Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải
tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tếđã chứng
minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất đểđưa đất nước hoà nhập với xu thế phát
triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của mỗi quốc gia.
Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ .hiện đại và tiên tiến.
Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước
thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế vàđẩy mạnh hoạt động ngoại thương là
nghiệp vụ cóý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Kinh
doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nghiệp vụ
kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng ngoại thương.
Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách quan, nguyên
nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm
quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp
đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh được những tranh
chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại thương thực sự là vấn đề
quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
mở r ộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước.
Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “So ạn thảo và tho ả thuận hợp đồng
ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phần
chính:
Phần 1: Đàm phán thoả thu ận hợp đồng ngoại thương
Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận
Phần 3: Giải pháp giải quyết ph át sinh và một số biện pháp nâng cao
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương - Những phát sinh và cách giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng
ngoại thương. Những phát sinh và
cách giải quyết
2
LỜINÓIĐẦU
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải
tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tếđã chứng
minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất đểđưa đất nước hoà nhập với xu thế phát
triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của mỗi quốc gia.
Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ ....hiện đại và tiên tiến.
Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước
thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế vàđẩy mạnh hoạt động ngoại thương là
nghiệp vụ cóý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Kinh
doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nghiệp vụ
kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng ngoại thương.
Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách quan, nguyên
nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm
quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp
đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh được những tranh
chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại thương thực sự là vấn đề
quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước.
Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng
ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phần
chính:
Phần 1: Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương
Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận
Phần 3: Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp nâng cao
3
1, ĐÀMPHÁNTHOẢTHUẬNHỢPĐỒNGNGOẠITHƯƠNG
1.1. Một số khái niệm vàý nghĩa của hợp đồng ngoại thương
1.1.1. Khái niệm đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các bên
đểđi đến thống nhất kí kết hợp đồng. Nội dung của cuộc đàm phán cũng giống như nội
dung của một bản hợp đồng ngoại thương bao gồm: Tên hàng, phẩm chất, số lượng,
bao bìđóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, .....
1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng là sự thoả thận một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều bên bình đẳng
với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc
hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá là sự thoả thuận giữa những thương nhân có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là bên nhập
khẩu (Bên mua), bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả
thuận.
Theo công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tếđộng sản hữu hình thì hợp đồng
ngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó các bên kí kết có trụ sở
Thương mại đặt ở các nước khác nhau, hàng hoáđược chuyển từ nước này sang nước
khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở những
nước khác nhau.
Theo công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (công ước
quốc tế Viên 1980) thì hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở
Thương mại đặt ở những nước khác nhau.
Theo điều 80 luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: hợp đồng mua
bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoáđược kí kết
giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài.
4
1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương
Có một ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Đối với quan hệ mua
bán hàng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch vàđàm phán có kết quả
thì phải tiến hành kí kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thương mại quốc tế ghi nhận
kết quả của việc giao dịch đàm phán giữa các bên mua và bán, trong đó nội dung của
hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ củ thể của các bên tham gia kí
kết. Hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị
xuất nhập khẩu của nước ta. Với hình thức này, nó bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho các
bên mua bán, xác định rõ trách nhiệm của các bên. Hơn nữa, trong kinh doanh thương
mại quốc tế có sự khác nhau về ngôn từ, chính trị, luật pháp. tôn giáo, tập quán,….
Hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ giúp cho các bên thống nhất về mặt ngôn từ, tập
quán. Để tiếp tục kinh doanh thương mại quốc tế, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp
do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong nước và ngoài nước, ảnh hưởng của khả năng
thực hiện, thiện chí của các bên tham gia kí kết mà có thể dẫn tới nhiều rủi ro, nhiều
tranh chấp xảy ra giữa các bên, khi đó hợp đồng sẽ trở thành một bằng chứng quan
trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên. Ngoài ra,
hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng
theo quy định chung của quản lý nhà nước.
