Luận văn Quyền giám sát tối cao của Quốc hội
Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ,sau nhiều năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng như: nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội .Đó là một bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhưng bên cạnh vẫn còn một số mặt chưa vững chắc , vẫn còn nhiều khó khăn thách thức và nhiều biến động phức tạp . Cho nên Đảng và Nhà nước ta đã phát huy kế thừa những thành tựu đạt được để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh được nền kinh tế nước ta phát triển một cách vượt bậc thì Đảng và Nhà nước ta cũng cần phải quan tâm về vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội , làm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất , thực hiện được đúng chức năng , quyền hạn theo quy định của Hiến Pháp và Pháp luật.Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng khẳng định: “ lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của Chính phủ và các cơ quan hành pháp;phát huy vai trò giám sát của Quốc hội,Hội đồng nhân dân , Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan đó.Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp uỷ , của uỷ ban kiểm tra các cấp,tập trung vào các nội dung chủ yếu:Thực hiện các Nghị quyết,chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước;chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc;củng cố đoàn kết,nội bộ,giáo dục, rèn luyện,nâng cao phẩm chất,đạo đức Cách mạng của cán bộ,đảng viên ” Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chức năng quyền hạn quan trọng của Quốc hội đã được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta và được Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 83 và Điều 84 . Do vậy,nghiên cứu về quyền giám sát tối cao của Quốc hội thực sự là một yêu cầu khách quan và là một đòi hỏi bức xúc trong công tác giám sát của Quốc hội về mặt lý luận và thực tiễn . 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 2.1.Về phạm vi Trong phạm vi một bản khoá luận,tác giả tập trung vào giải quyết những vấn đề sau : Một là,xây dựng quyền giám sát tối cao của Quốc hội.Trên cơ sở phân tích nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội và rút ra những phương thức để thực hiện quyền đó,phân biệt quyền giám sát tối cao của Quốc hội với thẩm quyền kiểm tra việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác Hai là,đưa ra thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội năm 1997 đến năm 2002 và xác định nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời gian qua ( chủ yếu là Hiến pháp năm 1992 ) Ba là,đưa ra những kiến nghị đổi mới tổ chức và phương pháp thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội.Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và những điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện được đúng và đầy đủ quyền giám sát của mình,tăng thẩm quyền giám sát cho các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội hoặc thành lập Hội đồng giám sát Hiến pháp , xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc 2.2. Về phương pháp nghiên cứu Khi viết bài luận này,chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp triết học Mác xít,phương pháp biện chứng Mác – LêNin,phương pháp so sánh,phương pháp lịch sử,phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp,phương pháp diễn dịch. 3. Kết cấu của bản luận văn . Lời mở đầu . - Chương 1:Cơ sở lý luận của quyền giám sát tối cao của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chương 2:Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , nguyên nhân và bài học - Chương 3 : Những phương pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội . KẾT LUẬN