Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá
nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới
cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ
năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình
giáo dục phổ thông.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu
phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục
của thế kỉ XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới PPDH là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng
ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhu cầu tạo
đạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại
123 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5650 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 11 – Chương trình nâng cao ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
---------------------------
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HỢP TÁC NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ở
TRƯỜNG THPT
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRANG THỊ LÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
Lêi c¶m ¬n
T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi TS.Trang ThÞ L©n, gi¶ng viªn khoa Hãa
häc, trêng §¹i Häc S ph¹m TP.HCM, ®· híng dÉn vµ gióp ®ì t«i rÊt tËn t×nh
trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ hoµn thµnh ®Ò tµi.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o khoa Hãa häc trêng §HSP
TP.HCM ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu luËn v¨n nµy.
T«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m hiÖu cïng tËp thÓ gi¸o viªn vµ häc
sinh trêng THPT Ng« Gia Tù vµ Phan Béi Ch©u tØnh Kh¸nh Hßa ®· t¹o ®iÒu kiÖn
vµ gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc nghiÖm ®Ò tµi.
Cuèi cïng, t«i xin gëi lêi c¶m ¬n ®Õn nh÷ng ngêi th©n yªu nhÊt ®· lu«n ®éng
viªn, khÝch lÖ vµ gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp.
Kh¸nh Hßa, ngµy 20 th¸ng 12 n¨m 2010
TrÇn ThÞ Thanh HuyÒn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTĐG: : Công thức đơn giản
CTPT : Công thức phân tử
CTTQ : Công thức tổng quát
dd : dung dịch
DHHT : Dạy học hợp tác
ĐC : Đối chứng
ĐTB : Điểm trung bình
ĐHSP : Đại học Sư phạm
Hchc : Hợp chất hữu cơ
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
KT : Kiểm tra
PGS : Phó giáo sư
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
STT : Số thứ tự
SV : Sinh viên
TB : Trung bình
THPT : Trung học phổ thông
ThS : Thạc sĩ
TN : Thực nghiệm
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
T.S : Tiến sĩ
TV : Thành viên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá
nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới
cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ
năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình
giáo dục phổ thông.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu
phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục
của thế kỉ XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới PPDH là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng
ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhu cầu tạo
đạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Trong số các PPDH tích cực thì DHHT nhóm nhỏ đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi
đặc điểm của DHHT nhóm là thông qua hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển các kĩ
năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng
như kiến thứctừ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội
được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và rèn
luyện kĩ năng sống cho HS.
Ở nước ta hiện nay, PPDH hợp tác nhóm nhỏ được sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông
còn hạn chế, nếu có sử dụng thì chỉ mang tính hình thức. Chính vì lí do trên chúng tôi đã chọn nghiên
cứu đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11
– chương trình nâng cao ở trường THPT”.
2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
3. Đối tượng nghiên cứu
PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học ở trường THPT, lớp 11 – chương trình nâng
cao.
4. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ cho HS nhằm nâng cao kết quả trong dạy và học hóa học
phần lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ của đề tài
5.1. Nghiên cứu tổng quan vấn đề.
5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận:
- Đổi mới PPDH: định hướng, mục đích, đặc trưng của PPDH tích cực.
- Cơ sở lí thuyết về DHHT nhóm nhỏ.
5.3. Nghiên cứu nội dung, chương trình hóa học 11 – nâng cao.
5.4. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy và học hóa học ở trường
THPT.
5.5. Thiết kế hệ thống bài lên lớp có sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy và học hóa học 11 – chương
trình nâng cao, ở trường THPT.
5.6. Thực nghiệm sư phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chương trình hóa học 11 – nâng cao.
Địa bàn thực nghiệm: một số trường THPT thuộc tỉnh Khánh Hòa.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng tốt PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy và học hóa học ở trường THPT sẽ góp phần
nâng cao được chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động học ở HS, giúp HS nâng
cao khả năng tự học, phát triển năng lực tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, góp phần rèn luyện cho
HS những kĩ năng cần thiết của con người trong thế kỉ XXI.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống, khái quát hóa.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Trò chuyện.
- Phát phiếu điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
8.3. Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học.
