Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang ngày một đổi
mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục” để có thể đào tạo những con người toàn diện phục vụ cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và
công nghệ. Một trong những trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục là tập trung đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của người học; tăng cường sử dụng
tối ưu các phương tiện dạy học.
Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung,
dạy học hóa học nói riêng đã được quan tâm, đầu tư đáng kể. Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết
vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng. Cho nên, một trong những định
hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa
dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các
phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể nói việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát
huy tính tích cực học tập của học sinh. Thí nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ
là phương tiện, công cụ lao động của hoạt động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá,
lĩnh hội tri thức khoa học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
Hiện nay, để thực hiện đổi mới dạy học hóa học ở trường THPT có hiệu quả thì việc sử dụng các
phương tiện dạy học, đặc biệt thí nghiệm, là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế ở
các trường THPT, đặc biệt là các trường ở khu vực nông thôn, phần lớn giáo viên chưa có thói quen sử
dụng phương tiện dạy học, tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại, học sinh quen với lối học
thụ động nên hiệu quả dạy học chưa cao. Hơn nữa, cách thức sử dụng thí nghiệm hóa học cũng chưa có
nhiều đổi mới, chủ yếu để minh họa cho kiến thức chứ chưa khai thác theo hướng dạy học tích cực để
kích thích tư duy, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, cần phải đổi mới cách thức
sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm khai thác có hiệu quả
những lợi ích to lớn của thí nghiệm trong dạy học hóa học.
152 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Trúc Phương
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ PHI THÚY
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự nổ lực, cố gắng hết mình của bản thân, cùng với sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và các em học sinh.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Phi Thúy, PGS.TS. Trịnh Văn Biều,
những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn cao học.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô dạy lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học
Hóa học khóa 18 đã truyền đạt tất cả kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho chúng em trong suốt khóa
học.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, Thư viện, Khoa Hóa học
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đồng hành của lớp cao học Lý luận và PPDH Hóa học khóa
17, 18, 19, quý thầy cô và các em học sinh trường THPT Trần Văn Ơn, Châu Thành B, Lê Quý Đôn,
Chợ Gạo đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện và thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, những người đã thường xuyên động viên,
khuyến khích, hỗ trợ để con có thể hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.
Tác giả
Nguyễn Thị Trúc Phương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB : cơ bản
Dd, dd : dung dịch
ĐTBC : điểm trung bình cộng
ĐC : đối chứng
GD & ĐT : giáo dục và đào tạo
G : giỏi
GV : giáo viên
HS : học sinh
K : khá
KT : kiểm tra
NC : nâng cao
NXB : Nhà xuất bản
pp : phenolphtalein
PPDH : phương pháp dạy học
ptpư : phương trình phản ứng
Pt : phương trình
PTN : phòng thí nghiệm
SGK : sách giáo khoa
TB : trung bình
Td : tác dụng
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
TNGV : thí nghiệm giáo viên
TNHS : thí nghiệm học sinh
TNTH : thí nghiệm thực hành
TNHH : thí nghiệm hóa học
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang ngày một đổi
mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục” để có thể đào tạo những con người toàn diện phục vụ cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và
công nghệ. Một trong những trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục là tập trung đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của người học; tăng cường sử dụng
tối ưu các phương tiện dạy học.
Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung,
dạy học hóa học nói riêng đã được quan tâm, đầu tư đáng kể. Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết
vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng. Cho nên, một trong những định
hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa
dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các
phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể nói việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát
huy tính tích cực học tập của học sinh. Thí nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ
là phương tiện, công cụ lao động của hoạt động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá,
lĩnh hội tri thức khoa học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
Hiện nay, để thực hiện đổi mới dạy học hóa học ở trường THPT có hiệu quả thì việc sử dụng các
phương tiện dạy học, đặc biệt thí nghiệm, là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế ở
các trường THPT, đặc biệt là các trường ở khu vực nông thôn, phần lớn giáo viên chưa có thói quen sử
dụng phương tiện dạy học, tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại, học sinh quen với lối học
thụ động nên hiệu quả dạy học chưa cao. Hơn nữa, cách thức sử dụng thí nghiệm hóa học cũng chưa có
nhiều đổi mới, chủ yếu để minh họa cho kiến thức chứ chưa khai thác theo hướng dạy học tích cực để
kích thích tư duy, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, cần phải đổi mới cách thức
sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm khai thác có hiệu quả
những lợi ích to lớn của thí nghiệm trong dạy học hóa học.
Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tăng cường sử dụng thí
nghiệm trong dạy học hóa học và đổi mới cách thức sử dụng thí nghiệm một cách có hiệu quả, nhằm
phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng
thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 Trung học phổ
thông” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cách thức sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh
qua việc thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm hóa học kết hợp với các phương pháp
dạy học hiện đại để nâng cao tính tích cực học tập của học sinh.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thí nghiệm hóa học ở trường THPT.
- Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm hóa học ở trường THPT.
- Nghiên cứu nguyên tắc, quy trình sử dụng các hình thức thí nghiệm để tổ chức các hoạt động
học tập tích cực cho HS.
- Xây dựng, thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm để phát huy tính tích
cực học tập cho HS lớp 11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng thí
nghiệm trong dạy học hóa học ở trường THPT.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường phổ thông
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phần hóa học vô cơ lớp 11 (chương 1, chương 2, chương 3 - chương trình cơ bản và nâng cao).
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu giáo viên sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức các hoạt động học tập một cách có hiệu
quả thì sẽ nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp
ứng được định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa
học cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt nghiên cứu kĩ những cơ sở lí luận về thí nghiệm hóa học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên dạy hóa ở trường trung
học phổ thông về nội dung, kiến thức và kĩ năng sử dụng các thí nghiệm hóa học.
- Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi được học tập các tiết học có sử dụng thí nghiệm học
theo phương pháp mới.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả của đề tài.
7.3. Phương pháp xử lí thông tin
- Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
- Sử dụng các phần mềm tin học.
8. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đề xuất các nguyên tắc, quy trình sử dụng các hình thức thí nghiệm hóa học để tổ chức hoạt
động học tập tích cực cho học sinh.
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng đa dạng các hình thức thí nghiệm kết hợp
với các phương tiện kĩ thuật hiện đại nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của học sinh.
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng đổi mới giáo dục và
được thực hiện ở tất cả các bậc học, các môn học nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ mới năng động, sáng tạo,
có khả năng tự học, tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi người. Các loại phương tiện dạy học ngày
càng phong phú, đa dạng và được sử dụng nhiều vào quá trình dạy học, góp phần phát huy tính tích cực
của học sinh. Đối với môn hóa học, thí nghiệm được xem là phương tiện dạy học quan trọng nhất. Tuy
nhiên, việc sử dụng thí nghiệm hóa học để phát huy tính tích cực của học sinh chưa có nhiều công trình
nghiên cứu. Chúng tôi xin giới thiệu những công trình có liên quan và gần gũi với đề tài.
1.1.1. Các tài liệu hướng dẫn thực hành hoá học
1. Tài liệu “ Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11” của PGS.TS. Trần Quốc Đắc, NXB Giáo dục
2007.
Tài liệu này gồm 3 chương:
Chương 1: Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm hóa học biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm
nghiên cứu của học sinh. Chương này gồm có 76 thí nghiệm tương ứng với 24 nội dung bài học.
Chương 2: Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm thực hành của học sinh.
Chương 3: Hướng dẫn tiến hành một số thí nghiệm hóa học vui.
2. Tài liệu “Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông” của PGS.TS Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn
Côi, NXB Khoa học và kỹ thuật 2008.
Tài liệu gồm 3 phần với 274 thí nghiệm:
Phần I: Thí nghiệm về các nhóm nguyên tố - Hợp chất vô cơ và phân tích hóa học phổ thông :
202 thí nghiệm.
Phần II: Các thí nghiệm về hợp chất hữu cơ : 59 thí nghiệm
Phần III: Thí nghiệm hóa học vui: 13 thí nghiệm.
Nhìn chung, các tài liệu trên đã phần nào khái quát được hệ thống các thí nghiệm cần biểu diễn
và đưa ra một số phương án thực hiện giúp cho giáo viên có được sự lựa chọn tiến hành thí nghiệm phù
hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu dạy học của từng trường. Điểm nổi bật là các tài liệu đã nêu các
chú ý quan trọng khi tiến hành thí nghiệm nhằm giúp cho giáo viên thực hiện thí nghiệm được thành
công nhất. Bên cạnh đó, ở cuối mỗi thí nghiệm còn nêu một số câu hỏi để củng cố kiến thức cho mỗi
nội dung thí nghiệm. Đây là những tư liệu quý, có giá trị về thực tiễn, từ đó có thể rút ra nhiều điều bổ
ích và những gợi ý quan trọng. Chúng tôi đã vận dụng rất nhiều những ý tưởng của các tài liệu trên để
phục vụ cho đề tài.
