Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất đồng thời cũng được xem là “vựa lúa” chính của cả nước. Trong khoảng 4 triệu ha đất nông nghiệp thì đất trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất, đạt khoảng 2,5 triệu ha. Hằng năm, vùng đồng bằng này có thể sản xuất ra hơn 18 triệu tấn lúa (tương đương hơn 12 triệu tấn gạo), chiếm 53% sản lượng của lúa gạo của cả nước (năm 2009). Nhờ đó, sản lượng lúa gạo của vùng ĐBSCL này đóng góp đến 90% giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới và đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhất lớn trên thế giới về mặt số lượng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây (từ năm 2000) dưới áp lực của thị trường và đặc biệt là tình hình sâu bệnh (bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,.) việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất trên đất lúa đã được nông dân vùng ĐBSCL bắt đầu quan tâm (Đệ, 2008). Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn của nước biển vào sâu trong đất liền đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng đặc biệt là cây lúa - cây trồng quan trọng của vùng cũng như các hệ thống canh tác ở ĐBSCL. Chính vì vậy mà việc thâm canh lúa 3 vụ đã không còn chiếm ưu thế, thay vào đó là các mô hình canh tác mới (kết hợp giữa cây lúa và cây trồng hay vật nuôi khác) nhằm phá thế độc canh cây lúa và thích ứng với điều kiện hiện tại. Các mô hình thay thế đó có thể là lúa - tôm, lúa - màu, lúa - cá,
Một nghiên cứu về chất hữu cơ trong đất cho thấy, việc canh tác đất đai bất hợp lý dẫn đến chất lượng chất hữu cơ trong đất ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng; dù có bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50-80% đạm từ đất. Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: luân canh lúa với cây trồng cạn, bón phân hữu cơ cho đất, Ngoài ra, việc luân canh lúa với cây trồng cạn, phơi đất giữa 2 vụ canh tác sẽ làm chất hữu cơ trong đất chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng sử dụng, làm tăng lượng đạm trong đất (Nguyễn Mỹ Hoa, 2007).
Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nền sản xuất nông nghiêp lâu đời ở ĐBSCL, cây lúa vẫn là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất của tỉnh; kế đến là một số loại cây màu phổ biến như khoai lang, dưa hấu, bắp, Nhưng trong giai đoạn hiện nay và tương lai khi mà nguồn tài nguyên đất đai ngày càng bị giới hạn, độ phì của đất ngày một giảm do canh tác cây trồng chưa hiệu quả. Đặc biệt là việc trồng thâm canh 3 vụ lúa/năm và liên tục qua nhiều năm dẫn đến việc đất đai bị bạc màu, cần phải có các biện pháp cải tạo độ màu mỡ của đất nhưng vẫn đảm bảo sản xuất và thu nhập trên diện tích đó. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Long đã chủ động hướng đến một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất và chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và hiệu quả.
Nói về việc luân canh cây màu trên đất lúa thì huyện Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long là huyện dẫn đầu về diện tích cũng như sản lượng trong toàn tỉnh với các loại cây màu chủ lực như khoai lang, bắp, dưa hấu, hẹ, Mặc dù huyện Bình Tân vừa được tách ra từ huyện Bình Minh (năm 2007) nhưng địa phương này đã khá quen thuộc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng như các Viện, Trường trong khu vực. Hiện nay, huyện Bình Tân phổ biến nhiều mô hình canh tác như: lúa 3 vụ, chuyên canh màu trên đất lúa, luân canh hoặc kết hợp giữa cây màu và cây lúa. Các mô hình trên có những đặc điểm và hiệu quả riêng theo từng mô hình canh tác nên việc so sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất giữa các mô hình canh tác là cần thiết nhằm tìm ra những mô hình trồng màu trên đất lúa có hiệu quả đồng thời có được những cơ sở khoa học đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu về sau. Với lý do đó, nghiên cứu: “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được lựa chọn để thực hiện.