9. Điểm mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ sung về việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả
các hình thức tổ chức hoạt động nhóm hợp tác trong dạy và học hóa học ở trường THPT.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng DHHT trong giáo dục ở một số nước trên thế
giới [7]; [29];[46];[47];[48];[49];[50];[51]
DHHT không phải là một PP mới lạ, đó là một một tư tưởng dạy học đã xuất hiện từ lâu trên thế
giới dựa trên ý tưởng tất cả cùng làm việc, chia sẻ thông tin với nhau để đạt được mục đích cuối cùng.
Ý tưởng này được John Amos Comenius (1592 - 1670) đưa vào lớp học, khi ông cho rằng HS sẽ học
được nhiều hơn từ cách thức học tập như thế. Sau đó, ý tưởng này xây dựng thành PP, được phát triển
và sử dụng rộng rãi tại vương quốc Anh vào những năm cuối của thập niên 70 do Joseph Lancaster và
Andrew Bell áp dụng.
Năm 1806, quan niệm hợp tác đã được đưa đến Mỹ với mục đích làm giảm tính cạnh tranh
trong trường học, nó đã được sử dụng và phát triển rất nhanh trong giai đoạn này. Một trong những
người đầu tiên đã rất thành công khi chủ trương đưa ý tưởng hợp tác vào lớp học và được nhiều giới
quan chức tham khảo học tập là Colonel Francis Parker. Parker nhận thấy nó đã trực tiếp liên quan đến
tính dân chủ khi HS có thể chia sẻ trách nhiệm với nhau trong học tập. Ông không tin sự cạnh tranh
trong trường học sẽ đạt được hiểu quả cao hơn so với sự chia sẻ suy nghĩ thông tin về vấn đề học tập ở
học sinh (Marr, 1997; Johnson và Johnson, 1994). Các phương pháp của Parker đều liên quan đến việc
làm cách nào học sinh có thể hợp tác với nhau trong học tập (cooperatively lerning).
Sau Colonel Francis Parker là James Coleman (1959), ông nhận thấy tầm quan trọng của cách
dạy học theo kiểu học hợp tác khi tiến hành nghiên cứu các hành vi của HS ở lứa tuổi thanh niên, ông
đề xuất: thay việc thiết lập các tình huống khuyến khích cạnh tranh trong học tập, thì nhà giáo dục nên
tạo ra các hoạt động để HS cùng nhau hợp tác (trích dẫn từ www.learnnc.org/lp/pages/4653).
Một học trò của ông là John Dewey, John Dewey được coi là người ghi dấu ấn sâu sắc nhất
trong quá trình tìm hiểu và sử dụng tư tưởng dạy học hợp tác vào trường học. Dewey cho rằng: trẻ em
học được nhiều điều thông qua giao tiếp, học tập sẽ hứng thú hơn đối với trẻ khi được tham gia các
hoạt động và kinh nghiệm cũng có từ đó. Trẻ sẽ biết cách làm thế nào để cùng nhau làm việc và cùng
đạt được kết quả được giao. Chính John Dewey đã đưa các hình thức hoạt động hợp tác học tập vào
lớp học, theo ông giáo dục phải có vai trò dạy cho con người cách sống, làm việc hợp tác với nhau.
Người thứ hai có ảnh hưởng lớn trong lịch sử DHHT là Kurt Lewin – một nhà tâm lý học xã
hội. Ông đề ra “thuyết phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội” hay còn gọi là “thuyết tương tác xã hội” dựa
trên cơ sở của Kurt Koffka, người đã đề xuất khái niệm “Nhóm là phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các TV”. Trong thập niên 1920 – 1930, Kurt Lewin đã đưa ra khái niệm nhóm phải có hai yếu tố: 1)
Phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các TV, nhóm phải năng động hơn, có tác động tích cực đến các
TV; 2) Tình trạng căng thẳng giữa các TV trong nhóm sẽ là động lực để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu.
Trong khoảng những năm 1940, ông đã nghiên cứu các hành vi, cách cư xử của các vị lãnh đạo và các
TV của nhóm dân chủ, ông kết luận: để hoàn thành mục tiêu chung của một nhóm thì phải thúc đẩy sự
hợp tác, phải có sự cạnh tranh.
