Luận văn Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại tỉnh Luẩng Nặm Thà: Thực trạng và giải pháp
Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ – tín dụng, một loại hình kinh doanh chứa đựng rủi ro cao. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại Lào, hoạt động tín dụng là hoạt động chính chủ yếu mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất và cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống Ngân hàng Lào nói chung và các Ngân hàng Thương mại nói riêng đang đứng trước những thách thức mớigắn liền với tiềm ẩn rủi rocao hơn. Vì vậy trong đầu năm 2006 NHCHXHDCND Lào đã ban hành 2 quyết định: Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng và quy định ban hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng kiểm soát rủiro, bảo đảm an toàn hệ thống. Rủi ro tín dụng luôn là đề tài được quan tâm và mang tính thời sự cao. Nhận thức vai trò quan trọngcủa rủi ro trong hoạt động tín dụng, lượng hoá mức độ rủi ro, xác định nguyên nhân để đề ra cácbiện pháp phòng ngừa hiệu quả và hạn chế thấp nhất rủi ro tíndụng là vấn đề sống còn và phát triển của các Ngân hàng Thương mại Lào nói chung và Ngân hàng Thương mại Tỉnh LNTH nói riêng. Với lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài“RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH LUẨNG NẶM THÀ- thực trạng và giải pháp” Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: - Nhận thức các vấn đề lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTM Tỉnh LNTH, nhận định những rủi ro tiềm ẩn và xác định nguyên nhân. - Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Tỉnh LNTH từ 2001 – 30/6/ 2006. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống và vận dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê