Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưư thông hàng hoá.
- Nội dung của quy luật này: sản xuất và trao đổi hàng hoá thực hiện theo hao phí lao
động xã hội cần thiết . Hay nói cách khác : sản xuất và trao đổi hàng hoá phải trên cơ
sở lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá đó .
- Yêu cầu của quy luật này:sản xuất ,trao đổi hàng hoá phải được tiến hành theo
nguyên tắc ngang giá.
Những người sản xuất và trao đổi hàng hoá tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị
trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của
quy luật giá trị .Gía cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở thành
cơ chế tác động của quy luật giá trị . Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường
thông qua cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.Điều này cắt nghĩa vì sao khi
trình bày quy luật giá trị , một quy luật bao quát cả bản chất và các nhân tố cấu thành
cơ chế tác động của nó.
- Do tầm quan trọng của cơ chế tác động và để tăng ý nghĩa thực tiễn của quy luật giá
trị, những năm gần đây, các nhà khoa học thấy cần phải nhấn mạnh các nhân tố cạnh
tranh , lượng tiền cần thiết cho lưư thông và cung cầu đối với sự biến đoọng của giá
cả thị trường và trinhf bày chúng thành các quy luật kinh tế riêng, song về nhận thức
lý luận , chúng ta cũng chỉ nên coi chúng là những quy luật phát sinh từ quy nluật giá
trị, hiểu thao nghĩa đầy đủ của quy luật này.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy luật giá trị và vai trò của nó trong phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quy luật giá trị và vai trò của nó
trong phát triển kinh tế thị
trường ở việt nam
Phần mở đầu
Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽmà biểu hiện rõ nhất là quá
trình toàn cầu hoá , hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tiến trình đó có không ít
những vấn đề như khủng hoảng kinh tế chu kỳ , suy thoái đạo đức, phân hoá giàu
nghèo…mà nguyên nhân chính, sâu xa nhât của nó bắt nguồn từ quy luật giá trị. Vậy
quy luật giá trị là gì, nó có vai trò ra sao , tác động của nó như thế nào là vấn đề
chúng ta cần làm rõ, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày nay.
Nội dung:
. CHƯƠNG 1: QUY LUậT GIá TRị Và CáC VấN Đề Có LIÊN QUAN
1.1. quy luật giá trị và các vấn đề có liên quan
1.1.1 khái niệm giá trị hàng hoá
- Gía trị hàng hoá là lao động xã hội kết tinhtrong hàng hoá hay là chi phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất hàng hoá .
1.1.2 Quy luật giá trị - quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưư thông hàng hoá.
- Nội dung của quy luật này: sản xuất và trao đổi hàng hoá thực hiện theo hao phí lao
động xã hội cần thiết . Hay nói cách khác : sản xuất và trao đổi hàng hoá phải trên cơ
sở lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá đó .
- Yêu cầu của quy luật này:sản xuất ,trao đổi hàng hoá phải được tiến hành theo
nguyên tắc ngang giá.
Những người sản xuất và trao đổi hàng hoá tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị
trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của
quy luật giá trị .Gía cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở thành
cơ chế tác động của quy luật giá trị . Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường
thông qua cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.Điều này cắt nghĩa vì sao khi
trình bày quy luật giá trị , một quy luật bao quát cả bản chất và các nhân tố cấu thành
cơ chế tác động của nó.
- Do tầm quan trọng của cơ chế tác động và để tăng ý nghĩa thực tiễn của quy luật giá
trị, những năm gần đây, các nhà khoa học thấy cần phải nhấn mạnh các nhân tố cạnh
tranh , lượng tiền cần thiết cho lưư thông và cung cầu đối với sự biến đoọng của giá
cả thị trường và trinhf bày chúng thành các quy luật kinh tế riêng, song về nhận thức
lý luận , chúng ta cũng chỉ nên coi chúng là những quy luật phát sinh từ quy nluật giá
trị, hiểu thao nghĩa đầy đủ của quy luật này.
