Luận văn Sử dụng mô hình ecvo lab đánh giá một số đặc trưng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản

Kinh tế biển trong vòng vài thập kỷ trở lại đây đã và đang trở thành một mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có ưu thế về biển. Đối với Việt Nam là một quốc gia ven biển, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi trong việc phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển thì việc tận dụng lợi thế đó nhằm đưa Việt Nam từng bước "trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển" ngày càng trở nên quan trọng. Trong các ngành kinh tế biển chủ chốt thì ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những năm gần đây được đẩy mạnh phát triển nhờ có giá trị kinh tế cao, dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng truyền thống kinh nghiệm lâu đời của người dân, ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và bảo vệ an ninh ven biển. Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản trước hết đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, tiếp đến là góp phần tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước (chiếm 3% GDP). Năm 2004, tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước đạt khoảng 1.150.000 tấn với giá trị xuất khẩu gần 2.400 triệu USD, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đóng góp tới 40% sản lượng và 50% giá trị xuất khẩu. Kinh tế nuôi trồng thủy sản đang thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia, qua đó góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

pdf88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng mô hình ecvo lab đánh giá một số đặc trưng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 đại học quốc gia hà nội trường đại học khoa học tự nhiên -------------------- Phạm Tiến Đạt sử dụng mô hình eco lab đánh giá một số đặc trưng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản luận văn thạc sỹ khoa học Hà Nội, 2009 2 đại học quốc gia hà nội trường đại học khoa học tự nhiên -------------------- Phạm Tiến Đạt sử dụng mô hình eco lab đánh giá một số đặc trưng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản Chuyên ngành : Hải Dương học Mã số: 60.44.97 luận văn thạc sỹ khoa học người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn minh huấn Hà Nội, 2009 3 Mục lục Lời cảm ơn Mở đầu 1 Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vịnh Vân Phong - Bến Gỏi 4 1.1 Vị trí địa lý 4 1.2 Địa hình ven bờ và địa hình đáy 5 1.3 Đặc điểm khí tượng - thủy văn 7 1.4. Đặc điểm chế độ động lực biển vùng vịnh Vân Phong 12 1.5. Đặc điểm các yếu tố thủy hóa môi trường 13 1.6 Đặc điểm kinh tế -xã hội và hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản biển 18 Chương 2: Mô hình ECO Lab 25 2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 2.2 Mô hình ECO Lab 29 2.3 Cơ sở toán học 31 Chương 3: Các kết quả tính toán chất lượng nước cho khu vực vịnh Vân Phong 42 3.1. Kết quả tính toán module thủy lực 42 3.2. Kết quả tính toán module chất lượng nước 51 Kết luận 74 Tài liệu tham khảo 75 Phụ lục 4 Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Minh Huấn - bộ môn Hải dương học - người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em về nhiều mặt. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Kỳ Phùng - Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (phân viện phía Nam), TS. Nguyễn Văn Lục - Viện Hải dương học - đã giúp đỡ tôi tiếp cận với nguồn số liệu để tính toán, cùng với một số hình ảnh minh hoạ; cùng các thầy cô trong Bộ môn Hải Dương học - Khoa KTTVHDH đã có những chỉ dẫn và giải đáp quý báu để tôi có thể hoàn thành khoá luận. Trong quá trình thực hiện, luận văn chắc chắn không khỏi có nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Học viên Phạm Tiến Đạt 5 mở đầu Kinh tế biển trong vòng vài thập kỷ trở lại đây đã và đang trở thành một mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có ưu thế về biển. Đối với Việt Nam là một quốc gia ven biển, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi trong việc phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển thì việc tận dụng lợi thế đó nhằm đưa Việt Nam từng bước "trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển" ngày càng trở nên quan trọng. Trong các ngành kinh tế biển chủ chốt thì ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những năm gần đây được đẩy mạnh phát triển nhờ có giá trị kinh tế cao, dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng truyền thống kinh nghiệm lâu đời của người dân, ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và bảo vệ an ninh ven biển. Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản trước hết đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, tiếp đến là góp phần tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước (chiếm 3% GDP). Năm 2004, tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước đạt khoảng 1.150.000 tấn với giá trị xuất khẩu gần 2.400 triệu USD, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đóng góp tới 40% sản lượng và 50% giá trị xuất khẩu. Kinh tế nuôi trồng thủy sản đang thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia, qua đó góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản ở nước ta không chỉ tập trung vào nuôi nước ngọt mà đã hướng đến nuôi ở môi trường nước lợ và nuôi biển, trong đó hình thức nuôi lồng bè với một số loài có giá trị kinh tế cao như: cá giò, cá song, tôm hùm, vẹm xanh, trai ngọc, ốc hương… đang rất phổ biến và được phát triển dọc theo bờ biển đất nước ở bất cứ vũng vịnh ven bờ nào có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề quản lý môi trường ở những khu vực nuôi lồng trên biển đang trở nên cấp thiết bởi nguy cơ ô nhiễm chất lượng nước từ các bè nuôi là rất cao. Theo nhiều nghiên cứu thì biểu hiện rõ nhất về sự tác động đến môi trường đó là làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước tự nhiên (do lượng vật chất hữu cơ thải ra từ thức ăn và các sản phẩm bài tiết của đối tượng nuôi) gây ra sự biến đổi quần xã sinh vật phù du và vi khuẩn dẫn đến hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực tự nhiên ven biển, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh học sơ cấp của thủy vực. Các 6 chất thải từ hoạt động nuôi, các hóa chất độc hại là những tác nhân chủ yếu làm giảm đa dạng sinh học, gây độc cho đối tượng nuôi… Bên cạnh đó, sự lắng đọng trầm tích gây ảnh hưởng tới dòng chảy và chất lượng nước, quá trình tích tụ quá nhiều chất hữu cơ và chất thải tại đáy lồng bè sẽ dẫn đến tình trạng yếm khí, giải phóng nhiều chất độc như H2S và CH4 vào trong môi trường nước. Với những nguy cơ ô nhiễm môi trường rõ ràng như vậy thì việc đánh giá chất lượng nước tại khu vực nuôi lồng bè phục vụ cho mục đích cảnh báo, quản lý và xa hơn là phát triển bền vững môi trường nuôi trên biển là hết sức cần thiết. Một trong những công cụ hữu hiệu được dùng phổ biến hiện nay đó là sử dụng các mô hình sinh thái tổng hợp để nghiên cứu và đánh giá môi trường khu vực nuôi. Với mục tiêu đó, học viên đã lựa chọn đề tài: "Sử dụng mô hình ECO Lab đánh giá một số đặc trưng môi trường biển khu vực nuôi