1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị:
Thu thập thông tin: trước khi đàm phán cần phải nắm bắt được các thông tin
như:
Mỗi bên có lợi gì trong thương vụ này
Đối phương là ai và người đại diện cho đối phương là người như thế nào
Khuynh hướng thị trường ra sao
5
Chuẩn bị chiến lược: trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chiến lược của
mình. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ hay phương tiện gì trong quá trình đàm phán (hăng
hái, nhiệt tình, thờơ, đơn giản, thúc ép hay lạnh nhạt).
Chuẩn bị kế hoạch: trước khi đàm phán, cần phải xác định được mục tiêu của
cuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và thấp nhất, v.v...).
1.2.2. Giai đoạn đàm phán
Tiếp xúc ban đầu: Đây là giai đoạn nhằm xây dựng bầu không khí hợp tác trong
cuộc đàm phán bởi lẽ những ấn tượng ban đầu thường khó quên.
Tiến hành thương lương: Đây là giai đoạn chính của đàm phán, là giai đoạn
triển khai các vấn đềđàm phán theo như kế hoạch đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị.
Kết thúc thương lượng: Trong giai đoạn này thì cuộc đàm phán đã hoàn thành,
các vấn đề bàn bạc đãđược các bên thống nhất.
1.2.3. Giai đoạn sau đàm phán
Giai đoạn này cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gìđãđạt được trong cuộc
đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những điều thoả
thuận nào đó.
1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương
1.3.1. Đàm phán giao dịch qua thư từ, điện tín
Ngày nay thư từ vàđiện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịch giữa
những người xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay
khi sau này hai bên đã cóđiều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải
thông qua thư tín Thương mại.
Là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện đỡ tốn kém nhất, thường được sử
dụng rộng rãi và thường xuyên nhất, chủđộng về thời gian gửi thông tin và thông báo.
Hình thức đàm phán này thường dùng cho những vấn đề không phức tạp, dễ
diễn đạt, dễ hiểu nhau, hoặc dùng khi kí hợp đồng có giá trị nhỏ.
6
1.3.2. Đàm phán giao dịch qua điện thoại
Hình thức này giúp cho việc đàm phán được tiến hành nhanh chóng, khẩn
trương, đúng vào thời điểm cần thiết, nhưng chi phí rất cao, hạn chế về mặt thời gian,
các bên không thể trình bày với nhau một cách chi tiết và khi trao đổi bằng điện thoại
chỉ trao đổi bằng miệng do đó không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận.
1.3.3. Đàm phán giao dịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Là hình thức giao dịch đối diện với nhau trên cùng một bàn đàm phán. hình thức
này thường áp dụng với hợp đồng có giá trị lớn, với những vấn đề có tính nguyên tắc
(nguyên tắc giao dịch tay đôi, …)
Hình thức đàm phán này giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề. Tuy nhiên,
đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình thức đàm phán, do đóđòi hỏi
hai bên đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, có tính chủđộng và quyết đoán.
1.4. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương
1.4.1. Điều khoản về tên hàng
Làđiều khoản quan trọng trong hợp đồng. Nó nói lên chính xác đối tượng của
trao đổi mua bán, giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán. Để làm
được điều đó phải ghi tên hàng như sau:
+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên Thương mại, tên khoa học,
+ Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó,
+ Ghi tên hàng kèm với quy cách chính thức của nó,
+ Ghi tên hàng kèm tên nhà sản xuất ra nó,
+ Ghi tên hàng kèm công dụng của hàng hoáđó .
1.4.2. Điều khoản về số lượng
Nhằm nói lên mặt lượng của hàng hoáđược giao dịch, điều khảon này bao gồm
các vấn đềđơn vị tinh số lượng hàng hoá, phương pháp quy định số lượng, phương
pháp quan điểm trọng lượng
7
1.4.3. Điều khoản về quy cách, phẩm chất
Đây làđiều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hoá mua bán, thể hiện tính năng,
quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu quả,…của hàng hoáđó. Xác định cụ thể
quy cách, phẩm chất của sản phẩm là cơ sởđể tính giá. Trong điều khoản cần nêu rõ
các phương pháp xác định quy cách, phẩm chất, những tiêu chuẩn mà hàng hoá phải
đạt được.
