Trong lịch sử Văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại, có một tác giả mà cho tới nay chúng ta biết được duy nhất
một tác phẩm nhưng đây lại là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Đặc sắc từ
phương diện nội dung cho đến phương diện nghệ thuật. Lấy tên sách là Truyền
kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những chuyện lạ) nhưng căn cứ vào tính chất của
các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập, sao
chép đơn thuần mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Từ
khi ra đời đến nay, tác phẩm đã từng làm hao tổn tâm trí và giấy mực của nhiều
thế hệ. Từ các bậc Nho sĩ thời trước cho đến các nhà nghiên cứu văn học thời
hiện đại đều đánh giá cao và coi tác phẩm là một kiệt tác của nền văn học nước
nhà. Đặc biệt ở thế kỷ XVIII, một thế kỷ rực rỡ nhất của văn học trung đại, các
học giả nổi tiếng như Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đã từng ca
ngợi Truyền kỳ mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia với
lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen. Vì vậy, nghiên cứu
Truyền kỳ mạn lục là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá đầy đủ hơn các giá trị
của tác phẩm xứng danh này
164 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tô Kim Yến
SỰ KẾT HỢP
PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tô Kim Yến
SỰ KẾT HỢP
PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Họ và tên tác giả
Tô Kim Yến
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin kính gửi đến Cô, PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân lời cảm
ơn sâu sắc về sự tận tình chỉ bảo tôi trong học tập, cũng như trong thời gian
tìm hiểu và trình bày hoàn chỉnh luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy tại khoa Ngữ văn của
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô công tác tại Phòng Sau Đại học của
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn tất chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Học viên
Tô Kim Yến
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 16
1.1. Thể loại truyền kỳ .................................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm “truyền kỳ” ...................................................................... 16
1.1.2. Nguồn gốc thể loại truyền kỳ ............................................................ 16
1.1.3. Đặc trưng thể loại .............................................................................. 18
1.1.4. Truyền kỳ trung đại Việt Nam .......................................................... 24
1.2. Truyền kỳ mạn lục ................................................................................... 28
1.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ và thời đại của ông ........................................... 28
1.2.2. Nguồn gốc ......................................................................................... 30
1.2.3. Nội dung ............................................................................................ 32
1.2.4. Nghệ thuật ......................................................................................... 42
1.2.5. Liên hệ với “Tiễn đăng tân thoại” ................................................... 47
1.3. Những phương thức sáng tác trong tác phẩm văn học............................. 50
1.3.1. Phương thức tự sự ............................................................................. 50
1.3.2. Phương thức trữ tình ......................................................................... 51
1.3.3. Hiệu quả sự kết hợp các phương thức trong sáng tác văn học ......... 52
Chương 2. PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC – NHỮNG DẠNG THỨC KẾT
HỢP VÀ TÁC DỤNG NGHỆ THUẬT ..................................... 54
2.1. Phương thức tự sự trong Truyền kỳ mạn lục ............................................ 54
2.1.1. Biểu hiện của phương thức tự sự trong Truyền kỳ mạn lục .............. 54
2.1.2. Ý nghĩa của phương thức tự sự trong Truyền kỳ mạn lục ................. 72
2.2. Phương thức trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục ........................................ 73
2.2.1. Biểu hiện của phương thức trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục .......... 73
2.2.2. Ý nghĩa của phương thức trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục ............. 80
2.3. Sự kết hợp hai phương thức tự sự và trữ tình trong Truyền kỳ mạn lục ...... 82
2.3.1. Yếu tố trữ tình xâm nhập vào cốt truyện .......................................... 82
2.3.2. Yếu tố trữ tình xâm nhập vào nhân vật ............................................. 96
2.3.3. Tác dụng nghệ thuật của việc kết hợp phương thức tự sự và trữ
tình trong Truyền kỳ mạn lục ............................................................ 99
Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ĐỐI VỚI VĂN
XUÔI VIỆT NAM .................................................................... 105
3.1. Văn xuôi Việt Nam trước Truyền kỳ mạn lục với những chuẩn bị có
