Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện đổi mới giáo dục, phương
pháp dạy học cũng đã được đổi mới: từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy
học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, phát triển tư duy học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Trong dạy học hoá học có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng
lực cho học sinh bằng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, thông qua bài truyền
thụ kiến thức mới, bài tập hoá học, thực hành thí nghiệm Trong đó, bài tập hoá
học có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển tư duy học
sinh. Bài tập hoá học vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy
học hiệu nghiệm; là thước đo thực chất sự nắm vững kiến thức và kỹ năng hoá học
của học sinh. Nó cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến
thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện và tìm ra đáp số. Mặt khác, trong
chương trình và SGK mới thời lượng giành cho tiết bài tập cũng được tăng lên so
với chương trình cũ. Vì vậy, việc dạy bài tập hoá học sao cho hiệu quả là một nhiệm
vụ quan trọng của người giáo viên
173 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần hoá hữu cơ lớp 11 – Chương trình cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
-------------------------
Phan Thị Mộng Tuyền
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHỨC HỢP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI BÀI TẬP PHẦN HOÁ HỮU CƠ
LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
-------------------------
Phan Thị Mộng Tuyền
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHỨC HỢP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI BÀI TẬP PHẦN HOÁ HỮU CƠ
LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện đổi mới giáo dục, phương
pháp dạy học cũng đã được đổi mới: từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy
học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, phát triển tư duy học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Trong dạy học hoá học có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng
lực cho học sinh bằng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, thông qua bài truyền
thụ kiến thức mới, bài tập hoá học, thực hành thí nghiệmTrong đó, bài tập hoá
học có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển tư duy học
sinh. Bài tập hoá học vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy
học hiệu nghiệm; là thước đo thực chất sự nắm vững kiến thức và kỹ năng hoá học
của học sinh. Nó cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến
thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện và tìm ra đáp số. Mặt khác, trong
chương trình và SGK mới thời lượng giành cho tiết bài tập cũng được tăng lên so
với chương trình cũ. Vì vậy, việc dạy bài tập hoá học sao cho hiệu quả là một nhiệm
vụ quan trọng của người giáo viên.
Trên thực tế, giáo viên thường tập trung đầu tư nhiều vào kiểu bài nghiên cứu tài
liệu mới mà chưa chú ý đầu tư vào tiết bài tập. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng học tập của học sinh. Thực tế cho thấy ở nhiều học sinh kĩ năng giải
bài tập rất yếu, thậm chí khi đọc một bài tập các em không định được hướng giải,
nhất là học sinh ở các lớp ban cơ bản. Mặt khác, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, kiểm tra, thi cử của học sinh đã được thực hiện bằng trắc nghiệm khách quan
đòi hỏi học sinh không chỉ giải đúng mà còn phải giải bài tập một cách nhanh chóng
nữa.
Qua tham khảo các tài liệu về PPDH, chúng tôi nhận thấy PPDH phức hợp có
hiệu quả khi sử dụng để dạy bài tập hoá học. PPDH phức hợp là sự tổ hợp các
phương pháp dạy học, đã được đề cập đến nhiều trong các tài liệu về PPDH. Tuy
nhiên việc áp dụng PPDH phức hợp để dạy bài tập của một phần cụ thể trong
2
chương trình hoá học THPT thì chưa được quan tâm nghiên cứu. Với những lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp hướng dẫn
học sinh giải bài tập phần hoá hữu cơ lớp 11 - chương trình cơ bản” làm đề tài
nghiên cứu với mong muốn tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân và chia sẻ
với các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng PPDH phức hợp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần hoá hữu cơ lớp
11 – chương trình cơ bản nhằm giúp học sinh giải bài tập tốt hơn, nhanh hơn, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học.
3. Ðối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng PPDH phức hợp hướng dẫn học sinh giải
bài tập phần hoá hữu cơ lớp 11 – chương trình cơ bản.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
+ Bài tập hoá học và vai trò của nó trong dạy học hoá học.
+ PPDH, PPDH phức hợp, xu thế đổi mới và phát triển PPDH hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học bài tập hoá học ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức, bài tập phần hoá hữu cơ lớp 11, phân loại bài
tập.
- Sử dụng PPDH phức hợp vào hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập phần
này.
- Thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả của đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng PPDH phức hợp hướng dẫn HS giải bài tập giới hạn trong phần hóa
hữu cơ của lớp 11 – chương trình cơ bản.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng PPDH phức hợp một cách linh hoạt, hợp lý để hướng dẫn học sinh
giải bài tập phần hoá hữu cơ lớp 11 – chương trình cơ bản thì sẽ giúp HS giải bài
3
tập tốt hơn, phát triển tư duy học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa
học.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc, phân tích tổng hợp lý thuyết về cơ sở
lý luận của đề tài, truy cập thông tin trên internet.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra thực trạng (sử dụng phiếu điều tra,
phỏng vấn, dự giờ), phương pháp chuyên gia, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học xử lý kết quả.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Bước đầu áp dụng PPDH phức hợp vào hướng dẫn HS giải bài tập phần hóa
hữu cơ lớp 11 – chương trình cơ bản.
- Đề xuất qui trình sử dụng PPDH phức hợp để hướng dẫn HS giải bài tập, trong
đó sử dụng phối hợp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, grap và algorit dạy học; rút ra
một số chú ý khi sử dụng PPDH phức hợp để hướng dẫn HS giải bài tập.
- Xây dựng được hệ thống các bài tập tương tự phần hóa hữu cơ lớp 11 (gồm
119 bài, mỗi dạng từ 3 bài trở lên) để rèn kĩ năng giải bài tập cho HS.
- Nội dung của luận án giúp giáo viên và học sinh THPT về phương pháp dạy
học sinh giải bài tập và rèn kĩ năng giải bài tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn hóa học.
4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Các PPDH phức hợp cũng như BTHH đã được nghiên cứu, khai thác từ nhiều
khía cạnh và vận dụng nhiều vào quá trình dạy học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử
dụng PPDH phức hợp vào hướng dẫn học sinh giải BTHH không nhiều. Chúng tôi
xin giới thiệu những công trình có liên quan và gần với đề tài mà chúng tôi nghiên
cứu.
1.1.1. Giáo trình “Lý luận dạy học hóa học tập 1” của tác giả Nguyễn Ngọc
Quang, 1994 [35]
Giáo trình chứa đựng nhiều vấn đề: Quá trình dạy học, phương pháp dạy
học, bài toán hóa học, thí nghiệmTrong đó các phương pháp dạy học nêu vấn đề,
grap dạy học, algorit dạy học được trình bày kỹ ở chương VII.
- Về PPDH nêu vấn đề: khái niệm, tình huống có vấn đề và cách thức xây
dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học, ba mức độ của dạy học nêu vấn
đề
- Phương pháp Grap dạy học: tác giả đề cập đến các vấn đề
+ Sơ lược về khái niệm grap toán học, phương pháp luận, mô hình hóa
cấu trúc hoạt động bằng phương pháp grap, hệ thống pert, phương pháp các tiềm
năng, so sánh hai phương pháp pert và các tiềm năng, phương pháp đường găng,
những ưu thế của phương pháp grap, phương pháp grap dạy học: tiếp cận mới, cách
xây dựng grap nội dung dạy học.
+ Vận dụng phương pháp grap vào bài toán hóa học: lập grap đầu bài,
grap giải, biến hóa nội dung bài toán hóa học theo tiếp cận môdun, qui luật chung
và năm cách biến hóa nội dung bài toán hóa học.
+ Triển khai bài học hóa học bằng phương pháp grap.
- Phương pháp algorit: khái niệm, hai kiểu algorit dạy học, ba khái niệm cơ
bản tiếp cận algorit (có ví dụ về bản ghi algorit giải một bài toán), những nét đặc
trưng cơ bản của algorit dạy học, tầm quan trọng đối với mục tiêu đào tạo của việc
dạy cho học sinh phương pháp algorit.
5
Bài toán hóa học được đề cập trong giáo trình (tr 113 – 124) gồm các vấn
đề: Khái niệm, cơ chế phép giải, quá trình giải bài toán, những tiếp cận lý luận đối
với bài toán.
Đây là một tài liệu quí, chứa đựng lượng thông tin lớn, có tính khoa học
cao, bố cục chặt chẽ nhưng mang tính chất là những lí luận cơ bản của quá trình dạy
học hóa học.
