Luận văn Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại Thành phố Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tầm quan trọng của hoạt động này thể hiện ở chỗ, nó đáp ứng được yêu cầu sản xuất, trao đổi, lưu thông hàng hóa, sản phẩm xã hội ở các khu vực dân cư khác nhau, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua các phương tiện giao thông cũng như quản lý hoạt động của các phương tiện giao thông. Ngày nay, chúng ta bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin với nền Kinh tế tri thức. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nước ta tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trong tình hình đó, giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu xây dựng một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, chỉ huy hoạt động an toàn, pháp luật về giao thông chặt chẽ, hạn chế thấp nhất những vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng như tai nạn giao thông thì sẽ góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu hội nhập khu vực, quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2005 - 2010 của Đảng đã xác định “Tập trung các nguồn lực để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hành không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội” [17, tr.199]. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung phải ngày càng hiện đại phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và toàn diện hơn. Sự phát triển của hoạt động giao thông đường bộ cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hoạt động giao thông đường bộ luôn chứa đựng mối nguy hiểm, nếu xẩy ra tai nạn thì gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, thậm chí tính mạng của con người. Do đó, nếu không có công tác đảm bảo trật tự về an toàn giao thông thì sẽ nảy sinh các vi phạm về an toàn giao thông, gây ra tai nạn giao thông và hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở các thành phố, thị xã, nơi tập trung đông dân cư. Hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước ta đã và đang diễn biến phức tạp. Đó là sự gia tăng của phương tiện cơ giới ở mức độ cao đặc biệt là môtô, xe máy, sự hạn chế về hiệu lực quản lý Nhà nước trong hoạt động giao thông đường bộ và sự thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật giao thông của các đối tượng tham gia giao thông. “Nếu so sánh với tháng 8 đầu năm 2004 thì tháng 8 đầu năm 2005 tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 14.314 vụ (tăng 1,6%), làm chết 4.499 người (tăng 7,4%) và bị thương 16.423 người (tăng 12%). Chỉ tính trong 15 ngày đầu của tháng 9/2005 (tháng an toàn giao thông) trung bình mỗi ngày xảy ra 46,7 vụ, làm chết và bị thương 52,4 người” [14, tr.3]. Đối với thủ đô Hà Nội, do chiếm vị trí trọng yếu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một quốc gia, hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội giữ vai trò hết sức quan trọng. Thông qua hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội có thể đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại thủ đô Hà Nội luôn là yêu cầu hết sức cấp thiết của Đảng, của ngành, các cấp, của toàn bộ nhân dân đang sống và làm việc tại thủ đô. Thế nhưng, trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội hiện nay đang gây nhiều lo lắng đối với nhân dân thủ đô. Tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ ngày một tăng; ý thức tuân thủ các quy tắc trong hoạt động giao thông của những người điều khiển các phương tiện giao thông còn kém, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng không giảm. “Chỉ tính trong năm 2005, tại thành phố Hà Nội đã xảy ra 2.350 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 413 người chết và 2.213 người bị thương. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý 41.891 trường hợp vi phạm Luật giao thông, tạm giữ 3.926 lượt phương tiện vi phạm” [9, tr.6]. Thêm vào đó, tình trạng đua xe máy, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu không tuân thủ quy định trật tự giao thông tại thủ đô đang gây nên những nhức nhối cho xã hội. Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng những sai lệch xã hội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ cũng như về các nguyên nhân, điều kiện của nó. Từ đó, mới có thể đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với những sai lệch hiện nay trong hoạt động giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội. Vì vậy, đề tài: “Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động giao thông luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây ở nước ta, nhiều khía cạnh của vấn đề giao thông đã được tiếp cận, nghiên cứu và khai thác như: - Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông tại thành phố Hà Nội, luận án thạc sỹ luật học của Ngô Huy Ngọc, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân - 1996. - Đặc điểm hình sự tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, luận án thạc sỹ luật học của Nguyễn Văn Mận, Học viện CSND, Hà Nội - 2000. - Nghiên cứu tình hình an toàn giao thông đường bộ và biện pháp khắc phục, luận án thạc sỹ khoa học kỹ thuật của Mai Văn Đức - Đại học giao thông vận tải, Hà Nội - 2000. - Thực trạng công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, giải pháp cải tiến lề lối làm việc và nâng cao hiệu quả, đề tài khoa học của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt - 2000. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, luận án thạc sỹ Luật học của Nguyễn Huy Bằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - 2001. - Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Thực trạng và giải pháp, luận văn cao cấp lý luận chính trị của Vũ Anh Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội - 2002 và nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả khác. Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào lĩnh vực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông một cách khái quát, cũng như lý luận về hoạt động điều tra xử lý tai nạn giao thông nói chung, mà chưa nêu được một cách toàn diện có hệ thống những yếu tố tác động có ảnh hưởng đến hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật trong hoạt động giao thông đường bộ. Có thể nói rằng, nghiên cứu vấn đề sai lệch trong hoạt động giao thông nói chung và hoạt động giao thông đường bộ nói riêng cho đến nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý thuyết lẫn phương pháp xã hội học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Mô tả và phân tích thực trạng sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ của những người tham gia giao thông ở thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với những sai lệch của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm: - Làm rõ khái niệm “Sai lệch xã hội”, “Giao thông đường bộ”, “sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ” và một số khái niệm cơ bản của luật giao thông đường bộ. - Mô tả phân tích đánh giá thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia đường bộ tại thành phố Hà Nội về loại hình, quy mô, mức độ, tính chất và hậu quả của nó. - Tìm hiểu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh những sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội. - Đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm tăng cường cuộc đấu tranh phòng chống sai lệch xã hội trên lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội. * Khách thể nghiên cứu: Người tham gia giao thông đường bộ. * Phạm vi nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng sai lệch xã hội của những người tham gia giao thông đường bộ tại địa bàn thành phố Hà Nội. - Không gian: Giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội - Thời gian: 2005 - 2006 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết * Giả thuyết nghiên cứu - Tình hình sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội đang diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng, cả về loại hình lẫn cơ cấu, đặc điểm, tính chất. - Nam giới thường có hành vi sai lệch nhiều hơn nữ giới. Những người có trình độ học vấn càng cao và nghề nghiệp ổn định thường ít có hành vi sai lệch hơn khi tham gia hoạt động giao thông đường bộ. - Sự thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông còn thấp làm gia tăng các hành vi sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ. - Do sự thiếu an toàn của các loại phương tiện giao thông đường bộ, và sự thiếu đồng bộ, thường xuyên trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về luật giao thông đường bộ nên hiện tượng sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ có xu hướng ngày càng gia tăng. * Khung lý thuyết Sơ đồ tương quan giữa các biến số thực sự là một khung tiếp cận hệ thống toàn diện, trung tâm là biến phụ thuộc, đó là vấn đề nghiên cứu: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ. Các biến độc lập sẽ xác định nhằm giải thích vì sao có thực trạng của biến phụ thuộc. Đề tài đã xác định hệ thống các biến số như sau: + Biến số phụ thuộc Thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ: - Quy mô và loại hình sai lệch: Số vụ và các loại hình sai lệch xã hội trong hoạt động giao thông đường bộ. - Cơ cấu của hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ: Số vụ và các loại hình sai lệch theo đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đối tượng tham gia giao thông đường bộ có hành vi sai lệch. - Mức độ - tính chất của hành vi sai lệch: Nghiêm trọng - ít nghiêm trọng, cố ý - vô ý. + Biến số độc lập - Những đặc trưng nhân khẩu - xã hội của đối tượng tham gia hoạt động giao thông đường bộ: giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, nhận thức về luật giao thông đường bộ. - Hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức xã hội về việc phòng ngừa sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ: truyền thông đại chúng, cơ quan bảo vệ pháp luật. + Biến số can thiệp Môi trường kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa tại thành phố.

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN GT HOAN THANH 8-12.doc
  • docMôc lôc.doc
  • docphu luc.doc
Luận văn liên quan