1.1.3 Mối quan hệ giũa giá cả , giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá trị hàng
hoá.
Quy luật giá trị biểu hiện qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bảnthành
quy luật giá cả sản xuất( giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh) và thành quy
luật giá cả độc quyền ( giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền). Nó tiếp tục tồn tại và
hoạt động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghjĩa xã hộỉ các nước xã hội chủ nghĩa ở các
nước và ở nước ta.
Ta xét mối quan hệ giũa giá cả , giá cả thị trường , giá cả độc quyền với giá trị
hàng hoá :
- Gía cả : là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá . Gía trị là cơ sở của giá cả .Khi
quan hệ cung cầucân bằng,giá cả hàng hoá cao hay thấp là ở giá trị của hàng hoá
quyết định
Trong diều kiện sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá tự phát lên xuỗngoay quanh
giá trị tuỳ theo quan hệ cung cầu, canhj tranh và sức mua của đồng tiền.Sự hoạt động
của quy luật giá trị biểu hiện ở sự lên xuống của giá cả trên thị trường.Tuy vậy, sự
biến động của giá cả vẫn có cơ sở là giá trị , mặc dầu nó thường xuyên tách rời giá
trị.Điều đó có thể hiểu theo hai mặt:
+ Không kể quan hệ cung cầu như thees nào, giá cả không tách rời giá trị xã hoọi.
+ Nếu nghiên cứu sự vận động của giá cả trong một thời gian dài thì thấy tổng số
giá cả bằng tổng só giá trị , vì bộ phận vưqợt quá giá trị sẽ bù vào bộ phận giá cả
thấp hơn giá trị (giá cả ở đây là mgiá cả thị trường. Gía cả thị trường là giá cả sản
xuấtgiữa người mua và người bán thoả thuận với nhau)
- Giá cả sản xuát là hình thái biến tướng của giá trị , nó bằng chi phí sản xuất của
hàng hoá cộng với lợi nhuận bình quân.
Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh do hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
nên hàng hoá khoong bán theo giá trị mà bán theo giá cả sản xuất
Gía trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuaats không phải làphủ nhận quy luật
giá trị mà chỉ lả biểu hiện cụ thể của quy luật giá trị trong giai đoạn tư bản tự do cạnh
tranh.Qua hai điểm dưới đây sẽ thaays rõ điều đó:
+ Tuy giá cả sản xuaats của hàng háo thuộc nghành cá biệt có thể cao hơn hoặc
thấp hơn giá trị , nhưng tổng giá trị sản xuất của toàn bộ hàng hoá của tất cả các
nghành trong toàn xã hội đều băngf tổng giá trị của nó.Tổng số lơi nhuận mà các nhà
tư bản thu được cũng bằng toỏng số giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo
ra.
+ Giá cả sản xuát lệ thuộc trực tiếp vào giá trị . Gía trị hàng hoá giảm xuống, giá
cả sản xuất giảm theo, giá trị hàng hoá tăng lên kéo theo giá cả sản xuất tăng lên.
- Giá cả độc quyền :
Trong giai đoạn tư bản độc quyền, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hàng hoá lên
trên giá cả sản xuất và giá trị . Gía cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi
nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền vượt quá lợi nhuận bình quân.
Khi nói giá cả độc quyền thì thường hiểu là giá cả bán ra cao hơn giá cả sản xuất
và giá trị, đồng thời cũng cần hiểu còn có giá cả thu mua rẻ mà tư bản độc quyền mua
của người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ ngoài độc quyền.
Gía cả độc quyền không xoá bỏ giới hạn của giá trị hàng hoá , nghĩa là giá cả độc
quyền không thể tăng thêm hoặc giảm bớt giá trị và tổng giá trị thặng dưdo xã hội sản
xuất ra; phần giá cả độc quyền vượt quá giá trị chính là phần giá trị mà những người
bán ( công nhân, người sản xuất nhỏ , tư bản vừa và nhỏ…) mất đi.Nhìn vào phạm vi
toàn xã hội , toàn bộ giá cả độc quyền cộng với giá cả không độc quyền về đại thể
bằng toàn bộ giá trị .
