Nói đến quyền lực, có lẽ mọi người chúng ta đều hiểu rằng nó là một trong
những công cụ của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Chúng tôi nghĩ
rằng: không ai có thể chịu nổi cảm giác mình chẳng có tí quyền lực gì đối với con
người và những sự kiện xung quanh. Hơn nữa, theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì
quyền lực là nhu cầu nằm ở mức bậc thang cao nhất, đó chính là nhu cầu “tự thể hiện”.
Mặt khác, khi để cho mọi người nhận thấy rằng mình quá khát khao, hoặc quá lộ liễu
trong việc mưu cầu quyền lực sẽ dễ dẫn đến những phản ứng nghịch. Do đó, sự linh
hoạt, sáng suốt và khôn khéo trong vi ệc mưu cầu cũng như sử dụng quyền lực hiện có
của bản than là một đòi hỏi tất yếu. Bởi vì không làm như vậy thì rất khó để tiến thân
trên con đường chinh phục vị trí nắm quyền của mình. Đó là một trong những phần cốt
lõi của quyền lực. Lịch sử mấy nghìn năm cuả Trung Hoa đã chứng minh rất rõ điều đó.
Nhiều nhà lãnh đạo tài ba như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ-Lưu Bang, Đường Thái
Tông-Lý Thế Dân cho đến nay vẫn khiến nhiều người trong chúng ta phải nể phục.
Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử ấy đã xuất hiện một nhân vật với tài trí tuyệt vời
của mình đã làm nên một bước ngoặc vĩ đại và chưa từng có trong sử sách Trung Hoa.
Người mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không ai khác chính là Võ Tắc Thiên – vị nữ
hoàng đế đầu tiên và duy nhất đã làm khuynh đảo cả một triều đại phong kiến đứng
vững từ hàng ngàn năm .Vào thời bấy giờ, khi Nho giáo giữ vai trò thống trị trong tư
tưởng con người và là thước đo cho mọi chuẩn mực đạo đức thì việc một người phụ nữ
lên ngôi Đế vương, nắm trong tay quyền hành tuyệt đối, có lẽ là một điều rất khó tin.
Chính Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo đã chủ trương rằng “ Chỉ hạng đàn bà và
tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán” . Ông còn cho rằng “nam tôn, nữ
ti”. Những tư tưởng như thế này đã ăn sâu vào gốc rễ cuả mọi thế hệ, mọi tầng lớp
trong xã hội mang nặng lễ giáo phong kiến ấy. Thế mà Võ Tắc Thiên đã từ một vị trí
không có chút quyền lực gì về chính trị dần dần đi lên nắm quyền thống trị toàn bộ đất
nước và cuối cùng đã bước lên ngôi vị hoàng đế.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Sự lạm dụng quyền hạn và quyền lực của Võ Tắc Thiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Sự lạm dụng quyền hạn và quyền
lực của Võ Tắc Thiên
2
LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến quyền lực, có lẽ mọi người chúng ta đều hiểu rằng nó là một trong
những công cụ của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Chúng tôi nghĩ
rằng: không ai có thể chịu nổi cảm giác mình chẳng có tí quyền lực gì đối với con
người và những sự kiện xung quanh. Hơn nữa, theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì
quyền lực là nhu cầu nằm ở mức bậc thang cao nhất, đó chính là nhu cầu “tự thể hiện”.
Mặt khác, khi để cho mọi người nhận thấy rằng mình quá khát khao, hoặc quá lộ liễu
trong việc mưu cầu quyền lực sẽ dễ dẫn đến những phản ứng nghịch. Do đó, sự linh
hoạt, sáng suốt và khôn khéo trong việc mưu cầu cũng như sử dụng quyền lực hiện có
của bản than là một đòi hỏi tất yếu. Bởi vì không làm như vậy thì rất khó để tiến thân
trên con đường chinh phục vị trí nắm quyền của mình. Đó là một trong những phần cốt
lõi của quyền lực. Lịch sử mấy nghìn năm cuả Trung Hoa đã chứng minh rất rõ điều đó.
Nhiều nhà lãnh đạo tài ba như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ-Lưu Bang, Đường Thái
Tông-Lý Thế Dân… cho đến nay vẫn khiến nhiều người trong chúng ta phải nể phục.
Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử ấy đã xuất hiện một nhân vật với tài trí tuyệt vời
của mình đã làm nên một bước ngoặc vĩ đại và chưa từng có trong sử sách Trung Hoa.
Người mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không ai khác chính là Võ Tắc Thiên – vị nữ
hoàng đế đầu tiên và duy nhất đã làm khuynh đảo cả một triều đại phong kiến đứng
vững từ hàng ngàn năm .Vào thời bấy giờ, khi Nho giáo giữ vai trò thống trị trong tư
tưởng con người và là thước đo cho mọi chuẩn mực đạo đức thì việc một người phụ nữ
lên ngôi Đế vương, nắm trong tay quyền hành tuyệt đối, có lẽ là một điều rất khó tin.
Chính Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo đã chủ trương rằng “ Chỉ hạng đàn bà và
tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán” . Ông còn cho rằng “nam tôn, nữ
ti”. Những tư tưởng như thế này đã ăn sâu vào gốc rễ cuả mọi thế hệ, mọi tầng lớp
trong xã hội mang nặng lễ giáo phong kiến ấy. Thế mà Võ Tắc Thiên đã từ một vị trí
không có chút quyền lực gì về chính trị dần dần đi lên nắm quyền thống trị toàn bộ đất
nước và cuối cùng đã bước lên ngôi vị hoàng đế. Điều gì đã làm nên điều kỳ diệu ấy?
3
Hay đó chỉ là sự khôn ngoan cuả bà trong sử dụng quyền lực cuả mình. Bà đã biết sử
dụng một cách triệt để quyền lực cá nhân để lạm dụng quyền lực vị trí và cuối cùng là
dọn đường cho quyền lực chính trị. Có thể nói Võ Tắc Thiên là một hoàng đế đặc biệt
trong lịch sử của Trung Quốc. Vị trí tối cao của bà là điều mà ai cũng hằng mơ ước đến.
Song những cách lạm dụng quyền lực khôn ngoan của bà đã làm cho chúng ta kinh
ngạc nhưng cũng không kém phần thán phục. Đó là lý do tại sao nhóm chúng tôi lại
chọn đề tài về lạm dụng quyền hạn - quyền lực của bà trên con đường vươn lên ngôi vị
hoàng đế.
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN VÀ
QUYỀN LỰC
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Sự ảnh hưởng
Dưới góc độ Triết học, có lẽ chúng ta đều biết rằng : tất cả sự vật, sự việc trong thế
giới này đều có sự tác động qua lại với nhau. Không một sự vật, sự việc, hiện tượng nào
có thể tồn tại một cách độc lập. Hay nói đúng hơn, giữa chúng có mối quan hệ, sự tương
tác nào đó. Chính vì vậy mà sự ảnh hưởng được hiểu là sự tác động của một bên lên phía
bên kia. Dưới góc độ quản trị thì đó là sự tác động của con người vào con người.
Kết quả của nổ lực ảnh hưởng thể hiện ở: Sự tích cực nhiệt tình tham gia, sự tuân
thủ phục tùng, sự kháng cự chống đối.
1.1.2. Quyền hạn
Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ
quyết định. Quyền hạn gắn liền với một vị trí (hay chức vụ ) quản trị nhất định trong cơ
cấu tổ chức. Quyền hạn của một vị trí quản trị sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ
vị trí đó và như vậy nó không liên quan đến những phẩm chất cá nhân của người cán bộ
quản trị.
Bản chất của quyền hạn trong các quyết định về quản trị là ai, được (hay có) quyền
gì đối với ai, ở đâu, cũng như vào lúc nào và nó cũng có nghĩa là ai phải phục tùng quản
lý và điều hành của ai. Quyền hạn thể hiện khả năng trong việc ra quyết định và điều
khiển hoạt động của người khác.
Trong tổ chức quyền hạn được chia làm 3 loại: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn
chức năng và quyền hạn tham mưu, được phân biệt chủ yếu bằng mối quan hệ với quá
trình ra quyết định.
1.1.3. Quyền lực
Trong hoạt động quản trị, quyền lực có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, “quản trị
tức là quản trị các mối hệ, quản trị con người” , nếu như không có quyền lực thì sẽ không
5
có khả năng chi phối hoạt động của những người dưới quyền để thực hiện những ý định
của mình.
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản thông tin thì khái niệm quyền lực
được định nghĩa như sau: “Quyền lực là quyền dùng để bắt người khác phải làm theo
mệnh lệnh nào đó”.
Còn theo một số tác giả quản trị thì quyền lực được định nghĩa như sau:
Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dùng cho nhà quản
trị để tạo ra khả năng sử dụng những quyết định của họ thông qua việc trao cho họ
quyền ra quyết định hay đưa ra các chỉ thị.
Tất cả mọi người trong tổ chức đều có quyền lực. Ở vị trí càng cao thì quyền lực của
họ càng lớn. Quyền hạn sẽ tạo ra quyền lực.
1.1.4. Lạm dụng quyền hạn, quyền lực
Trong quá trình lãnh đạo của mình, nếu nhà quản trị không có sự hiểu biết nhất định
về quyền lực cũng như việc áp dụng những nguyên tắc nào để việc lãnh đạo có hiệu quả
thì nhà quản trị dễ dàng rơi vào điều tối kỵ trong lãnh đạo, đó là sự lạm dụng quyền hạn,
quyền lực.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng – NXB Giáo Dục:
Lạm dụng là “ sử dụng vượt quá phạm vi quy định hoặc quá lẽ thường”
Như vậy, lạm dụng quyền hạn, quyền lựccó thể được hiểu chính là việc sử dụng
quyền hạn, quyền lực vượt quá phạm vi cho phép nhằm đạt được mục đích .
