Luận văn Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore

Rabindranath Tagore (1861- 1941) là một trong số không nhiều những người mà tên tuổi của họ đã trở thành biểu tượng cho năng lực sáng tạo kì diệu của con người. Ông được xem là một tổng hợp kì diệu của Ấn Độ từ Upanisad qua Kalidasa đến Ấn Độ phục hưng. Bà Indra Gandhi, cố Thủ tướng Ấn Độ từng nói “ R.Tagore là cái mà ta g ọi là văn hóa Ấn Độ”. Ông được xem là một trong Tam vị nhất thể của Ấn Độ hiện đại (M. Gandhi, J.Neru, R.Tagore). Đóng góp của Tagore cho tiến trình văn hóa, văn học Ấn Độ hết sức lớn lao. Với một tầm nhìn sâu rộng, một năng lực sáng tạo đặc biệt, ông đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong văn học Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XX, đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào nền văn học hiện đại, rút ngắn được khoảng cách giữa hai nền văn học Đông và Tây. 1.2 Trong nền văn học Ấn Độ, thiên tài Tagore lan tỏa khắp mọi nơi như ánh sáng mặt trời. Tagore đã sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng khẳng định được tài năng của mình. Ông vừa là nhà thơ, một tiểu thuyết gia, vừa là họa sĩ, nhạc sĩ, nhà tư tưởng, nhà giáo dục. Sau hơn 70 năm sáng tạo, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, hơn 100 truyện ngắn, 2006 ca khúc và hàng ngàn bức họa. Giải Nobel văn học trao cho tập “Thơ Dâng” vào năm 1913 đã đưa ông lên vị trí người Châu Á đầu tiên được trao tặng giải thưởng cao quý này. Với kiệt tác Thơ Dâng cùng sự nghiệp thơ ca, Tagore là một phát hiện của thơ ca hiện đại, là “Kì công thứ hai củ a tạo hóa” sau Kalidasa ( Hoàng đế thơ Ấn Độ, sống dưới vương triều Gupta 320-350).

pdf82 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC THỦY TIÊN SẮC MÀU HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RABINDNARATH TAGORE Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Cô giáo hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy Các thầy cô Tổ Văn học nước ngoài Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Phòng sau Đại học và Công nghệ trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh Gia đinh và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành luận văn này. Quảng Nam, ngày 25 tháng 12 năm 2010 Người viết luận văn Trần Ngọc Thủy Tiên Lớp Cao học Văn học nước ngoài Khóa 17 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công tr ình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các công trình khác. Người viết luận văn Trần Ngọc Thủy Tiên Lớp Cao học Văn học nước ngoài khóa 17 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Rabindranath Tagore (1861- 1941) là một trong số không nhiều những người mà tên tuổi của họ đã trở thành biểu tượng cho năng lực sáng tạo kì diệu của con người. Ông được xem là một tổng hợp kì diệu của Ấn Độ từ Upanisad qua Kalidasa đến Ấn Độ phục hưng. Bà Indra Gandhi, cố Thủ tướng Ấn Độ từng nói “ R.Tagore là cái mà ta gọi là văn hóa Ấn Độ”. Ông được xem là một trong Tam vị nhất thể của Ấn Độ hiện đại (M. Gandhi, J.Neru, R.Tagore). Đóng góp của Tagore cho tiến trình văn hóa, văn học Ấn Độ hết sức lớn lao. Với một tầm nhìn sâu rộng, một năng lực sáng tạo đặc biệt, ông đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong văn học Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XX, đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào nền văn học hiện đại, rút ngắn được khoảng cách giữa hai nền văn học Đông và Tây. 1.2 Trong nền văn học Ấn Độ, thiên tài Tagore lan tỏa khắp mọi nơi như ánh sáng mặt trời. Tagore đã sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng khẳng định được tài năng của mình. Ông vừa là nhà thơ, một tiểu thuyết gia, vừa là họa sĩ, nhạc sĩ, nhà tư tưởng, nhà giáo dục. Sau hơn 70 năm sáng tạo, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, hơn 100 truyện ngắn, 2006 ca khúc và hàng ngàn bức họa.. Giải Nobel văn học trao cho tập “Thơ Dâng” vào năm 1913 đã đưa ông lên vị trí người Châu Á đầu tiên được trao tặng giải thưởng cao quý này. Với kiệt tác Thơ Dâng cùng sự nghiệp thơ ca, Tagore là một phát hiện của thơ ca hiện đại, là “Kì công thứ hai củ a tạo hóa” sau Kalidasa ( Hoàng đế thơ Ấn Độ, sống dưới vương triều Gupta 320-350). 