Đất đai là tài nguyên vô cùng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc
phòng.
Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu
đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, để góp phần
thẹc hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời để thực hiện
được công tác xoá đói giảm nghèo thì việc xác định nhu cầu đất đai cho các
ngành là hết sức cần thiết. Vì vậy quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
cho từng giai đoạnh ở các cấp xã, huyện, tỉnh đang đòi hỏi rất cần thiết và cáp
bách.
Công tác quy hoach sử dụng đất đai được nhà nước coi trọng, hiến pháp
nước Cộng hoà CHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản
lý toàn bôn đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả”.
100 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7425 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp xã
2
Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc
phòng.
Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu
đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, để góp phần
thẹc hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời để thực hiện
được công tác xoá đói giảm nghèo thì việc xác định nhu cầu đất đai cho các
ngành là hết sức cần thiết. Vì vậy quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
cho từng giai đoạnh ở các cấp xã, huyện, tỉnh đang đòi hỏi rất cần thiết và cáp
bách.
Công tác quy hoach sử dụng đất đai được nhà nước coi trọng, hiến pháp
nước Cộng hoà CHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản
lý toàn bôn đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả”.
Quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp nói chung và cấp xã nói riêng đều
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước, nó mang tính tổng quát và
bao hàm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tợng sử dụng đất với các mục
đích khác nhau. việc quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở
cho các ngành tiến hành quy hoạch của ngành mình, như vậy mới khắc phục
được những tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai.
Nhận thấy được vấn đề cấp bách của công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, với những kiến thức học được ở trường cùng với quá trình thực tập tại
trung tâm triển khai, thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai - viện nghiên cứu
3
Địa chính. Em quyết định chọn đề tài “ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
xã”
Nội dung đề tài bao gồm:
Lời nói đầu.
Chương I: Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chương II: Phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục -
Huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn.
Chương III: Một số giải pháp thực hiện quy hoạch.
Kết luận.
4
Chương I: Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và các căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1. Khái niệm, vai trò, và đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
a. Khái niệm
Xét về mặt thuật ngữ thì có thể hiểu “Quy hoạch” là việc xác định một trật
tự nhât định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... còn
thuật ngữ đất đai được hiểu là một phần lãnh thổ nhất định như: vùng đất, mảnh
đất... mà có vị trí, hình thể diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo
thành như đặc tính về thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, thuỷ văn, nhiệt độ... tạo ra
những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Như vậy quy hoạch sử dụng đòi hỏi phải là quá trình nghiên cứu, lao động
sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục địch của từng phần lãnh thổ và đề xuất một
trật tự sử dụng đất nhất định.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh và chính xác,
song có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: quy hoạch sử dụng đất
đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai
đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất
đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Có thể phân tích định nghĩa trên như sau: là hệ thống các biện pháp của
nhà nước: đó là sự thể hiện đồng thời ba tính chất:
- Kinh tế: được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
- Kỹ thuật: thể hiện các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định...
- Pháp chế: là việc xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng
đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo đúng pháp luật.
5
- Sử dụng đất đai đầy đủ: nghĩa là mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng
theo các mục đích nhất định.
- Sử dụng đất đai hợp lý: nghĩa là mục đích sử dụng phải phù hợp với đặc
điểm, tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích.
- Sử dụng đất đai khoa học: nghĩa là áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ
thuật và các biện pháp tiên tiến.
- Có hiệu quả cao nhất: tức là đáp ứng đồng bộ cả 3 loại lợi ích kinh tế xã
hội - môi trường.
- Phân bố quỹ đất: là sự khoanh định cho các mục đích sử dụng và các
ngành.
- Tổ chức sử dụng đất: là tìm ra biện pháp, giải pháp sử dụng cụ thể.
Như vậy thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng một cách hiệu quả,
bền vững và thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai
và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích đạt với hiệu
quả cao nhất của xã hội, bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.
b. Vai trò
Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trước
mắt mà cả cho lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên, phương
hướng và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ,
quy hoạch sử dụng đất đai có các vai trò sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp
các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của
mình, đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của nhà nước.