1.1.4 Các quy luật có liên quan và mối quan hệ của chúng với quy luật giá trị .
a/ Quy luật lưu thông tiền tệ.
- Còn sản xuất hàng hoá thì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Quy luật lưu
thông tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một tất yếu khách quan.
- Nội dung của quy luật này thể hiện ở mối quan hệ giữa lượng tiền tệ phát hành với
các nhân tố có liên quan . Các Mác trình bày nội dung của quy luật này qua côngh
thức khái quát và công thức ở dạng cụ thể của nó :
+ ở dạng khái quát, nội dung của quy luật này là:
Trong đó :
M là lượng tiền phát hành cần thiết cho lưu thông
P là mức giá cả hàng hoá, dịch vụ
Q là khối lượng hàng hoá, dịch vụ đem ra lưu thông
V là vòng quay trung bình của đồng tiền cùng loại
V
QP
M
.
+ ở dạng cụ thể, khi Các Mác xem xét công thức khái quát gắn với các chức năng
thanh toán, gắn với tín dụng, công thức biểu diễn nội dung quy luật này là:
Trong đó:
(1) là tổng giá cả hàng hoá, dịch vụ đem bán
(2) là tổng giá cả hàng hoá, dịch vụ bán chịu
(3) là tổng giá cả hàng hoá, dịch vụ khấu trừ cho nhau
(4) tổng giá cả hàng hoá, dịch vụ đến kỳ thanh toán
(5) là vòng quay trung bình của tiền tệ cùng tên gọi.
Từ công thức trên có thể tìm thấy những nhân tố có quan hệ đến lượng tiền phát
hành, trong đó: M tỷ lệ thuận với (1) và (4) và tỷ lệ nghịch với (2), (3) và (5)
Cần ý thức rằng quy luật lưu thông tiền tệ như đã phân tích ở trên là quy luật lưu
thông của tiền (vàng). Khi vận dụng quy luật này trong điều kiện tiền giấy thì tình
hình có sự khác đi nhất định. Vì tiền giấy không có tác dụng tự điều chỉnh qua hai
kênh lưu thông và tích luỹ như tiền (vàng). Bởi vậy, để quy luật này có hiệu lực trong
điều kiện tiền giấy phải rất coi trọng khi điều khiển và khống chế lượng tiền giấy
phát hành cho lưu thông.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại làm xuất hiện nhiều loại tiền như: Tiền mặt,
tiền điện tử. Việc tính toán lượng tiền phát hành sẽ phức tạp hơn nhiều nên quy luật
lưu thông tiền tệ của Các Mác mang nhiều ý nghĩa về mặt định tính hơn là về mặt
định lượng. Bởi vậy, khi vận dụng cần lưu ý đặc điểm này, nhất là khi nền kinh tế tồn
tại nhiều thành phần, hệ thống ngân hàng, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất
chưa được hiện đại hoá, chưa phù hợp với trình độ và thông lệ quốc tế.
b/ Quy luật cung cầu hàng hoá, dịch vụ
- Lý luận và thực tiễn đều khẳng định: ở nơi nào có nhu cầu thì ở nơi đó cũng xuất
hiện luồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ để hình thành mối quan hệ cung cầu
)5(
)4()3()2()1(
M
- Mối quan hệ nhân quả giữa cung và cầu liên tục tiếp diễn trên thị trường, tồn tại
một cách khách quan, độc lập đối với ý thứccủa con người được gọi là quy luật cung
cầu.
