Luận văn Sự biến đổi các chỉ huyết học của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống gây cảm nhiễm với các chủng vi khuẩn edwardsiella ictaluri có độc lực khác nhau

Đề tài “Sự biến đổi các chỉ tiêu huyếthọccủa cá tra(Pangasianodon hypophthalmus) giống gâycảm nhiễmvới các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có độclực khác nhau” nhằm xáchsự biến động các chỉ tiêu huyếthọc của cá tra giống khicảm nhiễmvới các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có LD50 khác nhau. Đề tài được thực hiện trên ba chủng chủng T8, KSL 103, CAF258với hai đối chứng (một đốichứng tiêm nước muối sinh lý và một đối chứng không tiêm).Nồng độ vi khuẩn gâycảm nhiễm là liều gây chết 50% tương ứngvớitừng chủng vi khuẩn, thời điểmthumẫu được được định là thu trước khi thí nghiệm,; thulần 1 sau khi gâycảm nhiễm vàlần 2 được thu sau 12 ngàycảm nhiễm.Hồngcầu được phân tích theo phương phápcủa Natt and Herrick, (1952),bạchcầu được phân tích theo phương phápcủa Humason, (1979),số liệu thống kê đượcsử lýbằng trương trình SPSS 16.0 (sửdụng phép thử phép thử Ducan và phép thử LSD). Sau khi phân tích nhậ thấy:sự biến động vềsốlượng tếbào hồng cầu giữa 3chủng T8, KSL 103,CAF258 là giống nhau; Chủng T8 cótỷlệ giảmsốlượng TBC, lympho, ti ểucầu íthơn, BCĐN thì caohơn chủng KSL 103 và CAF 258; Khảnăng phụchồi TBC ở chủng T8 nhanh hơn, còn BCTT và BC ĐN thìchủng CAF 258 nhanh hơn.

pdf66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự biến đổi các chỉ huyết học của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống gây cảm nhiễm với các chủng vi khuẩn edwardsiella ictaluri có độc lực khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DƯƠNG VĂN NHÍ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ HUYẾT HỌC CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG GÂY CẢM NHIỄM VỚI CÁC CHỦNG VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri CÓ ĐỘC LỰC KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DƯƠNG VĂN NHÍ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ HUYẾT HỌC CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG GÂY CẢM NHIỄM VỚI CÁC CHỦNG VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri CÓ ĐỘC LỰC KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. PHẠM THANH LIÊM 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version i LỜI CẢM TẠ Xin gởi lời cảm tạ sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Liêm đã tạo điều kiện cho tôi được thực nghiệm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn quý báo đến cô Đặng Thị Mai Thy, cô Nguyễn Thị Thu Hằng cùng với tất cả các quý thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa Thủy Sản nói riêng và trường Đại học Cần Thơ nói chung đã truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức nền tảng quý báo trong suốt thời gian học tập ở trường và làm luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn cha mẹ và các anh chị tôi đã động viên và tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành tốt việc học tập trong suốt 4 năm theo học ở trường. Tôi xin cảm ơn bạn Nguyễn Thị Chúng, bạn Lê Thượng Khởi đã cùng thực hiện đề tài với tôi và cuối cùng là tất cả các bạn cùng lớp Bệnh học Thủy sản khóa 31 đã nhiệt tình động viên và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập ở trường. Xin chân thành cảm ơn! PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version ii TÓM TẮT Đề tài “Sự biến đổi các chỉ tiêu huyết học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống gây cảm nhiễm với các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có độc lực khác nhau” nhằm xách sự biến động các chỉ tiêu huyết học của cá tra giống khi cảm nhiễm với các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có LD50 khác nhau. Đề tài được thực hiện trên ba chủng chủng T8, KSL 103, CAF 258 với hai đối chứng (một đối chứng tiêm nước muối sinh lý và một đối chứng không tiêm). Nồng độ vi khuẩn gây cảm nhiễm là liều gây chết 50% tương ứng với từng chủng vi khuẩn, thời điểm thu mẫu được được định là thu trước khi thí nghiệm,; thu lần 1 sau khi gây cảm nhiễm và lần 2 được thu sau 12 ngày cảm nhiễm. Hồng cầu được phân tích theo phương pháp của Natt and Herrick, (1952), bạch cầu được phân tích theo phương pháp của Humason, (1979), số liệu thống kê được sử lý bằng trương trình SPSS 16.0 (sử dụng phép