Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá kinh tếquốc tếvà đểViệt Nam có thểtheo kịp
với các quốc gia trong khu vực và trên thếgiới, các doanh nghiệp phải cốgắng hết sức để
hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thểxảy ra nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động
kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Vềmặt lý thuyết, ngân hàng
là một ngành ngềkinh doanh rủi ro, hiệu quảhoạt động của nó phụthuộc rất nhiều vào
mức độrủi ro. Trong những năm 1990, lịch sửhoạt động ngành ngân hàng đã từng chứng
kiến không ít các NHTM cổphần bịphá sản, bịsáp nhập vào các tổchức tài chính mạnh vì
không gánh nổi những tổn thất xảy ra do rủi ro từhoạt động tín dụng. Do đó, nâng cao
năng lực quản trịrủi ro cho hệthống ngân hàng nhằm hạn chếnhững rủi ro nhất là rủi ro
tín dụng là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng. Thành phốHồChí Minh-trung tâm
kinh tếquan trọng của cảnước, là nơi hoạt động kinh tếnăng động nhất, luôn đi đầu trong
cảnước vềtốc độtăng trưởng kinh tế, cho nên đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do thịtrường cạnh tranh vô cùng gay gắt và
khốc liệt. Vì thế, rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp đểhạn chếrủi ro tín dụng là vấn
đềmang tính cấp bách, luôn được sựquan tâm đặc biệt của các quan chức cấp cao và đặc
biệt là các ngân hàng thương mại trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh. Chính vì sựcần
thiết của vấn đềmang tính thời sựnày, tác giả đã chọn đềtài nghiên cứu “Những giải pháp
hạn chếrủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ởTp.HCM” đểcó thể đưa ra một
sốkiến nghịnhằm hạn chếrủi ro trong hoạt động tín dụng đểnâng cao hiệu quảhoạt động
cho các NHTM.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro tín dụng và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Rủi ro tín dụng và những
giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng trong các ngân
hàng thương mại ở Thành
phố Hồ Chí Minh
- 1 -
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường …………………….9
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ………………………………………………..9
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ……………………………………………...9
1.1.2.1. Trung gian tín dụng ………………………………………………………………..9
1.1.2.2. Trung gian thanh toán ……………………………………………………………10
1.1.2.3. Cung ứng dịch vụ ngân hàng …………………………………………………….11
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại …………………...11
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ) ……………………………...11
1.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (Nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời) ……………..13
1.1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng ………………………………………..15
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại …………….16
1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ……………………………………………………….16
1.2.2. Các đặc điểm của rủi ro tín dụng …………………………………………………..17
1.2.3. Các hình thức của rủi ro tín dụng ………………………………………………….18
1.2.4. Những biểu hiện của rủi ro tín dụng ……………………………………………….18
1.2.5. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng …………………………………………………..19
1.2.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng ………………………………………………………..22
- 2 -
1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM …23
1.3.1. Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM ……………………………………….23
1.3.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng ……………………………………………...23
1.4. Kinh nghiệm trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM ở Thái Lan ………...25
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở TPHCM
2.1. Khái quát tình hình kinh tế ở Tp.Hồ Chí Minh ………………………………………27
2.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi của Tp.HCM ………………………………………………...27
2.1.2. Tình hình kinh tế của Tp.HCM trong thời gian vừa qua …………………………...28
2.1.2.1. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 …………………………………………………28
2.1.2.2. Trong 06 tháng đầu năm 2006 ……………………………………………………33
2.2. Hệ thống các NHTM ở Thành phố Hồ Chí Minh …………………………………….36
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam …………………...36
2.2.2. Hệ thống các NHTM ở Tp.HCM …………………………………………………...37
2.3. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Tp.HCM ……………………37
2.3.1. Hoạt động huy động vốn …………………………………………………………...37
2.3.2. Hoạt động cho vay ………………………………………………………………….40
2.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác ………………………………………………………...42
2.4. Thực trạng về rủi ro tín dụng của các NHTM ở Tp.HCM trong thời gian qua ………43
2.4.1. Tình hình nợ tồn đọng tại các NHTM ……………………………………………...43
2.4.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ở các NHTM …………………………....44
2.4.2.1. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi …………………………………….45
2.4.2.2. Rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định ………………………………...46
- 3 -
2.4.2.3. Rủi ro từ phía các ngân hàng ……………………………………………………..46