1.3 Với tài năng đã được khẳng định và giải Nobel cho “Thơ Dâng” năm 1913, Tagore không chỉ là biểu tượng của thơ ca Ấn Độ mà còn là một ngôi sao sáng trên văn đàn Phục hưng ở thể loại truyện ngắn. Tagroe là nhà văn mở đường đồng thời cũng là người có công đưa thể loại này đến đỉnh cao bằng những sáng tác của mình. Thế giới truyện ngắn của ông phong phú, đa dạng cả về đề tài lẫn cách thể hiện, nhưng đều thống nhất ở phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là sự hài hòa giữa trữ tình và triết lí, tư duy và mơ mộng, hiện thực và huyền ảoĐi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn, chúng ta sẽ khám phá được bản lĩnh và khả năng sáng tạo tuyệt vời của R.Tagore. 1.4 Khuynh hướng sử dụng huyền thoại trong văn học xuất hiện từ rất sớm. Những câu chuyện thấm đẫm huyền thoại đã hướng người đọc cảm nhận về một thực tại huyền ảo, về vẻ toàn bích của tâm hồn con người. Việc sử dụng yếu tố huyền thoại trong tác phẩm văn học như một phương thức nghệ thuật của R. Tagore nói riêng, văn học thế giới nói chung đã tạo nên dấu ấn thẩm mĩ trong tác phẩm. Bút pháp huyền thoại cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới, tạo ra sự lạ hóa để thu hút người đọc. Các tác phẩm ấy đã đem đến nhiều cảm xúc kì diệu về một hiện thực nghiệt ngã và phức tạp qua những huyền thoại giàu chất tưởng tượng.Vì vậy, tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của R.Tagore không chỉ để hiểu biết thấu đáo về biệt tài viết truyện ngắn của ông mà còn là sự tiếp cận một khuynh hướng sáng tạo trong thể loại truyện ngắn của văn học hiện đại Ấn Độ và thế giới. 1.5 R. Tagore được đề cập đến ở Việt Nam khá sớm. Từ năm 1924, thơ ông đã được dịch và giới thiệu trên báo Nam Phong và đến nay, R.Tagore đã trở thành một tác giả trọng tâm trong chương trình giảng dạy từ bậc phổ thông cho đến bậc cao đẳng, đại học. Và hình như các độc giả cũng chỉ biết R.Tagore với tư cách là một nhà thơ. Như thế là một khiếm khuyết lớn. Bên cạnh là một nhà thơ, ông còn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc . Từ thực tế này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm huyền thoại trong truyện ngắn của Tagore nhằm cung cấp thêm tư liệu tham khảo để phần nào tháo gỡ những khó khăn trong việc tìm hiểu , nghiên cứu về “ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng ”(J.Neru) ở Việt Nam, đồng thời mở rộng việc tiếp nhận R.Tagore ở nghệ thuật viết truyện ngắn của ông. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Qua những tài liệu hiện có và bao quát được, chúng tôi nhận thấy lịch sử vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn Tagore đã được chú ý từ lâu, thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của không ít độc giả, giới nghiên cứu ở Ấn Độ và các nước phương Tây. Chúng tôi tạm phân loại việc nghiên cứu dịch thuật, truyện ngắn Tagore theo ba mảng tư liệu: ở Ấn Độ, phương Tây và ở Việt Nam. Ở Ấn Độ: Các bài viết, các ý kiến của các nhà tư tưởng, nhà văn, nhà nghiên cứu của Ấn Độ về thành tựu sáng tạo của Tagore được xem là những đánh giá quan trọng và đây cũng là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu Tagore và truyện ngắn của ông. - Trong “Tagore, đề tài và tư tưởng”, Sankar Basu đã so sánh một số truyện ngắn của Tagore với truyện ngắn của Chekhov ở mảng đề tài hiện thực (69. 