thử phép thử Ducan và phép thử LSD). Sau khi phân tích nhậ thấy: sự biến động về số lượng tế bào hồng cầu giữa 3 chủng T8, KSL 103, CAF 258 là giống nhau; Chủng T8 có tỷ lệ giảm số lượng TBC, lympho, tiểu cầu ít hơn, BCĐN thì cao hơn chủng KSL 103 và CAF 258; Khả năng phục hồi TBC ở chủng T8 nhanh hơn, còn BCTT và BCĐN thì chủng CAF 258 nhanh hơn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iii MỤC LỤC Trang Phần 1:ĐẶT VẤN ĐỀ ---------------------------------------------------------------- 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------- 3 2.1 Tình hình dịch bệnh trong nuôi thâm canh cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ----------------------------------------------------------------------------------- 3 2.2 Một số nghiên cứu về tác nhân gây bệnh mủ gan trên cá tra ---------------- 3 2.2.1 Sơ lược về lịch sử bệnh do E.ictaluri gây ra trên cá trơn------------------ 3 2.2.2 Đặc điểm về hình thái, sinh lý và sinh hóa ---------------------------------- 4 2.2.3 Dấu hiệu bệnh lý ---------------------------------------------------------------- 4 2.3 Các chỉ tiêu huyết học ------------------------------------------------------------ 5 2.3.1 Hồng cầu ------------------------------------------------------------------------- 6 2.3.2 Tế bào lympho ------------------------------------------------------------------ 6 2.3.3 Tiểu cầu ------------------------------------------------------------------------- 6 2.3.4 Bạch cầu đơn nhân ------------------------------------------------------------- 6 2.3.5. Bạch cầu trung tính ------------------------------------------------------------ 6 2.3.6 Một số nghiên cứu về huyết học trên cá ------------------------------------- 8 2.4 Một số kết quả gây cảm nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong phòng thí nghiệm ------------------------------------------------------------------------------ 9 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------ 11 3.1 Thời gian và địa điểm ---------------------------------------------------------- 11 3.2 Vật liệu nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 12 3.2.1 Đối tượng thí nghiệm --------------------------------------------------------- 12 3.2.2 Dụng cụ và thiết bị ------------------------------------------------------------ 12 3.2.3 Hóa chất và môi trường nuôi cấy vi khuẩn -------------------------------- 12 3.3 Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------- 12 3.3.1 Chuẩn bị hệ thống bể --------------------------------------------------------- 12 3.3.2 Cách chuẩn bị dung dịch vi khuẩn ------------------------------------------ 12 3.3.3 Chuẩn bị dụng cụ và mẫu cá ------------------------------------------------ 13 3.3.4 Bố trí thí nghiệm gây cảm nhiễm ------------------------------------------- 14 3.3.5 Thời gian thu mẫu ------------------------------------------------------------ 14 3.4 Phương pháp phân tích mẫu --------------------------------------------------- 14 3.4.1 Phương pháp đếm hồng cầu (Natt and Herrick, 1952) ------------------ 15 3.4.2 Định lượng và định loại các tế bào bạch cầu (Humason, 1979) -------- 16 3.5 Tái phân lập và tái định danh vi khuẩn Edwardsiella ictaluri theo phương pháp truyền thống -------------------------------------------------------------------- 17 3.6 Xử lý số liệu --------------------------------------------------------------------- 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ----------------------------------------------- 18 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iv 4.1 Đặc điểm cá thí nghiệm -------------------------------------------------------- 18 4.1.2 Đặc điểm bên ngoài----------------------------------------------------------- 18 4.1.3 Đặc điểm bên trong ----------------------------------------------------------- 18 4.2 Kết quả tái phân lập và định danh vi khuẩn E. ictaluri ------------------- 19 4.3 Kết quả phân tích huyết học --------------------------------------------------- 21 4.3.1 Hồng cầu ----------------------------------------------------------------------- 22 4.3.1.1 Hình tái hồng cầu ----------------------------------------------------------- 22 4.3.1.2 Số lượng hồng cầu ---------------------------------------------------------- 23 4.3.2 Bạch cầu ------------------------------------------------------------------------ 