2.4.2.4. Rủi ro từ phía khách hàng vay vốn ……………………………………………….48
CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở TP.HCM
3.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng ở Tp.HCM trong giai đoạn tới ………...51
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế của Tp.HCM ………………………………………...51
3.1.2. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2010 ……………………….52
3.2. Những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trong các NHTM ở Tp.HCM …………..55
3.2.1. Những giải pháp mang tính chất vĩ mô …………………………………………….55
3.2.1.1. Những giải pháp từ phía Chính Phủ ……………………………………………...55
3.2.1.2. Những giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ……………………….61
3.2.1.3. Những giải pháp từ phía các ban, ngành liên quan ……………………………….65
3.2.2. Những giải pháp mang tính chất vi mô …………………………………………….65
3.2.2.1. Những giải pháp từ phía các NHTM ……………………………………………..65
3.2.2.2. Những giải pháp từ phía khách hàng vay vốn ……………………………………70
Kết luận
Tài liệu tham khảo
- 4 -
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- NHTM : Ngân hàng Thương mại
- NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần
- TCTD : Tổ chức tín dụng
- NHNN : Ngân hàng Nhà nước
- VND : Đồng Việt Nam
- USD : Ngạoi tệ đô-la Mỹ
- CIC : Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Centre)
- HĐQT : Hội đồng quản trị
- GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
- SACOMBANK : NHTMCP Sài Gòn Thương Tín
- ACB : NHTMCP Á Châu
- 5 -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm
2005....……………………………………………………………………………………..28
Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ của Tp.HCM từ năm 2001
đến năm 2005……………………………………………………………………………..29
Bảng 2.3 : GDP bình quân đầu người của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2001 đến năm 2005……………………………………………………………………….30
Bảng 2.4 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Tp.HCM từ năm
2001 đến năm 2005……………………………………………………………………….31
Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng tại Tp.HCM từ năm 2001
đến năm 2005……………………………………………………………………………..31
Bảng 2.6 : Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp của Tp.HCM từ năm
2001 đến năm 2005……………………………………………………………………….32
Bảng 2.7 : Ước tính một số chỉ tiêu kinh tế ở Tp.HCM trong 06 tháng đầu năm
2006………………………………………………………………………………………..35
Bảng 2.8 : Mức lãi suất huy động năm 2005…………………………………….38
Bảng 2.9 : Tình hình huy động vốn và thị phần của các NHTM ở Tp.HCM từ
năm 2003 đến năm 2005………………………………………………………………….39
Bảng 2.10 : Mức lãi suất cho vay năm 2005……………………………………..40
Bảng 2.11 : Tình hình cho vay của các NHTM ở Tp.HCM từ năm 2003 đến
năm 2005…………………………………………………………………………………..41
- 6 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và để Việt Nam có thể theo kịp
với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp phải cố gắng hết sức để
hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Về mặt lý thuyết, ngân hàng
là một ngành ngề kinh doanh rủi ro, hiệu quả hoạt động của nó phụ thuộc rất nhiều vào
mức độ rủi ro. Trong những năm 1990, lịch sử hoạt động ngành ngân hàng đã từng chứng
kiến không ít các NHTM cổ phần bị phá sản, bị sáp nhập vào các tổ chức tài chính mạnh vì
không gánh nổi những tổn thất xảy ra do rủi ro từ hoạt động tín dụng. Do đó, nâng cao
năng lực quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng nhằm hạn chế những rủi ro nhất là rủi ro
tín dụng là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm
kinh tế quan trọng của cả nước, là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, luôn đi đầu trong
cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, cho nên đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và
khốc liệt. Vì thế, rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là vấn
đề mang tính cấp bách, luôn được sự quan tâm đặc biệt của các quan chức cấp cao và đặc
biệt là các ngân hàng thương mại trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh. Chính vì sự cần
thiết của vấn đề mang tính thời sự này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Những giải pháp
hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở Tp.HCM” để có thể đưa ra một
số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động
cho các NHTM.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
Đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ các vấn đề sau :
- Nêu lên những vấn đề cơ bản mặt lý thuyết về NHTM, các rủi ro tín dụng và những biện
pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, đề tài còn
tham khảo thêm kinh nghiệm xử lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Thái
Lan.
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng về hoạt động
kinh doanh và rủi ro tín dụng xảy ra tại các Ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí
- 7 -
Minh với tình hình nợ tồn đọng tại các ngân hàng và các nguyên nhân chủ yếu tạo nên rủi
ro tín dụng.