ý nghĩa tiền đề ............................................................................................... 105
3.2. Văn xuôi Việt Nam sau Truyền kỳ mạn lục với những kế thừa và phát
huy. ...116
3.2.1. Ảnh hưởng của Truyền kỳ mạn lục đối với văn xuôi trung đại
Việt Nam (xuất hiện sau Truyền kỳ mạn lục) ........................................... 116
3.2.2. Vấn đề ảnh hưởng của Truyền kỳ mạn lục đối với văn xuôi hiện
đại Việt Nam ............................................................................................. 125
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 139
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TKML : Truyền kỳ mạn lục
TĐTT : Tiễn đăng tân thoại
LNCQ : Lĩnh Nam chích quái
VĐUL : Việt điện u linh
TTDT : Thánh Tông di thảo
NÔML : Nam Ông mộng lục
TKTP : Truyền kỳ tân phả
LTKVL : Lan Trì kiến văn lục
VTTB : Vũ trung tuỳ bút
TTNgL : Tang thương ngẫu lục
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử Văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại, có một tác giả mà cho tới nay chúng ta biết được duy nhất
một tác phẩm nhưng đây lại là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Đặc sắc từ
phương diện nội dung cho đến phương diện nghệ thuật. Lấy tên sách là Truyền
kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những chuyện lạ) nhưng căn cứ vào tính chất của
các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập, sao
chép đơn thuần mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Từ
khi ra đời đến nay, tác phẩm đã từng làm hao tổn tâm trí và giấy mực của nhiều
thế hệ. Từ các bậc Nho sĩ thời trước cho đến các nhà nghiên cứu văn học thời
hiện đại đều đánh giá cao và coi tác phẩm là một kiệt tác của nền văn học nước
nhà. Đặc biệt ở thế kỷ XVIII, một thế kỷ rực rỡ nhất của văn học trung đại, các
học giả nổi tiếng như Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đã từng ca
ngợi Truyền kỳ mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia với
lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen. Vì vậy, nghiên cứu
Truyền kỳ mạn lục là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá đầy đủ hơn các giá trị
của tác phẩm xứng danh này.
Truyền kỳ mạn lục không chỉ là mối quan tâm của người Việt Nam mà
còn là một tác phẩm văn học được sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu
văn học trên thế giới. Ngay từ những năm sáu mươi của thập niên hai mươi, tác
phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, các nhà nghiên cứu Xô - Viết khi nghiên cứu
văn học phương Đông thường chú ý tới Truyền kỳ mạn lục. Tác phẩm của
Nguyễn Dữ là một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam trung đại, ngày
càng trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, càng chiếm được cảm tình
của bạn đọc. Càng ngày, người ta càng phát hiện và khẳng định vị trí, vai trò của
tác phẩm bởi sự ra đời của tác phẩm đã đánh dấu sự trưởng thành của truyện
ngắn Việt Nam trung đại, đánh dấu sự chuyển biến từ văn xuôi mang nặng tính
2
chức năng sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật. Mặc dù, khi khai thác những đề
tài dân tộc, tác giả chú ý đến những truyền thuyết dân gian nhưng đồng thời
cũng đã vươn lên và có những bước đột phá trên cách ghi chép của lối biên soạn
truyện cổ. Tác phẩm biểu hiện một xu hướng thoát dần khỏi sự ảnh hưởng thụ
động của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử để bước sang giai đoạn mới, giai
đoạn của văn xuôi tự sự, của truyện ngắn nghệ thuật.
Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục phần nào giúp ta ứng dụng vào
việc tìm hiểu loại hình truyện ngắn trung đại Việt Nam. Đặc biệt hơn hết, sự ra
đời của Truyền kỳ mạn lục đã khẳng định một cách đầy đủ sự ra đời của thể loại
truyền kỳ cho nền văn xuôi trung đại Việt Nam. Sở dĩ tác phẩm được đánh giá
cao, được quan tâm như vậy là vì ngoài giá trị nội dung tư tưởng còn có những
thành tựu đặc sắc về phương diện nghệ thuật. Mặc dù viết theo thể loại truyền
kỳ, một thể loại ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc, chuyên dùng hình thức kỳ
ảo, hoang đường làm phương tiện nghệ thuật nhưng tập truyện đã có nhiều đóng
góp đáng kể về nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, kết hợp hài hòa giữa
ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca
trong một lời văn trau chuốt, sinh động, giàu sức hấp dẫn. Đặc biệt tác phẩm còn
có sự kết hợp tinh tế, linh hoạt giữa phương thức tự sự và trữ tình, điều này đã
làm nên sự khác biệt rõ rệt với các tác phẩm trước nó như Việt điện u linh và
Lĩnh Nam chích quái. Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục về phương diện
nghệ thuật, cụ thể là sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, là một công việc
cần thiết, hữu ích để khẳng định rõ nét thêm những giá trị đặc sắc của tác phẩm
xứng danh “thiên cổ kỳ bút” này. Truyền kỳ mạn lục thực sự xứng đáng là một
tác phẩm tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ
Hán dưới ảnh hưởng của các sáng tác dân gian.
