Thực hiện yêu cầu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc thực
hiện và báo cáo kết quả học tập, em cố gắng tìm kiếm một doanh nghiệp để
đáp ứng yêu cầu đó.
Là một sinh viên khoa kế toán lâu nay trong suốt quá trình học tập ở
trường em đã được trang bị rất nhiều kiến thức về lý thuyết đặc biệt là kiến
thức về kế toán. Cùng với sự dìu dắt và giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị
Lời, lần đầu tiên em bước vào một môi trường kinh doanh và thực tế đời sống
kinh tế xã hội. Em rất băn khoăn làm thế nào để chọn được một doanh nghiệp
thực tập vừa đáp ứng được yêu cầu của trường vừa phù hợp với trình độ của
sinh viên sắp ra trường.
Chọn một doanh nghiệp tầm cỡ Nhà nước có lẽ đặt ra rất nhiều vấn đề
đáng quan tâm và có nhiều điều bổ ích đối chiếu với những gì đã học ở
trường. Nhưng em nghĩ rằng những doanh nghiệp như vậy có rất nhiều vấn đề
vừa tầm suy nghĩ thì đã có không ít người đề cập đến rồi còn lại những vấn đề
đáng quan tâm hơn thì bản thân là một sinh viên sắp ra trường chưa thể vươn
tới quan sát và nhận định.
Chọn một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay kinh doanh một lĩnh vực
vừa cụ thể nào đó thì việc thu được hiệu quả thực tập chưa cao chưa thể vận
dụng hết những kiến thức đã được thầy cô trang bị cho ở trường.
Vì thế em chọn doanh nghiệp TNHH kinh doanh tổng hợp nhiều mặt
hàng, ngành nghề khác nhau đó là: Công ty TNHH ô tô Hoàng Trà.
Để hoàn thành bản báo cáo thực tập này em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Lời cùng các cô chú trong công ty TNHH Hoàng Trà
Qua một tháng thực tập tại công ty em đã nghiên cứu và quan sát được
đặc điểm hoạt động kinh doanh, quá trình hình thành và phát triển mô hình
công tác kế toán của công ty. Em xin khái quát vào những mục cụ thể sau:
Phần I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa công ty TNHH ô
tô Hoàng Trà
3
Phần II: Đặc điểm công tác kế toán của công ty
Phần III. Kết luận
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sản xuất kinh doanh của công ty TNHH ô tô Hoàng Trà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Đề tài:
“SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện yêu cầu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc thực
hiện và báo cáo kết quả học tập, em cố gắng tìm kiếm một doanh nghiệp để
đáp ứng yêu cầu đó.
Là một sinh viên khoa kế toán lâu nay trong suốt quá trình học tập ở
trường em đã được trang bị rất nhiều kiến thức về lý thuyết đặc biệt là kiến
thức về kế toán. Cùng với sự dìu dắt và giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị
Lời, lần đầu tiên em bước vào một môi trường kinh doanh và thực tế đời sống
kinh tế xã hội. Em rất băn khoăn làm thế nào để chọn được một doanh nghiệp
thực tập vừa đáp ứng được yêu cầu của trường vừa phù hợp với trình độ của
sinh viên sắp ra trường.
Chọn một doanh nghiệp tầm cỡ Nhà nước có lẽ đặt ra rất nhiều vấn đề
đáng quan tâm và có nhiều điều bổ ích đối chiếu với những gì đã học ở
trường. Nhưng em nghĩ rằng những doanh nghiệp như vậy có rất nhiều vấn đề
vừa tầm suy nghĩ thì đã có không ít người đề cập đến rồi còn lại những vấn đề
đáng quan tâm hơn thì bản thân là một sinh viên sắp ra trường chưa thể vươn
tới quan sát và nhận định.
Chọn một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay kinh doanh một lĩnh vực
vừa cụ thể nào đó thì việc thu được hiệu quả thực tập chưa cao chưa thể vận
dụng hết những kiến thức đã được thầy cô trang bị cho ở trường.
Vì thế em chọn doanh nghiệp TNHH kinh doanh tổng hợp nhiều mặt
hàng, ngành nghề khác nhau đó là: Công ty TNHH ô tô Hoàng Trà.
Để hoàn thành bản báo cáo thực tập này em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Lời cùng các cô chú trong công ty TNHH Hoàng Trà
Qua một tháng thực tập tại công ty em đã nghiên cứu và quan sát được
đặc điểm hoạt động kinh doanh, quá trình hình thành và phát triển mô hình
công tác kế toán của công ty. Em xin khái quát vào những mục cụ thể sau:
Phần I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH ô
tô Hoàng Trà
3
Phần II: Đặc điểm công tác kế toán của công ty
Phần III. Kết luận
PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH Ô TÔ
HOÀNG TRÀ
1. Tên và địa chỉ của công ty
Công ty TNHH ô tô Hoàng Trà được thành lập ngày 19/06/2001. Số
0102002815
Tên giao dịch: Công ty TNHH ô tô Hoàng Trà
Đại chỉ: 161, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.7554285
Fax: 04.7554286
Email: HoangTra@fpt.vn
2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty TNHH ô tô Hoàng Trà là công ty TNHH gồm 2 thành viên trở
lên, trong giấy phép kinh doanh công ty hoạt động theo các ngành nghề sau:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, chủ yếu là máy móc, thiết bị xây dựng,
phương tiện vận tải đường bộ, vật tư, thiết bị điện, điện tử, tư liệu tiêu dùng
- Đại lý bán buôn, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá, bốc xếp, vận tải hàng hoá
- Sản xuất sửa chữa lắp ráp bảo hành thiết bị, phương tiện cơ giới
đường bộ, ô tô chuyên dùng, các loại thiết bị, linh kiện phụ tùng
- Tư vấn du học, môi giới, tiếp xúc thương mại
- Dịch vụ marketing, nghiên cứu thị trường
- Đại lý kinh doanh xăng dầu
- Buôn bán hoá lỏng dầu nhờ
4
- Kinh doanh nhà hàng, lữ hành, nội địa quốc tế
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có các đặc điểm chính sau:
- Là một công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác
nhau, đa dạng, phong phú từ tư liệu sản xuất đến tư liệu tiêu dùng, từ buôn
bán hàng hoá đến cung ứng dịch vụ, trong đó nét nổi bật lên đặc trưng là
nhiều hoạt động kể cả buôn bán và dịch vụ đều xoay quanh trục chính là
ngành nghề liên quan đến ô tô, vận tải đường bộ
- Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả sản xuất và thương
mại, dịch vụ hay nói cách khác là sản xuất và lưu thông
- Quy mô chưa lớn lắm so với nhiều công ty của Nhà nước nhưng so
với nhiều công ty TNHH khác thì công ty Hoàng Trà cũng tương đối lớn
Số vốn điều lệ của công ty là 8 tỷ đồng
Số người lao động có 174 người, trong đó có 54 người là cán bộ quản
lý, kinh doanh, dịch vụ và có 120 người ở các bộ phận sản xuất, đó là chưa kể
tới số lao động thời vụ mà công ty thường sử dụng cũng tương đối lớn
- Phạm vi hoạt động của công ty cũng tương đối rộng. Do ngành nghề
kinh doanh và dịch vụ đa dạng, nên công ty không những trên địa bàn Hà Nội
mà còn mở rộng ở nhiều địa phương khác, không những trong địa bàn cả
nước mà cả trên thị trường quốc tế
Phương thức hoạt động của công ty đã kết hợp sản xuất và thương mại
dịch vụ một cách năng động, linh hoạt vì mục tiêu tăng trưởng của công ty.
