Luận văn Quy trình và phương pháp nuôi cá biển

Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn nhất định. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó giám sát, quản lý. Cộng đồng dân cư ở các vùng nuôi tôm trước đây đang gặp nhiều khó khăn về đời sống, nợ nần không có khả năng chi trả. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức nuôi, luân canh xen vụ. Để tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ không, hoang phí, đồng thời đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên biển, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Việt Nam có lợi thế bờ biển dài 3260km với nhiều eo vịnh, nhiều diện tích đất ven biển cho nên rất thuận lợi để phát triển nuôi cá biển cả về nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Mặt khác, chúng ta còn gần thị trường tiêu thụ cá biển sống lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản. Cho nên phát triển nuôi biển là một trong những định hướng của nước ta từ nay đến 2010. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua tốc độ phát triển của ngành còn chậm và chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, sản lượng cá biển nuôi của Việt Nam năm 2004 mới chỉ đạt 13.865 tấn trong khi đó mục tiêu đề ra đến 2010 sản lượng nuôi phải đạt 200.000 tấn. Qua đánh giá phân tích thì có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam chưa đẩy nhanh được tốc độ phát triển nuôi cá biển là chưa chủ động được con giống (Lê Xân, 2006). Bên cạnh việc quy hoạch, sắp xếp lại và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá Mú (Epinephelus spp) cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythropterus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) cá Cam (Seriola spp), Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Các loài cá thuộc họ cá Sơn Biển (Centropomidae) mà điển hình là cá Chẽm (Lates calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện. Hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở nước ta mới bắt đầu hình thành, từng bước được cải thiện, nâng cao và tiếp thu kinh nghiệm của thế giới. Nên các qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm chưa được hoàn thiện. Công trình nuôi (cụ thể là lồng nuôi) đa phần là qui mô nhỏ đơn giản. Kỹ thuật nuôi biến đổi hàng ngày và phát triển một cách đa dạng tùy theo điều kiện từng vùng. Vì vậy, trong phạm vi cuốn sách này không thể cung cấp đến độc giả tất cả những cải tiến kỹ thuật, những giải pháp kỹ thuật đặc thù theo từng địa phương, những biến đổi liên tục qua từng vụ, từng năm Chúng tôi hy vọng với những đặc điểm sinh học cơ bản của các đối tượng cá biển nuôi, những qui trình kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, được trình bày trong tài liệu này sẽ giúp cho bạn đọc tích lũy và hệ thống được các kiến thức cần thiết để tìm hiểu sâu hơn về các đối tượng cá biển nuôi. Hiểu rõ hơn và nắm được các bước cơ bản, chủ yếu của các qui trình kỹ thuật nuôi, thông qua đó dễ dàng tiếp cận với bất cứ một giải pháp kỹ thuật nuôi mới hoặc một phương pháp nuôi mới nào khác, để cải tiến, áp dụng đẩy mạnh nghề nuôi cá biển phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã sử dụng các tư liệu, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có một số vấn đề được tham khảo từ các bài giảng, các ghi chép không rõ nguồn gốc, nên không thể tránh khỏi sự thất lạc xuất xứ, khó khăn cho việc trích dẫn tài liệu tham khảo. Rất mong được sự lượng thứ của các tác giả và xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bài giảng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, của những nhà nghiên cứu, để tiếp tục nhận được những thành tựu nghiên cứu mới, và những kinh nghiệm sản xuất, bổ sung vào bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy trình và phương pháp nuôi cá biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ BIỂN Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn nhất định. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó giám sát, quản lý. Cộng đồng dân cư ở các vùng nuôi tôm trước đây đang gặp nhiều khó khăn về đời sống, nợ nần không có khả năng chi trả. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức nuôi, luân canh xen vụ. Để tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ không, hoang phí, đồng thời đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên biển, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Việt Nam có lợi thế bờ biển dài 3260km với nhiều eo vịnh, nhiều diện tích đất ven biển cho nên rất thuận lợi để phát triển nuôi cá biển cả về nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Mặt khác, chúng ta còn gần thị trường tiêu thụ cá biển sống lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản. Cho nên phát triển nuôi biển là một trong những định hướng của nước ta từ nay đến 2010. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua tốc độ phát triển của ngành còn chậm và chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, sản lượng cá biển nuôi của Việt Nam năm 2004 mới chỉ đạt 13.865 tấn trong khi đó mục tiêu đề ra đến 2010 sản lượng nuôi phải đạt 200.000 tấn. Qua đánh giá phân tích thì có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam chưa đẩy nhanh được tốc độ phát triển nuôi cá biển là chưa chủ động được con giống (Lê Xân, 2006). Bên cạnh việc quy hoạch, sắp xếp lại và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá Mú (Epinephelus spp) cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythropterus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) cá Cam (Seriola spp),…Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Các loài cá thuộc họ cá Sơn Biển (Centropomidae) mà điển hình là cá Chẽm (Lates calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện. Hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở nước ta mới bắt đầu hình thành, từng bước được cải thiện, nâng cao và tiếp thu kinh nghiệm của thế giới. Nên các qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm chưa được hoàn thiện. Công trình nuôi (cụ thể là lồng nuôi) đa phần là qui mô nhỏ đơn giản. Kỹ thuật nuôi biến đổi hàng ngày và phát triển một cách đa dạng tùy theo điều kiện từng vùng. Vì vậy, trong phạm vi cuốn sách này không thể cung cấp đến độc giả tất cả những cải tiến kỹ thuật, những giải pháp kỹ thuật đặc thù theo từng địa phương, những biến đổi liên tục qua từng vụ, từng năm…Chúng tôi hy vọng với những đặc điểm sinh học cơ bản của các đối tượng cá biển nuôi, những qui trình kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, được trình bày trong tài liệu này sẽ giúp cho bạn đọc tích lũy và hệ thống được các kiến thức cần thiết để tìm hiểu sâu hơn về các đối tượng cá biển nuôi. Hiểu rõ hơn và nắm được các bước cơ bản, chủ yếu của các qui trình kỹ thuật nuôi, thông qua đó dễ dàng tiếp cận với bất cứ một giải pháp kỹ thuật nuôi mới hoặc một phương pháp nuôi mới nào khác, để cải tiến, áp dụng đẩy mạnh nghề nuôi cá biển phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã sử dụng các tư liệu, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có một số vấn đề được tham khảo từ các bài giảng, các ghi chép không rõ nguồn gốc, nên không thể tránh khỏi sự thất lạc xuất xứ, khó khăn cho việc trích dẫn tài liệu tham khảo. Rất mong được sự lượng thứ của các tác giả và xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bài giảng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, của những nhà nghiên cứu, để tiếp tục nhận được những thành tựu nghiên cứu mới, và những kinh nghiệm sản xuất, bổ sung vào bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Chương I: BÀI MỞ ĐẦU I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC 1. Khái niệm: Kỹ thuật nuôi cá biển là một môn học chuyên nghiên cứu các đặc điểm sinh học chủ yếu và những qui trình kỹ thuật nuôi của một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế. 2. Vị trí và nhiệm vụ môn: - Kỹ thuật nuôi cá biển là một trong những môn học