Kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì nhu cầu về kiểm
toán đã trở nên tất yếu. Từ khi xuất hiện, ngành kiểm toán của Việt Nam liên tục phát
triển cả về lý luận và thực tiễn. Cứ mỗi bước tiến lên chúng ta lại gặp những vấn đề
mới mẻ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, các
tổ chức. Công tác quản lý tài chính hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình
tổ chức khi đạt đến một quy mô hoạt động nhất định, phải thiết lập và duy trì các bộ
phận để kiểm tra, xác nhận và tư vấn cho quá trình quản lý và điều hành các hoạt động
kế toán- tài chính trong doanh nghiệp. Mà để các hoạt động kiểm tra và tư vấn có hiệu
quả thì sự ra đời của kiểm toán nội bộ là hết sức quan trọng và tất yếu.
Kiểm toán nội bộ là biện pháp khắc phục hữu hiệu sự buông lỏng và vô hiệu
hoá của chế độ kiểm tra kế toán nội bộ ngành, đơn vị trước đây, tổ chức lại và đưa vào
kỷ cương nề nếp hoạt động mới cho doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ cũng là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho kiểm toán nhà nước
trong việc thực hiện kiẻm toán đối với các đơn vị hưởng thụ ngân sách nhà nước vì
kiểm toán nhà nước có phát triển đến đâu cũng không thể thực hiện kiểm toán thường
xuyên mọi đối tượng.
Kiểm toán nội bộ còn là công cụ kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng hệ
thống kế toán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ở từng bộ phận, ở tất cả các giai
đoạn trước, trong và sau khi kinh doanh.
Như vậy, mục đích của kiểm toán nội bộ là tạo ra công cụ để phân tích toàn
bộ hoạt động chiến lược, để rút kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, đồng thời đề
ra chiến lược phát triển của riêng doanh nghiệp.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hành lang pháp lý cho cuộc kiểm toán
chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng cho các cuộc
kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính
đồng bộ và hạn chế về mặt chất lượng. Do vậy, một quy trình kiểm toán hợp lý là điều
kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.Và đó cũng là một
trong nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của các doanh nghiệp.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2677 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quy trình kiểm toán trong kiểm
toán nội bộ ở Việt Nam
Đặt vấn đề
Kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì nhu cầu về kiểm
toán đã trở nên tất yếu. Từ khi xuất hiện, ngành kiểm toán của Việt Nam liên tục phát
triển cả về lý luận và thực tiễn. Cứ mỗi bước tiến lên chúng ta lại gặp những vấn đề
mới mẻ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, các
tổ chức. Công tác quản lý tài chính hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình
tổ chức khi đạt đến một quy mô hoạt động nhất định, phải thiết lập và duy trì các bộ
phận để kiểm tra, xác nhận và tư vấn cho quá trình quản lý và điều hành các hoạt động
kế toán- tài chính trong doanh nghiệp. Mà để các hoạt động kiểm tra và tư vấn có hiệu
quả thì sự ra đời của kiểm toán nội bộ là hết sức quan trọng và tất yếu.
Kiểm toán nội bộ là biện pháp khắc phục hữu hiệu sự buông lỏng và vô hiệu
hoá của chế độ kiểm tra kế toán nội bộ ngành, đơn vị trước đây, tổ chức lại và đưa vào
kỷ cương nề nếp hoạt động mới cho doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ cũng là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho kiểm toán nhà nước
trong việc thực hiện kiẻm toán đối với các đơn vị hưởng thụ ngân sách nhà nước vì
kiểm toán nhà nước có phát triển đến đâu cũng không thể thực hiện kiểm toán thường
xuyên mọi đối tượng.
Kiểm toán nội bộ còn là công cụ kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng hệ
thống kế toán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ở từng bộ phận, ở tất cả các giai
đoạn trước, trong và sau khi kinh doanh.