4. Quá trình hình thành và phát triển
Trong môi trường đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước theo cơ
chế thị trường. Công ty TNHH ô tô Hoàng Trà ra đời theo giấy phép kinh
doanh số 0102002815 ngày 19/06/2001 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà
Nội cấp. Là một doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với bao khó khăn của nền
kinh tế biến động không ngừng, song công ty đã có những bước phát triển
đáng kể. Qua một thời gian vừa khởi đầu vừa xây dựng bộ máy tổ chức, triển
5
khai các mặt hoạt động từ năm 2003 đến nay, công ty tiếp tục ổn định và phát
triển
Trong thời gian qua công ty lắp ráp các loại xe khách và xe tải mỗi năm
được 270 chiếc.
- Hai đại lý xe 1002 mỗi năm 100 chiếc (trị giá mỗi chiếc 150 triệu
đồng)
- Hai đại lý xe chfic đạt 70 chiếc mỗi năm (trị giá mỗi chiếc 400 triệu
đồng)
- Nhập khẩu Todono (Nhật) mỗi năm 40 chiếc và các llại hàng hoá
khác
Kết quả thu được qua một số năm như sau:
Chỉ tiêu thực hiện ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu Triệu đồng 110.000 122.000 123.000
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 300 350 399
Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 84 98 174
Lao động sử dụng Người 174 174 1.75
Thu nhập bình quân Triệu đồng 1.5 1.7
Qua số liệu trên cho thấy
Doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2005 là 12 tỷ đồng
Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1 tỷ đồng
Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 là 50 triệu, năm 2006 tăng
so với năm 2005 là 49 triệu. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2004 so với năm
2005 là 28 triệu đồng. Thu nhập bình quân tăng rõ rệt năm 2004 là 1,5 triệu
đồng/người hàng tháng, năm 2005 là 1,7 triệu đồng/người/tháng, năm 2006 là
1,75 triệu đồng/người/tháng. Kết quả này là do việc không ngừng tăng trưởng
các hoạt động kinh doanh cảu công ty trong vòng 3 năm cũng như sự chấp
nhận của thị trường về uy tín, chất lượng sp, công ty có hoạt động kinh doanh
tốt thì mức lương mới được cải thiện.
Mục tiêu năm 2007 mà công ty đặt ra là 145 tỷ đồng, các chỉ tiêu khác
6
như lãi trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập chơngời lao động tăng 10% so với
năm 2006.
Cùng với sự tăng trưởng của các chỉ tiêu nói trên, thị trường công ty
cũng từng bước tăng thêm một số mặt hàng và các hoạt động sau:
+ Đại lý các loại xe Chaassic của Công ty liên doanh Hinomoto
+ Đại lý xe USA (Nga) của Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân
+ Mua bán các loại xe ô tô nhập khẩu
+ Mua bán các loại cẩu Tochano
Trong thời gian ổn định và phát triển, một số mặt hàng, một số loại
hình dịch vụ của công ty đã tạo niềm tin cho khách hàng, bước đầu đã có chỗ
đứng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Thu nhập của người lao động tương đối ổn định. Mức lương bình quân
của công nhân sản xuất là 1.800.000 đồng/tháng/công nhân, của cán bộ quản
lý và bộ phận kinh doanh là 1.700.000 người/tháng. Đó là chưa kể tất cả mọi
người đều được hưởng lương tháng 13 và các khoản nghỉ lễ tết...
* Nhận xét đánh giá
Qua tìm hiểu, tình hình hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty em xin có những nhận xét sau:
a. Ưu điểm
Đối với khách hàng bao gồm cả các hàng mua và khách hàng bán của
công ty luôn coi là "thượng đế" và luôn phấn đấu xây dựng nuôi dưỡng gìn
giữ chữ tín đối với khách hàng. Dù khó khăn phức tạp, dù phải vượt qua mọi
trở ngại và ứng phó với biến thiên vạn hoá cảu thị trường đầy rẫy cạnh tranh,
công ty đều tìm mọi cách giữ chữ tín đối với khách hàng, thậm chí có lúc bị
thua lỗ thiệt thòi trong kinh doanh nhưng vì chữ tín công ty vẫn đáp ứng yêu
cầu của khách hàng. Vì mục tiêu đó công ty đã thực hiện những việc sau:
Đối với khách hàng công ty bán lẻ hoặc bán buôn, công ty đều nắm
vững nhu cầu thị hiếu, đáp ứng mọi sở thích của họ
Đối với khách bán hàng, công ty luôn nắm bắt khả năng cung cấp nhu
7
cầu tiêu thụ của họ để đảm bảo các bp thích hợp đảm bảo 2 bên cùng có lợi
Cung cấp cacs hàng hoá kịp thời gian, đúng địa điểm, đảm bảo đúng
chất lượng số lượng
Bảo đảm giá cả hợp lý không mua rẻ bán đắt đối với khách hàng mua
của công ty.
