Luận văn So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở tân hồng Đồng Tháp

Ở bất kì nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo nông nhiệp đều có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu hằng ngày càng tăng về lương thực của xã hội. Vì thế sự ổn định của xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo của Việt nam nói chung và của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cần phải tập trung phát triển nghề trồng lúa theo hướng bền vững là tăng chất lượng, nhưng cũng phải đảm bảo số lượng. Hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong trồng lúa là mục tiêu cần đạt được trong sản xuất và tiêu thụ lúa - gạo trong thời gian tới. Trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, tự tin bước vào hội nhập thị trường nông sản quốt tế. Hoà vào dòng phát triển đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Đồng Tháp nói riêng đang nỗ lực tạo chuyển biến cho nông nghiệp vươn lên trong quá trình hội nhập. Theo số liệu thống kê, hiện ĐBSCL có diện tích trồng lúa trên 3,77 triệu ha, chiếm 51,59% tổng diện tích trồng lúa cả nước, sản lượng bình quân đạt trên 18,19 triệu tấn/năm. Đây cũng là khu vực chiếm hơn 90% lượng lúa gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước, giúp Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới

pdf95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở tân hồng Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC Mã số SV : 4054195 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH LÚA 2 VỤ VÀ MÔ HÌNH LÚA 3 VỤ Ở TÂN HỒNG ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: BÙI VĂN TRỊNH Tháng 05/2009 So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 1 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc Chương 1 GIỚI THIỆU  1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Lý do chọn đề tài Ở bất kì nước nào dù là nước giàu hay nước nghèo nông nhiệp đều có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu hằng ngày càng tăng về lương thực của xã hội. Vì thế sự ổn định của xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sản xuất lúa gạo của Việt nam nói chung và của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cần phải tập trung phát triển nghề trồng lúa theo hướng bền vững là tăng chất lượng, nhưng cũng phải đảm bảo số lượng. Hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong trồng lúa là mục tiêu cần đạt được trong sản xuất và tiêu thụ lúa - gạo trong thời gian tới. Trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, tự tin bước vào hội nhập thị trường nông sản quốt tế. Hoà vào dòng phát triển đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Đồng Tháp nói riêng đang nỗ lực tạo chuyển biến cho nông nghiệp vươn lên trong quá trình hội nhập. Theo số liệu thống kê, hiện ĐBSCL có diện tích trồng lúa trên 3,77 triệu ha, chiếm 51,59% tổng diện tích trồng lúa cả nước, sản lượng bình quân đạt trên 18,19 triệu tấn/năm. Đây cũng là khu vực chiếm hơn 90% lượng lúa gạo xuất khẩu hàng năm của cả nước, giúp Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Để sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ổn định, tăng năng xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng lúa gạo, đảm bảo quy hoạch diện tích trồng lúa, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm mà vùng ĐBSCL nói chung và huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp nói riêng cần đạt được trong thời gian tới là làm thế nào để hiệu quả sản xuất trên vùng đất canh tác lúa So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 2 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc tăng cao, sản phẩm được đa dạng và phù hợp với thị trường. Trong khi tình trạng sâu bệnh, dịch hại trong canh tác nông sản ngày càng phức tạp. Mà ông cha ta có truyền thống trồng lúa lâu đời nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thông tin ngày càng được phổ biến rộng rãi, người dân nhận thức được sự đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi là yếu tố làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Từ đó, phong trào chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật, mô hình canh tác mới của các nông hộ diễn ra ngày càng sôi nổi. Một trong những mô hình nổi bật là mô hình thâm canh 3 vụ lúa đang đựơc nhiều nông dân ở ĐBSCL nói chung và huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp nói riêng áp dụng. Để đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh 3 vụ lúa so với mô hình 2 vụ lúa ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, giúp cho nông dân có lưa chọn đúng về mô hình sản xuất để đem lại hiệu cao nhất. Vì vậy, em chọn đề tài “ so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước thì nông nghiệp nước ta không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn như là từ một nước thiếu lương thực nay đã trở thành nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, không thể phủ nhận được sự đóng góp quan trọng của nông nghiệp vào sự phát triển của đất nước. Do đó cần phải phát huy hơn nữa những tiềm năng của đất nước và việc xác định phương hướng, chiến lược thích hợp để có thể khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương là hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng thì việc chấp nhận và thực thi nghiêm túc những điều khoản và qui định chung là điều tất yếu. Trong đó, riêng ngành nông nghiệp phải đảm bảo lượng nông sản đủ lớn, chất lượng tốt, thời gian giao hàng chính xác, giá thành rẻ,…. Để vượt qua được những thữ thách này thì tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Tân Hồng nói riêng đã xác định rỏ vai trò quan trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế địa phương và đề ra một số giải pháp như là phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, tạo điều kiện để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 3 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc Đồng thời đã và đang phát huy hết tiềm năng của địa phương bước đầu mang lại hiệu quả. Mặt dù vậy, có sự tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng có bước chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa nhân rộng mô hình. Mặt khác về phía nhà sản xuất thì mục đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận. Sự đo lường của lợi nhuận là sự chênh lệch giữa thu nhập từ việc bán hàng và chi phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Vì vậy, để có thể giúp cho nông dân đạt được hiệu quả cao trong canh tác, cũng như việc phát huy thế mạnh kinh tế nông nghiệp của địa phương thì việc đưa ra mô hình canh tác hiệu quả giúp nông dân có định hướng phù hợp trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác có hạn của mình là vấn đề cấp thiết hiện nay. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. Qua đó đưa ra sự đánh giá giúp nông dân định hướng lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với mình, và đưa ra một số biện pháp để nông dân có thể mở rộng và phát triển mô hình hướng đến sự phát triển bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài thực hiện với các mục tiêu cụ thể như: - Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. - Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chi phí sản xuất đến hiệu quả kinh tế của 2 mô hình. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản và khả thi phù hợp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và phát triển tại địa phương. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 4 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định Kiểm định về thu nhập và chi phí của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. - Kiểm định về thu nhập để khẳng định sự khác nhau giữa mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh. - Kiểm định về chi phí là kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa 2 mô hình, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ như thế nào ? - Hiệu quả kinh tế của mô hình nào phù hơn để hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. - Các khoản chi phí trong sản xuất tác động như thế nào đến hiệu quả kinh tế của 2 mô hình ? - Kết quả thu được từ việc thực hiện từng mô hình như thế nào ? - Nhà nước cần hổ trợ những gì cho mô hình đạt hiệu quả được nhân rộng và phát triển ? - Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ như thế nào ? - Hiệu quả kinh tế của mô hình nào phù hơn để hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. - Kết quả thu được từ việc thực hiện từng mô hình như thế nào ? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại huyện Tân Hồng - tỉnh Đồng tháp. Sau đó được xử lý, phân tích, đánh giá và hoàn thành tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: được sử dụng từ năm 2007- 2008 - Số liệu sơ cấp: được điều tra trực tiếp từ 14/03/09 đến 29/03/09 - Luận văn được thực hiện từ ngày 02/02/09 đến 25/04/09 So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 5 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường mới chỉ là những lý luận học được từ thầy cô và sách vở, cộng thêm thời gian thực tập không được nhiều trong khi thực tiển quá trình sản xuất là khá phức tạp và việc thu thập các số liệu sơ cấp của đề tài gặp nhiều khó khăn. Số liệu sơ cấp được sử dụng trong đề tài chưa có sự chính xác cao. Vì vậy, luận văn này chỉ đề cập đến một số nội dung sau: - Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ 2 mô hình. - So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (1) Nguyễn Quang Diệp (2005), đã “so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ ở Nông trường Sông Hậu TPCT”. Đề tài này tác giả đã cho thấy được giữa 2 mô hình luân canh lúa mè với mô hình lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất cao và cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông hộ. Với những nội dung chính là: - Phân tích hiệu quả của 2 mô hình luân canh lúa mè và mô hình lúa 2 vụ - So sánh hiệu quả của hai mô hình - Đưa ra các biện pháp để mở rộng mô hình có hiệu quả Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng và đồ thị để phân tích hiệu quả của hai mô hình. - Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính - Phương pháp thu thập thông tin, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia. Luận văn “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” đã kế thừa mục tiêu (1) là Phân tích hiệu quả của 2 mô hình luân canh lúa mè và mô hình lúa 2 vụ và phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế, phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng và đồ thị để phân tích hiệu quả của hai mô hình. (2) Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), đã “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng”. Đề tài này tác giả đã cho thấy được thấy lợi ích của việc chuyển dịch đã giúp cho So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 6 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc nhiều hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn; từ những vùng đất tưởng chừng như không còn cơ hội để cải tạo hoá, nhân rộng, và hiệu quả thấp làm cho thu nhập của nông dân rất khó khăn nhưng nay đã được chuyển hoá từ những cây trồng thấp cho năng suất, chất lượng không cao sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường đầu ra tương đối ổn định. Với những nội dung chính là: - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ khi có chủ trương chuyển dịch cơ cấu so với khi chưa thực hiện chuyển dịch. - Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình đại diện chuyển đổi đại diện (mô hình từ lúa chuyển sang lúa đặc sản và lúa sang lúa - màu). - Ðề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và thúc dẩy cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch nhanh và từng bước diều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối. - Phương pháp biểu dồ. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. - Thống kê mô tả. - Phương pháp hồi quy tương quan. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia qua báo Nông nghiệp Sóc Trăng và Tập chí chuyên ngành. - Thông qua kết quả chuyển dịch và các yếu tố ảnh huởng đến hiệu quả của 2 mô hình chuyển đổi từ lúa sang lúa đặc sản và từ lúa sang lúa - màu mang tính đại diện từ đó đề ra các giải pháp để đạt hiệu quả hơn. Luận văn “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” đã kế thừa mục tiêu (2) phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mô hình đại diện chuyển đổi đạt hiệu quả và phương pháp hồi quy tương quan. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 7 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc (3) Trần Thị Trâm Anh,…(2005), “Nghiên cứu lợi thế sản xuất lúa ở vùng ĐBSH”. Với những nội dung chính sau: - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa gạo của ĐBSH. - Xác định lợi thế và những cản trở trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSH - Đánh giá lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo vùng ĐBSH - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quẩn xuất lúa gạo của vùng ĐBSH Đề tài phân tích với những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê kinh tế: Phân tổ thống kê, thống kê mô tả và phương pháp so sánh. - Hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất - Phân tích các kênh tiêu thụ - Phương pháp toán kinh tế - Phân tích lợi thế so sánh Luận văn “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” đã kế thừa phương pháp thống kê kinh tế và phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 8 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về sản xuất nông nghiệp - Độc canh: là chỉ trồng một hoặc rất ít loài cây trên 1 khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gây rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có khi những người nông dân phải làm để tự nuôi sống mình trong lúc thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, …. Những hậu quả chủ yếu của việc trồng độc canh: + Dịch bệnh dễ phá hoại khi chỉ canh tác một loại cây vì mỗi loại sâu có thói quen dinh dưỡng riêng. + Giãm sút tài nguyên di truyền hạt giống của những giống mới có năng suất cao và giống lai đã được đưa về nông thôn. + Rủi ro kinh tế lớn khi chỉ trồng một loại cây, nếu sâu bệnh hay thiên tai phá hoại sẽ thất bại hoàn toàn. Ngay cả khi được mùa, loại cây trồng đó dễ bị mất giá do cung thường lớn hơn cầu. Độc canh làm cho kinh tế của nông dân không ổn định. - Đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp: Đa dạng hóa cây trồng là hệ thống cây trồng được bố trí một cách tối ưu trong một diện tích canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng vùng nhằm tránh rủi ro trong sản xuất, thị trường nhằm làm tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời bảo vệ môi truờng tiến đến bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững. - Sản xuất: là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất. - Kinh tế nông hộ: nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hoá đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 9 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc cho mỗi nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày từ kinh tế nông hộ. - Lịch thời vụ: là lịch ghi rỏ thời gian bắt đầu và kết thúc của các vụ mùa, công việc vấn đề, … có tính chu kỳ hàng năm dưới dạng sơ đồ. 2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp - Cơ cấu sản xuất: là sự sắp xếp duy nhất và ổn định nhất và ổn định nhất trong hoạt đông năng động của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, phù hợp với với mục tiêu , sở thích và các nguồn tài nguyên. Những yếu tố này phối hợp tác động đến sản phẩm làm ra và phương pháp sản xuất. Nghiên cứu các sản phẩm là để giúp sự phát triển kỹ thuật nông nghiệp và chuyển giao những kỹ năng này đến nông dân. Khái quát hoá nghiên cứu cơ cấu sản xuất: là hoạt động nhằm sử dụng tài nguyên theo một đia vị sinh thái và kinh tế xã hội với sự tác động của con người để làm ra sản phẩm, chế biến và tiêu thụ. Nói cách khác, nghiên cứu cơ cấu sản xuất là làm thế nào để tác động và quản lý một hệ thống sản xuất nông nghiệp mang tính lâu dài, bền vững và cho hiệu quả cao. Bố trí canh tác hợp lý để tối đa hoá việc sử dụng tài nguyên: là cách bố trí sử dụng tài nguyên thao ưu thế từng vùng sinh thái. Trên cơ sở tài nguyên về đất, nước, sinh học và nguồn lực sẳn có trong vùng sinh thái hoặc một quốc gia. Việc nghiên cứu bố trí những mô hình canh tác thích hợp nhằm tối đa hoá việc sử dụng tài nguyên tại chổ sao cho lâu bền và mang lại hiệu quả cao là việc đầu tiên mà ngành nghiên cứu sản xuất phải đặt ra để giải quyết. Tác động những giãi pháp kỹ thuật thích hợp trên co sở từng mô hình sản xuất tại mỗi vùng sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương trong bối cảnh kinh tế xã hội và tập quán canh tác cũng như môi trường sống của nông dân. Để tác động những giải pháp kỷ thuật thích hợp, nhà nghiên cứu cần biết tổng thể về cơ cấu sản xuất tại đó và mỗi tác động qua lại của những thành phần kỹ thuật trong cùng hệ thống. Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền: Các giải pháp kỹ thuật đưa vào phải đảm bảo tăng thu nhập đồng thời có hiệu quả cao về đầu tư. Ngoài So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình lúa 2 vụ và mô hình lúa 3 vụ ở Tân Hồng - Đồng Tháp GVHD:TS. BÙI VĂN TRỊNH 10 SVTH:Trương Thị Bích Ngọc ra, điều quan trọng là đảm bảo tính lâu bền về độ phì nhiêu của đất đai, khí hậu và môi trường sống tại vùng nghiên cứu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là yêu cầu khách quan của sự phát triển sản xuất xã hội. Xem xét lịch sử của nền kinh tế sản xuất tại một vùng, một quốc gia hay trên phạm vi toàn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu kinh tế. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được thực hiện thông qua sự điều chỉnh tăng giảm tốc độ phát triển của các ngành trong vùng. Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên trong và bên ngoài của lảnh thổ qui định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính trị, kỹ thuật sản xuất, sự biến động nguồn lực, những biến đổi trong nền kinh tế và thị trường thế giới,…. Với những biến đổi thường xuyên của những nhân tố bên trong và môi trường bên ngoài thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt. Thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp rất cần thiết để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế thị trường. Trong trồng trọt, chuyển dịch cây trồng hợp lý, đưa cây có hiệu quả kinh tế cao phát triển, giảm dần diện tích cây trồng kém hiệu quả. Trong chăn nuôi tăng dần chất lượng sản phẩm của gia súc gia cầm đồng thời tạo mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng triệt để, sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp. Hay nói cách khác, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tận dụng và khai thác có hiệu quả những tiềm năng của vùng, đưa nông nghiệp không ngừng phát triển đúng hướng và hiệu quả. Để nông nghiệp đảm đương vai trò cơ sở của mình trong tiến trình công
Luận văn liên quan