58 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - Khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Lon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất đồng thời cũng được xem là “vựa lúa” chính của cả nước. Trong khoảng 4 triệu ha đất nông nghiệp thì đất trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất, đạt khoảng 2,5 triệu ha. Hằng năm, vùng đồng bằng này có thể sản xuất ra hơn 18 triệu tấn lúa (tương đương hơn 12 triệu tấn gạo), chiếm 53% sản lượng của lúa gạo của cả nước (năm 2009). Nhờ đó, sản lượng lúa gạo của vùng ĐBSCL này đóng góp đến 90% giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới và đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhất lớn trên thế giới về mặt số lượng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây (từ năm 2000) dưới áp lực của thị trường và đặc biệt là tình hình sâu bệnh (bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,..) việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất trên đất lúa đã được nông dân vùng ĐBSCL bắt đầu quan tâm (Đệ, 2008). Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn của nước biển vào sâu trong đất liền đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng đặc biệt là cây lúa - cây trồng quan trọng của vùng cũng như các hệ thống canh tác ở ĐBSCL. Chính vì vậy mà việc thâm canh lúa 3 vụ đã không còn chiếm ưu thế, thay vào đó là các mô hình canh tác mới (kết hợp giữa cây lúa và cây trồng hay vật nuôi khác) nhằm phá thế độc canh cây lúa và thích ứng với điều kiện hiện tại. Các mô hình thay thế đó có thể là lúa - tôm, lúa - màu, lúa - cá,…
Một nghiên cứu về chất hữu cơ trong đất cho thấy, việc canh tác đất đai bất hợp lý dẫn đến chất lượng chất hữu cơ trong đất ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng; dù có bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50-80% đạm từ đất. Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: luân canh lúa với cây trồng cạn, bón phân hữu cơ cho đất,… Ngoài ra, việc luân canh lúa với cây trồng cạn, phơi đất giữa 2 vụ canh tác sẽ làm chất hữu cơ trong đất chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng sử dụng, làm tăng lượng đạm trong đất (Nguyễn Mỹ Hoa, 2007).
Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nền sản xuất nông nghiêp lâu đời ở ĐBSCL, cây lúa vẫn là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất của tỉnh; kế đến là một số loại cây màu phổ biến như khoai lang, dưa hấu, bắp,… Nhưng trong giai đoạn hiện nay và tương lai khi mà nguồn tài nguyên đất đai ngày càng bị giới hạn, độ phì của đất ngày một giảm do canh tác cây trồng chưa hiệu quả. Đặc biệt là việc trồng thâm canh 3 vụ lúa/năm và liên tục qua nhiều năm dẫn đến việc đất đai bị bạc màu, cần phải có các biện pháp cải tạo độ màu mỡ của đất nhưng vẫn đảm bảo sản xuất và thu nhập trên diện tích đó. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Long đã chủ động hướng đến một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất và chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và hiệu quả.
Nói về việc luân canh cây màu trên đất lúa thì huyện Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long là huyện dẫn đầu về diện tích cũng như sản lượng trong toàn tỉnh với các loại cây màu chủ lực như khoai lang, bắp, dưa hấu, hẹ,…Mặc dù huyện Bình Tân vừa được tách ra từ huyện Bình Minh (năm 2007) nhưng địa phương này đã khá quen thuộc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng như các Viện, Trường trong khu vực. Hiện nay, huyện Bình Tân phổ biến nhiều mô hình canh tác như: lúa 3 vụ, chuyên canh màu trên đất lúa, luân canh hoặc kết hợp giữa cây màu và cây lúa. Các mô hình trên có những đặc điểm và hiệu quả riêng theo từng mô hình canh tác nên việc so sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất giữa các mô hình canh tác là cần thiết nhằm tìm ra những mô hình trồng màu trên đất lúa có hiệu quả đồng thời có được những cơ sở khoa học đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu về sau. Với lý do đó, nghiên cứu: “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được lựa chọn để thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
So sánh hiệu quả kinh tế của trồng màu trên nền đất lúa, giữa mô hình luân canh lúa - khoai lang và mô hình luân canh lúa - bắp và đề xuất mô hình canh tác có hiệu quả về mặt kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng sản xuất mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng sản xuất mô hình luân canh lúa - khoai và luân canh lúa - bắp tại huyện Bình Tân như thế nào? Có những thay đổi gì về diện tích và năng suất của 2 mô hình?