Sau đó là Morton Deutsch, sinh viên của Lewin tại MIT. Ông đã mở rộng lí luận của Lewin về
sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội, ông xây dựng một lí thuyết về hợp tác và cạnh tranh. Lí thuyết
của Morton Deutsch được mở rộng và áp dụng cho giáo dục, đặc biệt là các vận dụng của chính tác giả
tại trường Đại học Minnesota.
Thế hệ thứ hai của tư tưởng Lewin là một số nhà tâm lí học và giáo dục học như: Aronson, hai
anh em nhà Johnson. Đặc biệt là Elliot Aronson với mô hình lớp học jigsaw được sử dụng đầu tiên vào
1971 ở Austin Texas. Jigsaw được xây dựng dựa trên nhu cầu thiết yếu lúc bấy giờ: giảm sự căng
thẳng xung đột sắc tộc giữa các HS khác màu da và loại bỏ cạnh tranh cá nhân trong lớp học, mô hình
này yêu cầu các HS phải biết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau để cả nhóm học tập đạt kết quả
tốt nhất. Jigsaw đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc hoàn thiện các hình thức tổ chức
hoạt động hợp tác trong dạy học.
Năm 1989, hai anh em nhà Johnson đã khảo sát và nghiên cứu 193 trường ợp, họ nhận thấy: học
hợp tác thì HS học hỏi được nhiều hơn so với cách học truyền thống. Trước đó Johnson và các đồng
nghiệp (1981) đã phân tích 122 nghiên cứu về hợp tác học tập ở một số môn học và ở các độ tuổi khác
nhau từ tiểu học cho đến trung học và xử lí kết quả học tập bằng phương pháp đo lường.
Giai đoạn thứ ba trong quá trình phát triển và sử dụng tư tưởng DHHT gắn với các tên tuổi nổi
tiếng như: Robert Slavin, Kagan, Sholmo, Sharan. Họ đều chứng minh được tính hiệu quả cao của
PPDH theo hướng tạo cơ hội cho HS hợp tác trong việc hình thành các kĩ năng xã hội, phát triển tư duy
nhận thức và khả năng hòa nhập với thế giới xung quanh.
Sau nghiên cứu của Astin với 200 trường Cao đẳng – Đại học về sự tương tác giữa người học và
người học, giữa người dạy và người học là cơ sở để phát huy tích tích cực, khả năng giao tiếp, tư duy,
các hành vi xã hội khác ở người học. Vào năm 1996, lần đầu tiên PPDH hợp tác chính thức được áp
dụng trong một số trường Đại học ở Mỹ, và hội nghị nghiên cứu vấn đề học hợp tác lần đầu được tổ
chức tại Minneapolis (Lấy từ www.intime.uni.edu/coop_learning/ch3/default.htm)
Như vậy PPDH hợp tác được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn bởi nhiều nhà
nghiên cứu giáo dục và tâm lí học, nhưng nhìn chung đều được xây dựng trên cơ sở của ba quan
điểm:1) Quan điểm phát triển nhận thức;2) Quan điểm về hành vi; 3) Sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã
hội.
Nhận xét: qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận của PPDH hợp tác, quá trình hình thành, phát triển của PP
này, chúng ta có thể nhận rõ tính hiệu quả và tính khả thi cao khi áp dụng PPDH hợp tác vào trong
giáo dục ở một số nước trên thế giới cũng như giáo dục ở Việt Nam với mọi cấp học.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về DHHT
PPDH hợp tác không phải là một PP mới lạ, nó đã có và phát triển mạnh mẽ trong 30 năm gần
đây ở các nước phát triển. Các luận án, luận văn, các bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ngoài
rất nhiều và đa dạng, thậm chí còn có một số website đào tạo GV trực tuyến về vấn đề học hợp tác hay
giới thiệu các cấu trúc hoạt động học hợp tác như: www.intime.uni.edu/; www.kaganonline.com;
www.co – operation.org Ở Việt Nam, các luận văn, luận án về lĩnh vực này còn ít được nghiên cứu,
chủ yếu chỉ là các bài viết nhỏ đăng trên các tạp chí giáo dục.