trồng thủy sản" trong đó có dùng mô hình ECO Lab trong gói phần mềm MIKE của Viện Thủy lực Đan Mạch để đánh giá chất lượng nước khu vực nuôi thủy sản biển dựa trên một số phương án tính toán khác nhau. Khu vực được lựa chọn nghiên cứu ở đây là vịnh Vân Phong (Nha Trang - Khánh Hòa). Vịnh Võn Phong hiện nay là một điểm núng kinh tế biển của tỉnh Khỏnh Hũa núi riờng và của cả nước núi chung. Là một trong 8 vịnh ven bờ biển Việt Nam gồm vịnh Hạ Long – Cỏi Lõn (Quảng Ninh); vịnh Vũng Áng (Hà Tĩnh); vịnh Chõn Mõy (Thừa Thiờn Huế); vịnh Đà Nẵng (Đà Nẵng); vịnh Dung Quất (Quảng Ngói) và cỏc vịnh Võn Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khỏnh Hũa là những nơi tập trung tiềm năng tài nguyờn bờ chủ yếu, trong đú chứa đựng sự đa dạng và phong phỳ về tiềm năng để phỏt triển cỏc ngành kinh tế biển, đặc biệt là ngành nuụi trồng thủy sản truyền thống. Vịnh Võn Phong đó và đang thu hỳt được nhiều dự ỏn đầu tư phỏt triển kinh tế của cả nhà nước và tư nhõn. Sự phỏt triển nhanh về mặt kinh tế đó kộo theo sự thay đổi nhiều vấn đề mụi trường, nguồn lợi tự nhiờn, phương thức sử dụng đất và cơ sở hạ tầng ven vịnh. Sự thay đổi này làm phỏt sinh những yờu cầu bức xỳc trong cụng tỏc quản lý nhà nước về mụi trường, tài nguyờn và sản xuất nhằm đảm bảo sự phỏt triển hài hũa và bền vững về lõu dài. Trong đú ngành nuụi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuụi trờn biển đang cú 7 những tỏc động nhất định về nhiều mặt (kinh tế - xó hội, tự nhiờn mụi trường trong vịnh) đối với quỏ trỡnh quy hoạch sử dụng hợp lý khụng gian mặt nước trong vịnh. Cấu trỳc của luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về điều kiện tự nhiờn, kinh tế - xó hội vịnh Võn Phong - Chương II: Mụ hỡnh ECO Lab – DHI MIKE - Chương III: Cỏc kết quả tớnh toỏn chất lượng nước cho khu vực vịnh Võn Phong 8 chương 1 - tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vịnh vân phong 1.1. Vị trí địa lý [5], [7], [13] Vịnh Vân Phong là một vịnh biển nửa kín, nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang về phía bắc hơn 60km theo đường bộ. Vịnh Vân Phong có tọa độ địa lý trong khoảng từ 12o26’ đến 12o48’N và từ 109o10’ đến 109o26’E, nằm trong địa phận của huyện Vạn Ninh và một phần huyện Ninh Hòa. Hình 1.1: Bản đồ khu vực vịnh Vân Phong [13] Vân Phong là một vịnh lớn, sâu và kín gió. Vịnh có diện tích khoảng 510km2, trong đó phần ngập nước là 458.6 km2, còn lại là các đảo và bán đảo trong đó lớn nhất là đảo Hòn Lớn có diện tích 57.97km2. Ranh giới cửa vịnh kéo dài từ điểm cực Nam của bán đảo Hòn Gốm đến mũi Mương của Hòn Mỹ Giang. Bán đảo Hòn Gốm 9 là điểm cực Đông của nước ta trên đất liền, chính vì vậy vịnh Vân Phong là khu vực gần đường hàng hải quốc tế nhất so với các vịnh và cảng biển khác trong cả nước. Từ vịnh tới đường hàng hải nội địa là 20km và cách đường hàng hải quốc tế 130km. Vịnh Vân Phong thông với biển bằng 2 cửa: Cửa Bé xấp xỉ 2.8km (từ đầu ngoài bán đảo Hòn Gốm đến Mũi Cỏ của đảo Hòn Lớn), Cửa Lớn khoảng 10.2km (từ mũi Mương ở hòn Mỹ Giang đến Mũi Cỏ của đảo Hòn Lớn). Độ dài theo trục vịnh khoảng 35km, chiều rộng trung bình 10km. 1.2. Địa hình ven bờ và địa hình đáy [5], [13] Vùng ven bờ vịnh Vân Phong có một đặc điểm địa hình khá đặc biệt: hầu như toàn bộ dải bờ phía Bắc, phía Tây và phía Nam của vịnh bị che chắn bởi các dãy núi. Dãy núi phía Tây Bắc bờ vịnh chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, kéo dải 70km từ dãy núi Đa Bia (Phú Yên) ở phía Bắc cho tới phần Tây Bắc của Nha Trang. Phía Đông Nam có dãy núi kéo dài khoảng 20km từ nam Hòn Khói tới phần