Luận văn Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân tử vong của bệnh nhân rối loạn tâm thần” được đăng trên “Tạp chí thông tin Y dược” năm 2002 của Trần Văn Cường về mối quan hệ giữa rối nhiễu tâm lý và bệnh tật đưa ra kết luận của Tổ chức y tế Thế giới (WHO): “Trong số các bệnh không truyền nhiễm, ước lượng rằng nhóm bệnh do rối nhiễu tâm lý gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong nhiều hơn các nhóm khác, nhiều hơn cả nhóm bệnh ung thư và nhóm bệnh tim mạch. Rối nhiễu tâm lý là yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng thêm những bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ trước sẽ chậm trễ trong việc điều trị, tìm kiếm sự giúp đỡ khiến cho bệnh nặng hơn. Ngược lại, những người mắc bệnh mãn tính, bệnh nan y dễ bị rối nhiễu tâm lý” [4]. Ngoài ra, theo WHO, những người sống trong các tình trạng rối nhiễu tâm lý, như: rối loạn trầm cảm, lo lắng, căng thẳng thần kinh, rối loạn hành vi sẽ dễ sa sút trong học tập, làm việc và có thể bị thất học, thất nghiệp, nặng hơn có thể tự tử

pdf134 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 11448 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thư Hà RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thư Hà RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG CÔNG THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Tác giả luận văn TRẦN THƯ HÀ LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những Thầy/Cô Khoa Tâm lý giáo dục và những Thầy/Cô khác đã giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Tiến sĩ Trương Công Thanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, nhận xét, góp ý, hỗ trợ cũng như động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Điều dưỡng viên của bốn bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã tạo điều kiện tối ưu, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị, các bạn lớp Tâm lý K22; đến những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong khi học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Trần Thư Hà MỤC LỤC Trang phụ bìa 1TLời cam đoan1T 1TLời cảm ơn1T 1TMục lục1T 1TDanh mục các chữ viết tắt1T 1TDanh mục các bảng1T 1TDanh mục các biểu đồ1T 1TMỞ ĐẦU1T .................................................................................................................... 1 1TChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN1T ........................................................................................................... 5 1T .1. Lược sử nghiên cứu vấn đề1T ............................................................................... 5 1T .1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài1T ................................................................ 5 1T .1.2. Những nghiên cứu trong nước1T .................................................................... 6 1T .2. Khái niệm rối nhiễu tâm lý1T ............................................................................. 10 1T .3. Rối nhiễu lo âu, căng thẳng nghề nghiệp, rối nhiễu nhân cách1T ...................... 15 1T .3.1. Rối nhiễu lo âu1T ......................................................................................... 15 1T .3.2. Căng thẳng nghề nghiệp1T ........................................................................... 24 1T .3.3. Rối nhiễu nhân cách1T ................................................................................. 29 1T .4. Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên1T ............................................................ 33 1T .4.1. Nghề điều dưỡng1T ...................................................................................... 33 1T .4.2. Vai trò và đặc điểm tâm lý của điều dưỡng viên1T ...................................... 36 1T .4.3. Biểu hiện rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên1T ...................................... 40 1T IỂU KẾT CHƯƠNG 11T ......................................................................................... 43 1TChương 2. THỰC TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1T ............... 44 1T2.1. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu1T ........................................... 44 1T2.1.1. Mẫu nghiên cứu1T ........................................................................................ 44 1T2.1.2. Phương pháp nghiên cứu1T .......................................................................... 46 1T2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng1T ........................................................................ 54 1T2.2.1. Rối nhiễu lo âu của điều dưỡng viên1T ....................................................... 54 1T2.2.2. Căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng viên1T ......................................... 66 1T2.2.3. Rối nhiễu nhân cách của điều dưỡng viên1T ............................................... 82 1T2.2.4. Quan điểm của điều dưỡng viên với những đánh giá hiện nay của xã hội về nghề điều dưỡng1T ....................................................................... 