Vũ khí tự tạo là loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản,
dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ công,
dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn, bom thu được
của đối phương. Vũ khí tự tạo bao gồm vũ khí đánh xa, đánh gần, nóng,
lạnh đánh trên mọi địa hình đồng bằng, trung du, miền núi, ven sông, ven
biển. Trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, vũ khí tự tạo phát huy hiệu quả
sát thương cao.
Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã biết sử dụng công cụ bằng đá, cung nỏ làm
bằng bẫy tre, gỗ để săn bắt, hái lượm và chống lại thú dữ bảo đảm cho sự sinh
tồn và phát triển của dân tộc.Thời đại đồ đồng đã biết làm ra các loại rìu
chiến, giáo, mác, mũi tên để chống lại kẻ thù xâm lược.Lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm.Đây cũng
là quá trình hình thành và phát triển các loại vũ khí thô sơ tự tạo của Việt
Nam.Dân tộc ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc luôn trong hoàn cảnh nước nhỏ,
nghèo mà đối chọi với kẻ thù luôn mạnh hơn ta gấp nhiều lần về tiềm lực kinh
tế, quân sự. Để đánh bại được kẻ thù, dân tộc ta luôn quán triệt tư tưởng “Lấy
ít địch nhiều”, tự cung tự cấp, sản xuất ra các loại vũ khí như nỏ, cung tên,
giáo, mác, qua, kiếm, long đao
154 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quân và dân nam bộ với vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________
Lê Thị Kim Liên
QUÂN VÀ DÂN NAM BỘ VỚI VŨ KHÍ
TỰ TẠO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________
Lê Thị Kim Liên
QUÂN VÀ DÂN NAM BỘ VỚI VŨ KHÍ
TỰ TẠO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60 22 02 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ SƠN ĐÀI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Học viên
Lê Thị Kim Liên
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu ................................................ 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 10
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 11
Chương 1: KHÁI NIỆM VŨ KHÍ TỰ TẠO VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ TỰ
TẠO Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ................ 12
1.1.Vũ khí tự tạo và các loại vũ khí tự tạo ...................................................... 12
1.1.1.Khái niệm vũ khí tự tạo ....................................................................... 12
1.1.2 Các loại vũ khí tự tạo ........................................................................... 13
1.2. Đặc điểm chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp .......... 16
1.2.1. Địa lý hành chính, địa lý tự nhiên và dân cư Nam Bộ ........................ 16
1.2.2. Địa lý quân sự ..................................................................................... 18
1.3. Truyền thống sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong lịch sử .............. 21
1.3.1. Thời kỳ từ thế kỷ XVII đến năm 1859 ............................................... 21
1.3.2. Thời kỳ 1859-1930.............................................................................. 23
3
1.3.3. Thời kỳ 1930-1945.............................................................................. 25
1.4. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về sản xuất và sử dụng vũ khí
tự tạo trong kháng chiến chống Pháp ................................................................... 27
1.4.1. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng Sản Việt Nam. ....... 27
1.4.2. Quan điểm của Đảng về sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong chiến
tranh nhân dân ........................................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32
Chương 2: VŨ KHÍ TỰ TẠO Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 -1950 ...... 33
2.1. Những loại vũ khí thô sơ đầu tiên (1945-1946) ........................................ 33
2.1.1. Giáo mác và gậy tầm vông trong những ngày đầu kháng chiến ở Nam
Bộ .............................................................................................................................. 33
2.1.2. Sự ra đời của các xưởng sản xuất vũ khí và những loại vũ khí thô sơ
đầu tiên ...................................................................................................................... 35
2.1.3. Hoạt động sử dụng vũ khí tự tạo trong hai năm đầu kháng chiến
(1945-1946) ............................................................................................................... 40
2.2. Ngành quân giới Nam Bộ ra đời và sự phát triển của vũ khí tự tạo
trong những năm 1947-1950 .................................................................................. 47
2.2.1. Ngành quân giới Nam Bộ hình thành và hoạt động sản xuất vũ khí tự
tạo .............................................................................................................................. 47
2.2.2. Sử dụng vũ khí tự tạo trong hoạt động tác chiến chống địch ở Nam Bộ
................................................................................................................................... 53
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 61
Chương 3: VŨ KHÍ TỰ TẠO Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1951-1954 ....... 62
3.1.Quân và dân Nam Bộ khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất vũ
khí tự tạo những năm 1951-1952 ........................................................................... 62
4
3.1.1.Kiện toàn ngành sản xuất vũ khí tự tạo ............................................... 62
3.1.2. Khắc phục những khó khăn để sản xuất vũ khí tự tạo ........................ 68
3.2. Sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong những năm 1953-1954 ........... 82
3.2.1. Sản xuất vũ khí tự tạo trong những năm 1953-1954 .......................... 82
3.2.2. Sử dụng vũ khí tự tạo trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ........ 84
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112
Phụ lục 1 ........................................................................................................... 112
Phụ lục 2 ........................................................................................................... 117
Phụ lục 3 ........................................................................................................... 118
Phụ lục 4 ........................................................................................................... 133
Phụ lục 5 ........................................................................................................... 141
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ khí tự tạo là loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản,
dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ công,
dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn, bom thu được
của đối phương. Vũ khí tự tạo bao gồm vũ khí đánh xa, đánh gần, nóng,
lạnh đánh trên mọi địa hình đồng bằng, trung du, miền núi, ven sông, ven
biển. Trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, vũ khí tự tạo phát huy hiệu quả
sát thương cao.
Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã biết sử dụng công cụ bằng đá, cung nỏ làm
bằng bẫy tre, gỗ để săn bắt, hái lượm và chống lại thú dữ bảo đảm cho sự sinh
tồn và phát triển của dân tộc.Thời đại đồ đồng đã biết làm ra các loại rìu
chiến, giáo, mác, mũi tên để chống lại kẻ thù xâm lược.Lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm.Đây cũng
là quá trình hình thành và phát triển các loại vũ khí thô sơ tự tạo của Việt
Nam.Dân tộc ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc luôn trong hoàn cảnh nước nhỏ,
nghèo mà đối chọi với kẻ thù luôn mạnh hơn ta gấp nhiều lần về tiềm lực kinh
tế, quân sự. Để đánh bại được kẻ thù, dân tộc ta luôn quán triệt tư tưởng “Lấy
ít địch nhiều”, tự cung tự cấp, sản xuất ra các loại vũ khí như nỏ, cung tên,
giáo, mác, qua, kiếm, long đao và lấy gỗ đẽo nhọn thành cọc đóng xuống
lòng sông để đánh đắm tàu giặc. Nhờ đó, nhân dân ta đã làm nên những chiến
thắng thần kỳ, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên, Lê Lợi
đánh thắng quân Minh, Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh...
6
Kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông, trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đề ra đường lối quân sự với
quan điểm cơ bản là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.Khi thực hiện
vũ trang toàn dân, phát động toàn dân đánh giặc, Đảng ta luôn coi trọng vấn
đề cơ sở vật chất và kỹ thuật, vũ khí và trang bị. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Ai có súng dùng súng, ai có
gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng
phải ra sức chống thực dân cứu nước”. Để có vũ khí đánh giặc, quân và dân
ta đã sản xuất ra các loại vũ khí tự tạo từ nhiều nguồn: có loại rất thô sơ, có
loại được cải tiến từ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, có loại lấy của
địch cải tiến để đánh địch... Bằng chất liệu có sẵn ở địa phương tre, gỗ, đá
thu nhặt thanh ray của đường sắt, mẩu sắt, thép, cướp vũ khí của địch, chế tạo
làm thành hầm chông, cạm bẫy, mã tấu, dao rựa, cung nỏ, ong vò vẽ, lá độc
để đánh địch. Theo tài liệu của Cục Dân quân Tự vệ, tính đến đầu năm
1954, ta đã sản xuất được 50.000 sản phẩm nguyên chiếc và chi tiết các loại
súng đạn thô sơ tự tạo.
Ở Nam Bộ, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do xa nguồn
chi viện từ Trung ương, với tinh thần tự lực tự cường, chủ động sáng tạo,
nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng đã sản xuất vũ khí tự tạo với nhiều
dạng, loại rất phong phú và hiệu quả. Các loại vũ khí tự tạo được sản xuất phù
hợp với mọi lứa tuổi, ai cũng có thể sản xuất và sử dụng để đánh địch ở bất cứ
nơi đâu, với mọi địa hình, thời tiết; nhờ đó tạo ra thế tiến công rộng khắp, liên
tục của chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của
toàn dân tộc.
Vũ khí tự tạo không chỉ là sản phẩm của ý chí tự cường, trí thông minh,
óc sáng tạo của quân và dân ta mà còn phản ánh một cách sâu sắc đường lối
quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây chính là nét thần kỳ của chiến
7
tranh nhân dân ở Việt Nam.Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về quân giới và vũ khí
trang bị chiến tranh trong đó có vũ khí tự tạo.Tuy nhiên, chưa có một công
trình nghiên cứu chuyên khảo về vũ khí tự tạo dưới góc độ lịch sử.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Quân và dân
Nam Bộ với vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” để viết
luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp từ trước đến nay đã
thu hút sự quan tâm của không ít cơ quan, cá nhân nghiên cứu trên cả hai
hướng lý luận và thực tiễn.