- Trên cơ sở phản ánh đúng thực trạng về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở
Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp nhằm để hạn chế rủi
ro tín dụng.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
Đề tài này nghiên cứu về rủi ro tín dụng và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng trong các ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất cập và kém phát triển như hiện
nay, lĩnh vực hoạt động ngân hàng vẫn còn non trẻ, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, sự
liên kiết giữa các bộ ngành vẫn chưa đồng bộ, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng là điều tất yếu và đây cũng là một trong những vấn đề mang tính thời sự. Đề
tài nghiên cứu này nằm trong lĩnh vực ngân hàng-một lĩnh vực hoạt động kinh doanh có
liên quan rộng rãi đến rất nhiều lĩnh vực khác, do đó giới hạn phạm vi của đề tài là nghiên
cứu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh-một trung tâm
kinh tế, thương mại lớn của cả nước với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả hơn so
với các tỉnh, thành phố khác.
5. Phương pháp luận nghiên cứu :
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
kết hợp với phương pháp tổng hợp, so sánh nhằm làm nổi bật các vấn đề về rủi ro tín dụng
và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng
thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Kết cấu của đề tài :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 03 chương :
• Chương 1 : Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng.
• Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng tại các NHTM ở
Tp.HCM.
• Chương 3 : Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương
mại ở Tp.HCM.
- 8 -
CHƯƠNG 1 : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển đến
một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển hàng nhiều thế kỷ, hệ
thống NHTM ngày càng được hoàn thiện và trở thành một trong những định chế tài chính
không thể thiếu của nền kinh tế thị trường ; hoạt động của NHTM đã và sẽ góp phần to lớn
trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, do đó NHTM có một vị trí đặc biệt trong nền
kinh tế - xã hội. Nhờ có hệ thống NHTM này mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại
và cũng đồng thời là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế nhằm phát triển đất nước.
Trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới, có nhiều khái niệm
về NHTM được đưa ra, cụ thể :
¾ Theo đạo luật Ngân hàng của Cộng hoà Pháp : “ Ngân hàng thương mại là
những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức
ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các
nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
¾ Theo luật Tổ chức tín dụng được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày
12/12/1997 : “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan . Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân
hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.
Do đó, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại
bậc nhất trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các NHTM thực hiện 03 chức năng sau :
1.1.2.1. Trung gian tín dụng : Chức năng này là quan trọng và cơ bản nhất của NHTM.
Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, không những
cho thấy bản chất mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Thực hiện chức năng
này, NHTM đóng vai trò là người trung gian huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
- 9 -
chúng ; mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng cho vay đáp ứng các
nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của
toàn xã hội. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm
vụ như sau :
♦ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các cá nhân và đơn vị kinh tế bằng
đồng nội tệ và ngoại tệ.
♦ Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội.
♦ Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội.
♦ Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân.
♦ Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá .
♦ Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức
kinh tế và cá nhân.
Chức năng trung gian tín dụng của các NHTM được hình thành từ rất sớm trong xã
hội, làm cho sản phẩm được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
1.1.2.2. Trung gian thanh toán : Đây cũng là chức năng quan trọng, không những
thể hiện rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất đặc biệt trong hoạt động của
NHTM. Thực hiện chức năng này, NHTM đứng ra làm trung gian thực hiện các khoản giao
dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán … để hoàn tất các quan
hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
Chức năng trung gian thanh toán này có gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với chức năng
trung gian tín dụng, cụ thể Ngân hàng dùng số tiền gửi huy động được để cho vay. Ngoài
ra, trong quá trình làm trung gian thanh toán, Ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thông tín
dụng và độc quyền quản lý các cụ cụ này (Check, thẻ tín dụng …) đã tiết kiệm cho xã hội
rất nhiều chi phí về lưu thông, vận chuyển ; đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy
quá trình lưu thông hàng hoá bởi vì phần lớn các giao dịch thanh toán qua ngân hàng đều là
những giao dịch có giá trị lớn, phạm vi thanh toán rộng, nhờ vậy quan hệ về kinh tế-quốc tế
của nước ta ngày càng được mở rộng trên phạm vi thế giới đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển.
- 10 -
1.1.2.3. Cung ứng dịch vụ ngân hàng : Dịch vụ ngân hàng mà các NHTM cung cấp cho
khách hàng không chỉ thuần túy là để hưởng hoa hồng và phí dịch vụ mà còn hỗ trợ rất lớn
cho chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. Các dịch vụ chủ yếu mà NHTM cung cấp cho khách hàng :
♦ Dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền nhanh quốc nội.
♦ Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế.
♦ Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ, cho thuê két sắt …).
♦ Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin …
Cung ứng dịch vụ ngân hàng cũng là một chức năng chính yếu trong hoạt động kinh
doanh của một NHTM. Nếu các NHTM đều chú trọng đến tất cả các chức năng và nhiệm
vụ của mình sẽ làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn,
phân tán được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tạo cho ngân hàng có cơ hội đứng
vững hơn trong cuộc chạy đua trên thương trường.