1.1.2. Các luận án, luận văn nghiên cứu về thí nghiệm hóa học
Luận án PTS Khoa học Sư phạm – Tâm lý “Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng
cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Đắc 1992.
Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã:
- Xác định hệ thống thí nghiệm hoá học ở trường THCS gồm 105 thí nghiệm biểu diễn và 27 thí
nghiệm thực hành.
- Đề xuất 13 dụng cụ thí nghiệm cải tiến và cách sử dụng chúng.
- Đề xuất 13 thí nghiệm cải tiến và phương pháp tiến hành có kết quả các thí nghiệm đó.
Những kết quả thu được từ công trình rất bổ ích và thiết thực, nhưng chỉ nghiên cứu ở chương
trình THCS.
Luận án TS Khoa học giáo dục “Hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học
và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học ở các trường phổ thông miền núi”
của tác giả Nguyễn Phú Tuấn 2000.
Trong luận án này, tác giả đã điều tra thực trạng trang thiết bị đồ dùng dạy học ở các trường phổ
thông miền núi, từ đó đề xuất phương hướng nghiên cứu hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí
nghiệm trong dạy học hoá học như cải tiến, chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm, giới thiệu một số hóa
chất gần gũi, dùng những dụng cụ tự tạo để thực hiện 13 thí nghiệm. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên
cứu sử dụng thí nghiệm hoá học để góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học.
Theo chúng tôi, đây là một công trình nghiên cứu vừa có tính khoa học cao vừa có giá trị thực
tiễn lớn. Nhưng kết quả chỉ có thể vận dụng ở các trường phổ thông miền núi, nơi mà điều kiện cơ sở
vật chất vô cùng khó khăn.
Ngoài các tài liệu trên, chúng tôi còn tham khảo ý tưởng trong một số luận văn khác đã nghiên
cứu về thí nghiệm hóa học ở trường THPT:
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Hoàn thiện kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm thực
hành bộ môn phương pháp giảng dạy hóa học ở trường ĐHSP và CĐSP Quy Nhơn ” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Chi (2001).
Luận văn thạc sĩ giáo dục “Sử dụng thí nghiệm và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính
tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hóa học lớp 10, lớp 11 trường THPT ở Hà Nội” của tác
giả Nguyễn Thị Hoa (2003).
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh trong dạy học hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông ” của tác giả
Cao Ngọc Sằng (2004).
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “ Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hóa học của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trong quá trình giảng dạy hóa vô cơ lớp 10, 11, 12 ở trung tâm giáo dục
thường xuyên ” của tác giả Nguyễn Văn Lưu (2005).
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Hình thành và phát triển khái niệm các loại phản ứng hóa học
thông qua sử dụng thí nghiệm và bài tập hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 trung học phổ
thông” của tác giả Thái Hạ Quyên (2007).
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Lựa chọn sử dụng khai thác thí nghiệm hóa học để khắc sâu kiến
thức hóa học phần phi kim trong chương trình trung học phổ thông ” của tác giả Nguyễn Kháng
(2007).
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức-kĩ
năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực”
của tác giả Đỗ Thị Bích Ngọc (2009).
Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường
trung học phổ thông tỉnh Dăk Lăk” của tác giả Võ Phương Uyên (2009).
Nội dung của các luận văn trên đề cập đến các vấn đề: Hệ thống các thí nghiệm cần sử dụng
trong chương trình THPT; hoàn thiện kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm; sử dụng thí
nghiệm để khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng; đề xuất các biện pháp sử dụng thí nghiệm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông.
Qua việc tìm hiểu các luận văn cùng hướng nghiên cứu như thế này, chúng tôi rút ra nhiều bài
học bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu sử
dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
nhất là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu khai thác thí nghiệm để vận dụng vào
bài học cụ thể cũng chưa có nhiều. Và đặc biệt, việc sử dụng thí nghiệm trong các bài giảng sao cho
phù hợp, kích thích được sự đam mê, hứng thú của HS rất ít được các tác giả đề cập đến. Hiện nay vẫn
chưa có tác giả nào nghiên cứu kĩ về vấn đề thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng thí
nghiệm nhằm phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài này với mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học
môn hóa ở trường phổ thông.
