sử dụng ngày nay được gọi là chiến lược quản lý chênh lệch nhạy cảm lãi suất hay còn gọi là mô hình định giá lại. Mô hình này yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường, kiểm soát và bảo vệ thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giá trị tài sản và giá trị ròng của tài sản. Như vậy, với những căn cứ khoa học, thực tiễn và những căn cứ từ mô hình trên, chuyên đề tập trung nghiên cứu một khía cạnh trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3333 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH     LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ  Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực Hiện: Ths.THÁI VĂN ĐẠI NGUYỄN THỊ KIM NGỌC Mã số SV: 4054192 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp2-K31 MSL: KT0523A2 Cần Thơ – 2009 LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian học tập ở trường, với sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý báu. Đồng thời, được sự giới thiệu của Khoa và sự chấp thuận của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ, em đã được vào thực tập tại Ngân hàng. Tuy chỉ trong thời gian ngắn thực tập tại Ngân hàng nhưng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của của các cô chú, anh chị tại Ngân hàng, đặc biệt là các chị Phòng Vốn, từ đó đã giúp cho em hiểu rõ hơn những kiến thức đã được học tại trường khi áp dụng vào thực tế. Thời gian thực tập tại Ngân hàng là cơ hội cho em mở rộng kiến thức, vận dụng những gì đã học vào thực tế. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua, và nhất là thầy Thái Văn Đại, là người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Ngân hàng và đặc biệt là Phòng Vốn. Sau cùng em xin chúc quý thầy cô, cùng các cô chú, anh chị trong Chi nhánh Ngân hàng ngày càng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống. Chúc Ngân hàng ngày càng vững mạnh, tiến lên góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thành phố Cần Thơ nói riêng và của đất nước nói chung, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp trong tương lai. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Ngọc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ********* ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…....tháng…….năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ********* ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…....tháng…….năm 2009 MỤC LỤC  Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1 1.1. Vấn đề nghiên cứu............................................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .............................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn .........................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3 1.3. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3 1.3.1. Không gian ................................................................................................3 1.3.2. Thời gian....................................................................................................3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...5 2.1. Phương pháp luận ............................................................................................5 2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất ............................................................................5 2.1.2. Tính chất rủi ro lãi suất..............................................................................7 2.1.3. Các trường hợp xảy ra rủi ro lãi suất .........................................................8 2.1.4. Mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất .................................10 2.1.5. Một số khái niệm liên quan đến mô hình định giá lại .............................11 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................12 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................12 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................12 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................14 3.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................14 3.2. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức ...........................................................15 3.2.1. Tình hình nhân sự ....................................................................................15 3.2.2. Sơ đồ cơ cấu và tổ chức VCB Cần Thơ ..................................................15 3.2.3. Chức năng hoạt động của các phòng ban và phòng giao dịch ................17 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ.....................................20 3.3.1. Về công tác huy động vốn .......................................................................20 3.3.2. Về công tác sử dụng vốn .........................................................................20 3.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ ..................................21 3.4. Những thuận lợi và khó khăn của VCB Cần Thơ ......................................22 3.4.1. Thuận lợi..................................................................................................22 3.4.2. Khó khăn .................................................................................................22 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................23 4.1. Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng .......................................23 4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng............................................23 4.1.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.................28 4.1.3. Khái quát cơ cấu tài sản của Ngân hàng..................................................32 4.1.4. Phân tích sự biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất .......................33 4.1.5. Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng TMCP Việt Nam chi nhánh Cần Thơ theo mô hình định giá lại .................................................................35 4.2. Dự báo mức thay đổi của lãi suất .................................................................47 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢN PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB CẦN THƠ .......................................................................................................54 5.1. Nhận xét về những mặt làm được và những mặt tồn tại trong công tác quản lý rủi ro lãi suất ..............................................................................................54 5.2. Những giải pháp góp phần naamg cao hiệu quả của việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng ..............................................................................................55 5.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng ...57 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................60 6.1. Kết luận ...........................................................................................................60 6.2. Kiến nghị .........................................................................................................61 6.2.1. Đối với VCB Cần Thơ.............................................................................61 6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..................................................61 6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương .......................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................64 DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của VCB Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008 ................20 Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của VCB Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008..............21 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008 ....................................................................................................................................21 Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008...........................23 Bảng 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008 .................26 Bảng 6: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2008 ...........................................................................................................................29 Bảng 7: Tổng kết tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 ............................32 Bảng 8: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 ...........................................................................................................................36 Bảng 9: Một số chỉ tiêu về rủi ro lãi suất của Ngân hàng..........................................37 Bảng 10: Chi lãi của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 .........................................39 Bảng 11 : Thu từ lãi của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 ...................................40 Bảng 12: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất .............................................................................................................................43 Bảng 13 : Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất khi lãi suất tăng 1% ...........................................................................................44 Bảng 14: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất khi lãi suất tài sản tăng 0,5% và lãi suất nguồn vốn tăng 1,5% .........................45 Bảng 15: Tổng hợp thu nhập thuần từ tiền lãi của VCB Cần Thơ khi lãi suất biến động ...........................................................................................................................46 Bảng 16: Dự báo sự biến động của lãi suất huy động và cho vay tại VCB Cần Thơ theo phương pháp bình phương bé nhất ....................................................................49 DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Cần Thơ ....................................................16 Hình 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ......................................................27 Hình 3: Biến động của các khoản mục thuộc nguồn vốn nhạy cảm lãi suất .............28 Hình 4: Chênh lệch GAP của Ngân hàng qua 3 năm ................................................38 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải có cải tiến mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều kiện rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế - xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận đối đầu với rủi ro là một điều kiện bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cho thấy rủi ro đối với NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường gồm nhiều loại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá,…và một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải thường xuyên đối mặt là rủi ro lãi suất. Thực vậy, ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng đang ngày trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi cho các ngân hàng hiện nay. Đó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến lãi suất huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Việc “chạy đua lãi suất” giữa các NHTM đã tạo ra không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng có vai trò rất quan trọng và thậm chí nó còn quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cùng sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, nền kinh tế Cần Thơ trong thời gian qua đã có những thay đổi tích cực. Trên tinh thần đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ với các nghiệp vụ kinh doanh đã và đang đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động để khẳng định mình trong hệ thống các ngân hàng cùng thành phố. Để cho ngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả thì việc phân tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu và quản trị rủi ro lãi suất luôn là vấn đề có ý ngh
Luận văn liên quan