Coi trọng thực hiện đầy đủ các dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
+ Công ty luôn cố gắng tạo nguồn vốn ban đầu tương đối đủ với yêu
cầu sản xuất kinh doanh, chỉ tiến hành vay vốn khi thực sự cần thiết và điều
kiện hoàn trả sớm. Phấn đấu không để tình trạng nợ nần.
+ Luoon tìm mọi cách để đảm bảo an toàn và tăng trưởng nguồn vốn
trên cơ sở kinh doanh năng động, nhưng thận trong không mạo hiểm. Đồng
thời tìm mọi biện pháp tranh thủ các nguồn lực có thể triệt để thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống mọi biểu hiện làm thất thoát tài sản.
+ Kinh doanh có bài bản các hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty
đều có phương án kỹ thuật cụ thể, phương án được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu tình hình thị trường, tính toán đầy đủ các mặt kinh tế kỹ thuật tài
chính, lường trước những khó khăn để tìm cách khắc phục nhận biết những
thuận lợi để phát huy.
Đối với nội bộ công ty: Công ty đặc biệt quan tâm đến đời sống vật
chất tinh thần của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh luật lao động. Có
chế độ thưởng phạt nghiêm minh, khuyến khích những việc làm tốt, những
đóng góp cho sự phát triển của công ty. Xử lý kiên quyết những việc làm sai
trái gây tổn hại đến lợi ích kinh tế và sự phát triển của công ty. Chăm lo đoàn
kết nội bộ, xây dựng tình cảm thương yêu, trợ giúp nhau dưới mái nhà chung
của công ty. Chú trọng bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý kinh doanh nâng cao tay nghề cho các bộo
phận sản xuất phục vụ
- Đối với Nhà nước và xã hội
8
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt
khác mọi người trong công ty nhất là những người có trách nhiệm luôn chủ
động tìm hiểu, học hỏi và cập nhật không ngừng nâng cao trình độ và sự am
hiểu chế độ chính sách của Nhà nước
+ Thực hiện đầy đủ minh bạch nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước theo
quy định của pháp luật
+ Xây dựng mối quan hệ tốt và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan
đoàn thể địa phương
9
b. Nhược điểm
Do sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng trong khi nguồn lực
có hạn, vốn chưa nhiều cán bộ công nhân viên chưa đủ, quá trình hoạt động
còn ít nên việc chuyên sâu vào một lĩnh vực, một mặt hàng cụ thể còn chưa
cao, chưa đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để tạo thương hiệu
Chưa thể hiện rõ chiến lược phát triển của công ty mặc dù doanh thu
của các chỉ tiêu kinh tế ngày càng tăng
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Về lãnh đạo của công ty
Là một công ty TNHH thành viên và vốn góp của công ty có 3 người.
Trong đó có:
- Một người làm giám đốc (GĐ)
- Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (PGĐ1)
- Một người làm uỷ viên Hội đồng quản trị (PGĐ2)
Giám đốc công ty: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là
người có quyền điều hành mọi hoạt động chung, trực tiếp đề ra các chiến
lược, kế hoạch giám sát kiểm tra các phòng ban
Phó giám đốc điều hành hoạt động của các phòng ban, thay mặt giám
đốc điều hành mọi hoạt động khi giám đốc đi vắng theo phạm vi quyền hạn
của mình
PGĐ1 có trách nhiệm giám sát điều hành hoạt động cảu các phòng kinh
doanh, phòng nguồn hàng, phòng kỹ thuật, theo dõi tình hình trong nước và
ngoài nước, tổ chức phối hợp hoạt động các phòng, đề ra nhiệm vụ cho từng
phòng
PGĐ2 phụ trách nội bộ nhiệm vụ quản lý các hoạt động cảu từng phòng
kế toán tài chính, phòng hành chính, và các kho trực thuộc tổ chức triển khai
các hoạt động chung của giám đốc và giao nhiệm vụ cho các phòng thực hiện
2. Tổ chức bộ máy
Sơ đồ (trang bên)
10
Công ty hiện có các phòng ban đơn vị chức năng với các nhiệm vụ sau:
- Phòng kinh doanh
Nghiên cứu thị trường
+ Ký hợp đồng kinh tế bán hàng
+ Ký các hợp đồng đại lý bán hàng
+ Giúp đỡ khách hàng vay vốn ngân hàng
+ Quảng cáo các sản phẩm mới và hàng hoá cảu công ty
- Phòng nguồn hàng
+ Tìm hiểu khai thác nguồn hàng ở trong nước, nước ngoài để công ty
mua về phục vụ sản xuất kinh doanh
+ Theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế về bảo dưỡng, bảo hành các
loại xe ô tô.
11
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2
Phòng
kinh
doanh
Phòng
nguồn
hàng
Phòng
kỹ thuật
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng
hành
chính
Phòng
kỹ thuật
Bộ
phận
kinh
doanh
thực
hiện
Bộ
phận
bán
hàng
Bộ
phận
xuất
nhập
khẩu
Bộ
phận
bảo
hành
Bộ
phận
xuất
nhập
khẩu
Bộ
phận
bảo
hành
Kho lắp
ráp
Kho
hàng
hoá
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ hợp tác, phối hợp
12
+ Tổ chức việc vận chuyển thuê các loại xe tại địa điểm của nhà hàng
- Phòng kỹ thuật:
+ Theo dõi việc lắp ráp các loại xe thuộc danh mục kinh doanh của
công ty, đảm bảo chất lượng của sản phẩm xuất xưởng.
+ Thực hiện đăng kiểm các loại xe trên khi xuất xưởng
- Phòng kế toán tài chính
+ Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng và công
việc kế toán.
+ Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế
toán.
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị
- Phòng tổ chức hành chính: gồm hai người có nhiệm vụ quản lý đôn
đốc các phòng ban thực hiện các thủ tục hành chính như thủ tục vay vốn ngân
hàng, ký các hợp đồng các loại.
- Các kho trực thuộc: một kho lắp ráp và một kho hàng hoá.
13
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1. Nhiệm vụ
Ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu về các hoạt động kinh tế như buôn
bán hàng hoá, tài khoản ngân hàng...
- Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tính giá
thành sản phẩm.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng tốt vốn lưu động, vốn vay ngắn hạn
- Tính toán kết quả kinh doanh đảm bảo vốn tích luỹ cho công ty
2. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
b. Nhiệm vụ chức năng của các thành viên
* Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán tài chính kế toán
của công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công
ty. Trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo, điều hành về tài chính, tổ chức hướng
dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, của ngành về
công tác kế toán. Tham gia ký kết và kiểm tra các hợp đồng kinh tế. Tổ chức
thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
* Kế toán tổng hợp: Tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
kho hàng
Kế toán
công nợ kiêm
tkế toán thuế
Thủ quỹ kiêm
kế toán tiền
mặt
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ tác nghiệp
14
cái, bảng tổng kết tài sản của công ty. Đồng thời kế toán tổng hợp chi tiết về
giá trị tài sản cố định.
* Kế toán kho hàng: Giám sát tình hình hàng hoá nhập xuất, tồn kho
theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng hoá.
* Kế toán công nợ kiêm kế toán thuế: theo dõi tình hình công nợ của
công ty đồng thời kiểm tra giám sát và thanh toán tiền lương và tiền thưởng
cho nhân viên. Theo dõi và phản ánh các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản
phải nộp Nhà nước trong kỳ kế toán.
* Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt: theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ,
kiểm tra theo dõi vào sổ sách liên quan.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là nhứng minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh
tế phát sinh và sự hoàn thành là thông tin đầu vào dữ liệu của toàn bộ thông
tin kế toán trên cơ sở hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại công ty do Nhà nước ban hành
gồm phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn tài chính... Kế toán trưởng
phải quy định trình tự và xử lý chứng từ kế toán như việc ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh vào các sổ kiểm tra hoàn thiện chứng từ. Phòng kế toán
công ty phải tổ chức quản lý và cấp phát chứng từ in sẵn cho các bộ phận liên
quan.
Một số chứng từ sử dụng tại công ty:
+ Chứng từ lao động tiền lương: Bảng đơn giá lương, bảng chấm công,
sổ theo dõi lao động hàng ngày, phiếu làm thêm giờ, bảng phân bổ tiền lương
và bảo hiểm xã hội.
Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, theo định
mức, biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá, thẻ kho.
+ Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu tạm ứng, bảng kê quỹ,
giấy thanh toán tiền tạm ứng.
15
+ Chứng từ tài sản cố định: quyết định tăng giảm tài sản cố định, hợp
đồng mua bán, hoá đơn GTGT...
2. Tổ chức hệ thống sổ sách
- Hình thức công ty đang áp dụng chung: chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 3: Hình thức chứng từ ghi sổ
Phương pháp khấu hao: Theo thời gian sử dụng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo giá bình quân và giá đích
Chứng từ ban đầu
Hạch toán chi tiết các TK
155, 156, 157, 632, 641
TK loại 5, 911
Lập các chứng từ ghi sổ:
- SP hàng hoá nhập, xuất
- Giá vốn, tập hợp, kết chuyển
- Doanh thu
- Chi phí, kết quả
Tổng hợp chi
tiết các chỉ tiêu
Sổ cái tài khoản Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Báo cáo kế toán Bảng cân đối
phát sinh
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi đối chiếu cuối tháng
Ghi cuối tháng
16
danh
+ Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này
giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên
vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập
trong kỳ.
+ Phương pháp giá thực tế đích danh: theo phương pháp này giá
nguyên vật liệu thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên số lượng
nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật
liệu đó.
- Hình thức tổ chức công tác kế toán: tập trung, phòng công tác kế toán
chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý, hệ thống hoá toàn bộ thông tin, số liệu, phục
vụ cho công tác quản lý tài chính của công ty.
Tại các đơn vị phụ thuộc: kho phân xưởng sản xuất công ty bố trí một
kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu và chuyển toàn bộ chứng từ về
phòng kế toán. Phòng kế toán có trách nhiệm tính giá thành sản phẩm.
Tại kho hàng hoá công ty cũng bố trí một kế toán theo dõi việc mua
hàng hoá, hàng bán đại lý, hạch toán báo sổ, chuyển toàn bộ chứng từ kế toán
về phòng kế toán.
III. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KẾ TOÁN TRÊN MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
CỤ THỂ TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOÀNG TRÀ.
Kế toán nguyên vật liệu
- Đặc điểm nghiệp vụ: mua nguyên vật liệu là khâu khởi đầu và là một
trong những yếu tố cơ bản để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu mua vào của công ty chủ yếu là thân vỏ, phụ tùng... dùng để
lắp ráp tất cả các loại ô tô...
- Chứng từ sử dụng: Hoá đơn đặt hàng, phiếu nhập kho nguyên vật liệu,
phiếu xuất kho nguyên vật liệu, yêu cầu xuất nguyên vật liệu. Tất cả phiếu
xuất kho đều được ký duyệt thay xác nhận của người giao trách nhiệm và
trưởng bộ phận.
17
- Sổ chi tiết kế toán sử dụng
* Sổ chi tiết vật liệu hàng hoá để theo dõi cả về số lượng và giá trị
* Sổ quỹ tiền mặt
* Sổ tiền gửi ngân hàng
* Sổ chi tiết thanh toán với người bán
- Quy trình luân chuyển chứng từ
- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
+ Khi nguyên vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn GTGT