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM
Nhìn chung, các NHTM hoạt động kinh doanh trên 03 nghiệp vụ chính :
♦ Nghiệp vụ nguồn vốn (Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ)
♦ Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (Nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời)
♦ Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Việc nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của một NHTM thực chất phản
ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn hoạt động tại một thời điểm nhất định.
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ) : Đây là nghiệp vụ khởi đầu,
nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHTM. Nguồn vốn của một NHTM bao gồm :
9 Vốn chủ sở hữu : Là vốn riêng có của NHTM khi được thành lập và được bổ sung
trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của NHTM gồm :
¾ Vốn điều lệ (hay vốn pháp định) : Đây là vốn của NHTM khi được thành
lập và được ghi vào điều lệ của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn điều
lệ được bổ sung nhờ việc phát hành cổ phiếu hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung.
¾ Các quỹ của ngân hàng : Các NHTM được trích lập Quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ theo tỷ lệ quy định (thông thường tỷ lệ này khoảng 5%). Ngoài ra, các NHTM
- 11 -
còn đựơc trích lập các quỹ : Quỹ đầu tư phát triển ; Quỹ dự phòng ; Quỹ khen thưởng, phúc
lợi …
9 Vốn huy động : Là tài sản bằng tiền của các khách hàng mà NHTM đang tạm thời
quản lý và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của các NHTM. Nguồn vốn huy động này có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế-
xã hội vì các NHTM sẽ sử dụng nguồn vốn này vào các yêu cầu của nền kinh tế. Vốn huy
động bao gồm :
¾ Tiền gửi không kỳ hạn : Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất
cứ lúc nào và linh hoạt sử dụng. Đối với khoản tiền gửi này, lãi suất không phải là công cụ
chính để thu hút nguồn vốn này mà công cụ chính hấp dẫn khách hàng là các dịch vụ mà
ngân hàng cung cấp. Mục đích của khách hàng gửi tiền không kỳ hạn nhằm đảm bảo an
toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng.
¾ Tiền gửi định kỳ : Là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút ra khi đáo
hạn. Mục đích của khách hàng gửi tiền định kỳ là để hưởng lãi ; vì vậy ngân hàng có thể
chủ động việc sử dụng nguồn vốn này vì tính có thời hạn. Nguồn vốn huy động định kỳ là
nguồn vốn ổn định vì vậy nó có thể được sử dụng để cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài
hạn.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong NHTM và
do đây là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu nên việc huy động và sử dụng nguồn vốn
này phải tuân thủ 03 nguyên tắc cơ bản : Hoàn trả, bí mật và trả lãi.
9 Vốn đi vay : Nguồn vốn này chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của
một ngân hàng. Các NHTM có thể vay vốn từ Ngân hàng Trung ương ; của các ngân hàng
khác và các tổ chức tài chính trung gian khác hoặc vay từ công chúng.
¾ Vay của Ngân hàng Trung ương : Bất kỳ một NHTM nào khi được
Ngân hàng Trung ương cho phép thành lập đều được phép vay tiền tại NHTW trong trường
hợp cần bổ sung vốn thông qua ngiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu hoặc cho vay lại theo
hồ sơ tín dụng mà NHTM xuất trình.
¾ Vay của các Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác : Trong quá trình
hoạt động các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng
- 12 -
nhằm điều hoà nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển liên tục trong toàn
hệ thống ngân hàng.
¾ Vay từ công chúng : Thông qua việc phát hành các chứng từ có giá như
phát hành các phiếu nợ, kỳ phiếu ngân hàng …
9 Vốn tiếp nhận : Là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của Chính Phủ, tổ chức
tài chính hoặc tư nhân để tài trợ theo các chương trình dự án về phát triển kinh tế-xã hội.
Thông thường những ngân hàng lớn, có uy tín và có mạng lưới rộng khắp mới có đủ điều
kiện để được chỉ định tiếp nhận nguồn vốn này.
9 Vốn khác : Là vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh không thuộc
các nguồn nói trên như vốn phát sinh trong quá trình làm đại lý chuyển tiền, thanh toán,
công nợ chưa đến hạn phải trả …
1.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (Nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời) : Toàn
bộ nguồn vốn của NHTM sau khi đã dùng để đầu tư vào tài sản cố định, công cụ lao động
và phần dành cho dự trữ thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHTM, tiền gửi tại các ngân
hàng khác, trái phiếu ngắn hạn …) thì phần còn lại được xem là vốn khả dụng của NHTM
và ngân hàng được toàn quyền sử dụng vào các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư để tạo ra thêm
thu nhập