56-89) - Giáo sư phê bình người Bengal Promothonath Bishi đã viết: “ Không có một nhà văn Bengal nào có thể tạo ra nhiều nét đặc sắc như Tagore đã làm đối với tác phẩm của mình không chỉ là từ việc điểm những con số, mà trong sự khác biệt ở những nét đặc sắc này là cả một sự sáng tạo tuyệt vời” (67.76) -Trong bài “Truyện ngắn của Tagore”, Narayan Gongopadhay viết: “Ở thế kỷ XIX, trong lĩnh vực văn chương thế giới, chúng ta đã tìm ra bốn cây bút truyện ngắn xuất sắc: Guy de Maupassant, Anton Chekhov, Edgar Allan Poe and Rabindranath Tagore. Họ bắt đầu viết vì một lý do như nhau, chỉ là để đáp ứng yêu cầu của những tạp chí khác nhau. Sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới đã đặt ra những hình thức mới về thể loại và những tạp chí này lại trở thành nền tảng cho việc đáp ứng yêu cầu của thời đại” (66.183) - Bhattacharya trong bài viết của mình đã đề cập đến những yếu tố siêu nhiên trong 10 truyện ngắn của Tagore.( 58. 67-82).Trong 10 truyện ngắn này, ông đã chỉ ra những yếu tố siêu nhiên xuất hiện trong truyện ngắn của R.Tagore và điều đó đã tạo nên phong vị đặc biệt của các câu chuyện. Đằng sau những yếu tố siêu nhiên đó, Tagore muốn đưa độc giả đến một tầm sâu hơn về ý nghĩa xã hội, về mặt văn hóa. Ông muốn trình bày sự phản kháng của mình đối với những thực tế đang tồn tại dựa trên sự tàn bạo, nhẫn tâm, vô nhân tính và phi lý của xã hội Ấn Độ và khiến đôc giả nhìn sâu hơn vào thực tế đó - Dr, Sukumar Sen cho rẳng “Tagore là nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn thật sự bằng tiếng Bengali(1891) và là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất”( History of Bengali Literature- Lịch sử văn học Begali (New Delhi, 1960), trang 310–11) - Buddhadeva Bose nói: “Tagore đã mang truyện ngắn đến cho chúng ta thậm chí ngay cả khi người ta hầu như còn chưa biết đến nó tại Anh”( An Acre of Green Grass, trang 2) - Bhudev Chaudhuri khẳng định: “Truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có những mùa hoa rực rỡ đầu tiên trong các tác phẩm của Tagore. Văn học hiện đại của Bengal đã bước một kỷ nguyên mới với sự khởi đầu của thời kì Rabindnarath viết truyện ngắn” ( dẫn theo Dr Sukumar Sen, History of Bengali Literature- Lịch sử văn học Begali (New Delhi, 1960), trang 310–11) - Srikumar Banerjee, một giáo viên Văn học Bengali đã nhận xét “ Tagore ở giữa những nhà văn Bengal - những người đầu tiên khám phá ra hình thức truyện ngắn: không có lời tựa, sự vận động nhanh và có tính chất gợi mở tột bậc” (“The Short Story,” Studies in the Bengal Renaissance, được biên soạn bởi Atulchandra Gupta (Jadavpur, Nam Bengal, 1958), trang 337). Ở phương Tây - Năm 1976, ở bài viết “ Truyện ngắn của R.Tagore” in trong tập “ Rabindranath Tagore” do nhà xuất bản Twayne (New York) phát hành, tác giả Mary.M.Lago cho rằng truyện ngắn của Tagore được xem là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học Bengal và ông nêu một vài chủ đề chính trong truyện ngắn của Tagore : sự tương phản giữa nông thôn và thành thị (Rural Versus Urban), giáo dục như là sự giàu sang (education- as- wealth), chủ nghĩa dân tộc và chính trị (Nationalism and Politics), phụ nữ và cộng đồng (women and community) (65. 80-114) - Mary. M. Lago khảo sát những vấn đề liên quan đến tình trạng khó xử và những chọn lựa về đạo đức trong hai truyện ngắn “Punishment” (Trừng phạt)và “A lapse of Judgement”(Sự phán quyết sai lầm) trong phạm vi lịch sử, chính trị và văn hóa Ấn Độ ( 64. 