25 4.3.2.1 Tổng bạch cầu --------------------------------------------------------------- 25 4.3.2.2 Các loại tế bào bạch cầu --------------------------------------------------- 28 4.4 Mức độ biến động về huyết học giữa các chủng vi khuẩn ----------------- 31 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT -------------------------------------------- 33 5.1 Kết luận --------------------------------------------------------------------------- 33 5.2 Đề xuất --------------------------------------------------------------------------- 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------- 34 Phụ lục -------------------------------------------------------------------------------- 35 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.3 5. Tế bào máu ......................................................................................... 8 Hình 3.1: Sơ đồ chuẩn bị vi khuẩn thí nghiệm....................................................... 14 Hình 3.4 Thao tác lấy mẫu máu và trải mẫu ................................................ 16 Hình 3.4.1 Buồng đếm hồng cầu ................................................................. 17 Hình 4.1 Hệ thống các bể bố trí thí nghiệm .................................................. 18 Hình 4.1.3 Nội tạng cá tra bị nhiễm E. Ictaluri ............................................ 19 Hình 4.2.1 Gram vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .......................................... 19 Hình 4.2.2 Kết quả test sinh hóa vi khuẩn E. Ictaluri ................................... 20 Hình 4.3.1.1a Hồng cầu cá khỏe .................................................................. 23 Hình 4.3.1.1bHồng cầu cá bệnh ................................................................... 23 Hình 4.3.1.2 Sự biến động số lượng hồng cầu qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ........................................................................................... 25 Hình 4.3.2.1 Sự biến động số lượng TBC qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ........................................................................................... 28 Hình 4.3.2.2 Hình thái các tế bào bạch cầu .................................................. 31 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.2.1 Các chủng vi khuẩn sử dụng gây cảm nhiễm .............................. 11 Bảng 4.2 Kết quả tái định danh vi khuẩn sau khi gây cảm nhiễm ................. 21 Bảng 4.3.1.2 Sự biến động số lượng hồng cầu (tế bào x 105/mm3) qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ........................................................... 23 Bảng 4.3.2.1 Sự biến động số lượng TBC (tế bào x 104/mm3) qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ................................................................. 26 Bảng 4.3.2.2a Sự biến động số lượng lympho (tế bào x 103/mm3) qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ........................................................... 29 Bảng 4.3.2.2b Sự biến động số lượng tiểu cầu (tế bào x 103/mm3) qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ........................................................... 29 Bảng 4.3.2.2c Sự biến động số lượng bạch cầu trung tính (tế bào x 103/mm3) qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluri ......................................... 30 Bảng 4.3.2.2d Sự biến động số lượng bạch cầu đơn nhân (tế bào x 103/mm3) qua các lần thu mẫu trong từng chủng E.ictaluric ....................................... 30 Bảng 4.4a Sự biến động (%) của các tế bào hồng cầu và bạch cầu giữa các chủng vi khuẩn E.ictaluri ở đợt thu mẫu lần 1 ............................................. 31 Bảng 4.4a Sự biến động (%) của các tế bào hồng cầu và bạch cầu giữa các chủng vi khuẩn E.ictaluri ở đợt thu mẫu lần 2 ............................................. 