Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó
cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao
chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ
khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở nên không
tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, đòi
hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín
dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Thực tế từ đầu năm 2010 đến nay, tình hình nợ xấu của các NHTM nói chung
và của NHCT nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến an toàn đến sự
hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế.
118 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
*********
TRẦN VŨ KHƯƠNG
ĐỀ TÀI :
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------------------
TRẦN VŨ KHƯƠNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN THỊ LOAN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
Luận văn cao học Trang 1/11
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện.
Tất cả các thông tin, số liệu trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy.
Tác giả
Trần Vũ Khương
Luận văn cao học Trang 2/11
ĐÈ TÀI :
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
MỤC LỤC :
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀHIỆPƯỚC BASEL
1.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ...........1
1.1.1 Khái niệm : .................1
1.1.2 Bản chất của tín dụng : .....................1
1.1.3. Phân loại hoạt động tín dụng : ...................2
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế : .................3
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM ..............3
1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng: .................................................................3
1.2.2. Phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ..............................4
1.2.3. Tác động của rủi ro tín dụng : ................................................................5
1.2.3.1. Đối với Ngân hàng.................................................................5
1.2.3.2. Đối với nền kinh tế ................................................................6
1.2.3.3. Đối với khách hàng................................................................6
1.3. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại ................6
1.3.1. Nội dung Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM :.........6
1.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng:7
1.3.2.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C : ........8
1.3.2.2. Mô hình điểm số Z: .......8
1.3.2.3. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:.....9
1.3.2.4. Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor:.. ...9
1.4. Các tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản trị rủi ro tín dụng –Hiệp ước Basel.10
1.4.1. Giới thiệu sơ lược về Basle I và các nguyên tắc ...............................10
1.4.2. Hiệp ước Basel 2 và các nguyên tắc ..................................................12
1.4.2.1. Hiệp ước Basel 2: .......................12
Luận văn cao học Trang 3/11
1.4.2.2. Các nguyên tắc của Basel II : .................................. ...........13
1.4.3. Tác dụng của Basel II đối vối Quản trị rủi ro tín dụng tại NH: ...........14
1.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ..16
1.6. Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel 2: .. ....17
1.7. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại ING -Tập đoàn Ngân hàng Hà Lan:
1.7.1. Mô hình quản trị rủi ro hoạt động:. ......19
1.7.2. Các công cụ sử dụng trong quá trình quản lý rủi ro hoạt động:. ......20
1.8. Bài học kinh nghiệm đối với VIETINBANK trong công tác quản trị rủi ro tín
dụng : 22
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK :
2.1. Tổng quan về NH TMCP Công Thương Việt Nam.........................................23
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển .....................................................23
2.1.2. Các thành tựu ....................................................................................24
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây ................24
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và Rủi ro tín dụng tại NHCT .......................20
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các NHCT ..................................26
2.2.1.1. Tăng trưởng dư nợ hằng năm .............................................26
2.2.1.2. Phân tích Cơ cấu dư nợ cho vay .........................................27
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng ........31
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT ......................................33
2.3.1. Những mặt làm được .......................................................................33
2.3.1.1. VIETINBANK đã Cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính,
nâng cao năng lực tài chính ....................................................................................33
2.3.1.2. VIETINBANK đã Cơ cấu lại tổ chức, hoạt động quản lý...34
2.3.1.3. VIETINBANK đã Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy quản
lý tín dụng ...............................................................................................................36
2.3.1.4. VIETINBANK đã Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng theo
tiêu chuẩn ISO.........................................................................................................36
Luận văn cao học Trang 4/11
2.3.1.5. VIETINBANK đã Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội
bộ quản lý các mặt nghiệp vụ hoạt động toàn NH..................................................37
2.3.1.6. VIETINBANK đã Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa
rủi ro trong hệ thống NHCTVN..............................................................................37
2.3.1.7. VIETINBANK đã Trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ
Ngân hàng quốc tế ..................................................................................................37
2.3.1.8.VIETINBANK đãThành lập công tyquản lý nợ và khai thác tài sản ...38
2.3.1.9. VIETINBANK đã thực hiện công khai thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng: 38