87 1T2.3. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa những biểu hiện RNTL của điều dưỡng viên1T .............................................................................................. 89 1T2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp1T ........................................................................... 89 1T2.3.2. Một số biện pháp cụ thể1T ........................................................................... 94 1T IỂU KẾT CHƯƠNG 21T ......................................................................................... 98 1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T ................................................................................ 99 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T .................................................................................... 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTNN : căng thẳng nghề nghiệp RNLA : rối nhiễu lo âu RNNC : rối nhiễu nhân cách RNTL : rối nhiễu tâm lý DANH MỤC CÁC BẢNG 1TBảng 1.1. Biểu hiện RNNC theo DSM1T ................................................................ 31 1TBảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu1T ............................................................. 44 1TBảng 2.2. Biểu hiện RNLA về mặt sinh lý – thể chất1T ......................................... 55 1TBảng 2.3. Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt sinh lý – thể chất1T .................................. 57 1TBảng 2.4. Biểu hiện của RNLA về mặt tâm lý1T .................................................... 59 1TBảng 2.5. Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt tâm lý1T ..................................................... 60 1TBảng 2.6. Sự khác biệt RNLA theo lứa tuổi và khoa làm việc1T ............................ 61 1TBảng 2.7. Những nguyên nhân chủ quan của RNLA1T .......................................... 64 1TBảng 2.8. Biểu hiện CTNN về mặt sinh lý – thể chất1T ........................................ 66 1TBảng 2.9. Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt sinh lý – thể chất1T .................................. 69 1TBảng 2.10. Biểu hiện CTNN về mặt tâm lý1T .......................................................... 70 1TBảng 2.11. Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt tâm lý1T .................................................... 73 1TBảng 2.12. Sự khác biệt CTNN theo lứa tuổi và khoa làm việc1T ............................ 74 1TBảng 2.13. Những nguyên nhân khách quan của CTNN1T ...................................... 77 1TBảng 2.14. Biểu hiện RNNC1T ................................................................................. 82 1TBảng 2.15. Tỷ lệ mức độ RNNC1T ........................................................................... 84 1TBảng 2.16. Sự khác biệt RNNC theo lứa tuổi và khoa làm việc1T ........................... 85 1TBảng 2.17. Nguyên nhân RNNC1T .......................................................................... 86 1TBảng 2.18. Quan điểm của điều dưỡng viên với những đánh giá hiện nay của xã hội về nghề điều dưỡng.1T ........................................................... 87 1TBảng 2.19. Đánh giá của điều dưỡng viên về mức độ cần thiết của nhóm biện pháp điều dưỡng thực hiện1T .......................................................... 90 1TBảng 2.20. Đánh giá của điều dưỡng viên về mức độ cần thiết của nhóm biện pháp bệnh viện thực hiện1T ............................................................. 92 1TBảng 2.21. Đánh giá của điều dưỡng viên về mức độ cần thiết của nhóm biện pháp từ phía xã hội ...................................................................... 93 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 1TBiểu đồ 1.1. Các mức độ rối nhiễu tâm lý theo APA1T ............................................ 11 1TBiểu đồ 2.1. Biểu hiện RNLA về mặt sinh lý – thể chất1T ....................................... 56 1TBiểu đồ 2.2. Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt sinh lý – thể chất1T ................................. 58 1TBiểu đồ 2.3. Tỷ lệ mức độ RNLA về mặt tâm lý1T .................................................. 61 1TBiểu đồ 2.4. Biểu hiện CTNN về mặt sinh lý – thể chất1T ....................................... 68 1TBiểu đồ 2.5. Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt sinh lý – thể chất1T ................................. 69 1TBiểu đồ 2.6. Tỷ lệ mức độ CTNN về mặt tâm lý1T ................................................. 74 1TBiểu đồ 2.7. Biểu hiện RNNC1T ............................................................................... 83 1TBiểu đồ 2.8. Tỷ lệ mức độ RNNC1T ......................................................................... 