32 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version vi TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long TGTM: Trắng gan, trắng mang Tb: tế bào BCTT: Bạch cầu trung tính BCĐN: Bạch cầu đơn nhân TBC: Tổng bạch cầu PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Gới thiệu Hiện nay nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, sản lượng, diện tích ngày càng tăng. Riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tính đến năm 2008 đã hơn 1,2 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, chiếm gần bằng 60% của cả nước, trong đó diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt trên 500.000 ha và được xác định là có điều kiện rất thuận lợi. Giá trị xuất khẩu cũng rất lớn, năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 2,328 tỷ USD, năm 2008 tăng lên 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Trong đó cá tra là một trong những đối tượng thủy sản được xuất khẩu nhiều nhất, năm 2008 Đồng Bằng Sông Cửu Long có 5.102ha diện tích ao nuôi (tăng 11% so năm 2007), với sản lượng cá trên 1 triệu tấn, xuất khẩu trên 535 ngàn tấn qua 117 quốc gia ( Để đảm bảo sản lượng xuất khẩu nên bên cạnh việc tăng diện tích nuôi người dân còn đẩy mạnh việc nuôi cá với mật độ cao, dẫn đến nhiều yếu tố bất lợi như ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh thường xuyên xảy ra… gây nhiều tổn thất cho người nuôi. Vì vậy, nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu và phòng chống dịch bệnh trên thủy sản đựơc thực hiện là đều tất yếu. Kết quả điều tra của Lý Thị Thanh Loan (2008 ) về tình hình dịch bệnh năm 2007 ở đồng bằng sông Cửu Long thì tần suất xuất hiện bệnh mủ gan là 52,80%; xuất huyết: 42,50%; phù đầu, phù mắt: 20,70% và vàng da: 21,60%,trong đó bệnh mủ gan gây nhiều tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh này xuất hiện lần đầu tiên trên cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vào cuối năm 1998 (Ferguson et al.., 2001). Về tác nhân gây bệnh mủ gan trên cá tra đã được Từ Thanh Dung (2005) xác định là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, khi cá nhiễm bệnh, tỷ lệ chết tăng cao 10-90% có thể lên tới 100% tùy thuộc vào cách quản lý và cỡ cá nuôi. Khi bệnh cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, thân, vi và hậu môn bị huyết, đồng thời trên gan, thận và tụy tạng xuất hiện nhiều đốm trắng đường kính 1-3 mm bên trong chứa dịch màu trắng đục. Cùng với việc xác định được tác nhân gây bệnh, từ trước đến nay đã có nhiều chủng vi khuẩn được phân lập từ các ao nuôi cá bị bệnh mủ và gây cảm nhiễm trở lại trong phòng thí nghiệm nhằm tìm hiểu khả năng gây bệnh, đặc điểm sinh hóa, tìm hiểu độc lực…Tuy nhiên, vẫn chưa có chủng vi khuẩn nào đã phân lập, được tìm hiểu về huyết học. Vì vậy đề tài “Sự biến đổi các chỉ PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 2 tiêu huyết học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống gây cảm nhiễm với các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có độc lực khác nhau” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu Xác định sự biến động các chỉ tiêu huyết học của cá tra giống khi cảm nhiễm với các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có LD50 khác nhau 1.3 Nội dung thưc hiện · Gây cảm nhiễm cho cá tra giống với các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có LD50 khác nhau. · Định loại và định lượng các tế bào máu trên cá tra cảm nhiễm. · Tái phân lập và định danh vi khuẩn Edwardsiella ictaluri PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình dịch bệnh trong nuôi thâm canh cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Với xu hướng thâm canh trong nghề nuôi cá tra thì dịch bệnh tren cá xảy ra là đều khó có thể tránh khỏi. Bệnh gây tổn thất lớn cho người nuôi, nếu không có biện pháp phòng và điều trị hiệu quả, bệnh sẽ lây lang và phát triển thành dịch thì khó mà khống chế được. Cùng với sự thâm canh đó là nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do việc sử dụng nhiều thuốc và hoá chất phòng trị bệnh, sự phân hủy thức ăn dư thừa, các sản phẩm bài tiết của cá…từ các ao nuôi thải ra kinh, rạch không qua sử lý, trong nguồn nước thải đó luôn tồn tại nhiều mầm bệnh, chúng sẽ bộc phát khi đủ số lượng và điều kiện thuận lợi. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Chính (2005) ở Cần Thơ và An Giang cho thấy có nhiều bệnh xuất hiện trong nuôi cá tra thâm canh như: mủ gan, đốm đỏ, phù đầu, lở loét, trắng mang-trắng gan, lồi mắt nổ mắt, nấm thủy mi, xuất huyết đường ruột, ký sinh trùng. Trong đó, bệnh thường gặp và gây hại lớn là bệnh mủ gan với tỷ lệ chết lên đến 80-90%, kế đến là những bệnh phù đầu, lồi mắt, nổ mắt với tỷ lệ chết từ 60% đến 70%. Còn theo Từ Thanh Dung (2005) thì tần xuất hiện bệnh trên động vật thủy sản với vi khuẩn (50,9%), virut (24,6%), kí sinh trùng (21,1%), nấm (3,4%). Theo Nguyễn Tấn Duy Phong (2008), bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 5 đến tháng 9, đỉnh điểm là từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Một số bệnh xuất hiện với tần số cao như gan thận mủ (93,8%), xuất huyết (75%), trắng gan trắng mang (68,8%). 