Như vậy, mục đích của kiểm toán nội bộ là tạo ra công cụ để phân tích toàn
bộ hoạt động chiến lược, để rút kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, đồng thời đề
ra chiến lược phát triển của riêng doanh nghiệp.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hành lang pháp lý cho cuộc kiểm toán
chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng cho các cuộc
kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính
đồng bộ và hạn chế về mặt chất lượng. Do vậy, một quy trình kiểm toán hợp lý là điều
kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.Và đó cũng là một
trong nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của các doanh nghiệp.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của quy trình kiểm toán đối với kiểm toán
nội bộ ở Việt Nam, em đã quyết định chọn đề tài “Quy trình kiểm toán trong kiểm
toán nội bộ ở Việt Nam” cho đề án môn học của mình. Nội dung đề án được trình bày
theo 3 phần:
Phần I: Giới thiệu về kiểm toán nội bộ .
Phần II: Cơ sở lý luận chung về quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở
Việt Nam.
Phần III: Khái quát về quy trình kiểm toán ở Công ty Điện lực I.
Giải quyết vấn đề
I.Giới thiệu về kiểm toán nội bộ
1.Khái niệm chung về kiểm toán nội bộ.
Trước hết trong phần viết này em xin đề cập một số lý luận tổng quan về kiểm
toán nội bộ.
Là hoạt động kiểm toán, kiểm toán nội bộ mang những đặc thù chung về chức
năng, nhiệm vụ. Nhưng để phân biệt giữa loại hình kiểm toán nội bộ với kiểm toán nhà
nước, kiểm toán độc lập ta có thể dựa trên những định nghĩa riêng biệt và chức năng
nhiệm vụ.
Theo chuẩn mực hành nghề kiểm toán nội bộ ban hành tháng 5 năm 1987 đã có
định nghĩa sau đây:
“ Kiểm toán nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong
một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động cúa tổ chức đó, với tư cách là một
sự trợ giúp đối với tổ chức đó.”
Thuật ngữ “nội bộ” nói lên rằng đó là công việc kiểm toán do tổ chức và nhân
viên của tổ chức tiến hành.
Thuật ngữ “ độc lập” nói lên rằng công việc kiểm toán không bị những
ràng buộc có thể hạn chế đáng kể phạm vi và hiệu quả của việc thẩm tra, hoặc làm
chậm trễ việc báo cáo những phát hiện và kết luận.
Thuật ngữ “ thẩm định” khẳng định chủ đề đánh giá của kiểm toán viên nội
bộ khi triển khai những kết luận.
Thuật ngữ “được thiết lập” xác nhận là tổ chức đã định rõ vai trò của
kiểm toán nội bộ .
Các thuật ngữ “ xem xét và đánh giá” nói rõ vai trò hành động của kiểm toán
viên nội bộ, một là điều tra phát hiện sự việc, hai là nhận định đánh giá.
Cụm từ “ hoạt động của tổ chức” khẳng định phạm vi quyền hạn rộng của
cộng việc kiểm toán nội bộ khi tác dộng đến tất cả các hoạt động của tổ chức.
Thuật ngữ “giúp đỡ” khẳng định sự giúp đỡ và hỗ trợ là kết quả cuối cùng của
kiểm toán nội bộ.
Cụm từ “đối với tổ chức đó” khẳng định toàn bộ phạm vi giúp đỡ cho cả tổ
chức, bao gồm toàn thể nhân viên, hội đồng giám đốc ( trong đó có Uỷ ban kiểm toán
của HĐGĐ) và các cổ đông của công ty.
Kiểm toán nội bộ hình thành và phát triển xuất phát từ những lý do khách quan
của nhu cầu quản lý của bản thân các đơn vị và tổ chức kinh tế. Kiểm toán nội bộ là
chức năng đánh giá một cách độc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn
vị. Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ bao gồm tất cả các hoạt động của đơn vị ở
tất cả các cấp quản lý khác nhau. Kiểm toán nội bộ xem xét, đánh giá và báo cáo về
thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ và những thông tin, tài liệu và báo cáo kế
toán, đưa ra những phân tích, kiến nghị, tư vấn mang tính chuyên nghiệp để các nhà
quản lý có cơ sở tin cậy trong việc quản lý các hoạt động của đơn vị, hướng tới hiệu
quả, chất lượng và phù hợp với các quy tắc và chế định của pháp luật.
2. Chức năng của kiểm toán nội bộ
Trước hết, chúng ta cần phải khẳng định rằng kiểm toán nội bộ hình thành do
nhu cầu quản lý, cho nên chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và vai trò của nó cũng trải
qua quá trình phát triển từ thấp đến cao cùng với khoa học quản lý, trình độ và kinh
nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo.