1.1.2. Tài liệu "Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại
học" của tác giả Nguyễn Cương, 2007 [18]
Các phương pháp dạy học nêu vấn đề (dạy học đặt và giải quyết vấn đề),
grap dạy học và algorit dạy học được đề cập trong tài liệu này về cơ bản không khác
nhiều so với tài liệu trên. Một số điểm khác là:
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề: khi đề cập đến các cách xây dựng tình
huống có vấn đề tác giả đồng thời đưa ra các bước thực hiện cho mỗi cách kèm theo
ví dụ. Tác giả cũng đưa ra năm bước của quá trình dạy học sinh giải quyết vấn đề
học tập là: làm cho HS hiểu rõ vấn đề; xác định phương hướng giải quyết, nêu giả
thuyết; kiểm tra sự đúng đắn của các giả thuyết, xác nhận một giả thuyết đúng; GV
chỉnh lí, bổ sung giả thuyết đúng và chỉ ra kiến thức mới cần lĩnh hội; kiểm tra lại
và ứng dụng kiến thức vừa thu được.
- Phương pháp grap dạy học: tác giả chỉ đề cập đến cách xây dựng grap nội
dung dạy học, không đề cập đến việc vận dụng phương pháp grap vào bài tập hóa
học.
- Phương pháp algorit dạy học: đã có đề cập đến việc áp dụng phương pháp
algorit trong thực tế dạy học hóa học ở trường phổ thông, và ưu điểm của nó, trong
đó tác giả đưa ra bốn bước dạy học sinh giải bài tập theo phương pháp algorit là:
tìm hiểu điều kiện bài toán; lập kế hoạch giải bài toán; thực hiện việc giải, kiểm tra
sự đúng đắn của việc giải.
- Về bài tập hóa học tác giả trình bày các vấn đề: tác dụng của bài tập, phân
loại, qui trình giải một bài toán hóa học, chọn chữa bài tập hóa học và xây dựng bài
tập hóa học mới và một số chú ý khi chữa bài tập hóa học
6
Nhìn chung, nội dung đề cập trong hai tài liệu trên mang tính chất là những
lý luận làm nền tảng để tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào một nội dung dạy học cụ
thể. Các PPDH phức hợp trình bày hướng nhiều vào tiết nghiên cứu tài liệu mới,
chưa đề cập nhiều đến việc vận dụng vào tiết bài tập, vào quá trình dạy HS giải bài
tập.
1.1.3. Tài liệu “Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông” của tác
giả Nguyễn Xuân Trường, 2006 [48]
Tài liệu trình bày một số nội dung về lí luận dạy học hóa học, phương pháp
dạy học hóa học, nhưng không đề cập nhiều đến PPDH phức hợp. Tác giả đặc biệt
trình bày kỹ nhiều vấn đề về bài tập hóa học (tr 82 – 123) như: Ý nghĩa, tác dụng
của BTHH; một số phương pháp giải BTHH; phân loại, lựa chọn và sử dụng BTHH
trong dạy học hóa học; phương pháp xây dựng BTHH mới. Trong đó, tác giả đặc
biệt chú ý trình bày kỹ các phương pháp giải bài tập hay có thể dùng để giải nhanh
các BTHH. Tuy nhiên, tài liệu cũng chưa đề cập đến phương pháp dạy HS giải bài
tập.
1.1.4. Luận án phó tiến sĩ sư phạm tâm lý “Hình thành kĩ năng giải bài tập
hóa học ở trường trung học cơ sở” của tác giả Cao Thị Thặng, Viện khoa
học giáo dục Hà Nội, 1995 [41]
Trong luận án, tác giả đã xây dựng nội dung và phương pháp hình thành kỹ
năng giải bài tập cho học sinh THCS, bao gồm:
- Hệ thống kỹ năng giải bài tập;
- Hệ thống các bài tập,
- Xây dựng sơ đồ định hướng giải;
- Hướng dẫn HS hoạt động tìm kiếm lời giải BTHH để hình thành kỹ năng
giải bài tập.
Đây là một công trình nghiên cứu công phu, xây dựng được sơ đồ định
hướng giải cho một hệ thống bài tập. Sơ đồ định hướng giải ở đây là các bước thực
hiện để giải một bài tập cụ thể, gần như một algorit giải, được tác giả sử dụng để
hướng dẫn HS hoạt động tìm kiếm lời giải. Tuy nhiên quá trình hướng dẫn HS hoạt
7
động như thế nào, sử dụng những PPDH nào và trong quá trình đó HS hoạt động
như thế nào thì tác giả chưa đề cập đến. Sơ đồ định hướng giải tác giả xây dựng
cho từng bài tập cụ thể, chưa khái quát thành qui trình giải chung và chưa có hệ
thống bài tập tương tự cho HS luyện tập.