2.3.1.10. VIETINBANK đã tăng cường khả năng quản trị nhân sự.....39
2.3.2.Một số mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng NHCTVN:.................39
2.3.2.1. Về an toàn vốn tối thiểu:......................................................39
2.3.2.2. Về cơ cấu đầu tư và các sản phẩm tín dụng: .......................39
2.3.2.3. Về mô hình quản trị rủi ro tín dụng .....................................40
2.3.2.4. Về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: .................................41
2.3.2.5. Về hệ thống công nghệ thông tin:........................................41
2.4. Một số lỗi nghiệp vụ thường mắc phải trong công tác tín dụng và nguyên nhân : ...............42
2.4.1. Một số lỗi nghiệp vụ thường mắc phải trong công tác tín dụng........42
2.4.1.1. Thẩm định phương án, dự án :............................................43
2.4.1.2. Về tài sản bảo đảm : ..........................................................43
2.4.1.3. Về giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay : ............................44
2.4.1.4. Tồn tại trong xử lý nợ có vấn đề : .......................................45
2.4.1.5. Xử lý khoản vay, thực hiện phân loại nợ trên chương trình..................46
2.4.2. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHCT : .................46
2.4.2.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía NHCT : ..........................47
2.4.2.2. Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía khách hàng ....................48
2.4.2.3. Nguyên nhân khách quan ....................................................50
CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Về phía Ngân hàng Công Thương : .................................................................52
Luận văn cao học Trang 5/11
3.1.1. Giải pháp chung : ..............................................................................52
3.1.1.1. Về định hướng công tác tín dụng của NHCTVN : ..............52
3.1.1.2. Nâng cao năng lực tài chính ngân hàng:..............................53
3.1.1.3. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn và chuẩn
mực ngân hàng quốc tế: .........................................................................................54
3.1.1.4.Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục
cấp tín dụng.............................................................................................................55
3.1.1.5. Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng....55
3.1.1.6. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng : .................................................................................................56
3.1.1.7. Giải pháp về công nghệ: .....................................................57
3.1.2. Các giải pháp về nghiệp vụ :............................................................. 57
3.1.2.1. Giải pháp cấp bách cho tình hình hiện nay..........................57
3.1.2.2. Giải pháp về công tác tín dụng: ...........................................60
3.1.2.3. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng .......................................62
3.1.2.4. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng ..65
3.1.2.5.Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô.........67
3.1.2.6. Nâng cao tính chuyên nghiệp khách quan trong thẩm định tài
sản bảo đảm: ...........................................................................................................68
3.1.2.7. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ngân hàng: ........69
3.1.2.8. Thực hiện nghiêm túc trích lập dự phòng rủi ro :...............69
3.1.2.9. Quản lý chặt chẽ và xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu: 70
3.1.2.10. Bảo đảm an toàn tài sản ngân hàng và khách hàng: .........71
3.1.3. Giải pháp về con người: ....................................................................72
3.1.3.1. Nâng cao năng lực trình độ cán bộ .....................................72
3.1.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý..........................72
3.2. Các Kiến nghị về phía NHNN ....................................................................... 73
3.2.1 Cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của NHNN .......73
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoàn thiện cơ chế chính sách
về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ: ............................................74
Luận văn cao học Trang 6/11
3.2.3. Nâng cao năng lực của NHNN về quản lý, điều hành chính sách tiền tệ-
tín dụng: ..................................................................................................................74
3.2.4. Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát các mặt hoạt động ngân hàng
theo tiêu chuẩn thông lệ ngân hàng quốc tế:...........................................................74
3.2.5. Hòan thiện hệ thống cung cấp thông tin, phòng ngừa rủi ro kịp thời
chính xác cho các tổ chức tín dụng:........................................................................76
3.2.6. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu xếp loại, đánh giá khách hàng thống
nhất cho các TCTD: ................................................................................................77
3.3. Các Kiến nghị về phía Chính phủ:...................................................................77
KẾT LUẬN.............................................................................................................80
Luận văn cao học Trang 7/11
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BH : Bảo hiểm
CBTD : Cán bộ tín dụng
DA : Dự án
DN : Doanh nghiệp
HĐ : Hợp đồng
HĐQT : Hội đồng quản trị
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
KH : Khách hàng
KTKSNB : Kiểm tra kiểm soát nội bộ
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
PA : Phương án
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
RRTD : Rủi ro tín dụng
TCTD : Tổ chức tín dụng
TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
VIETINBANK : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Luận văn cao học Trang 8/11
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Trọng số rủi ro theo loại tài sản