1.2. Quan điểm dạy và học tích cực
1.2.1. Sự đổi mới quá trình dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực
Sự áp dụng dạy học tích cực trong bộ môn hóa học được dựa trên cơ sở các quan niệm về tích
cực hóa hoạt động HS, lấy HS làm trung tâm và được thực hiện với sự đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội
dung giáo dục, hoạt động của GV và HS, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
a) Sự đổi mới mục tiêu [40]
Từ yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục cũng cần được thay đổi để đào tạo những con
người thích ứng với xã hội phát triển, với bản thân người học.
Trong mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học đã có điểm mới là tập trung hơn nữa vào
việc hình thành năng lực cho HS đó là: năng lực nhận thức, năng lực hành động (năng lực giải quyết
vấn đề), năng lực thích ứng với điều kiện xã hội.
Trong mục tiêu của môn Hóa học đã xác định rõ: “Ngoài những kiến thức, kĩ năng hóa học cơ
bản HS phải đạt được, cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ
năng tiến hành nghiên cứu khoa học hóa học như: quan sát, phân loại, thu thập thông tin, dự đoán
khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạpđể HS có
tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học”.
b) Sự đổi mới hoạt động của GV hóa học [40]
Với yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS thì hoạt động của
GV hóa học cũng phải có sự đổi mới. Người GV hóa học với vai trò người thiết kế, tổ chức, điều
khiển các hoạt động của HS để đạt mục tiêu dạy học. Người GV hóa học cần thực hiện các hoạt động
cụ thể như:
- Thiết kế giáo án giờ học bao gồm các hoạt động của HS theo các mục tiêu cụ thể của mỗi bài
học hóa học mà HS cần đạt được.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn
đề cần nghiên cứu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng hóa học.
- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HS: chính xác hóa khái niệm hóa học được hình
thành, các kết luận về bản chất hóa học của các hiện tượng mà HS tự tìm tòi, thông báo thêm một số
thông tin mà HS không tự tìm tòi được qua các hoạt động trên lớp.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí
nghiệm hóa học, mô hình mẫu vật như là nguồn thông tin để HS khai thác, tìm kiếm, phát hiện kiến
thức, kĩ năng hóa học.
- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để HS vận dụng được nhiều hơn những kiến thức thu
được vào giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hóa học trong thực tế đời sống, sản xuất.
c) Sự đổi mới hoạt động học tập của HS [40]
Hoạt động học tập của HS được chú trọng, tăng cường trong giờ học và mang tính chủ động.
Quá trình học tập hóa học là quá trình HS tự học, tự khám phá tìm tòi để thu nhận kiến thức một
cách chủ động tích cực. Đây chính là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Như vậy trong
giờ học, HS được hướng dẫn để tiến hành các hoạt động sau:
- Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu hoặc nắm bắt vấn đề học tập do GV nêu.
- Thực hiện các hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm để tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt
ra. Các hoạt động cụ thể có thể là:
o Dự đoán, phán đoán, suy luận trên cơ sở lí thuyết, đề ra giả thuyết khi giải quyết một vấn
đề mang tính lí luận.
o Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kết luận.
o Trả lời câu hỏi, giải bài toán hóa học.
o Thảo luận vấn đề học tập theo nhóm và rút ra kết luận.
o Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, nhóm hoặc phát biểu quan điểm, nhận định của mình
về một vấn đề học tập.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải thích, tìm hiểu một số hiện tượng hóa học xảy ra
trong thực tế đời sống.
- Đánh giá việc nắm vững kiến thức, kĩ năng hóa học của bản thân và các bạn trong lớp.
Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học là phải tác động vào HS để HS được hoạt
động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn; tích cực, chủ động trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ
năng hóa học, có ý thức và biết cách vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống. Thông qua các
hoạt động học tập tích cực thì HS không chỉ nắm vững các kiến thức, kĩ năng hóa học mà còn nắm
được phương pháp học tập, kĩ năng hoạt động tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề học tập một cách
linh hoạt và sáng tạo.
d) Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học [40]
Hình thức tổ chức dạy học lớp-bài được thay đổi đa dạng, phong phú hơn để phù hợp với hoạt
động học tập tìm tòi cá nhân, hoạt động theo nhóm và cả lớp học.
Địa điểm học của HS không chỉ diễn ra trên lớp mà còn được thực hiện ở phòng bộ môn, phòng
học đa phương tiện, ở ngoài trường họcHS không chỉ thu nhận thông tin trong sách giáo khoa mà
còn qua sách tham khảo, các phương tiện thông tin, phương tiện kĩ thuật (băng, đĩa, mạng internet) và
tham gia các hoạt động chia sẻ thông