- Rà soát lại hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ, giám sát sự hoạt động
của các hệ thống này, tham gia vào việc hoàn thiện chúng theo các nguyên tắc, chuẩn
mực kế toán và quản lý tài chính.
- Giúp doanh nghiệp kiểm tra lại các thông tin bao gồm cả các thông tin tài chính
và các thông tin tác nghiệp.
- Kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, tính kinh tế và tính hiệu quả trong các hoạt động
của đơn vị bằng những phương pháp so sánh, phân tích kinh tế.
- Kiến nghị về lãnh đạo và cán bộ quản lý những biện pháp cụ thể nhằm chấn
chỉnh công tác quản lý, tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả hoạt động.
3. Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ
Dựa vào những chức năng vừa được xem xét ở trên chúng ta có thể có các đặc
trưng của kiểm toán nội bộ như sau:
- Kiểm toán nội bộ có tính chất bắt buộc và cưỡng chế theo yêu cầu của HĐGĐ
đối với các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động dưới quyền. Kiểm toán viên nội bộ có
thẩm quyền kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc, các đơn vị chính cũng như đơn vị
phụ thuộc. Thẩm quyền không chỉ đối với lĩnh vực kế toán tài chính mà bao gồm mọi
lĩnh vực trong hoạt động của đơn vị.
- Theo yêu cầu quản lý của thủ trưởng đơn vị, kiểm toán nội bộ là hoạt động
không thu phí đối với các đơn vị, bộ phận trực thuộc được kiểm toán.
- Kiểm toán nội bộ có mục đích là thông qua kiểm toán để cải tiến và hoàn thiện
các hoạt động của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng
vốn và hiệu quả cuối cùng của hoạt động, của sản xuất kinh doanh, khắc phục những
khâu yếu, giúp thủ trưởng đơn vị phát hiện, ngăn chặn và xử lý các gian lận và sai sót
trong hoạt động quản lý của đơn vị.
- Các báo cáo của kiểm toán nội bộ được chủ doanh nghiệp tin tưởng song không
có giá trị pháp lý ở bên ngoài do kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị, không
thể độc lập hoàn toàn với đơn vị đó được.
4. Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ
-Kiểm toán nội bộ là một bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi
đơn vị phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Do mục tiêu hạn chế ở phạm vi nội bộ
đơn vị nên bộ máy này chỉ bao gồm những kiểm toán không chuyên nghiệp.
Mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ có thể được tổ chức như sau:
a. Đối với các loại hình doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp nhà nước- là tổng các công ty- bộ phận kiểm toán nội bộ
có thể tổ chức thành một phòng trực thuộc tổng công ty. Người đứng đầu bộ phận này
có thể được gọi là Kiểm toán trưởng nội bộ hoặc Trưởng phòng kiểm toán nội bộ, có
trách nhiệm, quyền hạn theo chức năng, nhiệm vụ nhưng có quyền tự do liên hệ và báo
cáo kết quả kiểm toán với lãnh đạo và ban kiểm soát của HĐQT. Các kiểm toán viên
nội bộ được cử đến làm việc thường xuyên, ổn định tại các doanh nghiệp thành viên
theo đúng chức năng của kiểm toán viên nội bộ, nhưng chịu sự điều hành chung của
trưởng phòng kiểm toán nội bộ. Hoặc các kiểm toán viên nội bộ thực hiện công việc
theo chương trình, mục tiêu cụ thể của từng cuộc kiểm toán đối với các doanh nghiệp
thành viên.
- Đối với các doanh nghiệp độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ đặt trực thuộc Tổng
giám đốc và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình trong phạm vi doanh
nghiệp đảm bảm tính độc lập trong quá trình kiểm toán, trưởng bộ phận kiểm toán có
quyền báo cáo kết quả kiểm toán cho giám đốc hoặc khi thấy cần thiết có thể báo cáo
với các cơ quan tài chính nhà nước hoặc cấp trên.
b. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp
- Các bộ và cơ quan cấp Trung ương, có thể thành lập Vụ, Phòng, Ban kiểm toán
nội bộ giúp thủ trưởng đơn vị kiểm soát các hoạt động tài chính, thẩm định các thông
tin do cấp dưới báo cáo và có trách nhiệm là người phối hợp với các cơ quan ngoại
kiểm.