1.1.2.1. Luận văn – luận án
a. Luận án tiến sĩ giáo dục học “Tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán ở trường THPT” của Hoàng
Lê Minh, trường ĐHSP Hà Nội (năm 2007). Luận án gồm 101 trang nghiên cứu:
- Nêu rõ quan điểm của tác giả khi tổ chức DHHT ở trường THPT là kết hợp giữa DHHT, học
tranh đua và tư duy độc lập của cá nhân. Trong đó tư duy độc lập cá nhân là nền tảng cơ bản, bối cảnh
hợp tác là môi trường dạy học và ý thức thi đua là động lực. Tác giả chỉ ra rằng người học không chỉ
nỗ lực một mình mà còn có điều kiện thể hiện ý kiến riêng trong quá trình hoạt động hợp tác.
- Đề tài đề ra định hướng tổ chức DHHT trong dạy và học bộ môn toán ở trường THPT, quy trình
tổ chức giờ học hợp tác, các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả của PPDH hợp tác.
- Tác giả đã nêu cách tổ chức, thiết kế giờ học hợp tác trong môn Toán ở trường THPT và có
minh hoạ cụ thể.
- Luận án cũng đề ra tiêu chí đánh giá cá nhân thông qua hoạt động nhóm và ngược lại.
Nhận xét: Đây là công trình nghiên cứu vận dụng PPDH hợp tác vào dạy và học môn toán ở trường
THPT, với đầy đủ các dạng bài lên lớp toán học. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích
không chỉ cho GV dạy toán mà còn thiết thực cho những ai quan tâm đến đổi mới PPHD, đặc biệt là
phương pháp DHHT.
b. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở
trường trung học phổ thông – phần hóa 10 chương trình nâng cao” của Hỉ A Mổi – học viên khóa 17,
trường ĐHSP TP.HCM. Đề tài đã nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận của PPDH theo nhóm với tư tưởng áp dụng các hình thức DHHT cho HS thông qua
các cấu trúc Jigsaw, Stad, TGT, hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm và hoạt động nhóm ngoài lớp,
có giáo án minh họa cho các cấu trúc cụ thể.
- Đề tài đã đề xuất từng cách đánh giá hoạt động của cá nhân HS thông qua hoạt động nhóm đối
với từng loại cấu trúc.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng PPDH theo nhóm với tư tưởng hợp tác ở trường THPH.
- Tiến hành thực nghiệm 6 giáo án đã thiết kế để đánh giá hiệu quả của PPDH theo nhóm.
- Tiến hành thực nghiệm trên cả hai mặt: định tính và định lượng.
Nhận xét: Luận văn có nhiều đầu tư, tác giả đã làm nổi bật ưu điểm của PP hoạt động nhóm trong
dạy học với quan điểm hợp tác, chứng minh được hình thức dạy học theo nhóm là khả thi và mang lại
hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá mức độ thể hiện các kĩ năng, khả năng hợp tác
của mỗi cá nhân HS trong quá trình hoạt động nhóm. Đề tài góp phần thay đổi cách nhìn trong việc
đổi mới PPDH.
c. Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11” của Nguyễn
Thị Thu Trang thuộc trường Đại học Thái Nguyên (2009). Đề tài đã nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận về DHHT.
- Quy trình tổ chức một giờ học có áp dụng DHHT.
- Thực nghiệm 4 trong 9 giáo án đã thiết kế.
- Thiết kế hoạt động nhóm dựa vào phiếu học tập và thực hành thí nghiệm.
Nhận xét: Phần cơ sở lí luận, tác giả đã cung cấp thông tin về DHHT trên thế giới nhưng chưa có sự
phân tính, nhận định riêng của cá nhân. Chương hai tác giả thiết kế các giáo án có vận dung DHHT,
nhưng chưa khắc phục được tình trạng “ăn theo” của các HS lười nhác trong hoạt động nhóm – một
trong những nhược điểm lớn nhất của dạy học theo nhóm. Đề tài chưa đề xuất phương án đánh giá
hoạt động nhóm của nhóm cũng như của cá nhân.
1.1.2.2 Khóa luận tốt nghiệp
a. Khóa luận tốt nghiệp: “Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp đóng vai trong
dạy học môn hóa lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh” của Nguyễn Thị Khánh
Chi (2007), trường ĐHSP TP.HCM. Đề tài đã nghiên cứu:
- Sơ lược về PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ các phần: khái niệm, tác dụng, quy trình tổ chức, hạn
chế và vận dụng.
- Một số hình thức sử dụng PP hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học:
Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Trả lời câu hỏi do giáo viên trực tiếp đưa ra.
Thực hành thí nghiệm theo nhóm.
Mô tả thí nghiệm.
Quan sát hình vẽ hay mô hình.
Hỏi đáp giữa các nhóm.
Cùng nhau nghiên cứu nội dung của bài học.
Giải bài tập hóa học theo nhóm.
Thiết kế được 16 giáo án lớp 10 nâng cao.
b. Khóa luận tốt nghiệp: “Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp công nghệ thông tin” của
Đoàn Ngọc Anh (2007), trường ĐHSP TP.HCM. Đề tài đã nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận về DHHT theo nhóm nhỏ: định nghĩa, đặc trưng của PP, yêu cầu, kinh nghiệm tổ
chức, qui trình tiến hành, các bước thiết kế một bài lên lớp.
- Thiết kế 6 giáo án hóa học thuộc chương oxi – lưu huỳnh, lớp 10 ban cơ bản.
- Bước đầu xây dựng các nội dung phù hợp để sử dụng DHHT.
Nhận xét: Hai khóa luận tốt nghiệp trên đã tìm hiểu cơ sở lí luận của PPDH hợp tác, nhưng chưa đầy
đủ. Đã xây dựng được một số nội dung cơ bản như các hình thức hợp tác nhóm, cách lựa chọn nội
dung phù hợp Phần thực nghiệm còn mang nặng tính hình thức, chưa làm nổi bật được ưu điểm của
PP đối với người học, hầu như chưa đánh giá được khả năng hoạt động của nhóm và các TV trong
nhóm.
1.1.2.3. Một số bài viết
Bài viết: “Về phương pháp dạy học hợp tác” của T.S Nguyễn Thị Phương Hoa, Tạp chí Khoa
học số 3 năm 2005, trường ĐHSP Hà Nội. Bài viết ngắn gọn, cung cấp các nội dung cơ bản của PPDH
hợp tác như: lịch sử ra đời, khái niệm, ý nghĩa, một số hình thức tổ chức hoạt động trong lớp, tiêu
chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm. Bài báo cũng cho người thấy được hiệu quả giáo dục mà
PPDH hợp tác mang lại.
Bài viết: “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông” của T.S. Trần Thị Bích Trà –
Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Tạp chí Giáo dục số 146 (kì 2- 9/2006). Sau khi điểm qua
một số nội dung chính của học hợp tác như: khái niệm, nét đặc thù của DHHT, thì bài viết đã đề cập
nhiếu đến những khó khăn, bất cập khi sử dụng PPDH hợp tác đồng thời tác giả đã vạch ra hướng khắc
phục để có thể nâng cao hiệu quả học hợp tác ở trường phổ thông.
Bài viết: “Sử dụng kiểu học hợp tác như một chiến lượt dạy học nhằm thúc đẩy sự năng động
của sinh viên” của ThS Trần Văn Đạt đăng trên kỉ yếu khoa học, Đại học An Giang năm 2007. Tác giả
đã khả định ưu điểm của PPDH hợp tác; vai trò của GV không chỉ là người chuyển tải thông tin, giải
thích sự kiện mà là người hoạch định, quản lí, quan sát, theo dõi và giúp đỡ sinh viên trong quá trình tổ
chức học hợp tác. Bài viết cũng nêu nhược điểm của PP nếu GV đứng lớp không làm tròn vai trò của
mình.
Bài viết: “Xây dựng nhóm hợp tác cho học sinh phổ thông” của ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
Hương, Tạp chí Giáo dục số 190 (kì 2 – 5/2008), giới thiệu một số hình thức xây dựng nhóm hợp tác
có thể áp dụng được trong trường học PT như: sắp xếp hình mẫu cụ thể; sắp xếp đội hình; hợp tác đôi;
trao đổi lần lượt theo vòng tròn; hội thảo bàn tròn; dự án nhóm; ý tưởng chung của nhóm; phỏng vấn
ba bước. Tác giả khả định “nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mà mỗi cá nhân đều
được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng được đặt lên hàng đầu – có thể khuyến
khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn”.
Gần đây nhất là bài viết “Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI”, của
PGS.TS. Trịnh Văn Biều đăng trên kỉ yếu hội nghị khoa học năm 2010, khoa Hóa học – trường ĐHSP
TP.HCM. Bài viết ngắn gọn, nhưng tác giả đã giúp cho bạn đọ