1.1.5. Luận án tiến sĩ “Sử dụng dạy học nêu vấn đề ơrixtic để nâng cao hiệu
quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường THPT” của
tác giả Lê Văn Năm, ĐHSP Hà Nội, 2001 [30]
Trong luận án, tác giả đã xây dựng các qui trình dạy HS giải quyết vấn đề:
trong các bài học về khái niệm, định luật và học thuyết hóa học cơ bản; khi nghiên
cứu các nguyên tố và chất hóa học; khi nghiên cứu các bài sản xuất hóa học; qui
trình dạy HS giải quyết vấn đề khi giải BTHH.
Qui trình dạy HS giải quyết vấn đề khi giải BTHH mà tác giả đưa ra gồm 8
bước:
- Đọc bài tập, hình dung ra vấn đề;
- Ôn lại những điều đã học liên quan với vấn đề cần giải quyết trong bài
toán;
- Chọn tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề. Xác định phương hướng để giải
quyết;
- Đọc lại các dữ liệu, mục đích bài toán, rà soát lại để củng cố, bổ sung
hoặc đơn giản bớt;
- Tiến hành giải theo kế hoạch;
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải;
- Kết luận về lời giải.
Vận dụng cách giải trên vào các bài tập tương tự hoặc vấn đề tương tự
trong thực tiễn.
Ở đây, tác giả chỉ sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, chưa đề cập
đến grap giải, algorit giải và hệ thống bài tập tương tự để HS luyện tập.
8
1.1.6. Một số luận văn, luận án khác
1. Phạm Văn Tư (2004), Xây dựng grap nội dung dạy học hoá học lớp 8, 9,
10 phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội [58].
2. 1Phan Văn An (2002), Sử dụng các phương pháp dạy học phức hợp nhằm
phát huy cao độ tính tích cực, tự lực của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới môn
hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục -
Phương pháp giảng dạy hóa học, Trường Đại học sư phạm Huế [4].
3. Đào Nguyên (2004), Sử dụng phương pháp graph kết hợp một số biện
pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hóa học lớp 11 trung học phổ thông,
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - Phương pháp giảng dạy hóa học, Trường Đại
học sư phạm Huế [32].
4. Trần Thị Thu Trâm (2008), Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp có
ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tử bộ môn hóa học ở
trường THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM [43].
Nhìn chung các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy
học phức hợp vào tiết nghiên cứu tài liệu mới, tiết ôn tập; chưa chú ý nghiên cứu sử
dụng khi dạy bài tập hóa học.
Nhận xét chung: các tài liệu đã nêu ở trên là những tư liệu quí giá, có giá trị
cả về lí luận lẫn thực tiễn từ đó chúng tôi có thể rút ra nhiều điều bổ ích và những
gợi ý quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
1.2. Phương pháp dạy học
1.2.1. Khái niệm
Nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phương pháp dạy học khác nhau:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức,
chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trò nhằm giúp trò chủ động đạt các mục tiêu
dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học [47,
tr 65].
9
Theo Meyer. H. 1987: Phương pháp dạy học là những hình thức và cách
thức, thông qua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực
tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể [29, tr 23].
Nhiều tác giả coi phương pháp dạy học là “tổ hợp các cách thức hoạt động”
của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của
thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [31, tr 230].
Để đi sâu vào bản chất của phương pháp dạy học và để nêu rõ quan hệ biện
chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, Nguyễn Ngọc Quang
đã đề nghị định nghĩa: Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của
trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác,
tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập [35, tr 69].
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học trong
các tài liệu về giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn.
1.2.2. Phân loại
Các phương pháp dạy học rất phong phú, đa dạng có tới hàng trăm PPDH
đã được mô tả. Do đó việc phân loại các PPDH có nhiều cách khác nhau. Việc phân
loại các PPDH là một đề tài lí luận trung tâm của lí luận dạy học. Cho tới nay vẫn
chưa xây dựng được một sự phân loại chung thống nhất được mọi người thừa nhận.