- Các đơn vị dự toán, cần có phòng hoặc một kiểm toán viên nội bộ. Mô hình tổ
chức hệ thống nhân viên chuẩn chi của Pháp rất đáng lưu ý để vận dụng cho khối hành
chính và sự nghiệp nhà nước.
II Cơ sở lý luận chung về quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt
Nam
Kiểm toán là một hệ thống có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng
tài chính. Các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến kết hợp theo một trình tự khoa học
phù hợp với một đối tượng cụ thể ở một khách thể xác định. Và có thể dễ dàng đi đến
thống nhất rằng một cuộc kiểm toán chỉ có thể thực hiện thành công nếu đối tượng
kiểm toán được xác định thống nhất giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, trong đó chủ
thể kiểm toán phải xác định rõ mục tiêu và phạm vi kiểm toán và kết hợp khéo léo các
phương pháp kỹ thuật theo trình tự kiểm toán trong khuôn khổ những cơ sở pháp lý
nhất định để thực hiện cuộc kiểm toán, thoả mãn nhu cầu khách thể kiểm toán và các
bên quan tâm. Từ đó có thể diễn giải một cách chi tiết các nguyên tắc và công việc cụ
thể cần thực hiện trong quy trình kiểm toán với ba bước cơ bản: chuẩn bị kiểm toán,
thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
1. Chuẩn bị kiểm toán:
Chuẩn bị là bước công việc đầu tiên của tổ chức công việc kiểm toán nhằm tạo ra
tất cả các tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc
có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam,
công tác kiểm toán còn mới mẻ, có khi vừa làm vừa học, vừa tạo nếp nghĩ và thói quen
trong kiểm toán. Trong khi đó các văn bản pháp lý chưa đầy đủ và phân tán, nguồn tài
liệu thiếu về số lượng,về tính đồng bộ và cả chất lượng... Do vậy, chuẩn bị kiểm toán
càng được coi trọng đặc biệt.
Mỗi nhiệm vụ phải được kế hoạch hoá cẩn thận trước khi bắt đầu bởi một kế
hoạch hoá đầy đủ và có chuẩn bị sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức. Hoạt động
này sẽ giúp kiểm toán viên xác định phạm vi và các phương pháp sử dụng trong kiểm
toán tạo ra sự nhất quán trong việc thực hiện.
Bước 1: Xác định các mục tiêu và trọng tâm kiểm toán.
Khi triển khai việc kiểm toán có ý nghĩa, trước hết chúng ta phải tự hỏi chúng ta
muốn kiểm toán cái gì. Đây là câu hỏi cần được đặt ra cho toàn bộ công ty và cho mỗi
cấp độ hoạt động nghiệp vụ. Và phần quan trọng của việc kế hoạch kiểm toán nội bộ
cho một nhiệm vụ cá biệt là xác định các mục tiêu kiểm toán cụ thể. Những mục tiêu
đó phải được nêu rõ ràng và nhân viên kiểm toán phải hiểu kỹ các mục tiêu đó. Một
khi mục đích đã được xác định, phạm vi kiểm toán cũng được xác định. Một chiến
lược kiểm toán phải được triển khai và các phương pháp phải được dự kiến để tiến
hành cuộc kiểm toán. Như vậy, việc lập kế hoạch liên quan đến việc xác định các mục
tiêu hoàn chỉnh cho công ty, cả trên góc độ tổng thể và từng bộ phận cấu thành tổ
chức. Những mục tiêu tổng thể và bộ phận cung cấp những luận điểm hỗ trợ cho các
hoạt động kiểm soát. Việc lập kế hoạch đầy đủ và toàn diện làm cơ sở cho chức năng
kiểm toán. Điều đó cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ ai quan tâm đến việc phát triển hoặc
cải tiến hiệu quả kiểm soát cần phải chú ý tới cả tính đầy đủ của lập kế hoạch và hiệu
quả mà lập kế hoạch thực sự mang lại. Do đó, mối quan tâm đầu tiên của chúng ta là
xác định mục tiêu cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
Bước 2: ước lượng và sắp xếp thời gian hợp lý
Các bảng ước tính thời gian sơ bộ được lập và các khung thời gian được định ra
cho việc thực hiện mỗi cuộc kiểm toán. Ngoài ra, phải có những thay đổi trong cuộc
kiểm toán đang tiến triển do có những phát hiện mới, có những thay đổi về nhân viên
và những ưu tiên khác. Việc ước lượng có thể cho một tháng, một quý hay một thời kỳ
dài hơn. Bảng này được sử dụng để dự kiến những nhiệm vụ giao cho kiểm toán viên
vào một thời kỳ nhất định. Nó cũng ghi rõ việc nghỉ phép hàng năm đã dự tính, thời
gian giám sát, thời gian quản trị và huấn luyện chính thức. Là một phương thức kiểm
soát, bảng này phục vụ việc điều hoà số ngày công với những yêu cầu kiểm toán đã
được dự định.
Bước 3: Lựa chọn đơn vị kiểm toán, nhân viên thực hiện kiểm toán.
Số lượng và trình độ của nhân viên cần thiết tuỳ thuộc vào việc đánh giá tính chất
và sự phức tạp của công việc cũng như những ràng buộc của thời gian. Công việc phải
chia nhỏ thành những nhiệm vụ của cá nhân khi ước tính về nhân viên. Việc này
không những làm cho các bảng kê chung đáng tin cậy hơn, mà còn phục vụ như một
tiêu chuẩn để so sánh thành tích cụ thể với công việc theo dự tính. Kỹ năng và những
nhu cầu phát triển của nhân viên phải được nghiên cứu khi chọn những kiểm toán viên
cụ thể cho công việc. Trong thời gian của các giai đoạn chuẩn bị, các yêu cầu khác
phải được cân nhắc cẩn thận trong việc xét những đề nghị của nhân viên. Những nhu
cầu về huấn luyện của nhân viên cũng được xem xét, vì mỗi công việc được coi như
một cơ sở cho việc đáp ứng các nhu cầu phát triển. Như vậy, kiểm toán viên phải có đủ
sự hiểu biết về cuộc kiểm toán để thảo luận kế hoạch kiểm toán một cách thông minh.
Kiểm toán viên phải được chuẩn bị để trình bày với giám sát viên của mình,với người
quản lý kiểm toán về các mục tiêu của cuộc kiểm toán, công việc phải làm và những
bước tiến hành.
Bước 4: Thu thập thông tin, nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trước khi bắt đầu công việc chuyên môn thực tế, điều chủ yếu là cần thẩm tra về
tình hình chung và tài liệu thích hợp khác, và đó chính là cung cấp thông tin về chức
năng, nhiệm vụ của công ty gắn với một mục tiêu cụ thể.
-Tổ chức của đơn vị: kiểm toán viên phải có được một sơ đồ tổ chức của
đơn vị được kiểm toán và thẩm tra về các cơ cấu và trách nhiệm. Nhiệm vụ hay chức
năng của đơn vị cũng phải rõ để xác định mục đích của đơn vị.
-Thẩm tra hồ sơ, báo cáo kiểm toán lần trước: các hồ sơ thường xuyên
phải được nghiên cứu về mặt trình bày tình hình chung của tổ chức hoặc chức năng đã
được thẩm định, việc kiểm soát nội bộ và số liệu thống kê. Phạm vi trước tiên của
kiểm toán, các chương trình và hồ sơ kiểm toán phải được thẩm tra để quen với những
kết quả và những cách tiếp cận được sử dụng. Thời gian kiểm toán thực hiện trong lần
kiểm toán trước cũng phải được thẩm tra cẩn thận để xác định xem có thể tiết kiệm
hay không. Còn tất cả những báo cáo kiểm toán đã phát hành cho đơn vị được kiểm
toán phải được thẩm tra lại. Vấn đề trong những chỗ phát hiện và tầm quan trọng của
chúng phải được phân tích cũng như phạm vi của hành động sửa chữa.
- Từ đó xác dịnh các đánh giá ban đầu về các loại rủi ro có liên quan đến nghiệp
vụ cần kiểm toán .
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các khía cạnh sau:
+ Xem xét môi trường kiểm toán chung .
+ Đánh giá hệ thống kế toán.