1.4.4. Điều khoản về giá cả
Thông thường đồng tiền trong hợp đồng có khả năng chuyển đổi mạnh (USD,
EUR,…), những cũng có thể làđồng tiền tính giá của nước bán hoặc nước mua. Giá
trong hợp đồng là giá quốc tế, giá có thể xác định ngay khi kí hợp đồng hoặc trong
thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, và thường ghi cùng với điều kiện giao hàng để
phân biệt, ví dụ: FOB Hải Phòng, CIF New York, …
1.4.5. Điều khoản về phương thức thanh toán
Thanh toán làđiều khoản quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, nó liên quan
trực tiếp đến quyền lợi, mục đích của các bên trong hợp đồng. Điều khoản này quy
định những vấn đề vềđồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, điều kiện đảm bảo hối
đoái, các chứng từ làm căn cứ thanh toán.
1.4.6. Điều khoản vềđịa điểm và thời hạn giao hàng
Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán thông báo cho
người mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải liệt kê những
chứng từ giao hàng mà người bán phải giao khi nhận hàng, cần quy định rõ như sau:
- Thời gian giao nhận: Ghi thời gian giao nhận cụ thể, chia theo đợt, theo
ngày, tháng … Nếu giao hàng thường xuyên với khối lượng lớn thì chia theo yêu cầu
của bên mua đểđáp ứng đòi hỏi của thị trường, thời gian giao nhận không nhất thiết
phải dàn đều theo tháng, quý …
- Địa điểm giao nhận: cần thoả thuận cụ thểđịa chỉ nơi giao nhận, đảm bảo
phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn cho phương
tiện, bỏ bớt các khâu trung gian không cần thiết.
8
- Phương thức giao nhận: giao nhận phải qua cân, đong, đo, đếm, tính khi
cấn thiết phải kiểm nghiệm .
2. NHỮNGPHÁTSINHTRONGSOẠNTHẢOVÀTHOẢTHUẬN
Những vấn đề phát sinh trong hợp đồng ngoại thương chủ yếu là sự bất đồng ý
kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng về các vấn đề cụ thể trong hợp đồng.
Những phát sinh này thường khó tránh khỏi vì giữa các bên tham gia hợp đồng ngoại
thương thường có sự cách biệt vềđịa lí, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập
quán Thương mại có thể còn thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hàng
trong nước. Các phát sinh trong khi soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương
chủ yếu là các xung đột giữa các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ở hai quốc gia
khác nhau khi mà họđều muốn áp dụng pháp luật hoặc tập quán Thương mại ở nước
mình vào hợp đồng ngoại thương. Các xung đột này chủ yếu xoay quanh các vần đề
sau:
2.1. Về hình thức hợp đồng
Pháp luật của các nước thường qui định rất khác nhau về hình thức của hợp
đồng nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng. Luật Thương mại Việt Nam quy
định: hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành
văn bản. Trong khi đó, luật của các nước như Pháp, Đức không đồi hỏi hợp đồng nhất
thiết phải bằng văn bản. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia thường kí kết các điều
ước quốc tế hoặc các hiệp định Thương mại nhằm qui định thống nhất hình thức của
hợp đồng ngoại thương.
9
2.2. Về nội dung hợp đồng ngoại thương
Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện của các bên tham gia kí kết
hợp đồng, song tại mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về các điều khoản
chủ yếu của hợp đồng ngoại thương. Tại Châu Âu lục địa quy định điều khoản chủ yếu
gồm: điều khoản đối tượng của hợp đồng vàđiều khoản giá cả, trong khi tại Anh – Mỹ
chỉ yêu cầu hợp đồng có một điều khoản đối tượng hợp đồng là hợp pháp. Còn tại Việt
Nam, một bản hợp đồng muốn có hiệu lực pháp lý phải cóđủ 6 điều khoản chủ yếu.