Chúng tôi tổng hợp một số cách phân loại tiêu biểu sau đây [18], [31], [34], [47],
[8]:
a) Dựa vào mục đích lí luận dạy học, chia các PPDH thành các nhóm:
Nhóm PPDH khi nghiên cứu tài liệu mới; nhóm PPDH khi củng cố, hoàn thiện, vận
dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; nhóm PPDH khi kiểm tra, đánh giá, và uốn nắn
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Cách phân loại này tuy nêu được một dấu hiệu quan trọng của PPDH,
nhưng chưa đầy đủ, vì đây chỉ là một dấu hiệu dễ nhận biết của cấu trúc bên ngoài
của PPDH. Do đó, cách phân loại này ít được nhắc tới.
b) Dựa vào phương tiện truyền thông tin, chia PPDH thành 3 nhóm lớn:
Phương pháp dùng lời; phương pháp trực quan; phương pháp thực hành. Cách phân
10
loại này đơn giản, dễ sử dụng nhưng không cho biết cách tổ chức bên trong của
PPDH.
c) Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh, chia PPDH
thành 5 nhóm: Giải thích – minh họa; tái hiện; trình bày nêu vấn đề; tìm tòi từng
phần; nghiên cứu. Cách phân loại này đã dựa vào cấu trúc bên trong của PPDH, nói
được cách tổ chức logic của dạy học, nhưng chưa nhất quán.
d) Dựa vào đồng thời cả 3 cơ sở: mục đích lí luận dạy học của các khâu
của quá trình dạy học; nguồn cung cấp kiến thức cho HS; và tính chất hoạt động trí
lực của HS.
Dựa vào mục đích lí luận dạy học, các PPDH được chia thành 3 tập hợp
lớn (PPDH khi nghiên cứu tài liệu mới; PPDH khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; PPDH khi kiểm tra, đánh giá, và uốn nắn kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo). Mỗi tập hợp trên lại được phân thành 3 nhóm (phương pháp dùng lời;
phương pháp trực quan; phương pháp thực hành). Mỗi nhóm PPDH gồm nhiều
phương pháp mang tên gọi là tên của việc làm cụ thể của hoạt động dạy học (thuyết
trình, đàm thoại, biểu diễn thí nghiệm). Mỗi PPDH cụ thể có thể được tổ chức
theo 3 kiểu cơ bản tùy theo kiểu nội dung và cách tổ chức logic lĩnh hội của HS (
kiểu dạy học thông báo – tái hiện; làm mẫu – bắt chước; nêu vấn đề ơrixtic).
e) Những phương pháp dạy học cơ bản (PPDH truyền thống) và những
phương pháp dạy học phức hợp (PPDH không truyền thống)
Các phương pháp dạy học cơ bản: Là những PPDH sơ đẳng (chưa biến
hóa), ổn định, được dùng phổ biến và rộng rãi, có thể dùng làm cơ sở liên kết thành
những biến dạng khác nhau và các PPDH phức hợp. Đó là các phương pháp: thuyết
trình, đàm thoại, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thí nghiệm
Các phương pháp dạy học phức hợp là sự phối hợp của một số phương
pháp và phương tiện dạy học, trong đó có một yếu tố giữ vai trò nòng cốt trung tâm,
liên kết các yếu tố khác còn lại thành một hệ thống nhất về phương pháp, nhằm tạo
ra hiệu ứng tích hợp và cộng hưởng về phương pháp của toàn hệ, nâng cao chất
lượng lĩnh hội lên nhiều lần. Một số PPDH phức hợp quan trọng là : dạy học nêu
11
vấn đề - ơrixtic (dạy học đặt và giải quyết vấn đề), dạy học chương trình hóa,
phương pháp grap dạy học, phương pháp algorit dạy học, dạy học với công cụ máy
tính điện tử.
1.2.3. Phương pháp dạy học phức hợp
Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cặp đến các PPDH phức hợp liên quan đến đề tài
1.2.3.1. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic)
a) Bản chất của dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lí thuyết nhận thức. Dạy
học đặt và giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. Học sinh được đặt trong một tình
huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ
năng và phương pháp nhận thức [29, tr 34].
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề không phải là một PPDH cụ thể, đơn nhất
mà là một tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ với nhau và tương tác với nhau,
trong đó phương pháp xây dựng tình huống có vấn đề và dạy học sinh giải quyết
vấn đề giữ vai trò trung tâm, gắn bó các PPDH khác trong tập hợp. Dạy học đặt và
giải quyết vấn đề không chỉ hạn chế ở phạm trù PPDH mà, việc áp dụng tiếp cận
này đòi hỏi phải cải tạo cả nội dung cả cách tổ chức dạy học trong mối liên hệ thống
nhất. Trong phạm vi PPDH, nó có khả năng thâ