- Sự hoạt độngk của quy luật này thể hiện ở cơ chế vận động giữa giá cả thị trường và
giá trị hàng hoá thông qua các trường hợp : cung bằng cầu , cung lớn hơn cầu và
cung nhỏ hơn cầu:
+ Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị hàng hoá trong sản xuất
+ Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất
+ Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất
- Vai trò của quy luật cung cầu:
Quy luật cung cầu giải thích rõ nhất, chính xác nhất vì sao giữa giá trị và giá cả thị
trường lại không ăn khớp với nhau, tạo điều kiện cho quy luật giá trị có cơ chế hoạt
động. Tuy cung cầu không trực tiếp quyết định sự hình thành giá trị hàng hoá, nhưng
nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến chu kỳ sản xuất sau đối với việc hình thành giá trị
hàng hóa, thông qua tác động của thị trường làm thay đổi điều kiện sản xuất và thay
đổi năng suất lao động, giúp các giám đốc có những quyết định năng động, linh hoạt
trong sản xuất, kinh doanh và trong ký kết các hợp đồng kinh tế
c/ Quy luật cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với
nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, nhằm giành được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình.
Những người sản xuất, tiêu thụ có điều kiện khác nhau về trình độ trang bị kỹ
thuật, chuyên môn, không gian, môi trường sản xuất, điều kiện nguyên vật liệu v.v.
nên chi phí lao động cá biệt khác nhau. Kết quả có người lãi nhiều, người lãi ít, người
phá sản. Để giành lấy các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
buộc họ phải cạnh tranh. Cạnh tranh có hai loại: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh
không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là dùng tài năng của mình về kinh tế và
quản lý để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, vừa có lợi cho nhà kinh doanh,
vừa có lợi cho xã hội. Cạnh tranh không lành mạnh là dùng những thủ đoạn phi đạo
đức, vi phạm pháp luật (trốn thuế, nâng giá…) có hại cho xã hội và người tiêu dùng.
- Quy luật cạnh tranh có tác dụng đào thải cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộ để thúc
đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại: Nghiên cứu các quy luật giá trị, lưu thông tiền tệ và cung cầu không chỉ
để nhận thức lực lượng khách quan chi phối cơ chế thị trường, mà còn có ý nghĩa đối
với việc thực hiện chức năng quản lý ở hai tầng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
và quản lý kinh tế vi mô của các doanh nghiệp.
Có thể khái quát mối quan hệ giữa các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường
qua sơ đồ sau:
Từ sơ đồ trên cho thấy không thể làm chủ kinh tế thị trường và cơ chế vận hành
của nó nếu không nắm bắt và vận dụng một cách tổng hợp các quy luật kinh tế nói
trên trong kinh tế và quản lý kinh tế. Cũng từ sơ đồ trên cho thấy các quy luật cạnh
tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu chỉ là những quy luật kinh tế phái
sinh từ quy luật giá trị. Nó có tác dụng bổ sung và thông qua bổ sung tạo ra vẻ đẹp
cho sự hoạt động hay tạo ra cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Từ đó cần phê phán
những quan điểm không đúng khi họ cường điệu quá đáng, thậm chí thừa nhận quy
luật cung cầu mà không thừa nhận quy luật giá trị với tư cách là quy luật kinh tế căn
bản của sản suất và trao đổi hàng hoá đã được các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển
và Các Mác phát hiện và hoàn thiện quy luật này.
2.1 Vai trò của quy luật giá trị.
Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có những vai trò sau:
a/ Điều tiết sản suất và lưu thông hàng hoá.
Trong nền kinh tế hàng hoá thường xảy ra tình hình: Người sản xuất bỏ ngành này
đổ xô vào ngành khác, quy mô sản xuất của ngành nàyđược thu hẹp, trong khi ở
ngành khác lại được mở rộng, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được phân bố
Quy luật
giá trị
Quy luật
lưu thông
Quy luật cạnh
tranh
Quy luật
cung cầu
lại giữa các ngành. Hiện tượng này được gọi là sự điều tiết sản xuất. Sự điều tiết này
được hình thành một cách tự phát, thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường.
Có thể hiểu vai trò điều tiết này thông qua những trường hợp biến động quan hệ cung
cầu xảy ra trên thị trường:
- Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ để thoả mãn nhu cầu xã hội, giá cả cao
hơn giá trị, hàng hoá bán chạy với lãi cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất,
những người trước đây sản xuất hàng hoá khác, nay chuyển sang sản xuất hàng hoá
này. Như vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển và ngành này nhiều hơn
vào các ngành khác.
- Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, giá cả thấp
hơn giá trị, hàng hoá bán không chạy, có thể lỗ vốn, tình hình đó buộc người sản xuất
ở ngành này thu hẹp quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu
sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này mà tăng ở ngành khác mà họ thấy có
lợi hơn.
Như vậy là theo “mệnh lệnh” của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoay quanh
giá trị, khiến cho ngành sản xuất khác có lợi hơn ngành sản xuất này, mà có sự di
chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, quy mô sản
xuất của ngành khác được mở rộng nhanh hơn ngành này. Điều đó làm cho tư liệu
sản xuất và sức lao động bỏ vào từng ngành trong từng lúc có xu hướng phù hợp với
yêu cầu của xã hội. Đó là biểu hiện vai trò điều tiết của quy luật giá trị, tạo nên
những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất. Nhưng vì sản xuất trong điều
kiện chế độ tư hữu cạnh tranh vô chính phủ nên những tỷ lệ hình thành một cách tự
phát đó thường xuyên bị phá vỡ và gây ra những lãng phí về của cải xã hội. Vì vậy,
cân đối đó chỉ là hiện tượng tạm thời.
Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất hàng hoá, mà còn điều tiết cả lưu
thông hàng hoá. Gía cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệ cung
cầu. Cung và cầu có ảnh hưởng lớn đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tác dụng khơi
thêm luồng hàng, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao .Vì thế lưu thông
hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông qua sự lên xuống của giá cả xoay
chung quanh giá trị .
Chương 2:Vai trò của quy luật giá trị đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam.
2.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế có các đặc trưng sau đây:
2.1.1Qúa trình lưu thông vật chấtđược thực hiẹn chủ yếu bằng phương thức mua bán
với phạm vi ngày càng mở rộng , từ quốc gia tới khu vực và quốc tế.
a/ Lưu thông vật chất trong kinh tế là sự chuyển dịch kết quả sản xuất từ khâu này
đến khâu khác của quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội . Sự lưu thông vật chất
này bao gồm :
- Sự lưu thông vật chất từ khâu này đến khâu khác trong hệ thống các khâu của quá
trình sản xuất . Chẳng hạn bông được chuyển từ các trang trại trồng bông tới nhà máy
sợi, sơị được chuyển tới nhà máy dệt .
- Sự lưu thông vật chất từ sản xuất tới tiêu dùng. Chẳng hạn quần áo được chuyển từ
các công ty may đến người mặc ; bánh mỳ được chuyển từ các lò bánh mỳ đến người
ăn .
Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế quốc dân là do có sự phân công
chuyên môn hoá nhằm tạo được năng suất lao động xã hội cao. Do chuyên môn hoá ,
mỗi khâu sản xuất chỉ thực hiện thực hiện một phần của quá trình sản xuất . Kết
quả tạo ra ở mỗi khâu chưa phải là thành phẩm và cần phải được gia công tiếp ở khâu
liền kề. Muốn vậy, chúng phải được chuyển dịch .
b/ Sự luân chuyển vật chất trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện đượcbằng
nhiều cách ;
- Chu chuyển nội bộ : chu chuyển trong doanh nghiệp , như sợi được chuyển từ phân
xưởng sợi qua phân xuởng dệt , vải được chuỷen từ phân xưởng dệt sang phân xưởng
nhuộm , in hoa…
- Chu chuyển qua mua bán , khi đó,các phân xưởng nói trên trở thành các doanh
nghiệp độc lập , thuộc các chủ riêng rẽ.