84 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân tử vong của bệnh nhân rối loạn tâm thần” được đăng trên “Tạp chí thông tin Y dược” năm 2002 của Trần Văn Cường về mối quan hệ giữa rối nhiễu tâm lý và bệnh tật đưa ra kết luận của Tổ chức y tế Thế giới (WHO): “Trong số các bệnh không truyền nhiễm, ước lượng rằng nhóm bệnh do rối nhiễu tâm lý gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong nhiều hơn các nhóm khác, nhiều hơn cả nhóm bệnh ung thư và nhóm bệnh tim mạch. Rối nhiễu tâm lý là yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng thêm những bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ trước sẽ chậm trễ trong việc điều trị, tìm kiếm sự giúp đỡ khiến cho bệnh nặng hơn. Ngược lại, những người mắc bệnh mãn tính, bệnh nan y dễ bị rối nhiễu tâm lý” [4]. Ngoài ra, theo WHO, những người sống trong các tình trạng rối nhiễu tâm lý, như: rối loạn trầm cảm, lo lắng, căng thẳng thần kinh, rối loạn hành vi sẽ dễ sa sút trong học tập, làm việc và có thể bị thất học, thất nghiệp, nặng hơn có thể tự tử Nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu tâm lý không chỉ là yếu tố bệnh lý mà còn do rất nhiều yếu tố khác. Điều kiện xã hội, hoàn cảnh sống, áp lực học tập - công việc cũng làm cho con người rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm lý. Rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, trong đó có điều dưỡng viên. Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng biểu hiện chủ yếu là: lo âu; căng thẳng, mệt mỏi; rối nhiễu hành vi và nhân cách khiến họ mất tập trung trong công việc, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày gặp nhiều trở ngại, sức khỏe giảm sút Điều dưỡng viên được coi là một trong những đối tượng dễ bị rối nhiễu tâm lý vì ba nguyên nhân chính sau đây: • Thứ nhất, do môi trường làm việc có nhiều yếu tố bất lợi, như: vi sinh vật gây bệnh làm cho người điều dưỡng có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm cao; đối tượng tiếp xúc thường xuyên của điều dưỡng viên là người bệnh, nhiều khi bệnh nhân “giận” bệnh, sẽ “giận” lây sang cả điều dưỡng; yêu cầu của bệnh 2 viện với điều dưỡng viên khá cao, thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất kỹ năng lâm sàng và kiến thức nghề nghiệp của điều dưỡng • Thứ hai, do đặc trưng nghề nghiệp, thời gian làm việc thất thường (phải trực đêm, trực trong các ngày nghỉ lễ, làm theo ca kíp). Điều dưỡng viên cũng chịu áp lực khi không được quyền tự quyết trong công việc của mình, luôn phải thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Đối tượng công việc là người bệnh, chỉ một sơ xuất nhỏ của điều dưỡng viên rất có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng bệnh nhân. • Thứ ba, do bản thân điều dưỡng viên, rất nhiều người ở vào tình thế “nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề”. Họ trở thành điều dưỡng vì “bất đắc dĩ” nên không toàn tâm toàn ý trong công việc, dễ có tâm trạng chán nản khi làm việc. Điều dưỡng viên là lực lượng chiếm số lượng tương đối đông trong hoạt động nghề Y. Tuy nhiên, những đề tài cũng như những bài viết về đối tượng này chưa nhiều, chưa sâu và chưa hệ thống, thường chỉ là viết về một nhóm điều dưỡng của một bệnh viện hay một địa phương nào đó. Đặc biệt, nghiên cứu về đặc điểm rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên càng hạn chế. Năm 2009, nhóm tác giả Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích LinhP Pcó đề tài nghiên cứu: “Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Một nghiên cứu khác cho ra kết quả: rối loạn tâm thần ở điều dưỡng trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần là 48,32%, và ở nhân viên y tế trực tiếp phục vụ bệnh nhân lao phổi là 15,5% [3]. Các đề tài đó mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu mối liên quan của căng thẳng với công việc của điều dưỡng. Cũng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu RNTL của điều dưỡng viên đang làm việc tại các bệnh viện lớn của thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những nội dung trình bày trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh”. 3 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp điều dưỡng viên phòng tránh, giảm thiểu rối nhiễu tâm lý. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên bệnh viện. 3.2. Khách thể nghiên cứu Điều dưỡng viên đang làm việc ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên trong công việc và cuộc sống hàng ngày biểu hiện qua 3 nhóm: nhóm rối nhiễu lo âu, nhóm căng thẳng nghề nghiệp và nhóm rối nhiễu nhân cách. 4.2. Về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 200 điều dưỡng viên đang làm việc ở một số khoa của 4 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nhi Đồng 2. Mỗi bệnh viện nghiên cứu 50 điều dưỡng viên. 5. Giả thuyết nghiên cứu Điều dưỡng viên bệnh viện có những biểu hiện của rối nhiễu tâm lý, như: rối nhiễu lo âu, căng thẳng nghề nghiệp và rối nhiễu nhân cách. Xét trên tổng thể mức độ xuất hiện các biểu hiện thì có những điều dưỡng đã bị rối nhiễu tâm lý. Nếu tìm hiểu được thực trạng và nguyên nhân rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên sẽ đề xuất được một số biện pháp phù hợp giúp điều dưỡng viên bệnh viện phòng tránh, giảm thiểu rối nhiễu tâm lý. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến rối nhiễu tâm lý, rối nhiễu tâm lý trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó hình thành cơ sở lý luận cho đề tài. - Khảo sát thực trạng rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên bệnh viện. - Đề xuất một số biện pháp giúp điều dưỡng viên bệnh viện phòng tránh, giảm thiểu rối nhiễu tâm lý. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, như: rối nhiễu tâm lý, đặc điểm tâm lý người điều dưỡng, đặc điểm nghề điều dưỡng, rối nhiễu tâm lý của điều dưỡng viên,... phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phối hợp với nhau, trong đó điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất, các phương pháp còn lại là phương pháp bổ trợ. 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn. 7.2.3. Phương pháp quan sát. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học Sử dụng phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for window để xử lý và phân tích số liệu của luận văn. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI NHIỄU TÂM LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Hầu hết các nghiên cứu về RNTL và điều trị RNTL được tiến hành ở các nước nói tiếng Anh và các nước Phương Tây. Vào những năm 1955, một số tác giả đã quan tâm đến việc nghiên cứu yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe [24], Naiemeh Seydefatamie, Maryam Tfreshi và Hamid Hagani nghiên cứu khách thể là sinh viên năm nhất đã thu được kết quả: rối nhiễu tâm lý của sinh viên là 65,8%; stress trong môi trường tình huống không quen thuộc là 64,2%; stress nhiều hơn đáng kể so với sinh viên năm thứ tư. Một nghiên cứu ở Tehran với mẫu khảo sát có đặc điểm: hầu hết các sinh viên là nữ tỉ lệ 87,2% từ 18 đến 24 tuổi, khoảng 57% sinh viên sống trong ký túc xá của trường học đến từ các nước khác. Kết quả nghiên cứu, sinh viên gặp khó khăn khi stress thì mới tìm kiếm bạn bè tỉ lệ 76,2% và thay đổi các mối quan hệ trong xã hội tỉ lệ 63,4%. [28] Kết quả một nghiên cứu định tính của nhóm tác giả H.J Hoekstra, B.B Van Meijel, T.G Vande Hoflemen trên sinh viên Điều dưỡng năm nhất về nhận thức đối với các bệnh nhân tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ về chuyên môn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và tương lai làm việc trong lĩnh vực này. Phương pháp phỏng vấn sinh viên tại một trường học của Hà Lan. Kết quả, 70% sinh viên có nhận thức tiêu cực đối với người bệnh bị tâm thần. [26] Khi tìm hiểu: “Sức khỏe tâm lý của nữ hộ sinh Úc trong lúc mang thai và sau khi sinh”, tác giả Mc.Cann, T.V. Klark.E và cộng sự đã khảo sát các nữ hộ sinh này tại các bệnh viện phụ sản Melbourne, Australia. Kết quả cho thấy: những phụ nữ có niềm tin tôn giáo thì mức độ rối nhiễu tâm lý thấp hơn nhiều so với các nhóm còn lại. Như vậy yếu tố niềm tin trong bản thân mỗi nữ hộ sinh giúp họ giảm thiểu những vấn đề rối nhiễu tâm lý. [25] 6 Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho biết mức độ phổ biến của các RNTL ngày càng gia tăng. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), khoảng 26% người Mỹ trưởng thành trên 18 tuổi bị một số loại RNTL. Năm 1994 nghiên cứu khảo sát trên toàn quốc gia (NCS) cho biết 30% số người được hỏi đã từng có biểu hiện triệu chứng của RNTL ít nhất một năm trước. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng gần một nửa số người lớn đã từng trải qua một vài loại rối nhiễu tâm lý tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. [24] X.N.Miaxisshev đã có công trình nghiên cứu rối nhiễu nhân cách và chỉ ra: rối nhiễu nhân cách là một căn bệnh của nhân cách có căn nguyên tâm lý. Sự rối loạn các quan hệ đóng vai trò xuất phát điểm và quyết định. Từ những rối nhiễu đó dẫn đến rối nhiễu sự tiếp nhận và rối nhiễu các chức năng tâm lý tùy theo cách tiếp nhận và xử lý hiện thực thế nào. Ông nhấn mạnh, nguyên nhân chính làm phát sinh rối nhiễu hành vi ở trẻ em và con người nói chung là do sự mâu thuẫn tâm lý, nghĩa là sự mâu thuẫn nội tâm. [28] 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về RNTL của nhiều đối tượng nói chung và của điều dưỡng viên bệnh viện nói riêng, điển hình là những nghiên cứu sau đây:  Trước hết là những nghiên cứu về RNTL, sức khỏe tâm thần của một số đối tượng, như: nông dân, sinh viên, cộng đồng dân cư, trẻ em, cha mẹ khi nuôi dạy con cái, cụ thể: • “Sức khỏe tâm thần của sinh viên Y tế công cộng và sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh - một nghiên cứu tại thời điểm xác định các vấn đề về sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan (bao gồm yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ) có tác động đến sức khỏe tâm thần của sinh viên khoa Y tế công cộng và khoa Điều dưỡng tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có khuynh hướng lo âu nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Những yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến mức độ trầm cảm của sinh viên nam. Đối với mức độ trầm cảm của sinh 7 viên nữ, những
Luận văn liên quan