Đông Bắc của vịnh Bình Cang theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông Bắc có bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn che chắn vịnh, tạo cho vịnh có dạng nửa kín và thông với biển Đông về phía Đông. Về địa hình đáy, nhìn chung Vân Phong là một vịnh sâu so với các vịnh khác trong khu vực ven biển Việt Nam. Địa hình đáy biển vùng vịnh Vân Phong mang những nét đặc trưng của địa hình dạng vũng vịnh. Khu vực trung tâm vịnh tương đối bằng phẳng ít có sự biến đổi, càng về phía cửa vịnh độ dốc càng lớn. Bảng 1.1 : Phân bố diện tích theo đới độ sâu vùng vịnh Văn Phong [5] STT Độ Sâu (m) Diện tích (ha) 1 0-5 19.870,0 2 5-10 7.660,84 3 10-15 6.313,85 4 15-20 5.508,74 5 20-25 6.820,30 6 25-30 1.508,54 7 30-35 511,12 10 Vịnh Vân Phong được chia thành 3 vùng nhỏ, đó là: phần vịnh phía ngoài (độ sâu 20-30m), vũng Bến Gỏi ở phía trong (độ sâu < 18m) và phần vụng Cổ Cò - lạch Cửa Bé (độ sâu < 25m) nằm giữa đảo Hòn Lớn và bán đảo Hòn Gốm. Địa hình đáy vụng Bến Gỏi khá bằng phẳng, chỉ những nơi có san hô phát triển thì đáy biển mới có sự gồ ghề, lồi lõm do vậy các đường đẳng sâu phân bố theo một khoảng cách tương đối đồng đều gần như song song với nhau và với đường bờ. Phần vụng lạch Cổ Cò – Cửa Bé có độ sâu tăng từ hai bờ ra giữa dòng, trắc diện ngang hình chữ V có độ sâu lớn nhất đạt tới 25m. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 VT.I VT.II VT.III VT.IV VT.V VT.VI VT.VII (*250m) (* 25 0m ) Hoứn Lụựn Myừ Giang Hoứn Khoựi B .ẹ . H oứn G oõm ẹaùi Laừnh VAẽN GIAế H. Bũp Vaùn Hửng M. Gheành M. ẹaự Chuoõng Laùch C ửỷa B eự VUẽNG BEÁN GOÛI VềNH VAấN PHONG Xuaõn Thoù Ninh Haỷi 109-15'E 109-30'E 12-45'N 12-30'N : ẹửụứng ủaỳng saõu (m) : Vũ trớ traùm Hình 1.2: Đặc điểm địa hình đáy vịnh Vân Phong [13] Khu vực vịnh Vân Phong phía ngoài tương đối bằng phẳng, tạo thành một máng lớn, thoải với độ dốc khoảng 0 – 0.14% và nghiêng dần về phía cửa vịnh. Các 11 đường đẳng sâu có dạng ngoằn nghèo, uốn lượn, phân khoảng không đều. ở phía Tây chúng dày xít và song song với đường bờ trong khi ở phía Đông các đường đẳng sâu dãn ra nhưng mức độ ngoằn nghèo và uốn lượn lại tăng lên rõ rệt. 1.3. Đặc điểm khí tượng - thủy văn [5] Điều kiện khí hậu thủy văn vịnh Vân Phong có nhiều đặc điểm mang tính địa phương khá rõ nét và có sự phân hóa do ảnh hưởng của địa hình bờ, sự che chắn của các đảo và dãy núi bao quanh. Do trong vịnh không có trạm khí tượng thủy văn nên để tìm hiểu đặc điểm khí hậu - thủy văn trong vịnh cần tổng hợp các tài liệu của khu vực Nha Trang kết hợp với các điều kiện địa phương. 1.3.1. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm của khu vực vịnh là 26.7oC, tổng nhiệt toàn năm là 9600 - 9700oC. Số giờ nắng trung bình từ 7 - 8 giờ/ngày, cực đại có thể vượt quá 12 giờ và cả năm có thể đạt 200 - 2500 giờ. Đây là vùng có tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 - 8 (trung bình 28-29oC), giá trị nhiệt độ cao nhất ghi nhận được vào tháng 7/1976 là 37.9oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I với giá trị thấp nhất là 15.8oC vào năm 1984. Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) [2] Tháng Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nă m Nha Trang 23. 9 24. 5 25. 8 27. 5 28. 6 28. 7 28. 5 28. 5 27. 7 26. 6 25. 7 24. 4 26.7 Biến trình năm của nhiệt độ không khí thuộc dạng biến trình đơn của của vùng nhiệt đới gió mùa gồm một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Hình 1.4: Biến trình năm nhiệt độ tại trạm Nha Trang [5] 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T (0 C ) Thỏng Ttb Txtb 12 1.3.2. Chế độ mưa - ẩm Với sự tác động của các chế độ gió mùa thịnh hành, vịnh Vân Phong cũng có thể chia thành mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 9 – 11). Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm gần 80% tổng lượng mưa của cả năm và 60 – 80 số ngày mưa. Khu vực vịnh Vân Phong là vùng ít mưa nhất của tỉnh Khánh Hòa. Tổng lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1100 – 1300 mm (năm mưa nhiều nhất 1981 đạt 2154.6 mm, năm mưa ít nhất 1982 với chỉ 618 mm). Số ngày mưa trung bình năm là 73 ngày, lượng mưa lớn nhất trong một ngày được ghi nhận là 486 mm (ngày 2/11/1986). Tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 10 với 22 ngày vào năm 1983, tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 2. Độ ẩm trung bình năm ở Vân Phong đạt 80% với biến trình tương tự như biến trình của chế độ mưa. Trong mùa mưa, độ ẩm tương đối cao, đạt từ 80 – 83%. Khi kết thúc mùa mưa, độ ẩm giảm liên tục và đạt cực tiểu vào tháng 6 – 7, dao động trong khoảng 74 – 77%. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 I III V VII IX XI Hình 1.5: Biến trình mưa trung bình tháng tại trạm Ninh Hòa [5] 1.3.3. Đặc điểm thủy văn Khu vực vịnh Vân Phong có 3 con sông đổ vào, đó là: sông Đông Điền, sông Cạn và sông Hiền Lương. 13 - Sông Đông Điền có chiều dài 15km, bắt nguồn từ đỉnh cao 806m, thượng nguồn là suối Bình Trung, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Diện tích lưu vực của sông là 83km2, thảm phủ nghèo nàn, khả năng điều tiết lưu vực kém. - Sông Cạn bắt nguồn từ Hòn Dông, Hòn Giao với độ cao 840m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có chiều dài 14km với diện tích lưu vực là 86km2. - Sông Hiền Lương có độ dài 10km, đổ ra cửa Giã và cửa Hiền Lương. Nhìn chung các con sông có lưu vực nhỏ, chế độ thủy văn phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa, lượng dòng chảy chiếm tới hơn 80% so với tổng lượng dòng chảy của cả năm. Do diện tích lưu vực nhỏ và đất đá trên bề mặt có độ bền vững cao nên lượng phù sa đưa ra biển không nhiều, lưu lượng sông đổ vào biển không ảnh hưởng đến độ đục và chất lượng nước các bãi tắm, bãi lặn phục vụ du lịch cũng như nghề nuôi trồng thủy sản. 1.4. Đặc điểm chế độ động lực biển vùng vịnh Vân Phong [5], [13] 1.4.1. Chế độ thủy triều Thủy triều vùng vịnh Vân Phong mang đặc trưng là nhật triều không đều với tỷ số phân loại VanderStoke K = 2.7, trong đó tính chất nhật triều thể hiện rõ hơn vào tháng VI - VII, XII – I (hàng tháng có 18 – 22 ngày nhật triều). Biên độ triều cực đại vào các kỳ hạ chí (tháng VI) và đông chí (tháng XII), cực tiểu vào thời kỳ xuân phân (tháng III) và thu phân (tháng IX). Theo số liệu về độ cao thủy triều trong 10 năm (1990 - 2000, phụ lục) thì giá trị mực nước trung bình là 124cm. Biên độ triều vào kỳ nước cường có thể đạt 125 – 200cm, trong kỳ nước kém triều chỉ lên xuống khoảng 50cm. Trong năm, mực nước đạt cực đại vào mùa gió Đông Bắc và đạt cực tiểu vào mùa gió Tây Nam, chênh lệch mực nước giữa hai mùa gió vào khoảng 25 - 30cm. Trong trường hợp có trường gió mạnh (>38.6m/s) thổi liên tục nhiều giờ thi biên độ dao động mực nước có thể đạt 60cm. 1.4.2. Chế độ sóng Do có bán đảo và các đảo che chắn phía ngoài nên chế độ sóng vịnh Vân Phong khác với chế độ sóng vùng ngoài khơi ven bờ tỉnh Khánh Hòa. 14 Vùng ven bờ khu vực vịnh Vân Phong có cầu tạo phức tạp, đường bờ bị chia cắt mạnh bởi các đảo, bãi, cửa sông…Có vùng chịu tác động trực tiếp của năng lượng sóng ngoài khơi, có nơi trước khi sóng tác dụng vào bờ phải trải qua các quá trình