2.2 Một số nghiên cứu về tác nhân gây bệnh mủ gan trên cá tra 2.2.1 Sơ lược về lịch sử bệnh do E.ictaluri gây ra trên cá trơn Vi khuẩn E.ictaluri được Hawke (1979) phân lập đầu tiên trên cá nheo Mỹ. Đến năm 1981, Hawke và ctv. xác định vi khuẩn E.ictaluri là nguyên nhân gây bệnh ESC (Enteric septiceamia catfish). Vi khuẩn E.ictaluri có khả năng gây bệnh trên một số nhóm cá như Blue catfish (Ictalurus furcatus), white catfish (Ictalurusrcatus) (Hawke, 1981), cá trê trắng (Clarias batrachus) (Plumb,1987). Ở Việt Nam, bệnh do vi khuẩn E.ictaluri gây ra trên cá tra được gọi là bệnh BNP (Bacillary necrosis of Pangasius)-mủ gan. Bệnh được ghi nhận đầu tiên ở ĐBSCL cuối năm 1998 ở các tỉnh nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 4 An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ (Ferguson et al., 2001). Bệnh gây hao hụt rất lớn ở cá giống nhưng thiệt hại kinh tế lớn nhất ở giai đoạn vào khoảng 300- 500 g (Từ Thanh Dung và ctv, 2005), những mô tả về mô bệnh học đầu tiên của bệnh này được thực hiện bởi Ferguson et al., (2001). Đến năm 2002, Crumish et al. (2002), khẳng định rằng E.ictaluri là tác nhân chính gây bệnh mủ gan trên cá tra nuôi ở ĐBSCL, thiệt hại do bệnh mủ gan gây lên đến 90% ( Nguyễn Quốc Thịnh và ctv, 2003), hơn nữa mầm bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng, theo Phạm Thanh Tuấn (2004) tần số xuất hiện của bệnh là 43,3% sang năm 2005 là 82% (Nguyễn Chính, 2005) đến năm 2008 là 96,8% (Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008). 2.2.2 Đặc điểm về hình thái, sinh lý và sinh hóa Vi khuẩn E.ictaluri được mô tả đầu tiên bởi Hawke et al. (1981) là vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae , vi khuẩn gram âm, hình que ngắn, kích thước khoảng 0,75 x 1,5-2,5 nm, di động ở 25-300C và di động yếu hoặc không di động ở nhiệt độ cao hơn 300C, không có khả năng chịu được ở độ mặn cao hơn 1,5%, phát triển trên môi trường thạch rất chậm, trên môi trường TSA sau 48 giờ ở 28- 300C hình thành khuẩn lạc nhỏ, tròn và trắng đục. Môi trường đặc trưng là EIA (Edwardsiella ictaluri agar) và EMB ( Eosin Methylen Blue). Theo Từ thanh Dung và ctv (2003) vi khuẩn E.ictaluri phân lập từ cá tra Việt Nam có một số đặc điểm khác so với mô tả của Plumb (1999) như có dạng hình que và có kích thước biến đổi, phát triển tốt ở 280C và phát triển yếu ở 370C. Điều này lý giải tại sao E.ictaluri cho tới nay chỉ phát hiện trên cá mà chưa tìm thấy trên các động vật máu nóng khác. Theo Lương Trần Thục Đoan (2006), khi kiểm tra đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn E.ictaluri 224 phân lập trên cá tra ở Việt Nam thì chỉ tiêu citrate cho kết quả dương tính, đây là điểm khác biệt so với vi khuẩn E.ictaluri phân lập trên cá nheo. 2.2.3 Dấu hiệu bệnh lý Cá bệnh mủ gan không có những biểu hiện bất thường bên ngoài. Ở giai đoạn mới chớm bệnh cá vẫn còn bắt mồi nhưng giảm ăn, một số trường hợp cá có biểu hiện gầy, bơi lờ đờ da nhợt nhạt, có biểu hiện xuất huyết trên da và hậu môn. Dấu hiệu bệnh lý đặc thù nhất là bên trong nội quan các cơ quan gan, thận,và tỳ tạng xuất hiện những đốm trắng, đường kính 1- 3mm, các cơ quan này sưng to và có biểu hiện nhũng thận (Ferguson et al., 2001). Trên cá tra, E.ictaluri tấn công vào các cơ quan như thận, gan, tỳ tạng (Ferguson, Từ Thanh Dung và ctv., 2001). Theo Lương Trần Thục Đoan (2006), thì thận và tỳ tạng là 2 hai cơ quan mà vi khuẩn tấn công đầu tiên chứ PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 5 không phải ở gan. Ngoài ra, khi thu mẫu ngoài thực tế cũng tìm thấy vi khuẩn tại các cơ quan khác như: máu, não, cơ,mang, tim, bóng hơi. Trong đó, thận, tỳ tạng, bóng hơi là những cơ quan bị nhiễm E.ictaluri cao. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học quan sát thấy trên gan xuất hiện nhiều vùng xung huyết động mạch và tĩnh mạch gan, mô gan bị hoại tử và mất cấu trúc, từng cụm vi khuẩn xuất hiện ở rìa các vết thương ở gan cá tra bị b
Luận văn liên quan