Luận văn Rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối với thế giới, Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó không ngừng đổi mới và phát triển là hành động cấp thiết để rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Năm 1986, thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, xuất nhập khẩu được quan tâm hàng đầu, trong đó xuất khẩu là mục tiêu của tăng trưởng. Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng kéo doanh số thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại gia tăng theo. Các ngân hàng không chỉ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn tất khâu thanh toán, thực hiện giá trị kinh doanh một cách thuận lợi mà còn hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn cũng như hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Hai bên mua bán cần có những phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện cũng như an toàn. Có rất nhiều phương thức thanh toán phổ biến như: nhờ thu (collection), đổi chứng từ trả tiền (CAD), ghi sổ (open-account), tín dụng chứng từ, Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi, an toàn vì có sự cam kết trả tiền của một ngân hàng. Phương thức thanh toán này đã phổ biến trên thế giới từ lâu nhưng đối với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam thì nó vẫn còn tương đối mới vì trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung thì nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu thuộc về độc quyền cuả ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Vì vậy, không ít rủi ro đã phát sinh do sự thiếu am tường về thông lệ quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

pdf87 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của Tiến Sĩ Lê Thành Lân. Các thông tin, số liệu để thực hiện đề tài chủ yếu lấy từ tư liệu của một số ngân hàng, từ nguồn Ngân hàng Nhà nước và từ một số tạp chí chuyên ngành. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2010 Người cam đoan Lê Tường Vy MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ............................................................................. 1 1.1 Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .......................... 1 1.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ ............................... 1 1.1.1.1 Xét từ góc độ ngân hàng: ............................................................... 1 1.1.1.2 Xét từ góc độ thương mại quốc tế: ................................................ 2 1.1.1.3 Định nghĩa về thư tín dụng (theo điều 2 UCP 600) ....................... 3 1.1.2 Các bên tham gia giao dịch theo phương thức Tín dụng chứng từ . ......................................................................................................... 3 1.1.3 Những quy định quốc tế điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ ...................................................................................................... 5 1.1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ ........................ 5 1.1.4.1 Giai đoạn mở L/C (Issuance phase) ............................................... 6 1.1.4.2 Giai đoạn thực hiện L/C (utilization phase) .................................. 7 1.2 Phân loại L/C .................................................................................................... 8 1.2.1 Phân loại theo nghĩa vụ và trách nhiệm của người mở L/C ......... 8 1.2.2 Phân loại theo thời hạn thanh toán ................................................ 9 1.2.3 Phân loại theo công dụng ............................................................... 9 1.3 Các rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ......................................................................................................... 13 1.3.1 Khái niệm về rủi ro ...................................................................... 13 1.3.2 Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ........................................................................... 14 1.3.2.1 Rủi ro quốc gia .............................................................................. 14 1.3.2.2 Rủi ro tín dụng ............................................................................... 16 1.3.2.3 Rủi ro hối đoái .............................................................................. 16 1.3.2.4 Rủi ro tác nghiệp về phía nhà xuất khẩu .................................... 17 1.3.2.5 Rủi ro do nhà nhập khẩu .............................................................. 17 1.3.2.6 Rủi ro tác nghiệp về phía ngân hàng ........................................... 18 1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: ........................................................................... 20 1.5 Bài học kinh nghiệm trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nước ngoài ............................................................ 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................... 26 2.1 Tình hình thanh toán xuất khẩu................................................................... 26 2.1.1 Tình hình chung của cả nước ........................................................ 26 2.1.2 Một số thành tựu trong dịch vụ thanh toán xuất khẩu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................ 29 2.1.3 Những mặt hạn chế trong dịch vụ thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................. 30 2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam ............................... 32 2.2.1 Rủi ro tác nghiệp về phía ngân hàng thông báo L/C .................. 33 2.2.2 Rủi ro tác nghiệp về phía ngân hàng xuất trinh chứng từ ........... 35 2.2.2.1 Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C ........... 