2.3. Vềđịa vị pháp lý của chủ thể
Các nước thường quy định không giống nhau về tuổi có năng lực hành vi của tự
nhiên nhân. Ví dụ: tại Việt Nam và Pháp quy định: các công dân phải đủ 18 tuổi trở
lên thì mới cóđầy đủ năng lực hành vi đầy đủ. Trong khi đó, tại Anh, Mỹ quy định
phải tròn 21 tuổi trở lên.
Về tiêu chuẩn để xác định quốc tịch của pháp nhân cũng được quy định rất khác
nhau giữa các quốc gia.
2.4. Về thẩm quyền xét xử
Pháp luật Việt Nam quy định tranh chấp hợp đồng ngoại thương sẽ thuộc thẩm
quyền xét xử của Toàán Việt Nam nếu bịđơn cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở làm
việc tại Việt Nam. Mỗi quốc gia đều xây dựng pháp luật của mình để xác định thẩm
quyền giải quyết tranh chấp theo những nguyên tắc nhất định, ví dụ theo thẩm quyền
của toàán nơi có tài sản, thẩm quyền nơi xảy ra hành vi, thẩm quyền nơi xảy ra thiệt
hại v.v….Khi không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, các quốc gia thường
giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương theo các quy phạm quốc tế hoặc theo các
công ước chung của các tổ chức Thương mại phi chính phủ.
3. GIẢIPHÁPGIẢIQUYẾTPHÁTSINHVÀMỘTSỐBIỆNPHÁP
3.1. Giải pháp giải quyết phát sinh trong hợp đồng ngoại thương
Giải quyết phát sinh là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên
những căn cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Các nhà
10
kinh doanh và những đại diện về pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và kí kết
các hợp đồng ngoại thương cần đặc biệt chúýđến việc lường trước những phát sinh có
thể xảy ra đểđưa vào hợp đồng một hoặc những điều khoản về giải quyết. Chỉ cần một
sự sơ suất nhỏ, không thận trọng trong quá trình đàm phán sẽ có thể gây ra những tốn
kém rất lớn khi giải quyết những phát sinh sau này.
Khi tham gia đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương, các bên kí kết cần
phải thoả thuận rõ ràng với nhau về: Phải dẫn chiếu vàáp dụng luật nào? của quốc gia
nào? đểđiều chỉnh mối quan hệđó.
Cụ thể, pháp luật quốc tế quy định cách thức giải quyết hiện tượng phát sinh
theo pháp luật như sau:
+ Thứ nhất: Khi có phát sinh về hình thức của hợp đồng. Trường hợp này pháp
luật quốc tế quy định: các bên tham gia kí kết hợp đồng phải áp dụng quy phạm xung
đột luật nơi kí hợp đồng. Nghĩa là, hợp đồng ngoại thương đóđược các chủ thể kíởđâu
thì hình thức của hợp đồng sẽ do luật của nơi đó quy định.
+ Thứ hai: Khi có phát sinh về nội dung hợp đồng, pháp luật quốc tế quy định
có các cách giải quyết như sau:
Áp dụng luật nước người bán
Áp dụng luật lựa chọn
Luật nơi thực hiện hợp đồng.
+ Thứ ba: Khi có phát sinh vềđịa vị pháp lý của các bên đương sự thì các bên
đương sự có thể dùng các loại quy phạm sau để giải quyết:
Luật quốc tịch
Luật nơi cư trứ
Luật nơi kí hợp đồng.
+ Thứ tư: Khi có phát sinh về thẩm quyền xét xử của toàán thì các bên kí kết có
thể dựa vào:
Luật toàán nơi đương sự mang quốc tịch
Luật toàán nơi bịđơn cư trú
Luật toàán nơi xảy ra tranh chấp
Luật toàán nơi có tài sản đang bị tranh chấp
11
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc kí kết hợp đồng ngoại
thương
Luôn quan hệ với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để hiểu biết vềđối tác
kinh doanh, vìđăng kí kinh doanh tại một số nước rất đẽ dàng (như Hồng Kông) cho
nên tình trạng “hữu danh vô thực” rất có thể xảy ra.