- Thông qua các văn bản quy hoạch nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về
tình hình đất đai. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi và
lãng phí, hạn chế sự chồng chéo, tránh được tình trạng chuyển mục đích sử dụng
6
một cách tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp đặc biệt
là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng. Mặt khác thông qua quy
hoạch bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai được phép sử dụng trong phạm vi
ranh giới của mình, điều này cho phép Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai một
cách chắc chắn, chặt chẽ và trật tự hơn, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lẫn chiếm, huỷ hoạt đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở
từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư
để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh
văn hoá xã hội.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là điều kiện cho việc xác định giá cả các loại
đất và tính thuế một cách hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả các loại đất
phải dựa vào sự phân hạng các loại đất quy mô đất đai, điều này được thể hiện
trong văn bản quy hoạch. Do đó quy hoạch đất đai càng có cơ sở khoa học thì
việc tính thuế và giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác hơn.
- Thông qua quy hoạch đất đai sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai
hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, Nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất
ho các đối tượng quản lý và sử dụng nên sẽ cho phép sử dụng đất đai hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả hơn vì người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trên
phạm vi ranh giới họ sử dụng sẽ thúc đâỷ họ yên tâm đầu tư và khai thác đất đai
của mình và vì thế sẽ nâng cao hiệu quả hơn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cũng là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng
kế hoạch sử dụng đất. Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu quan điểm
và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn và
việc cụ thể hoá đó là thông qua kế hoạch. Do đó việc xây dựng kế hoạch là phải
7
dựa vào quy hoạch, coi quy hoạch là một trong các căn cứ không thể thiếu được
của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì
kế hoạch càng có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu.
Như vậy quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là sự cần thiết, không thể thiếu được trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có các đặc điểm sau:
- Tính lịch sử kinh tế - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là sự phát triển của quy hoạch sử dụng
đất đai. Trong mỗi xã hội ở mỗi thời điểm phát triển nhất định đều có một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một
phương thức sản xuất nhất định và được thể hiện trên 2 mặt là lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Mà quy hoạch sử dụng đất đai lại được thể hiện đầy đủ 2
mặt này, cụ thể: lực lượng sản xuất đó là quan hệ giữa người với đất đai - là sức
tự nhiên như: điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế... và mặt quan hệ sản xuất
đó là quan hệ giữa người với người như xác nhận bằng văn bản về sở hữu và
quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất, đó chính là giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất và là yếu tố thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất vừa là yếu tố thúc đẩy các mỗi quan hệ sản xuất.
Đối với nước ta quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử
dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản
xuất ở nông thôn nhằm sử dụng bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy
giải quyết các mâu thuẫn nội tại của ừng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
8
nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên
với nhau.
- Quy hoạch sử dụng đất mang đặc điểm tổng hợp
Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp tức là nó vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên,
khoa học kinh tế, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông công nghiệp,
môi trường sinh thái. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác,
sử dụng cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai bao gồm 6 loại đất. Với đặc
điểm này quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất,
điều hoà các mẫu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực. Xác định và điều
phối phương hướng và phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền
vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính dài hạn
quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài kinh tế - xã
hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời
gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn cảu quy hoạch sử dụng
đất đai thường từ mười năm đến hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa. Trên cơ sở dự
báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như sự
thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, đô thị hoá công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế...
từ đó xác định quy hoạch trung gạn và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các
phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học
cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chiến lược
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước
được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu cơ cấu và phân bổ sử dụng
9
đất, tức là mang tính đại thể, khong dự kiến được các hình thức và nội dung cụ
thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch
mang tính chiến lược, các ván đền mang tính chiến lược như: phương hướng,
mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai, cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng
đất đai của từng ngành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai,
các biện pháp chính sách lớn. Vì thế các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính vĩ mô
tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành. do khoảng thời
gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội,
khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá thì quy hoạch càng ổn
định hơn. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và ngắn hạn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách
và các quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực
hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân,
phát triển ổn định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tuân thủ các quy định các
chỉ tiêu khống chế về dân số đất đai và môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng
đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến.