+ Các quy chế và thủ tục kiểm toán nội bộ được vận hành đầy đủ.
Trên cơ sở đó kiểm toán viên đưa ra những phương thức áp dụng kỹ thuật kiểm
toán :
- Nội dung kiểm toán: Đó chính là câu trả lời cho việc đề ra mục tiêu kiểm toán
để triển khai một cuộc kiểm toán có ý nghĩa, là thước đo kết quả kiểm toán cho từng
nghiệp vụ cụ thể trong công ty.
- Phạm vi kiểm toán: là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng
kiểm toán. Đó là việc xác định những phương pháp kiểm toán và cùng với việc xác
định mục tiêu hướng tới những nghiệp vụ cụ thể.
- Xác định trọng tâm của việc kiểm toán: Căn cứ vào những vấn đề còn tồn đọng
trong kết quả kiểm toán năm trước (nếu có) và tình thực tế của công ty năm nay để xác
định trọng tâm của cuộc kiểm toán. Đồng thời chú trọng đến những vấn đề còn gặp
nhiều sai phạm trong nghiệp vụ kiểm toán.
- Kỹ thuật kiểm toán áp dụng: Tuỳ vào từng công việc cụ thể và tình hình, điều
kiện của công ty để áp dụng kỹ thuật kiểm toán thích hợp nhất.
- Yêu cầu về nhân lực: Bố trí kiểm toán viên có trình độ chuyên môn thích hợp
với từng công việc cụ thể.
Cuối cùng là chuẩn bị cơ sở vật chất và phương tiện đi lại để chuẩn bị thực hiện.
2. Thực hiện cuộc kiểm toán.
Thực hiện cuộc kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc
đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. Trong bước công việc này, tính
nghệ thuật trong tổ chức bao trùm suốt quá trình. Và ở giai đoạn này đã có sự tiếp cận
và kiểm toán viên đã thu thập đủ thông tin về tổ chức và chương trình cần được thẩm
tra. Lúc này nhiệm vụ của kiểm toán viên là phải chỉ đạo và kiểm soát cuộc kiểm toán
nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên việc thực hành kiểm toán phải tôn
trọng những nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất: Kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây
dựng. Trong mọi trường hợp, kiểm toán viên không được thay đổi chương trình.
Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép
những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện...nhằm
tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toánvà loại trừ những ấn
tượng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng
kiểm toán.
Thứ ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán để nhận rõ mức độ thực hiện so với
khối lượng công việc chung. Thông thường cách tổng hợp rõ nhất là dùng các bảng kê
chênh lệch hoặc bảng kê xác minh.
Thứ tư: Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi kiểm toán, trình tự kiểm
toán...đều phải có ý kiến thống nhất cử người phụ trách chung công việc kiểm toán
(chủ thể) và người ký thư mời và hợp đồng kiểm toán (khách hàng)- nếu có. Mức độ
pháp lý của những điều chỉnh này phải tương ứng với tính pháp lý trong lệnh kiểm
toán hoặc hợp đồng kiểm toán.
- Phát hiện sớm các vấn đề: Điều quan trọng là các vấn đề phải được phát hiện và
giải quyết sớm. Ví dụ, khó khăn trong việc hợp tác giữa các nhân viên của một bộ
phận có thể làm chậm công việc trong lĩnh vực đó. Thảo luận vấn đề với giám đốc
ngay khi vấn đề phát sinh sẽ giúp cuộc kiểm toán có thể hoàn thành đúng thời hạn.
- Trợ giúp kỹ thuật: Những vấn đề phức tạp cần có những quyết định về kỹ
thuật có thể phát sinh trong cuộc kiểm toán. Những vấn đề đó thường đòi hỏi việc
nghiên cứu, bàn luận sâu rộng với nhân viên nghiệp vụ và sự phối hợp của các giám
sát viên cấp trên, và kiểm toán trưởng nếu cần. Những vấn đề này sẽ được kiểm toán
viên chú ý và trợ giúp khi cần thiết.
- Gặp gỡ chỉ đạo: Các cuộc gặp mang tính giám sát tại địa điểm kiểm toán phải
được tiến hành thường xuyên, nhằm kiểm tra tiến độ thực hiện và chỉ đạo về mặt kỹ
thuật cho cuộc kiểm toán. Những