- Hiệu quả sản xuất của 2 mô hình này như thế nào? Việc sản xuất của mô hình nào sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn?
- Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế của 2 mô hình sản xuất?
1.4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ đang canh tác mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp tại xã Thành Đông, Tân Quới của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2010.
Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất của mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp. Nghiên cứu còn phân tích hiệu quả kinh tế của hai mô hình.
Đề tài không nghiên cứu hiệu quả kĩ thuật cũng như hiệu quả xã hội của mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp.
Giới hạn vùng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung ở xã Thành Đông, Tân Quới của huyện Bình Tân, Vĩnh Long.
Thời gian nghiên cứu: tháng 8 đến tháng 12 năm 2010
1.5 Đối tượng thụ hưởng
Những nông hộ canh tác theo phương thức trồng khoai, bắp trên nền đất lúa tại huyện Bình Tân nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở số liệu thứ cấp cho các nghiên cứu liên quan đến việc so sánh cây màu trên nền đất lúa.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn, trạm khuyến nông và chính quyền địa phương có những khuyến cáo, chính sách thích hợp, kịp thời hỗ trợ nông dân trong khâu sản xuất.
1.6 Kết quả mong đợi
Đánh giá được mô hình hiệu quả về mặt kinh tế cũng như việc canh tác loại cây màu thích hợp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, thông qua nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho chính quyền địa phương có cách nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở địa phương mình đặt biệt là các mô hình canh tác cây màu trên nền đất lúa.
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Lược khảo tài liệu
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phương Trang (2008) cho thấy “Đối với mô hình trồng 3 vụ lúa trong năm có tổng chi phí thấp hơn mô hình trồng 2 vụ lúa - màu là 31.554.000 đồng/ha. Nguyên nhân là do trồng màu tốn nhiều chi phí hơn trồng lúa. Tuy nhiên, xét về thu nhập thì mô hình lúa - màu mang lại thu nhập cao hơn là 22.414.000 đồng/ha. Cứ bình quân 1 vụ trồng màu mang lại thu nhập là 25.950.000 đồng/ha, cao hơn trồng lúa vụ 3. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình 2 lúa - 1 màu còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế tình trạng suy thoái và bạc màu đất”.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoàng (2010) cho thấy “Mô hình luân canh lúa - khoai lang có chi phí đầu tư cao hơn mô hình độc canh lúa khoảng 11,36 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, lợi nhuận cao hơn độc canh lúa khoảng 21,83 triệu đồng/ha. Hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa - khoai cao hơn mô hình độc canh lúa khoảng 0,82 đồng và hiệu quả sử dụng lao động cao hơn khoảng 42.000 đồng/ngày công”.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nga (2009) cho thấy “Nông hộ sản xuất theo mô hình độc canh lúa thì lợi nhuận của họ không thay đổi từ mô hình này, ngược lại nhiều hộ canh tác theo mô hình lúa - bắp - lúa cho rằng khi ứng dụng mô hình này thì lợi nhuận của họ đã tăng lên so với trước đây. Đối với mô hình độc canh lúa, chi phí đầu tư trên ha khoảng 14,55 triệu đồng/ha, tổng thu khoảng 21,9 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 10 triệu đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,07, hiệu quả sử dụng lao động là 392.000 đồng/ngày công. Mô hình lúa - bắp - lúa chi phí đầu tư trên ha khoảng 15,68 triệu đồng/ha, tổng thu là khoảng 22,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận khoảng 10,54 triệu đồng/ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,66, hiệu quả sử dụng lao động là 385.000 đồng/ngày công. Như vậy, kết quả trên cho thấy mô hình lúa - bắp - lúa là mô hình có hiệu quả hơn do có mức lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn so với mô hình còn lại”.