Phải thăm dò giá cả và chất lượng thật cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng. Không
cả tin cũng không nên đa nghi. Có thể có những khách hàng bán hạ giáđể còn hy vọng
bán nhiều hơn. Đó chính là họ lấy lãi suất thấp nhưng bán được nhiều hàng thì lợi
nhận tuyệt đối cao. Ngược lại, nếu quá tin cũng làđiều nên tránh. Như trường hợp một
công ty mua năm 5 xe tải cũ. Hợp đồng ghi chất lượng 80%, thế nào là 80%? Thậm
chíđiều 10 trong hợp đồng còn ghi: “Kết quả kiểm nghiệm do người bán tiến hành
trước khi xếp hàng lên tàu là cuối cùng”. Hậu quả là xe tải xấu, chỉ còn khoảng 60%
chất lượng và tại sao lại giao cho người bán kiểm tra chất lượng ???. Đúng ra phải ghi
rõ chất lượng xe gồm: gầm xe, vỏ xe, động cơ,… Qua đây cũng có thể thấy được rằng
chữ “tín” phải là mối quan hệ lâu dài, có cơ sở vàđảm bảo.
Thời hạn giao hàng là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp, nhất là với Việt
Nam, bởi vì ta thường thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ. Nếu có sai lệch thời hạn
giao hàng mà tỷ giá hối đoái biến động xấu, hoặc hàng về dồn dập thì hàng sẽ bị hạ giá
hoặc doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Thận trọng vềđiều khoản vận chuyển. Nhất là khi người bán nhận được quyền
thuê tầu thì họ thường thuê tầu cũ và rẻ. Dù người mua không thua thiệt lớn nếu hợp
đồng chặt chẽ, cũng có thể gặp phiền phức, chíít cũng bịảnh hưởng về thời gian và
chất lượng hàng hoá. Từđó lại phải tranh chấp và tranh tụng.
Bảo đảm về yêu cầu ngoại ngữ, nhất là tiến Anh kinh tế trong ngôn ngữ hợp
đồng. Bởi vì tiếng Anh có thể là tiếng Anh của người Anh, của người Mỹ, tiếng Anh
của người Hồng Kông… Bảo đảm chính xác ngôn ngữ trong hợp đồng sẽ hạn chế sự
tranh chấp và khi phải ra trọng tài hay toàán cũng sẽ dễ dàng hơn.
Trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng thì vấn đề Luật áp dụng trong hợp
đồng cần ghi một cách rõ ràng để tránh tình trạng khó xác định được Luật quốc gia
điều chỉnh các quan hệ hợp đồng và tạo thuận lưọi khi có phát sinh xảy ra.
12
Về phía nhà nước, Nhà nước cần sớm phê chuẩn một số công ước Quốc tế, đặc
biệt là Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ có cơ sở pháp lýđểđàm phán kí kết hợp đồng trong
quan hệ Thương mại với các nước thành viên của Công ước, qua đó tránh được rủi ro
không đáng có cho các bên Việt Nam.
KẾTLUẬN
Vấn đề nâng cao hiểu biết về các nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tếđặc
biệt là việc đàm phán kí kết các hợp đồng ngoại thương cóý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường hiện nay.
Trong những năm qua công tác đàm phán, thoả thuận và kí kết các hợp đồng
ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đãđược chú trọng nhiều
hơn trước, đãđưa ra được nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác kí kết hợp đồng ngoại thương, tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý, đã hạn chếđược
những rủi ro về mặt tài chính và những tác động xấu cho hoạt đông sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa phải là tốt nhất và
một cách tổng thể thì công tác này của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu
kém và bất cập.
Do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như kinh nghiệp thực tế nên trong bài
tiểu luận này của em còn nhiều sai sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy
côđể em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
13
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Báo Ngoại thương số T2-T5/2002
2. PGS.TS Trần Văn Chu – Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc
tế – Nxb Thế giới 2003
3. Nguyễn Trọng Đàn – Hợp đồng kinh doanh quốc tế – Nxb Trẻ 2001
4. Nguyễn Thị Khế – Hợp đồng Kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp
kinh tế – Nxb Đồng Nai 1997
5. Xuân Huy, Minh Khiết – Mẵu văn bản hợp đồng Thương mại – Nxb Trẻ