Hơn nữa, với tư cách là một tác phẩm được xếp vào loại đỉnh cao của văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Truyền kỳ mạn lục đã được tuyển chọn để
giảng dạy ở nhiều cấp học, cụ thể là Chuyện người con gái Nam Xương được
3
dạy và học ở lớp 9, Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên được dạy học ở lớp
10, tác phẩm được giới thiệu trọn vẹn ở ngành Ngữ văn trong các trường đại học
và cao đẳng. Việc dạy học truyện truyền kỳ theo đúng đặc trưng của thể loại văn
chương là một điều khó khăn, trước hết phụ thuộc vào việc nhận thức những giá
trị thẩm mỹ đặc thù thể loại của người dạy và học, từ đó mới hiểu đúng, truyền
thụ đúng những giá trị cơ bản của từng tác phẩm cụ thể. Truyền kỳ mạn lục là
tập truyện đã tạo được nhiều hứng thú cho cả người dạy và người học nhưng
cũng là một tác phẩm không dễ dàng chiếm lĩnh và cần phải được tiếp tục khám
phá. Bởi vì nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục có ý nghĩa rất quan trọng kể cả
trong lí luận và trong thực tiễn cho nên việc nghiên cứu vấn đề đã nêu là một
điều cần thiết và rất hữu ích cho người viết để hiểu sâu hơn và giảng dạy đạt
hiệu quả tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Là người đang theo học và giảng dạy môn Ngữ văn tại trường Trung học
phổ thông, hơn ai hết, tôi cần phải thông hiểu ở một mức độ nhất định đối với
những tác phẩm văn học để đời của dân tộc, đặc biệt là những tác phẩm được
trích giảng trong chương trình sách giáo khoa ở cấp Trung học phổ thông. Do
vậy, tiến hành nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục và thực hiện tìm hiểu sự kết hợp
phương thức tự sự và trữ tình trong tác phẩm, trước hết chúng tôi nhằm góp
phần vào việc xem xét, phân tích và đánh giá tác phẩm ở một số phương diện
nghệ thuật đặc sắc, điều này đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận cho tập
truyện. Sau khi giải quyết được thoả đáng những vấn đề đã đặt ra trong đề tài,
người viết sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về giá trị của tác phẩm. Từ
đó, bổ sung những kiến thức mới, cần thiết trong việc giảng dạy tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục ở các cấp học, giúp người học nhìn nhận đầy đủ những nét
đặc sắc nghệ thuật của tập truyện nói riêng và của cả văn xuôi trung đại Việt
Nam nói chung. Qua đó, đề tài cũng góp phần bồi dưỡng tinh thần trân trọng và
4
giữ gìn những tinh hoa của dân tộc trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật văn
chương của tiền nhân.
3. Lịch sử vấn đề
Truyền kỳ mạn lục ra đời vào cuối thế kỉ XVI. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm
đã được người đọc quan tâm và giới nghiên cứu đánh giá rất cao. Nhiều vấn đề
trong Truyền kỳ mạn lục là đối tượng, là đề tài của các công trình nghiên cứu từ
trước đến nay không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước, chẳng hạn ở Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản Chúng tôi xin được lược dẫn về những công trình,
những bài viết có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu:
* Các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục trước thế kỉ XX:
Trước hết, cần kể đến Lời đề tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết
năm Vĩnh Định sơ niên 1547:
- Trong lời đề tựa, tác giả đã cho ta thấy xuất thân và con đường làm quan
của Nguyễn Dữ, chỉ ra lí do Nguyễn Dữ cáo quan về ở ẩn “Tập lục này là trứ
tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Sau khi đậu Hương tiến,
nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền.
Mới được một năm ông cáo quan về nuôi mẹ, thế rồi viết ra tập lục này để ngụ
ý”.
- Tác giả bài viết đã nhận xét: “Xem lời văn thì Truyền kỳ mạn lục không
vượt khỏi phên dậu của Tông Cát, nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ
khuôn phép, đối với việc giáo hoá ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu”. Rõ
ràng, đây là một thái độ trân trọng và sự khẳng định đóng góp lớn của Nguyễn
Dữ trong kho tàng văn học nước nhà.
Đây có lẽ là ý kiến đánh giá sớm nhất về tác phẩm, Hà Thiện Hán chủ yếu
khẳng định mục đích sáng tác Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là để nhắc nhở
khuyên răn con người biết làm điều thiện, tránh điều ác. Nguyễn Dữ đề cập đến
những chuyện liên quan đến cuộc sống thường nhật của con người, mục đích
5
cuối cùng là việc dạy người, dạy đời. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm ngoài là một
tác phẩm văn học có giá trị còn là một cuốn sách có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Trên tinh thần kế thừa ý kiến của thế hệ đi trước, nhiều học giả, giới phê
bình và nghiên cứu của của Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX, khi
đánh giá về Truyền kỳ mạn lục thường hết lời ngợi khen về giá trị của tác phẩm,
đặc biệt hết là về phương diện nghệ thuật, chẳng hạn như:
- Ôn Như hầu Vũ Khâm Lân (1702 - ?) trong Bạch Vân am cư sĩ phả kí coi
Truyền kỳ mạn lục là một “thiên cổ kỳ bút” (ngòi bút kỳ lạ của muôn đời).
- Lê Quý Đôn (1726 – 1784) trong Kiến văn tiểu lục đánh giá văn chương
Truyền kỳ mạn lục là “lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi
khen”. Và trong Nghệ văn chí phần Truyền kỳ ở Đại Việt thông sử có viết: “
trứ tác Truyền kỳ mạn lục gồm bốn quyển, văn từ trong sáng, mỹ lệ”.
- Phan Huy Chú (1782 – 1840) trong Lịch triều hiến chương loại chí đã
từng khen rằng: “Bấy giờ học trò ông (Nguyễn Bỉnh Khiêm) thành đạt rất nhiều,
chỉ có Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Trương Thì Cử là
có tiếng nhất... Khi Nguyễn Dữ viết quyển Truyền kỳ mạn lục được ông sửa
chữa nhiều chỗ, sau thành áng văn hay của bậc đại gia”.
- Vũ Phương Đề (1697 - ?) trong Công dư tiệp kí coi Truyền kỳ mạn lục là
“thiên cổ kỳ bút”.
Như vậy, các học giả thế kỉ XVIII – XIX, đã chú ý nhiều tới mặt văn
phong, tới nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật xây dựng nhân vật nhưng họ chỉ cho
thấy cái nhìn tổng thể về tác phẩm, chưa thực sự chú ý một cách thích đáng tới
khía cạnh sự kết hợp giữa các phương thức sáng tác, chẳng hạn như mối quan hệ
giữa hai phương thức tự sự, trữ tình và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp
những phương thức ấy trong việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
* Các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục từ đầu thế kỉ thứ XX
đến nay:
6
Bước vào thế kỉ XX, Truyền kỳ mạn lục đã tiếp tục được khảo cứu trên
nhiều phương diện cả về nội dung và nghệ thuật. Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn
lục của Bùi Kỷ được Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch ra quốc ngữ in năm 1941:
- Khi đánh giá về phương diện nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục, Bùi Kỷ
viết: “Nguyễn Dữ học rất rộng, lại có tài viết văn dùng nhiều điển tích. Lối viết
nào cũng hay, về phần uyên bác có thể ngang với Bồ Tùng Linh, về phần vận
dụng các văn thể vượt hơn Đặng Trần Côn”.
- Về phương diện nội dung, tác giả bài viết cũng cho rằng Truyền kỳ mạn
lục đã đề cập đến vấn đề có liên quan trong cuộc sống của người phụ nữ xã hội
Việt Nam thời kì trung đại.
Ngoài một số công trình nghiên cứu chủ yếu về nghệ thuật viết truyện
ngắn, về thể loại của tác phẩm như công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Dân
Loại hình văn xuôi huyễn tưởng (Tạp chí Văn học, số 5, năm 1984), công trình
của Nguyễn Hữu Sơn Đặc điểm văn học Việt Nam thế kỉ XVI – các bước nối tiếp
và phát triển (Tạp chí Văn học, số 5 và số 6, năm 1988), còn có khá nhiều bài
viết khác trong đó đáng lưu ý là các bài viết Truyền kỳ mạn lục một thành tựu
của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán - Văn học Việt Nam của Bùi Duy Tân
(Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001). Trong bài viết, tác giả đã nhận định những
thành tựu vượt bậc về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của Truyền kỳ
mạn lục trong dòng truyện ký văn học trung đại Việt Nam. Bài viết của Bàn
luận thêm về vấn đề tác giả - tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Lại Văn Hùng
(Tạp chí Văn học, số 10, năm 2002) đã khẳng định lại một số vấn đề cơ bản về
thân thế Nguyễn Dữ và nguồn gốc, nội dung, nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục.
Bài viết Những biến đổi của những yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền
kỳ Việt Nam (Tạp chí Văn học, số 6, năm 2004) của Vũ Thanh đã cho thấy sự
biến chuyển linh hoạt và sinh động của hai yếu tố kỳ và thực và tác dụng nghệ
thuật của sự biến đổi này trong tác phẩm.
7
Bộ sách Lịch sử văn học Việt Nam, tập II (sách Đại học Sư phạm – Nhà
xuất bản Giáo dục, năm 1978) có đoạn: “Nguyễn Dữ cũng đã ít nhiều nói lên
được đời sống cơ cực của nhân dân, đặc biệt tác giả đã chú ý đến đời sống tình
cảm của những con người nhỏ bé nhất là người phụ nữ bình dân”. Tác giả của
bộ sách này đã khẳng định số phận người phụ nữ bị đày đoạ vì loạn li, điêu đứng
vì thế lực cường quyền chủ yếu là người phụ nữ bình dân. Ngoài yếu tố ấy, theo
những người viết sách đồng tiền cũng là một “quyền lực tối cao” và ảnh hưởng,
chi phối đạo đức của con người. Đồng tiền gián tiếp gây nên những nỗi thống
khổ cho con người, và hơn ai hết đó chính là người phụ nữ.
Bộ sách Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001)
viết: “Truyền kỳ mạn lục có nhiều truyện miêu tả tình yêu nam nữ, hạnh phúc
gia đình trong hoàn cảnh khó khăn và đầy biến động của xã hội phong kiến”.
Trong đó, rõ nét nhất là Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện người
con gái Nam Xương. Đây là hai ví dụ tiêu biểu cho thái độ của tác giả: phản ánh,
lên án tình trạng đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ. Cho dù tất cả
phụ nữ có đảm đang bao nhiêu, chung thuỷ và tình nghĩa bao nhiêu thì cũng phải
chịu số phận oan nghiệt trước cuộc đời dâu bể. Chuyện Lệ Nương là một câu
chuyện đầy bi kịch về sự chung thuỷ của tình vợ chồng trong cảnh đất nước bị
ngoại xâm. Ngoài đề tài tình vợ chồng, Truyền kỳ mạn lục còn đề cập khía cạnh
khác của đời sống con người lúc bấy giờ. Các câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn:
Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Chuyện nàng Thuý Tiêu, Chuyện cây gạo,
Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây miêu tả những mối tình vụng trộm, trái hẳn với đạo lí
Nho gia “nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Các tác giả trong bộ sách này cho
rằng Nguyễn Dữ đã táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu đương
không lành mạnh giữa Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo,
giữa Hà Nhân và hai nàng họ Đào, họ Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây và
họ đã kết luận: đối với truyện này Nguyễn Dữ đã có lời phê bình để phê phán
những quan niệm đồi truỵ và khẳng định lại những giáo điều về “đức hạnh tiết
8
nghĩa” và bình luận thêm “tuy thông cảm với khát vọng yêu đương của c