Kết quả nghiên cứu của Quan Minh Nhựt (2005) cho thấy “Hiệu quả kinh tế và hiệu quả theo quy mô của nhóm hộ sản xuất theo mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ đậu nành cao hơn nhóm hộ sản xuất theo mô hình độc canh 3 vụ lúa”.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Phương (2010) cho thấy “Trong tổng số hộ điều tra là 60 thì kết quả cho thấy rằng tổng chi phí đầu tư cho 1 ha lúa vụ Đông - Xuân là 7,43 triệu đồng, Xuân - Hè là 8,22 triệu đồng, Hè Thu là 6,92 triệu đồng. Lợi nhuận thu được từ 1 ha lúa vụ Đông - Xuân 18,37 triệu đồng, Xuân - Hè là 11 triệu đồng, Hè - Thu là 8,2 triệu đồng. Hiệu quả đồng vốn sản xuất vụ lúa Đông - Xuân là 2,47 đồng, Xuân - Hè 1,34 đồng, Hè - Thu là 1,19 đồng. Hiệu quả lao động của sản xuất lúa vụ Đông - Xuân là 280.770 đồng/ngày công, Xuân - Hè là 154.740 đồng/ngày công, Hè - Thu là 121. 510 đồng/ngày công.
2.2 Một số khái niệm
2.2.1 Nông hộ
Nông hộ là những gia đình nông dân là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,…hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. (Nguồn: wwww.bachkhoatoanthu.gov.vn).
2.2.2 Luân canh
Luân canh là sự luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian. Luân phiên theo không gian là kiểu luân phiên thay đổi chỗ trồng của một loại cây, từ mảnh đất này sang mảnh đất khác, cho đến khi trở lại chỗ cũ. Luân canh theo thời gian là sự luân phiên cây trồng sau một vài vụ hay một vài năm mới trồng lại cây cũ trên cũng một mảnh đất, một không gian.
Luân canh tăng vụ là một phương thức canh tác phá bỏ thế độc canh. Một hệ thống luân canh thích hợp có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng tổng sản lượng trên diện tích canh tác, cải thiện độ phì của đất trồng, nhất là khi cây họ đậu được đưa vào cơ cấu cây trồng, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa và sử dụng hợp lý nhân lực. (Nguồn: wwww.bachkhoatoanthu.gov.vn).
2.2.3 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, rộng hơn của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. HQKT là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá HQKT bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn,.. chỉ tiêu thường được tổng hợp nhiều nhất là doanh thu và lợi nhuận thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu HQKT là tỉ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính HQKT, phải xem trọng về mặt xã hội (như tạo thêm việc làm giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đại đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và công bằng xã hội), từ đó có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội. (Nguồn: www.bachkhoatoanthu.gov.vn).
2.3 Tổng quan vùng nghiên cứu
2.3.1 Tổng quan tỉnh Vĩnh Long
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :
Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.
Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.
Hình 2.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc,...) và Viện cây ăn quả miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh. (Nguồn:www.vinhlong.gov.vn)
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình – địa mạo
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m). Phân cấp địa hình của tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74%. Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả.
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86%. Phân bố chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa - màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của tỉnh .
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28%. Phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12% có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu) trong điều kiện quản lý nước khá tốt. Tỉnh Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với tỉnh Bến Tre. Cùng với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của tỉnh. Khu công nghiệp của tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như: khu công nghiệp Bắc Cổ Chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo đường tỉnh 902,... và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đường. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sân bay quân sự nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và bị lấn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Ưu thế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong tương lai.
Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình. Hiện nay, Chính Phủ đang giao Tổng Cục Địa Chính để khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng ĐBSCL nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai (Hà Tiên) .Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm). (Nguồn: www.vinhlong.gov.vn)
Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC.
* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
* Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%.
* Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng.
* Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 (dương lịch), chủ yếu vào tháng 8-10 (âm lịch). (Nguồn: www.vinhlong.gov.vn)
2.3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tỉnh Vĩnh Long có 147.520 ha đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 119.659 ha, chiếm 81,11%; không có diện tích trồng rừng, chiếm 0%; diện tích đất chuyên dùng là 7.492 ha, chiếm 5,07%; diện tích đất ở là 4.421 ha, chiếm 3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 15.948 ha, chiếm 10,8%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất t