Luận văn Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC, ASEM và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện tại, WTO đang tiếp tục Vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giả m thuế quan và hàng rào phi quan thuế. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Khi tham gia vào “sân chơi” chung này, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng hóa của các nước công nghiệp phát triển. Những quy định của WTO sẽ hướng tới việc tự do hoá thương mại bằng cách giảm dần và tiến tới loại bỏ hẳn các hàng rào thuế quan trong thương mại giữa các nước. Các quốc gia có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế quan. Kể từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ đối với Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên tục được phát triển và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác quan trọng của Việt nam.Vì vậy, việc nghiên cứu hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ - một trong những quốc gia có hệ thống các quy định phi thuế phức tạp nhất thế giới là việc hết sức cần thiết cho Việt Nam để tìm ra giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế nói chung và các biện pháp phi thuế quan được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cụ thể về hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ – một quốc gia có hệ thống các rào cản phi thuế vào dạng phức tạp nhất trên thế giới và rút ra bà i học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ thì hầu như chưa có.

pdf116 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4603 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- PHAN THỊ MINH LÝ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA MỸ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2006 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải – người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn. Do hạn chế năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006 Tác giả Phan Thị Minh Lý LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC, ASEM và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện tại, WTO đang tiếp tục Vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi quan thuế. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Khi tham gia vào “sân chơi” chung này, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng hóa của các nước công nghiệp phát triển. Những quy định của WTO sẽ hướng tới việc tự do hoá thương mại bằng cách giảm dần và tiến tới loại bỏ hẳn các hàng rào thuế quan trong thương mại giữa các nước. Các quốc gia có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế quan. Kể từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ đối với Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên tục được phát triển và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác quan trọng của Việt nam.Vì vậy, việc nghiên cứu hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ - một trong những quốc gia có hệ thống các quy định phi thuế phức tạp nhất thế giới là việc hết sức cần thiết cho Việt Nam để tìm ra giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế nói chung và các biện pháp phi thuế quan được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cụ thể về hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ – một quốc gia có hệ thống các rào cản phi thuế vào dạng phức tạp nhất trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ thì hầu như chưa có. Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : - Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến hàng rào phi thuế quan - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và xây dựng hàng rào phi thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ, các quy định của WTO về rào cản phi thuế quan và các rào cản phi thuế quan của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Phạm vi về thời gian là các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ từ năm 2001 đến thời điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sự tổng hợp của các phân tích, thống kê, diễn giải, so sánh…để nghiên cứu bản chất các đối tượng. Luận văn cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cũng như các giáo sư tiến sỹ kinh tế trong ngành nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương I. Cơ sở lý luận về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế Chương II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ. Chương III. Đề xuất các biện pháp phi thuế quan Việt Nam có thể sử dụng trong thời gian tới. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADP Agreement on Anti- Dumping Practices Hiệp định về chống bán phá giá AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN APEC Asia – Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương ATC Agreement on Textiles and Clothing Hiệp định Dệt may ASEAN Association of South- East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEM Asia Europe Meeting Diễn đàn hợp tác á - Âu BATF Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms Cơ quan quản lý rượu, thuốc lá và vũ khí CDC Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm dịch vụ y tế kiểm soát dịch bệnh DOT US Department of Transportation Bộ giao thông Hoa Kỳ DOC US – Department of Commerce Bộ thương mại Hoa Kỳ. GATT General Agreement on Tariff and Trade Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch EPA Environment Protection Agency Cơ quan bảo vệ môi trường FWS US Fish and Wildlife Service Cơ quan kiểm soát cá và thú vật hoang dã FTC Federal Trade Commission Hội đồng thương mại liên bang FDA US Food and Drug Administration Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FSIS US Food Safety Investigation Cục kiểm định an toàn thực phẩm - Bộ Nông nghiệp MFN Most Favored Nation Chế độ ưu đãi tối huệ quốc NTM Non tariff Measures Các biện pháp phi thuế quan NRC Nuclear Regulatory Commission Cơ quan quản lý hạt nhân Hoa Kỳ NIST National Institude of Standard and Technology Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia USDA United States Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp USITC United states International Trade Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ Commission UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển UNDP United Nations Development Program Chương trình phát triển Liên hợp quốc USTR United States Trade Representatives Đại diện thương mại Hoa Kỳ. SCM Subsidies and Countervailing Measures Agreement Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối khàng SPS Agreement on Sanitary and phytosanitary Measures Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ TBT Agreement on Technical Barriers to Trade Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TRIMS Trade Related Investment Measures Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Tóm tắt Ngoại thương Hoa Kỳ 28 Bảng 3.1 Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006 và 2010 65 Bảng 3.2 Trị giá xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005 68 Bảng 3.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu sau khi thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. 69 Bảng 3.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2005 70 Bảng 3.5 Kim ngạch buôn bán hai chiều và cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 71 - 1 - CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN Chính sách thƣơng mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thƣơng mại quốc tế. Khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy đƣợc những thế mạnh của nƣớc mình, tận hƣởng đƣợc những lợi thế từ thị trƣờng thế giới. Nhƣng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó. Do vậy các quốc gia thƣờng phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động thƣơng mại quốc tế. Trong đó phải kể đến việc sử dụng hàng rào phi thuế quan – một công cụ đƣợc coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh. Hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trƣờng nội địa, hƣớng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại. Để đẩy mạnh giao lƣu, hợp tác giữa các nƣớc, các khu vực, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp phải vƣợt qua hai rào cản lớn, đó là: 1. Hàng rào thuế quan (Tariff barriers) Đây là biện pháp mà Tổ chức Thƣơng mại Thế giới cho phép sử dụng để bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc nhƣng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm, do vậy xu hƣớng ngày càng giảm đi. Sự tự do hoá biểu hiện thông qua các chính sách về Quy chế tối huệ quốc - 2 - (MFN), chế độ thuế quan ƣu đãi phổ cập (GSP), Hiệp định thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết kinh tế nhƣ: EU, NAFTA, AFTA, APEC… 2. Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff Barriers) Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nƣớc đều duy trì rào cản thƣơng mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nƣớc cũng khác nhau, đối tƣợng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng. Trong thập niên 1960, GATT tiến hành công việc liệt kê các hàng rào phi thuế quan của mọi quốc gia thành viên. Một trong những mục đích của việc này là chuẩn bị cho vòng đàm phán kế tiếp. Năm 1973, công trình đã liệt kê đƣợc hơn 800 loại hàng rào. Hội nghị liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) cũng tiến hành một dự án nghiên cứu để liệt kê các hàng rào phi thuế quan và đến năm 1986 đã ghi nhận đƣợc một số lƣợng còn nhiều hơn thế nữa. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể đƣợc các quốc gia sử dụng, thông thƣờng dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu” Tƣơng tự nhƣ vậy, cơ sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thƣơng mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu chỉ tính đến các biện pháp biên giới. Phƣơng pháp tiếp cận này bỏ qua phần lớn những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc mua sắm của Chính phủ (nhƣ những nguyên tắc về hàm lƣợng giá trị trong nƣớc, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và các biện pháp tƣ nhân chống cạnh tranh..). - 3 - Thực tế, phƣơng pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới đƣợc áp dụng nhiều hơn vì các lý do tình thế chứ không phải các tính toán nghiêm khắc, trí tuệ. Nghiên cứu của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dƣơng (PECC) năm 1995 mô tả “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thƣơng mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nƣớc” Các hàng rào phi thuế quan không nên đƣợc xem nhƣ một sự đồng nghĩa với các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là tập hợp một số biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thƣơng mại. Thuật ngữ có vẻ trung lập hơn này cũng đƣợc các Chính phủ thƣờng dùng để mô tả những biện pháp đƣợc sử dụng để quản lý nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật đƣợc quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch mà không bắt buộc (ít nhất là ở mức nào trên thị trƣờng phi hạn ngạch có thể xuất hoặc nhập khẩu), khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”. Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi thuế quan khá khó khăn. Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng, song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể đƣợc xác định, nếu không có sự điều tra kỹ lƣỡng về kết quả, bản chất và hoạt động thực sự của chúng. Bên cạnh các định nghĩa trên, chúng ta đề cập tới định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của WTO: “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hƣởng đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nƣớc” - 4 - Theo cách định nghĩa này thì WTO cũng đã dựa trên cơ sở của thuế quan. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan nhƣ sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thƣơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng” Ví dụ nhƣ với một số lƣợng ấn định sẵn, hạn ngạch sẽ không cho hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào hoặc ra khỏi một nƣớc vƣợt quá số lƣợng đó, mặc dù hàng hoá có sẵn để bán, ngƣời mua đã sẵn sàng để mua. Mục đích của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuế quan là đƣa ra một nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thƣơng mại hiện hành. Đây cũng là một cơ sở quan trọng giúp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Cụ thể hơn, nó liên quan đến những cam kết hiện có nhƣng chƣa đƣợc thực hiện về tự do hoá thƣơng mại đối với ASEAN, APEC và WTO. Khi Việt Nam ra nhập WTO, thì chắc chắn việc sử dụng hàng rào phi thuế quan sẽ cần đƣợc bàn đến và phải cắt giảm tƣơng đối nhiều. Nhƣng mặc dù vậy, chính những quốc gia đề xƣớng ra lại là những nƣớc sử dụng nhiều, mạnh và có vẻ có hiệu quả bảo hộ nhất những hàng rào phi thuế quan. Do vậy, với một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, đang trong giai đoạn chuyển đổi thì lại có rất nhiều ngoại lệ mà WTO cho phép sử dụng. Việc sử dụng nhƣ thế nào cần phải nghiên cứu một cách nghiên cứu dựa trên cơ sở sự phân loại rõ ràng và khoa học. Có rất nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến việc ban hành, quản lý và thực hiện hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam nhƣ: 1. Bộ Thƣơng mại: cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính về các biện pháp kiểm soát số lƣợng (hạn ngạch, cấp giấy phép) và các biện pháp độc quyền (một kênh về nhập khẩu) - 5 - 2. Bộ Tài chính: các biện pháp gần thuế, các biện pháp kiểm soát giá cả, (giá nhập khẩu tối thiểu) và trực tiếp theo dõi giám sát việc thông quan của Tổng cục Hải quan, các khoản phụ thu vì mục đích ổn định giá cả 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: các biện pháp vệ sinh , các biện pháp bảo vệ động, thực vật và các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán các mặt hàng nông sản 4. Bộ Công nghiệp: các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán hàng công nghiệp 5. Bộ Y tế: các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán dƣợc phẩm và thiết bị y tế 6. Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng: các biện pháp kỹ thuật (các yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lƣợng) 7. Bộ Văn hoá thông tin: các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán các văn hoá phẩm, sản phẩm nghe nhìn, thiết bị in ấn [7, tr.15] II. ƢU NHƢỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN 1. Ƣu điểm 1.1. Phong phú về hình thức: Nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng. Các NTM trong thực tế rất phong phú về hình thức nên khả năng tác động và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng cũng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng NTM để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể sử dụng nhiều lựa chọn, kết hợp hơn mà không bị gò bó chật hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất nhƣ thuế quan. Ví dụ, nhằm hạn chế nhập khẩu một mặt hàng bất kỳ, có thể đồng thời áp dụng các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu 1.2. Đáp ứng nhiều mục tiêu: một NTM có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao Mỗi quốc gia thƣờng theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thƣơng mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong - 6 - nƣớc, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo vệ an toàn sức khoẻ con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, Các NTM có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau trong khi có thể việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng. Ví dụ: quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ con ngƣời, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nƣớc một cách hợp pháp. Hay cấp giấy phép nhập khẩu không tự động đối với dƣợc phẩm vừa giúp bảo vệ ngành dƣợc nội địa, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đối với sức khoẻ con ngƣời, còn có tác dụng phân biệt đối xử với một số nƣớc cung cấp nhất định 1.3. Nhiều NTM chưa chuẩn bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ Do NTM thƣờng mang tính mập mờ, mức độ ảnh hƣởng không rõ ràng nhƣ những thay đổi định lƣợng của thuế quan nên tác động của chúng có thể lớn nhƣng lại là tác động ngầm, có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hay cách khác. Hiện nay các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số NTM nhất định. Trong đó, tất cả các NTM hạn chế định lƣợng đều không đƣợc phép áp dụng, trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ Một số NTM khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc nhƣng vẫn đƣợc WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn nhƣ hàng rào kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, biện pháp tự vệ, chống bán pháp giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, hỗ trợ nông nghiệp dạng hộp xanh. Ngoài ra, các nƣớc vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chƣa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ những NTM chƣa xác định có phù hợp hay không phù hợp - 7 - với các quy định của WTO. Những NTM này có thể do WTO chƣa có quy định điều chỉnh hoặc có quy định nhƣng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định đƣợc tính phù hợp hay không phù hợp với quy định đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế đƣợc thừa nhận chung. Chẳng hạn nhƣ yêu cầu đặt cọc, nộp thuế nhập khẩu trƣớc. 2. Nhƣợc điểm 2.1. Không rõ ràng và khó dự đoán Các NTM trên thực tế thƣờng đƣợc vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm chí tuỳ tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc. Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong năm tới, Chính phủ phải dự kiến đƣợc công suất sản xuất trong nƣớc có khả năng đáp ứng đƣợc bao nhiêu phần trăm tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thƣờng xuyên biến động, việc đƣa ra một dự đoán tƣơng đối chính xác là tƣơng đối khó khăn. Nếu dự đoán không chính xác sẽ có ảnh hƣởng xấu đến sản xuất trong nƣớc. Ví dụ nhƣ gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp phân bón khi sản xuất trong nƣớc vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốt nóng) hoặc trái lại,
Luận văn liên quan