24-36) - Lansing Evans Smith bàn về những yếu tố hoang đường trong Đá đói trong sự so sánh với truyện ngắn của Hoffmann và Charlotte Perkins Gilman.(63. 227) - Bài báo Indian Tales trong ấn phẩm “Times literary Supplement”(Tạp chí văn chương) ở Luân Đôn ngày 18/04/1918 đã đưa ra những đánh giá về truyện Mashi và một số truyện ngắn khác của Tagore (62. 183) - Buckley đưa ra những nhận xét tích cực về truyện ngắn Đá đói (61, 6-7) - Các nhà phê bình nhận xét kỹ năng viết truyện ngắn của Tagore (67. 149-150) - Singh chỉ ra trong truyện Mashi có những đại diện Ấn Độ có ảnh hưởng không tốt đến độc giả ở phía Nam.( 70. 20-21) - Các tuyển tập được dịch ra tiếng Anh: The Hungry Stone and Other Stories, New York, 1916. Selected Short Stories: Rabindranath Tagore,The Oxford Tagore Translation (2000), , vol.1, edited by Sankanta Chaudhuri. Hungry stones, Nxb Macmillan, London 1958; Stories from R.Tagore, Nxb Macmillan, London 1958; More stories from R.Tagore, Nxb Macmillan, London 1958 Với những tư liệu được thu thập, tìm thấy từ các trang viết ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về R.Tagore và truyện ngắn của ông được biết đến khá sớm song chưa có bài viết cụ thể, chuyên sâu nào về sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của R.Tagore. Dẫu vậy, các bài nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu cần thiết làm cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài của mình. Ở Việt Nam Giải Nobel văn học 1913 trao cho tập Thơ Dâng đã đặt R. Tagore vào một vị trí xác định hơn trong nền văn học Ấn Độ và thơ ca thế kỷ XX. Và cũng từ đây , tên tuổi và tác phẩm của ông được nói đến nhiều trên văn đàn thế giới, đặc biệt là ở phương Tây và Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi sự chú ý của các dịch giả, các nhà nghiên cứu dường như đều tập trung vào lĩnh vực thơ ca. Dựa trên những tài liệu bao quát được, chúng tôi nhận thấy, cho đến cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, truyện ngắn Tagore mới được dịch và giới thiệu ở nhiều nước Châu Âu như Anh, Pháp, Nga Như vậy có thể thấy so với thơ, truyện ngắn của Tagore xuất hiện muộn hơn nhiều thập kỷ. Riêng ở Việt Nam, tên tuổi của R.Tagore lần đầu tiên được biết đến thông qua bài viết “Bàn phiến về văn hóa phương Tây” của học giả Thượng Chi đăng trên báo Nam Phong số 84, 85 năm 1924. Trong bài viết của mình, tác giả ngợi ca Tagore như một đại diện siêu việt của văn hóa phương Đông, người đang chủ trương hòa hợp hai nền văn hóa Đông- Tây. Và như đã nói ở trên, các dịch giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam phần lớn cũng đều tập trung vào lĩnh vực thơ ca. Các công trình nghiên cứu về thơ ca rất phong phú và chuyên sâu, trong khi đó, trong phạm vi mà chúng tôi bao quát được, các nghiên cứu về truyện ngắn lại không nhiều và cũng chỉ dừng lại ở những bước khởi đầu. - Trước hết phải kể đến công lao của Cao Huy Đỉnh và La Côn trong việc giới thiệu truyện ngắn của R.Tagore đến với độc giả Việt Nam. Khi nhận xét về truyện ngắn Tagore , Cao Huy Đỉnh cho rằng truyện ngắn của R.Tagore mang nhiều chất trữ tình và nó nói hộ triết lí và tình cảm của nhà thơ bằng những hình ảnh thiên nhiên, bằng thần thoại, bằng biểu tượng và ngụ ngôn nhiều hơn là sự việc rút từ thực tế đời sống. Cách viết của R.Tagore rất súc tích và cái tính chất tập trung, logic và thống nhất cao độ trong truyện ngắn của ông chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những ảnh hưởng của văn học phương Tây và văn học Ấn Độ. Và khi bàn về nguồn gốc đề tài của truyện ngắn, ông tiếp tục nhận xét “ những truyện ngắn của ông có truyện lấy đề tài trong thực tế, có truyện lấy đề tài trong thần thoại, cổ tích và lịch sử”( 17. 