chuyên môn chính của sinh viên ngành Nuôi trồng Thủy sản. - Giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức tổng hợp từ các môn học cơ bản, cơ sở để tìm hiểu, nắm được các đặc điểm sinh học chủ yếu của các loài cá biển nuôi. Đồng thời cung cấp cho sinh viên những thông tin, những qui trình kỹ thuật nuôi đã đúc kết từ thực tế sản xuất, nghiên cứu trong và ngoài nước. 3. Mục đích yêu cầu: Sinh viên phải nắm được các đặc điểm sinh học của các loài cá biển kinh tế nuôi. Các biện pháp kỹ thuật nuôi để có thể áp dụng vào thực tế sản xuất và nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp ra trường. II. CÁC TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN MỘT ĐỐI TƯỢNG CÁ BIỂN ĐƯA VÀO NUÔI. + Khi chọn một đối tượng cá biển đưa vào nuôi cần dựa vào các tiêu chuẩn sau: Là loài cá có giá trị kinh tế, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu Có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Có phân bố gần khu vực nuôi hoặc khả năng thích ứng với điều kiện môi trường tốt. Nguồn giống: có giống tự nhiên xuất hiện hàng năm và có khả năng nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo. Có thể ăn các loại thức ăn thay thế thức ăn mục lụccủa loài, đặc biệt là thức ăn tổng hợp. Sức đề kháng khỏe, ít bệnh tật. + Một số vấn đề cần nghiên cứu trước khi đưa một đối tượng cá biển vào nuôi: Nghiên cứu sản xuất con giống nhân tạo của các đối tượng cá biển nuôi đã được lựa chọn. Nghiên cứu xây dựng các hệ thống công trình ao nuôi bán thâm canh, thâm canh và lồng nuôi thích hợp, hữu hiệu trong việc kiểm soát dịch bệnh và chất thải. Đặc biệt chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu chế biến thức ăn công nghiệp cho các đối tượng cá biển nuôi. Tìm kiếm nguồn protein thay thế cho bột cá và sử dụng một cách hiệu quả các loại thức ăn đã có. Nghiên các biện pháp phòng và trị bệnh cá. Triển khai nghiên cứu, nuôi thử nghiệm để xây dựng các qui trình kỹ thuật. Các mô hình nuôi. Qui hoạch, phân vùng phát triển dài hạn với cơ cấu đối tượng nuôi và mức độ phát triển (diện tích, số lồng, sản lượng…) phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các ngành có liên quan. Việc lựa chọn đối tượng nuôi và xây dựng kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược rất cao. Chọn lựa đúng với kế hoạch hợp lý sẽ giảm thiểu những rủi ro và tăng thêm cơ hội thành công của nghề nuôi cá biển. Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, hoàn thiện qui trình kỹ thuật, từ đó chuyển giao công nghệ nuôi cho người đân phát triển nuôi đại trà, công nghiệp với qui mô lớn. III. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. 1.TRÊN THẾ GIỚI. Nuôi cá biển phục vụ xuất khẩu tuy mới phát triển vào những năm 80 của thể kỷ XX, nhưng đã đạt được những kết quả ngoài mong muốn và trở thành hướng mới rất quan trọng để phát triển nghề cá thế giới nối chung và của nhiều quốc gia nói riêng. Lĩnh vực này đang phát triển rất mạnh, trên thế giới có thể chia làm 4 khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất hiện nay: Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Nam Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á. Nhìn chung nghề nuôi cá biển xuất khẩu có một số đặc điểm nổi bật: các đối tượng nuôi không nhiều, hầu hết là những loài quí hiếm có nhu cầu ngày càng cao trên thị trường thế giới. Nhưng nguồn lợi tự nhiên của chúng lại rất hạn chế và đã bị khai thác kiệt quệ. Phương thức nuôi cá ở các nước tiên tiến hiện nay chủ yếu là công nghiệp và các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất được áp dụng nhanh chóng; công nghiệp nuôi cá biển phát triển rất nhanh và lan rộng nhưng ít gây ô nhiễm tới môi trường biển; sản phẩm xuất khẩu đều là mặt hàng có giá trị cao nên hiệu quả kinh tế của hoạt động này rất thuyết phục. 1.1 Khu vực Tây Bắc Âu: Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu cả về sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc điểm nổi bật của nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu là chọn đúng đối tượng có nhu cầu cao và luôn tăng lên không chỉ ở Châu Âu mà còn trên phạm vi thế giới. Đó là cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar). Đã gần 3 thập kỷ phát triển nuôi cá Hồi Đại Tây Dương phục vụ xuất khẩu, nhưng đến nay lĩnh vực này vẫn phát triển vững chắc và đầy triển vọng. Kết quả to lớn mà các nước như Na Uy, Anh, Pha-rôi-e, Đan Mạch…thu được, đã cổ vũ nhiều quốc gia ở các khu vực khác học tập và phát triển rất có hiệu quả. 1.1.1 Nuôi cá biển xuất khẩu ở Na Uy. Na Uy đang dẫn đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu trong suốt nhiều thập kỷ qua và trong tương lai còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hạm tàu khai thác cá biển hùng mạnh của Na Uy bị khủng hoảng trầm trọng do mất các ngư trường quốc tế. Nghề cá dựa hẳn vào khai thác lúc đó bị suy giảm trầm trọng. Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, Na Uy đã chọn chiến lược mũi nhọn phát triển nghề cá là nuôi nhân tạo cá biển phục vụ xuất khẩu. Toàn bộ sức mạnh kinh tế và khoa học công nghệ được ưu tiên cho nghề nuôi cá biển. Với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu, nên người ta đã tập trung nghiên cứu, dự báo về nhu cầu tiêu thụ cá Hồi, cá Tuyết , cá Bơn và cá Thu. Cuối cùng, người ta chỉ chọn một đối tượng ưu tiên hàng đầu là cá Hồi Đại Tây Dương. Cho đến nay thực tiễn chứng tỏ sự lựa chọn lúc đó là rất đúng đắn. Ngay từ đầu, việc phân công trách nhiệm trong nghề nuôi cá Hồi cũng khá mạch lạc, rõ ràng. Chính phủ Na Uy giao trách nhiệm cho các cơ quan nghiên cứu khoa học nghề cá tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo chất lượng cao, chế biến thức ăn công nghiệp cho cá ở tất cả các giai đoạn, nghiên cứu các công nghệ nuôi tăng sản, nghiên cứu cách phòng, chữa bệnh cho cá nuôi và các biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm. Các cơ quan thiết kế và đóng tàu cá được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo các thiết bị nuôi cá công nghiệp như hệ thống lồng đặt ở biển, các hệ thống trại ương cá giống, các máy móc cơ khí hóa và tự động hóa phục vụ nuôi cá. Các ngân hàng có nhiệm vụ cấp tín dụng và hoàn toàn thõa mãn các dịch vụ về tài chính cho mọi nhu cầu phục vụ nuôi cá. “Hội những người nuôi cá Hồi Na Uy” được thành lập để tập hợp tất cả các chủ trang trại chuyên nuôi cá Hồi trong một tổ chức với các qui định về nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực. Vì mục tiêu chủ yếu của nghề cá Na Uy nói chung và nuôi cá Hồi nói riêng là xuất khẩu nên “Hội những nhà xuất khẩu cá Hồi Na Uy” cũng được thành lập ngay sau đó. Càng về sau tổ chức này lại càng phát huy tác dụng và tỏ ra là rất cần thiết, góp phần to lớn vào phát triển nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy. Để củng cố và tiếp tục phát triển vững chắc lĩnh vực này trên thế giới, Na Uy còn có đóng góp quan trọng vào việc thàh lập “Thị trường cá Hồi quốc tế” mà thành viên hiện nay là các nước: Na Uy, Anh, Chile, Canada, Mỹ… Sản lượng cá Hồi nuôi của Na Uy gần 3 thập kỷ qua tăng trưởng rất nhanh và luôn gây ngạc nhiên cho các giới quan sát. (*)Hiện nay Na Uy chiếm 65% sản lượng nuôi cá Hồi Đại Tây Dương của thế giới và chiếm 33% tổng sản lượng nuôi tất cả các loại cá Hồi trên thế giới. Cá Hồi Đại Tây Dương là loài cá quí hiếm luôn có giá tri cao trên thị trường thủy sản thế giới. Với sản lượng 310 nghìn tấn (1997) tuy chỉ chiếm 11% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, nhưng lại đạt giá trị rất cao: 1,17 tỷ USD (giá trị cá nuôi nguyên liệu). Na Uy hiện có 320 công ty và hàng nghìn trang trại nuôi cá Hồi được chuyên môn hóa cao độ. Có công ty hay trang trại vừa sản xuất con giống vừa nuôi thương phẩm, vừa chế biến sản phẩm xuất khẩu, nhưng có nhiều cơ sở chỉ chuyên sản xuất con giống hay chuyên nuôi cá thương phẩm. Các cơ sở nuôi cá Hồi dù là công ty hay trại đều là tư nhân. Phương thức nuôi cá ở Na Uy là nuôi công nghiệp theo chu kỳ khép kín. Các cơ sở sản xuất con giống nhân tạo không chỉ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Tây Bắc Âu khác. Công nghiệp sản xuất thức ăn nhân tạo rất phát triển và ngày càng hoàn thiện. Các loại thức ăn cho mọi quá trình nuôi đều không chỉ có chất lượng cao mà còn có khả năng phòng và chữa bệnh cho cá. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng biển hoặc nuôi trong các bể bê tông xây sát biển. Năng suất nuôi cá thương phẩm đạt khoảng 10kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm khối lượng từ 2 – 4kg/con. Do mục tiêu là xuất khẩu nên người ta đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến cá nuôi. Các sản phẩm xuất khẩu từ cá Hồi nuôi đều là các mặt hàng có giá trị cao và rất đa dạng. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá Hồi tươi nguyên con (đã moi ruột, móc mang). Khối lượng xuất khẩu tăng rất nhanh từ 141 nghìn tấn năm 1994 lên 205 nghìn tấn năm 1997 đạt giá trị 725 triệu USD. Mặt hàng cá Hồi đông giữ vị trí thứ 2 với khối lượng xuất khẩu 47 nghìn tấn, đạt giá trị 180 triệu USD (1997). Các sản phẩm cao cấp khác như cá Hồi phi lê, cá Hồi đông phi lê, cá Hồi hun khói, cá Hôi đóng hộp có khối lượng ít. Tổng khối lượng các sản phẩm cá Hồi xuất khẩu của Na Uy năm 1997 là 278 nghìn tấn, đạt giá trị 1,08 tỷ USD. Nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy đạt được thành tích kỳ diệu, trở thành lĩnh vực sản xuất rất lớn và đạt hiệu quả cao. Sản phẩm cá nuôi chỉ chiếm 11% tổng sản lượng thủy sản, nhưng đã đóng góp 36% giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy. Gần đây Na Uy đã vượt Mỹ và trở thành cường quốc số 2 thế giới về xuất khẩu thủy sản (3,3 tỷ USD năm 1997), Riêng cá Hồi nuôi nhân tạo phục vụ xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD/năm là điều mà chưa quốc gia nào đạt được. Tuy nhiên nghề nuôi cá biển xuất khẩu của Na Uy phát triển nhanh, đạt kết quả lớn, nhưng họ cũng đã gặp không ít khó khăn. Tình hình dịch bệnh thường xuyên, có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn nếu không có các biện pháp phòng chống hiệu quả và kịp thời. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường biển cũng là vấn đề rất lớn. Điều đáng chú ý là đã gần 3 thập kỷ tiến hành nuôi cá tăng sản, nhưng nhìn chung nước biển ven bờ của Na Uy vẫn giữ được trong sạch. Đây cũng là thành tựu lớn của họ đóng góp cho kinh nghiệm nuôi trồng thủy thế giới. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất cho nghề nuôi cá biển của Na Uy là tìm được đầu ra, thị trường ổn định cho sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường cá Hồi nuôi thế giới vẫn rất gay gắt. Các nước khác như Anh, Đan Mạch, Chi lê, Mỹ, Canada…luôn tìm cách hạ giá thành sản phẩm cá nuôi và giành giật quyết liệt thị trường. Do vậy giá xuất khẩu cá Hồi nuôi tiếp tục giảm. Mặc dù vậy, Na Uy vẫn rất lạc quan vào lĩnh vực nuôi cá biển xuất khẩu của họ. Năm 1998, Na Uy đã xây dựng xong dự án nuôi cá biển xuất khẩu đến năm 2010. trong tương lai gần, họ sẽ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới về lĩnh vựuc này. Mục tiêu là 1 triệu tấn cá biển nuôi vào năm 2010, trong đó một nửa là cá hồi Đại Tây Dương, một nửa là cá Tuyết, cá Bơn và cá Thu Bắc Đại Tây Dương. 1.1.2 Các quốc gia Tây Âu khác. + Anh: nước Anh đứng thứ 2 Tây Âu về nuôi cá Hồi. Riêng sản lượng nuôi cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) đã lên đến 75 nghìn tấn năm 1997, tăng 10 lần so với sản lượng năm 1987. Nghề nuôi cá Hồi Đại Tây Dương của Anh chủ yếu ở vùng biển thuộc Scotland. Tại đây có 54 công ty chuyên nuôi cá Hồi Đại Tây Dương. Nhìn chung, nuôi cá Hồi của Anh đạt trình độ cao không kém gì Na Uy. Phương thức nuôi công nghiệp đạt trình độ cơ giới hóa và tự động hóa rất cao. Tất cả các cơ sở nuôi cá Hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80. Thể tích các lồng nuôi cá đạt 7,3 triệu m3 nước. Mức tăng trưởng sản lượng gần đây rất cao, đạt trung bình 10% năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 9,5kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm 2 – 2,5kg/con. Điều khác biệt của nghề nuôi cá Hồi ở Anh là không phải xuất khẩu toàn bộ sản lượng như Na Uy mà chỉ khoảng một nửa. Do nhu cầu của thi trường trong nước rất cao. Nên một mặt họ vẫn xuất khẩu cá Hôi nuôi sang EU. Một mặt họ vẫn nhập từ Na Uy, Pha-rôi-ê. Anh còn là quốc gia nuôi cá Hồi nước ngọt nổi tiếng ở châu Âu. Sản lượng đạt 17 nghìn tấn năm 1997. Đây cũng là loài cá quí hiếm được ưa chuộng không kém gì cá Hồi biển. + Quần đảo Pha-rôi-ê: Quốc đảo này chỉ có 47 nghìn người, nhưng lại có tổng sản lượng thủy sản tới 260 nghìn tấn, trong đó có 18 nghìn tấn cá Hôi nuôi. Có lẽ, đây là quốc gia có sản lượng cá nuôi bình quân trên đầu người cao nhất thế giới. Hằng năm họ xuất khẩu trên 200 nghìn tấn hải sản, thu về 350 triệu USD (1997), trong đó có 72 triệu USD từ xuất khẩu cá Hồi nuôi. Sự thành công của Na Uy đã khích lệ quốc gia hải đảo nhỏ bé này phát triển nghề nuôi cá Hồi xuất khẩu. Sản lượng tăng rất nhanh từ 13 nghìn tấn năm 1995 lên 18 nghìn tấn năm 1997, trong đó xuất khẩu 15 nghìn tấn sản phẩm cá Hồi nguyên con ướp lạnh. Sản lượng cá nuôi chiếm 7% tổng sản lượng thủy sản, nhưng giá trị xuất khẩu lại rất cao, chiếm 21%. Lĩnh vực nuôi cá Hồi xuất khẩu của họ tuy mới ra đời, nhưng đã có đóng góp rất lớn cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của quốc gia này. Ngoài các quốc gia Tây Bắc Âu nêu trên, nghề nuôi cá biển xuất khẩu đang phát triển mạnh ở Aixơlen, Airơlen, Đan Mạch, Hà lan và Phần lan. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi Đại Tây Dương, cá Bơn, cá Tuyết, cá Thu. Trong tương lai nghề nuôi cá biển ở Tây Âu được coi là hướng mới đầy triển vọng. 1.2 Khu vực Địa Trung Hải. Nghề nuôi cá Vược xuất khẩu của Hy Lạp nhanh chóng thu được kết quả ngoài mong đợi, châm ngòi cho sự bùng nổ lĩnh vực này ra toàn khu vực ven Địa Trung Hải. Vốn có nghề nuôi hải sản nói chung và nuôi cá nói riêng kém phát triển, vùng Địa Trung Hải bỗng dưng trở thành khu vực sôi động nhất với mức tăng sản lượng cá nuôi nhanh nhất thế giới. Điều rất đặc biệt là nhiều quốc gia Hồi giáo Bắc Phi và Trung Đông, vốn không có truyền thống nuôi cá biển, cũng đang khẩn trương thực thi các dự án lớn về nuôi cá và kết quả thu được cũng đáng bất ngờ (72 nghìn tấn, năm 1997). Như vậy chỉ sau thời gian rất ngắn vùng biển Địa Trung Hải đã trở thành khu vực nuôi cá Vược lớn nhất thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá Vược nuôi ở đây sẽ đạt 100 nghìn tấn. Ngoài cá Vược là chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá Hồi, cá Tầm gốc Nga, cá Ngừ vây xanh, cá Chình và cá Rô Phi, nhưng chỉ chiếm 3% sản lượng. Dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri…mãi tới năm 1994 – 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản lượng vài nghìn tấn cá Vược/mỗi nước. + Hy Lạp: Mãi đến năm 1986 Hy Lạp mới thí nghiệm nuôi nhân tạo hai loài cá Vược Địa Trung Hải đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia. Họ dự đoán rằng 2 loài cá này đã bị khai thác kiệt quệ và trong tương lai có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng không chỉ ở Italia mà còn ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Hai đối tượng được chọn nuôi là cá Vược châu Âu (Dicentrachus labrax) và ca Trác Vàng (Sparus aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Do ngay từ đầu nghề nuôi cá đã theo phương thức công nghiệp, nuôi bằng lồng biển, thức ăn tổng hợp, chất lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh. Chất lượng cá đông xuất khẩu đáp ứng thị trường thu được kết quả thật bất ngờ. Sản lượng cá nuôi của Hy Lạp tăng nhanh từ con số 0 năm 1986 lên 21 nghìn tấn (1996) và 28 nghìn tấn (1997). Chỉ sau 10 năm, Hy Lạp từ chỗ không có nghề nuôi cá biển, đã trở thành quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu lớn nhất khu vực Địa Trung Hải và dẫn đầu châu Âu và sản
Luận văn liên quan