Bảng 1.2 : So sánh hiệp ước Basel
Bảng 2.1 : Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu năm 2010
Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu tài chính tại Vietinbank
Bảng 2.3 : phân tích dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.4 : Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 2.5 : Dư nợ cho vay theo thời gian
Bảng 2.6 : Phân tích chất lượng nợ cho vay
Bảng 2.7 : Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam
Bảng 2.8. Thống kê các lỗi rủi ro tác nghiệp
Bảng 3.1. Phân loại nhóm nợ khách hàng
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Tốc độ tăng trưởng tài sản-nguồn vốn
Hình 2.2 : Phân tích biến động dư nợ của NHCT
Hình 2.3 : Dư nợ cho vay theo loại hình kinh tế
Hình 2.4 : Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Hình 2.5 : Dư nợ cho vay theo thời gian
Hình 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn 2006-2010 tại VietinBank
Hình 2.7. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro
Hình 2.8 : Nguyên nhân các khoản nợ có vấn đề
Hình 3.1: Quy trình Arrow
Luận văn cao học Trang 9/11
PHẦN MỞ ĐẦU:
1- Lý do chọn đề tài :
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó
cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao
chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ
khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở nên không
tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, đòi
hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín
dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Thực tế từ đầu năm 2010 đến nay, tình hình nợ xấu của các NHTM nói chung
và của NHCT nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến an toàn đến sự
hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dụng của NHCT theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế trong giai đoạn hiện
nay, Tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP
ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ”
2. Mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu đề tài :
Đề tài nhằm vào các mục tiêu và ý nghĩa sau:
- Đi sâu nghiên cứu tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, nội dung
quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng thế giới hiện nay đang
áp dụng- hiệp ước Basel, nghiên cứu một số kinh nghiệm về công tác quản trị rủi ro
của một số ngân hàng nước ngoài để rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác
quản trị rủi ro tín dụng của NHCT VN.
- Liên hệ thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của NHCT, qua đó rút ra những
mặt làm tốt và những mặt còn hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng, tìm ra nguyên
nhân của rủi ro tín dụng.
Luận văn cao học Trang 10/11
- Qua những nghiên cứu trên, đề tài kiến nghị một số giải pháp đối với
NHNN, Chính phủ, NHCT nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng
của NHCT, giúp cho NHCT xây dựng được mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiệu
quả, góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của NHCT VN.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp
được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết
hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá. Bên cạnh đó, đề tài cũng
vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong
phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu rủi ro trong hoạt
động tín dụng, phân tích nội dung và các tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng theo
thông lệ ngân hàng quốc tế - hiệp ước Basel cũng như những kinh nghiệm các ngân
hàng nước ngoài trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi
ro tín dụng của NHCT, những mặt làm tốt và những hạn chế trong việc ứng dụng các
tiêu chuẩn và chuẩn mực ngân hàng quốc tế - hiệp ước Basel về quản trị rủi ro tín
dụng .
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của VietinBank.
Tác giả phân tích thực trạng kết hợp với các nghiên cứu, lý luận về quản trị rủi ro
ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế -Hiệp ước Basel cũng như kinh nghiệm bản thân,
đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra
các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động
của VietinBank.
Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng
và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, tác giả mong muốn những suy nghĩ, đề
xuất và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó góp
phần nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank,
Luận văn cao học Trang 11/11
và xa hơn nữa, mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của
các NHTMVN.
6. Bố cục của đề tài:
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ HIỆPƯỚC BASEL
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK
CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Luận Văn Cao Học 1/80
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG,QUẢN TRỊRỦI
RO TÍN DỤNGVÀ HIỆPƯỚC BASEL
1.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng :
1.1.1. Khái niệm tín dụng :
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo khoản 01 Ðiều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng
đốivới khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QÐ-NHNN ngày
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp
tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi.”
1.1.2. Bản chất của tín dụng :
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài
sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng nguời đi vay sẽ trả đúng hạn.
Ðây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.
- Giá trị hoàn trả thông thuờng phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay
cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Luận Văn Cao Học 2/80
1.1.3. Phân loại hoạt động tín dụng :
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để
thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín
dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
- Dựa vào mục đích của cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại
sau:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
+ Cho vay kinh doanh bất động sản.
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
- Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại
cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+ C