35 2.2.2.2 Rủi ro ngân hàng phát hành ......................................................... 38 2.2.2.3 Rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý ..................................................... 40 2.2.3 Rủi ro tác nghiệp đối với ngân hàng thanh toán ......................... 43 2.2.4 Rủi ro tác nghiệp đối với ngân hàng xác nhận L/C .................... 44 2.2.5 Rủi ro tác nghiệp đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ .......... 45 2.2.5.1 Những rủi ro mà ngân hàng chiết khấu phải đối mặt: ................ 45 2.2.5.2 Rủi ro khi ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng được chỉ định thực hiện chiết khấu/thanh toán chứng từ bất hợp lệ hoặc giả mạo mà không được Ngân hàng phát hành/Người mở L/C chấp nhận ............................................................................................... 46 2.3 Nguyên nhân gây rủi ro cho NHTM Việt Nam trong phương thức tín dụng chứng từ ....................................................................................................... 47 2.3.1 Do chính bản thân các NHTM Việt Nam .................................... 47 2.3.2 Do các đoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ................................. 48 2.3.3 Do môi trường kinh tế chính trị .................................................... 49 2.3.4 Do sự độc tôn của đồng Đô la Mỹ trong thanh toán xuất khẩu ở Việt Nam ....................................................................................... 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ....................................................................................... 53 3.1 Giải pháp đối với bản thân các ngân hàng ................................................. 54 3.1.1 Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản tài trợ xuất khẩu: .............................................................................................. 54 3.1.2 Sang chuyển rủi ro ........................................................................ 55 3.1.3 Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro tỷ giá ......... 57 3.1.4 Mở rộng quan hệ đại lý ................................................................ 60 3.1.5 Thắt chặt quan hệ khách hàng, hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ nhằm tăng cường thu hút khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện thanh toán ................................................ 60 3.1.6 Phát triển công tác thu thập, lưu trữ, phân tích thông tin và dự báo, phòng ngừa rủi ro ................................................................. 63 3.1.7 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ làm việc của nhân viên .. 65 3.1.8 Đổi mới công nghệ và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ .............. 66 3.1.8.1 Đổi mới công nghệ ....................................................................... 66 3.1.8.2 Hoàn thành quy trình nghiệp vụ................................................... 67 3.2 Những số kiến nghị tầm vĩ mô để phát triển thanh toán xuất khẩu qua ngân hàng ................................................................................................................ 70 3.2.1 Những kiến nghị đối với nhà nước ............................................... 70 3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước ........................................ 72 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Quy trình mở L/C 6 Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện và thanh toán L/C 7 Bảng 2.1: Các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam 30-31 Biểu đồ 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 2006-2009 26 Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán xuất khẩu tại các NHTM Việt Nam ở TP. Hồ Chí Minh từ 2006-2009 28 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ rủi ro trong quá trình tác nghiệp của các NHTM Việt Nam ở TP. Hồ Chí Minh trong thanh toán xuất khẩu 33 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT B/L : Bill of lading – vận đơn đường biển ICC : International Chamber of Commerce – Phòng Thương Mại Quốc tế ISBP : International standard banking practice – Quy tắc thực hành ngân hàng chuẩn quốc tế L/C : Letter of credit – tín dụng thư NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại SWIFT : Society for Worldwide Interbank Finance Telecommunication – Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng UCP : Uniform Customs and Practice for documentary credit – Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với thế giới, Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó không ngừng đổi mới và phát triển là hành động cấp thiết để rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Năm 1986, thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, xuất nhập khẩu được quan tâm hàng đầu, trong đó xuất khẩu là mục tiêu của tăng trưởng. Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng kéo doanh số thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại gia tăng theo. Các ngân hàng không chỉ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn tất khâu thanh toán, thực hiện giá trị kinh doanh một cách thuận lợi mà còn hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn cũng như hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Hai bên mua bán cần có những phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện cũng như an toàn. Có rất nhiều phương thức thanh toán phổ biến như: nhờ thu (collection), đổi chứng từ trả tiền (CAD), ghi sổ (open-account), tín dụng chứng từ,… Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi, an toàn vì có sự cam kết trả tiền của một ngân hàng. Phương thức thanh toán này đã phổ biến trên thế giới từ lâu nhưng đối với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam thì nó vẫn còn tương đối mới vì trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung thì nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu thuộc về độc quyền cuả ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Vì vậy, không ít rủi ro đã phát sinh do sự thiếu am tường về thông lệ quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. ii Hơn nữa, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài dày dạn kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và dịch vụ đa dạng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ thanh toán xuất khẩu, các ngân hàng thuơng mại cần xác định được những rủi ro có thể gặp và đề ra những giải pháp xử lý thích hợp. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “Rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận văn Cao học kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất, điều tra về thực trạng dịch vụ thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, những mặt đạt được và những hạn chế. Thứ hai, xác định được những rủi ro trong thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở xác định và phân tích những rủi ro để tìm ra những giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dịch vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử để luận giải các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: iii Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin qua hai nguồn:  Dùng dữ liệu báo cáo nội bộ ngành ngân hàng, chứng từ của Ngân hàng nhà nuớc, một số ngân hàng thương mại Việt Nam và một số tài liệu hội thảo của các ngân hàng nước ngoài.  Dùng dữ liệu ngoại ngành thu thập từ tài liệu nghiệp vụ của phòng thương mại quốc tế (ICC), các nguồn sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội. Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHƯƠNG 1 1.1 Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ 1.1.1.1 Xét từ góc độ ngân hàng: Tín dụng chứng từ (Documentary credit) là một hình thức bảo lãnh thanh toán, một dạng tài trợ bằng “chữ ký”. Theo chuẩn mực nghiệp vụ ngân hàng ở các nước tiên tiến, tín dụng chứng từ được xếp vào “khoản nợ/nghĩa vụ dự phòng” (contingent liability) và thường được hạch toán ngoại bảng vì dòng tiền chỉ thực sự phát sinh vào cuối quy trình nghiệp vụ. Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế. Đó là một cam kết thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp quy định, một cam kết thanh toán chắc chắn, không hủy ngang và có điều kiện của ngân hàng dựa trên yêu cầu của khách hàng (bên mua) dành cho người thụ hưởng (bên bán). Tính chắc chắn thể hiện qua uy tín cao của ngân hàng đủ khả năng thực hiện cam kết. Tính điều kiện thể hiện qua một loạt các điều khoản bằng văn bản - mà người thụ hưởng phải thực hiện để được thanh toán - được cụ thể hóa qua việc xuất trình chứng từ phù hợp. Trong tín dụng chứng từ, khi đưa ra cam kết có điều kiện, ngân hàng tuy đảm bảo chắc chắn sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình nhưng bên thụ hưởng không chắc chắn đáp ứng được điều kiện quy định. Do vậy, cam kết của 2 ngân hàng sẽ mang tính dự phòng (contingent), hay còn gọi là một khoản nợ (khoản phải trả dự phòng). 1.1.1.2 Xét từ góc độ thương mại quốc tế: Ngày nay tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán quốc tế thông dụng do có những ưu điểm so với các phương thức thanh toán khác như an toàn hơn, tiện lợi hơn và khá thích hợp với môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay, dù phương thức này không phủ định các phương thức khác. Để hiểu được bản chất và ích lợi của tín dụng chứng từ, ta hãy nhìn những rủi ro trong giao dịch ngoại thương như sự thiếu tin cậy và khan hiếm thông tin về uy tín và quy mô kinh doanh, năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp của đối tác, môi trường kinh doanh của họ, những hiểm nguy khi vận chuyển hàng hóa đi xa… Đó là chưa kể những khác biệt về tập quán thương mại, về luật lệ áp dụng, về đồng tiền thanh toán và nhưng thay đổi bất thường về quy định quản lý ngoại hối ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Các phương thức thanh toán quốc tế khác như Ứng trước, Ghi sổ, Nhờ thu (trơn hoặc kèm chứng từ) đều có chung một lo ngại cản trở giao dịch, đó là lòng tin cuả người bán vào cam kết thanh toán của người mua, và lòng tin của người mua vào việc người bán giao hàng đúng hạn và đúng theo yêu cầu. Vì nghi ngờ nhau mà nhiều giao dịch bị bỏ qua đáng tiếc. Theo sự ủy nhiệm của người mua, ngân hàng thực hiện phương thức tín dụng chứng từ yêu cầu bên bán xuất trình cho ngân hàng các giấy tờ chứng minh đã giao hàng đúng quy định, và khi đó bên bán chắc chắn sẽ được thanh toán. Những điều kiện thể hiện thành chứng từ có thểõ được thoả thuận trước trong hợp đồng thương mại quốc tế do các bên ký kết và được phản ảnh cụ thể trong văn bản cam kết thanh toán của ngân hàng, được gọi là thư tín dụng. 3 Về bản chất, thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng (Conditional Bank Undertaking of Payment). Bản chất này khẳng định năm đặc điểm quan trọng cuả thư tín dụng, là: - một cam kết không hủy ngang của ngân hàng - cam kết thanh toán. - cam kết nhân danh người ủy nhiệm. - cam kết cho bên thứ ba (không phải cho người ủy nhiệm) - cam kết có điều kiện, phụ thuộc vào việc bên thứ ba đáp ứng đúng, đầy đủ các điều kiện quy định. 1.1.1.3 Định nghĩa về thư tín dụng (theo điều 2 UCP 600) Tín dụng (credit) là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết của Ngân hàng phát hành (issuing bank) để thanh toán (honor) khi người thụ hưởng của tín dụng (beneficary) xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của bộ quy tắc này và với thực hành ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thanh toán ở đây có nghĩa là: (i) trả tiền ngay khi xuất trình, (