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước theo nhiều phương
diện khác nhau. quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái khác, trạng thái mới thích hượp ơn cho
việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. khi xã hội phát triển, khoa
học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự
kiến ban đầu của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp nữa. Do vậy việc
chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều cghỉnh biện pháp thực hiện là
10
việc làm hết sức cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch sử
dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình
lặp lại theo quá trình xoắn ốc “Quy hoạch - Thực hiện - Quy hoạch lại hoặc
chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp
ngày càng cao.
2. Các căn cứ của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
a. Những căn cứ pháp lý
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng của đất đai, đặc biệt
là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Đảng và
Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu. ý
chí của toàn đảng toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các
văn bản pháp luật như: hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản
này tạo cơ sở pháp lỹ vững chắc cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất đai, thể hiện cụ thể như sau:
- Sự cần thiết về mặt pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Thứ nhất, là căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã khẳng định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Thứ hai, căn cứ vào luật đất đai năm 1993. Theo điều 1 luật đất đai năm
1993 nêu rõ: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”
Điều 13 luật đất đai năm 1993 đã xác định một trong những nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai là “ quy hoạch kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai”. Điều 19
luật đất đai năm 1993 cũng khẳng định “Căn cứ để quyết định giao đất là quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt.”
11
Thứ ba, là căn cứ vào các văn bản dưới luật như nghị quyết số
01/1997/QH9 Quốc hội Khoá 9, kỳ họp thứ 11 tháng 4 năm 1994 về kế hoạch sử
dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất đai các
cấp trong cả nước...
Những căn cứ này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất đồng thời giúp Nhà nước thống nhất quản lý nguồn tài
nguyên đất đai theo đúng quy hoạch, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng
đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
Do đó để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả tiết kiệm và hợp
lý, nhất thiết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng da.
- Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ vào
luật đất đai năm 1993. Cụ thể là điều 16 luật đất đai năm 1993 quy định rõ:
Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành
chính, theo ngành cũng như trách nhiệm của ngành địa chính về công tác này:
. Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
. ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất đai trong địa phương mình (quy hoạch theo lãnh thổ hành chính) trình
Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.
. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ
quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực
mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt (quy hoạch ngành).
. Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ
quan hữu quan giúp chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai (4 cấp lãnh thổ hành chính, 4 cấp cơ quan ngành).
12
- Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được căn cứ vào luật đất
đai năm 1993. Cụ thể căn cứ vào điều 17 luật đất đai năm 1993 quy định nội
dung tổng quát của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
+ Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
. Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư
nôn thôn, đất đô thị , đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và
cả nước.
. Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
+ Nội dung kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
. Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch (từ
tổng thể đến cụ thể, quy hoạch trước kế hoạch sau.)
. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch (chỉnh
lý từ dưới lên)
Có nghĩa là phải xác định được số lượng từng loại đất cụ thể của từng địa
phương cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội là khác nhau vì thế cần phải điều chỉnh lại nhu cầu đất
đai của từng ngành cho phù hợp.
- Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ
vào luật đất đai năm 1993. Cụ thể điều 18 luật đất đai năm 1993 quy định thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi
cả nước.
. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, của ủy ban nhân dân tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương.
13
. ủy ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
Ngoài ra điều 24 luật đất đai năm 1993 cũng quy định:
. ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hàng năm của chính phủ
về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích
khác.
. Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có từng
để sử dụng vào mục đích khác.
Ngoài những văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao như: Hiến pháp, luật
còn có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp
đề cập đến vai trò, ý nghĩa căn cứ nội dung và hướng fẫn phương pháp lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như: Nghị định 34 Cp ngày 23/4/1994; Nghị
định 404/CP ngày 7/11/1979; Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995; Chỉ thị 245/TTg
ngày 22/4/1996 và một cố công văn, thông tư và quyết định khác. Tuy nhiên việc
ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể hoá cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai còn chậm.
b. Các căn cứ khác
- Căn cứ vào đi