khúc xạ, nhiễu xạ và biến dạng tạo nên sự hội tụ và phân kỳ năng lượng sóng tùy theo trường gió và điều kiện địa lý từng vùng. Nhìn chung do kín gió nên vịnh Vân Phong có chế độ sóng yếu, vào các mùa gió thì sóng có giá trị trung bình không đến 1.0m. Bảng 1.3: Hướng sóng và độ cao sóng trung bình tại vịnh Vân Phong Tháng Hướng sóng thịnh hành Độ cao trung bình (m) I – IV N – NE 0.9 – 1.0 V – IX WE 0.8 – 1.0 X – XII N – NE 0.9 Trong vịnh Vân Phong, đối với từng vùng riêng biệt có những đặc điểm sóng khác nhau. ở vụng Bến Gỏi, sóng có thể lớn khi gió Tu Bông xuất hiện (thường từ tháng XI đến tháng II năm sau). Vào mùa hè, tại cửa vịnh Vân Phong, hướng truyền thuận lợi nhất là hướng Đông Nam. 1.4.3. Đặc điểm dòng chảy Trong vịnh Vân Phong, dòng chảy bị phân hóa phức tạp cả về hướng và cường độ, tốc độ dòng chảy trung bình nhỏ. Đây là nguyên nhân tạo nên sự lắng đọng bùn cát ven bờ vịnh tạo nên các bãi triều ngập mặn và sự hình thành RNM ở ven bờ tây bán đảo Hòn Gốm. Dòng chảy trong vịnh phụ thuộc mạnh vào chế độ triều, địa hình đáy và bờ của vịnh. Vùng ngoài cửa vịnh Vân Phong tốc độ dòng chảy có thể đạt 45cm/s. ở phần lạch Cổ Cò, tốc độ thường dưới 30cm/s. Trong những trường hợp gió mạnh (bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc mạnh) tốc độ dòng có thể đạt trên 40cm/s với tốc độ gió 20m/s. Giá trị đặc trưng của tốc độ dòng chảy trong vùng dưới 25cm/s, còn thành phần không triều thường là trên dưới 15cm/s. Tổng vecto của hai thành phần này cho các giá trị tốc độ trong khoảng 10 – 40cm/s. Tốc độ dòng cực đại và dòng trung bình tại các tầng mặt nhỏ hơn tầng sâu còn độ ổn định thì ngược lại. 15 Bảng 1.4: Tốc độ dòng chảy cực đại trong các vịnh tại một số tầng đo Z (m) [5] Vịnh Vmax(cm/s) Z (m) Tháng Nha Trang 52 20 XII Cam Ranh 46 6.5 VIII Bình Cang 29 13 XI Nha Phu 34 0 XI Vân Phong 45 30 VIII C”a Giỳ 109 12' ẹ 109 15' ẹ 109 18' ẹ 109 21' ẹ 109 24' ẹ 109 27' ẹ 12 30' B 12 33' 12 36' 12 39' 12 42' 12 45' 12 48' 12 51' B ẹaùi Laừnh Vaùn ThoùVaùn Phửụực Vaùn Long Vaùn KhaựnhVaùn Bỡnh Vaùn Thaộng Vaùn Thaùnh Vaùn Phuự Xuaõn Sụn Vaùn Hửng Ninh Thoù Ninh Haỷi Ninh Dieõm Ninh ThuyỷNinh ẹa Ninh Phửụực Ninh Phuự BIEÅN ẹOÂNG Cửỷa vũnh Vaõn Phong Vaùn Giaừ (I) (II) (IV) (III) 20 - 50cm /s 10 - 20m/s 5 - 25cm/s 3 - 1 5c m /s 3 - 1 5 cm /s Ghi chuự: : Pha trieàu leõn : Pha trieàu xuoỏng I, II, III, IV : caực vuứng doứng chaỷy : ủửụứng phaõn vuứng Hình 1.6: Sơ đồ phân vùng dòng chảy vùng vịnh Vân Phong - Bến Gỏi [13] Theo nghiên cứu của Trung tâm Khảo sát nghiên cứu Tư vấn Môi trường Biển thì trong khu vực vịnh có dòng bồi tích chảy dọc bờ theo hướng từ Bắc – Tây Bắc về 16 Nam – Tây Nam về gặp mũi Hòn Khói. Tuy nhiên, do đặc điểm che chắn của bán đảo Hòn Khói nên sóng ở đây chỉ có độ cao < 1m, chu kỳ sóng 3 – 5 giây cùng với thành phần vật liệu trầm tích đáy là cát hạt thô nên khả năng lắng đọng rất nhanh. Bảng 1.5: Đặc trưng dòng chảy tại trạm đo liên tục (tọa độ 12o30N - 109o22) Đặc trưng dòng chảy Tâng 10m Tâng 30m Vmax (cm/s) 30 45 Vmin (cm/s) 4 2 Vtb (cm/s) 11.9 15.3 Hướng 84 34 1.5. Đặc điểm các yếu tố thủy hóa môi trường [5], [7], [10], [13] 1.5.1. Nhiệt độ nước biển Trong vịnh Vân Phong, vùng có nhiệt độ cao nhất và độ muối thấp nhất so với các vùng khác của vịnh là vùng ven bờ vũng Hòn Khói và vũng Bến Gỏi. Tại các vùng này có độ sâu nhỏ, có các sông, suối từ lục địa trực tiếp đổ vào cùng với ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế phát triển mạnh nên khả năng nhiệt độ và độ muối đạt tới các giá trị cực trị là một hiện tượng tư
Luận văn liên quan