Theo lý thuyết trên , chỉ có sự luân chuyển theo phương thức mua bán mới được
gọi là kinh tế thị trường , trong đó mua bán là sự trao đổi ngang giá trị . Sự trao đổi là
kết quả tất yếu của phân công lao đọng xã hội. Nhưng trao đổi theo cách nào lại tuỳ
thuộc vào chế độ xã hội . Trao đổi ngang giá trị hoặc sự mua bán chỉ xảy ra khi xuất
hiện tư hữu. Khi chưa xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất , việc trao đổi ít xảy ra ,
nhưng nếu có , cũng chỉ là sự san xẻ, nhường nhịn , đắp đổi cho nhau giữa các thành
viên của những cộng đồng nguyên thuỷ. Do đó, một trong những dấu hiệu của nền
kinh tế thị trường là sự trao đổi ngang giá .
c/ Sự trao đổi chủ yếu bằng phương thức mua bán có nghĩa là:
- Qúa nửa số chủng loại sản phẩm được trao đổi bằng phương thức mua bán .
- Với mỗi chủng loại sản phẩ, tỷ lệ lưu thông bằng phương thức mua bán chiếm quá
nửa tổng số sản phẩm đó trong luân chuyển .
- Phạm vi lưu thông rộng lớn , không bó hẹp trong cộng đồng làng xã , mà mở rộng
ra cả nước và xuyên quốc gia và hội nhập quốc tế .
2.1.2 Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi
trên thương trường.
a/ Quyền tự do phải được thực hiện trên ba mặt sau đây:
+ Tự do lựa chọn nội dung trao đổi.Có nghĩa là, nền kinh tế được gọi là nền kinh
tế thị trườngchỉ khi nào trong nền kinh tế đó , người tham gia trao đổi có quyền chọn
cái mà mình cần bán hay cần mu. Bởi vì, nếu không như thế, hành vi mua bán sẽ
không còn đúng nghĩa của nó nữa .
+ Tự do chọn đối tác trao đổi. Có nghĩa là, người tham gia thị trường có quyền bán
cho hay mua của người mà mình muốn .
+ Tự do thoả thuận giá cả trao đổi.
b/ Sự tự do nêu trên chỉ có tính tương đối . Sở dĩ như vậy là vì, về lý thuyết , không
có tự do tuyệt đối . Về thực tế, nếu có ai đó được tự do tuyệt đối thì sẽ có người khác
mất tự do. Vì thế, mọi thành viên tham gia thị trường chỉ có thể có tự do nhất địng
mà thôi.
2.1.3 Hoạt động mua bán phải được thực hiện thường xuyên ổn định, trên cơ sở một
kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua bán diễn ra thuận lợi, an toàn.Tính thường
xuyên, ổn định thể hiện ở thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động mua bán .Không
thể gọi một nền kinh tế nhất thời, bấp bênh, chưa định hình tổ chức và địa chỉ…là
nền kinh tế thị trường được.Ngoài ra, sự ổn định và thường xuyên còn cần được bảo
đảm bằng một kết cấu hạ tầng nhất định , đủ để quá trình mua bán đạt được mục đích
cuối cùng là chuyển giao giá trị sử dụng .
2.1.4 Nền kinh tế hiện đại bao gồm những doanh nhân biết thống nhất mục tiêu kinh
tế với các mục chính trị-xã hội nhân văn. Đặc trưng này nói lên rằng, ngay nay không
có nền kinh tế nào được gọi là kinh tế thị trường mà trong lòng nó lại gồm những
doanh nhân chỉ biét phấn đấu cho một mục tieu là lợi nhuận
Đặc trưng trên là kết quả của sự từng trải của nhiều thế hệ doanh nhân, trong đó
người sản xuất , kinh doanh giác ngộ được chân lý “làm phúc cũng như làm giàu”,
hiểu sâu sắc rằng tính nhân văn , nhân đạo để giàu có và bền vững .
Tính nhân văn , nhân đạo của nền kinh tế mỗi nước, mỗi thời kỳcó thể có những
nội dung riêng, xuất phát từ lịch sử , trình độ phát triển kinh tế, bản chất giai cấp của
xã hội …của mỗi nước , trong mỗi thời kỳ nhất định. Tuy vậy, tính chung nhất của nó
thể hiện ở sự tôn trọng của hoạt động kinh tế đối với lợi ích toàn