360). Ở đây, Cao Huy Đỉnh đã đề cập đến vấn đề nguồn gốc của yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tagore. Đây có thể xem là nhận xét có tính chất giới thiệu nhằm giúp độc giả tiếp cận với truyện ngắn R.Tagore - Tác giả Đào Anh Kha trong lời giới thiệu tập truyện ngắn “Mây và mặt trời” do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1986 có viết như sau: “Cách hư cấu của R.Tagore là cho hiện thực lồng vào huyền thoại, là đúc kết những sự việc có thật trong xã hội rồi đem đặt bên cạnh những yếu tố, những tư liệu rút từ thần thoại, cổ tích, dân ca và cả tôn giáo. Nhận xét này mang tính gợi mở rất lớn về một đặc trưng trong nghệ thuật biểu hiện của Tagore. - Tác giả Lưu Đức Trung có viết : “Truyện ngắn của Tagore rất đa dạng. Có truyện rất ngắn chỉ mấy chục dòng, có truyện rất dài, kết cấu khá phức tạp, nhưng nói chung tính hiện thực rất sâu sắc. Ông thường kết hợp tính chất huyền ảo và hiện thực trong truyện, khiến cho tác phẩm có sức gợi cảm và hấp dẫn” ”( 49.151-152) - Đỗ Thu Hà “cái siêu nhiên đã được Tagore sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo ra một tầng sâu hơn về mặt xã hội và tư tưởng cho câu chuyện, chuyển tải sự phản kháng của nhà văn đối với trật tự xã hội đang tồn tại”( 18.156) * Từ phần nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng những công trình nghiên cứu, giới thiệu về truyện ngắn của Tagore ở nước ngoài nghiêng về giới thiệu chung, đánh giá tài năng viết truyện ngắn của Tagore. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giá trị nội dung và đặt truyện ngắn của Tagore trong sự so sánh với một số tác giả phương Tây. Các nhận xét của các nhà nghiên cứu ở trong nước mới chỉ mang tính giới thiệu chung về việc kết hợp hiện thực và huyền ảo, sử dụng yếu tố huyền thoại như một thủ pháp biểu hiện đặc trưng trong truyện ngắn Tagore. Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của Tagore. Trong phạm vi đề tài của luận văn Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn R.Tagore, chúng tôi sẽ tiếp nhận những ý kiến, nhận xét đáng lưu tâm có liên quan đến yếu tố huyền thoại từ nguồn tư liệu thu thập được để phục vụ cho quá trình triển khai luận văn này. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Theo mục đích yêu cầu của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của R.Tagore - Phạm vi nghiên cứu: 35/100 truyện ngắn được in trong “ R. Tagore- tuyển tập tác phẩm” do Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu, NXB Lao động, Hà Nội 2004 kết hợp đối chiếu với bản dịch tiếng Anh “ The Hungry stones and Other stories”, New York, 1916 để tìm ra những yếu tố ổn định, đáng tin cậy cho việc lý giải, phân tích yếu tố huyền thoại được sử dụng trong các truyện ngắn - Phạm vi nghiên cứu còn mở rộng ra ở một số truyện ngắn của Tagore bằng bản tiếng Anh in trong tập “ The Hungry stones and Other stories”, New York, 1916; “Selected Short stories of R.Tagore”, in Oxford Tagore Translation, 2000 và “Collection of Stories”, Visvabharati Publiciation, Calcuta, 1945. -Việc khảo sát còn mở rộng ở sự đối chiếu so sánh với các thể loại khác của Tagore; truyện ngắn của các tác giả Việt Nam, Sekhov. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong công trình này, để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi vận dụng những phương pháp sau: Phê bình huyền thoại là một phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi nhận thấy có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề pháp nghiên cứu. Theo Gilbert Durand - nhà phê bình huyền thoại tiêu biểu của thế kỉ XX, phê bình huyền thoại là sự phân tích văn bản để tìm ra những “chuyện kể nằm bên dưới truyện kể” và “gắn liền với ý nghĩa của mọi chuyện kể”(15.3). Theo Durand, phê bình huyên thoại là sự nghiên cứu trên tinh thần kết hợp giữa “một yếu tố văn hóa” và một “tập hợp xã hội nhất định: và “việc xem xét các tác phẩm theo phê bình huyền thoại” sẽ cho chúng ta biết về “linh hồn cá nhân hay tập thể” . Có thể nói trong truyện ngắn R.Tagore, huyền thọai là chất liệu không thể thiếu để chuyển tải ý nghĩa của tác phẩm dù cho đó là những câu chuyện mang đậm tính thời sự. Phương pháp phân tích và so sánh theo loại hình cũng được sử dụng vì đối tượng khảo sát của luận án là truyện ngắn. Phương pháp thống kê- phân loại được sử dụng trong việc khảo sát văn bản giúp người người viết luận văn có thể thống kê, phân loại một cách hệ thống để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất Phương pháp trực giác: phương pháp này vốn được các nhà phê bình - lí luận sử dụng trong việc cảm thụ văn chương, dựa vào trực giác tinh tế để cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm Ngày nay trong hoạ t động nghiên cứu khoa học, việc xác định phương pháp nghiên cứu được xem là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết. Ý thức được điều này, chúng tôi đã khá thận trọng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp đã được gợi mở bởi các nhà khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho luận văn 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm ba phần chủ yếu: phần mở đầu. các chương chính và phần kết luận. Phần mở đầu gồm có sáu mục. Ở mục thứ nhất, Lí do chọn đề tài , chúng tôi sẽ điểm qua đôi nét về tác giả R.Tagore nhằm cung cấp một cái nhìn trực diện cho những ai lần đầu tiên tiếp xúc với tác giả cũng như tác phẩm của ông đồng thời chúng tôi cũng nêu lên những lí do cụ thể khiến chúng tôi chọn truyện ngắn của R.Tagore làm đối tượng nghiên cứu trong công trình này. Trong mục tiếp theo, Lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ phác họa bức tranh khái quát về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về truyện ngắn của R.Tagore. Ở mục Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ giới hạn những vấn đề được khai thác chủ yếu xoay quanh 35/100 truyện ngắn của R.Tagore gắn liền với những gì thuộc về huyền thoại cùng những phương pháp mà chúng tôi sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề ở mục Phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng, chúng tôi sẽ trình bày về trình tự sắp xếp các chương, mục (Bố cục của luận văn) và ý nghĩa thực tiễn lẫn khoa học mà công trình mang đến (Đóng góp mới của luận văn). Tiếp theo phần mở đầu sẽ là ba chương chính. Ở chương 1- R.Tagore- người mở đầu cho thể loại truyện ngắn của văn học hiện đại Begal, chúng tôi sẽ khái quát nền văn học Begal thời Phục hưng và những ảnh hưởng của truyện ngắn R.Tagore trong quá trình hiện đại hóa văn học Ấn Độ. Khi giới thiệu truyện ngắn của R.Tagore, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những sáng tạo của R.Tagore khi vận dụng những yếu tố huyền thoại trong văn học, văn hóa, tôn giáo Ấn Độ và huyền thoại trong văn học thế giới vào những sáng tác của ông. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ giới thuyết những khái niệm về huyền thoại, thi pháp huyền thoại để tạo cơ sở lí luận cho việc tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn của R.Tagore. Trong chương 2- Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn R.Tagore qua thế giới nhân vật , chúng tôi sẽ nêu vấn đề tôn giáo con người của R.Tagore, quan niệm đặc biệt về con người của ông để thấy được các kiểu nhân vật huyền thoại. Và trước
Luận văn liên quan