Trước hết, bộ sách “Vũ khí địa phương” gồm 3 tập do Bộ Tư lệnh Quân
giải phóng miền Nam Việt Nam biên soạn năm 1972. Đây là tài liệu đầu tiên
nói về sản xuất và cách sử dụng các loại vũ khí tự tạo ở Nam Bộ.
Tiếp đó, năm 1993 tác giả Đinh Thu Xuân đã bảo vệ thành công luận
án Tiến sĩ khoa học lịch sử tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
với đề tài: “Lịch sử ngành sản xuất vũ khí ở Nam Bộ trong kháng chiến chống
Pháp (1945-1954). Đề tài trình bày lịch sử hình thành và phát triển của ngành
sản xuất vũ khí nói chung ở Nam bộ, tuy nhiên chưa nghiên cứu một cách hệ
thống và chuyên sâu về vũ khí tự tạo và vai trò của vũ khí tự tạo đối với thắng
lợi của cuộc kháng chiến.
Sách “Lịch sử Quân giới Nam Bộ B2 trong chiến tranh giải phóng
(1945-1954)”của TS. Đinh Thu Xuân, doNxb Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất
bản năm 2008. Sách ghi lại chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của
ngành sản xuất vũ khí Nam Bộ với những biến động và thăng trầm trong suốt
chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Nam Bộ. Thế nhưng
8
công trình này cũng chỉ đề cập tới ngành sản xuất vũ khí nói chung mà chưa
làm rõ vai trò và đặc điểm của vũ khí tự tạo trong kháng chiến.
Sách “Lịch sử quân giới Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp” của tác giả Đinh Thu Xuân (chủ biên), do Nxb Lao động xuất bản năm
1990. Trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu khái quát thời kỳ bước
đường hình thành, xây dựng và phát triển của quân giới Nam Bộ trong chín
năm kháng chiến.
Sách “Đặc trưng của chiến tranh du kích ở chiến trường miền Đông
Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp” của Nguyễn Ngọc Lân, Hồ Sơn Đài,
Nxb Quân đội nhân dân năm 1998.Đây là công trình tổng kết chiến tranh, đề
cập đến đặc trưng sản xuất vũ khí tự tạo và đánh địch bằng vũ khí tự tạo của
quân và dân Đông Nam bộ trong thời kỳ 1945-1954.
Về phía đối phương, có bộ “Sưu tập bằng hình vẽ 69 loại vũ khí của
quân giới Việt Nam sản xuất từ 1945-1954” do Bộ Tham mưu quân đội Pháp
ở Đông Dương biên soạn, lưu hành nội bộ năm 1963. Qua tài liệu thu thập
được của tổ chức tình báo quân đội và cơ quan nghiên cứu quân khí, Bộ Tham
mưu quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương công bố các loại vũ khí tự tạo của
Việt Minh để cho quân đội nghiên cứu phòng chống.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn nghiên
cứu về lịch sử chiến tranh, lịch sử kháng chiến Nam Bộ, lịch sử kháng chiến
của các quân khu 7, 8, 9, quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh ở Nam Bộ
có đề cập rải rác đến vũ khí tự tạo trong các chương nói về công tác bảo đảm
vũ khí và hoạt động tác chiến đánh địch.
Các công trình nêu trên đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vũ khí tự tạo
cả về mặt lý luận, khái niệm cũng như về thực tiễn cách thức sản xuất, sử
dụng vũ khí tự tạo trong chiến tranh chống xâm lược. Có công trình thì trình
bày sơ lược trong mặt bằng chung là lịch sử quân giới, có công trình thì
9
chuyên nghiên cứu dưới góc độ khoa học vũ khí đơn thuần. Cho đến nay,
chưa có một công trình khoa học nào trình bày một cách hệ thống và toàn
diện lịch sử vũ khí tự tạo ở Nam Bộ. Tuy nhiên những công trình ấy đã cung
cấp nhiều luận cứ khoa học và tư liệu lịch sử quan trọng để chúng tôi kế thừa
và tiếp tục nghiên cứu trong luận văn này.
2.2. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã tham khảo, nghiên cứu tài
liệu từ các nguồn sau:
- Các tác phẩm lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh cách mạng, các sách lịch sử chiến tranh, lịch sử kháng chiến, các
luận án, luận văn khoa học. Các tác phẩm này lưu ở Thư viện Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
Thư viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện khoa học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học sư Phạm Hồ Chí
Minh.
- Các văn bản chỉ thị, nghị quyết, tài liệu tổng kết, báo cáo chung niên,
báo cáo chuyên đề về vũ khí tự tạo ở Nam bộ, lưu ở Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2, Phòng Khoa học quân sự Quân khu
7, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9.
- Tư liệu khảo sát điền dã, hồi ký, lời kể của các nhân chứng lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là “lịch sử vũ
khí tự tạo ở Nam Bộ”.Luận văn sẽ trình bày bối cảnh, sự ra đời của vũ khí tự
tạo, các loại vũ khí tự tạo được sản xuất và sử dụng ở Nam bộ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc điểm và vai trò của nó trong lịch sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
10
Về thời gian, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng từ
ngày 23-9-1945 (ngày Nam Bộ kháng chiến) đến ngày 11-8-1954 (ngày lệnh
ngừng bắn của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam-theo tinh thần
của hiệp định Giơnevơ được thực hiện hoàn toàn trên chiến trường Nam Bộ).
Về không gian, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Nam Bộ gồm
thành phố Sài Gòn và các tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Thủ
Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Hà Tiên, Cà Mau.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng hai phương pháp
chính, phổ biến của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic.
Ngoài việc sử dụng hai phương pháp chính trên, luận văn còn sử dụng
một số phương pháp liên ngành khác như: so sánh (đồng đại, lịch đại), hình loại
học, điền dã, thẩm định nhân chứng, ...Những phương pháp này sẽ bổ trợ một
cách hữu ích cho hai phương pháp trên.
5. Đóng góp mới của luận văn
Kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học có trước,
luận văn dự kiến góp phần:
- Trình bày một cách hệ thống, toàn diện lịch sử sản xuất và sử dụng vũ
khí tự tạo để đánh địch ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-
1954).
- Bước đầu phân tích đặc trưng của vũ khí tự tạo trong sự nghiệp kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cùng một số đặc điểm của
vũ khí tự tạo.
11
- Tập hợp, hệ thống hóa số tài liệu sưu tầm được phục vụ cho công tác
nghiên cứu lịch sử. Đồng thời làm tư liệu tham khảo trong việc giảng dạy,
giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn có 3 chương, gồm:
Chương 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sử dụng
vũ khí tự tạo ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp
Chương 2. Vũ khí tự tạo ở Nam Bộ giai đoạn 1945 -1950
Chương 3.Vũ khí tự tạo ở Nam Bộ giai đoạn 1951-1954
12
Chương 1: KHÁI NIỆM VŨ KHÍ TỰ TẠO VÀ NHỮNG YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SỬ
DỤNG VŨ KHÍ TỰ TẠO Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP
1.1.Vũ khí tự tạo và các loại vũ khí tự tạo
1.1.1.Khái niệm vũ khí tự tạo
Vũ khí tự tạo ra đời từ rất sớm, khi con người biết sử dụng những vật
liệu có sẵn trong tự nhiên để cải tạo lại, làm vũ khí chống thú dữ và kẻ thù,
duy trì cuộc sống và sinh tồn.Vũ khí gắn liền với lịch sử của các cuộc chiến
tranh khi xuất hiện xã hội có giai cấp.Mặc dù vậy, trong thời cổ đại và trung
đại chưa hề có khái niệm về vũ khí tự tạo.Khái niệm vũ khí tự tạo chỉ xuất
hiện trong thời đại công nghiệp. Theo từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam
định nghĩa: “Vũ khí tự tạo là vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn
giản, dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ
công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược
thu được của đối phương. Vũ khí tự tạo có nhiều kiểu loại, ví dụ: mã tấu,
giáo, mác, kiếm, dao găm, gậy tầm vông, cung nỏ, chông, bẫy đá, mìn, súng,
“ngựa trời”, vũ khí phóng (đạn cối, lượng nổ, lựu đạn, bom, mìn...). Trong
kháng chiến chống Pháp vũ khí tự tạo có vai trò quan trọng và sử dụng rộng
rãi trong lực lượng vũ trang địa phương”.
Từ khái niệm trên ta thấy:
Vũ khí tự tạo là vũ khí được cấu tạo đơn giản, bằng phương pháp thủ
công. Do đó mỗi người dân Việt Nam, từ các em nhỏ đến cụ già, không phân
13
biệt tuổi tác, ai cũng có thể làm ra được vũ khí và tự trang bị cho mình để
đánh giặc. Vũ khí tự tạo được sử dụng rộng rãi trong nhân dân vì đây là
phương tiện dùng để đối phó và tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang.
Vũ khí tự tạo được làm từ các vật liệu có sẵn trong địa phương, dễ kiếm
như: tre, gỗ, đá, gạch, cành cây ong vò vẽ, lá độc, hoặc công cụ lao động cầm
tay ...và dây thép, đạn lép thu được của địch.
Vũ khí tự tạo có nhiều loại, rất phong phú và đa dạng.Có loại được chế
tạo rất thô sơ, có loại được cải tiến từ vũ khí lấy được của địch. Theo đó có
thể p