1.2. Cơ sở của quyền lực
Trong thực tế, quyền lực của một người không phải tự nhiên mà có được, nó cần
phải có thời gian phấn đấu lâu dài cùng với nỗ lực của nhà quản trị mà có được. Quyền
lực được xác lập dựa trên những tiêu chí sau:
Thứ nhất, quyền lực vị trí , quyền lực do vị trí mang lại. Bao gồm:
– Quyền hạn do hệ thống tổ chức quy định chính thức.
– Quyền kiểm soát tất cả các lĩnh vực của lĩnh vực của tổ chức.
– Quyền được khen thưởng và trừng phạt.
6
– Quyền kiểm soát thông tin và phân phối thông tin.
– Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức .
Thứ hai, quyền lực cá nhân . Quyền lực này có được do năng lực kinh nghiệm, do
quan hệ giao tiếp, quen biết và do uy tín của bản thân, phẩm chất cá nhân mang lại.
Thứ ba, quyền lực chính trị. Bao gồm các quyền như:
– Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định.
– Quyền liên kết giữa cá nhân và các tổ chức khác.
– Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định.
– Quyền hợp tác và liên minh.
7
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM DỤNG
QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA VÕ TẮC THIÊN
2.1 Giới thiệu sơ nét về Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên (624 - 705)
Triều đại: Chu
Họ: Võ
Thời gian cai trị: 19 tháng 10, 690–22 tháng 2, 705
Thụy hiệu: Võ Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Hậu ( Tắc Thiên Hoàng Hậu )
Võ Tắc Thiên, tên thật là Võ Chiếu sinh năm 624 tại Sơn Tây. Năm 638, bà được
đưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường lúc này bà khoảng 14 tuổi và được phong là
một Tài Nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Bà xinh đẹp và rất thông
minh nên được vua Thái Tông ưu ái đặt tên là Mị, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp".
Năm 649, lúc này bà được 25 tuổi. Đường Thái Tông băng hà. Theo thói thường đối
với những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo, nơi
bà sẽ phải xuống tóc. Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông,
con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bà
khi đi cúng tế cho cha. Bà được phong là Chiêu Nghi, mức cao nhất trong chín cấp bậc
của những phi tần thuộc hàng thứ hai.
Khi trở về hoàng cung, Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong
việc vận động và lập mưu mẹo. Mị đã tống Tiêu phi cho khỏi bị ngáng đường và nhằm
thỏa lòng Vương hoàng hậu. Bà đặt ra mục tiêu tiếp sau chính là truất ngôi hoàng hậu.
Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết. Lúc đó, Vương hoàng hậu ở gần phòng của
đứa trẻ. Vì vậy, bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông.
Ngay sau đó, Võ Tắc Thiên được hoàng đế phong làm Thần Phi, ở thứ bậc cao hơn
bốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Tháng 11 năm 655, Vương hoàng hậu bị
8
giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu, nhiều người gọi bà là Võ
hậu.
Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ ( có truyền thuyết cho
rằng là do mắt vua Cao Tông có vấn đề ), từ tháng 11 năm 660, bà bắt đầu cai trị Trung
Hoa từ phía sau. Thậm chí sau này bà còn có được quyền lực tuyệt đối khi hành quyết
Thượng Quan Nghi và Lý Trung vào tháng 1 năm 665, và từ đó bà ngồi sau vị hoàng đế
lúc ấy đã câm lặng để coi chầu và đưa ra các quyết định. Bà cai trị dưới tên chồng và sau
khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo ( con bà Hoàng đế Trung Tông
và sau đó là đứa con khác Hoàng đế Duệ Tông ).
Tháng 10 năm 690, lúc này bà đã 66 tuổi, bà tuyên bố lập ra nhà Chu, lấy tên theo
tên thái ấp của cha bà và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó ( thời cổ
Trung Quốc ) mà bà coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó. Khi lên ngôi, bà tuyên bố
mình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "Hoàng đế" vốn đã được
phát minh ra từ 900 năm trước bởi hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng. Thêm nữa, bà
là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 năm của triều đình Trung Quốc được ngồi
lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng. Lý
thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Võ
hậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều.
Tháng 10 năm 695, bà chính thức lấy hiệu là Thánh Thần Hoàng Đế.
Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngăn
chặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương. Quyền lực của bà cũng kết thúc
ngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại
tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705.
Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo.
Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi
lên. Bà được hai người sủng thần là anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông
9
ủng hộ. Bà lấy lòng dân bằng cách tán thành Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc các
đối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc.
Ngày 16 tháng 12 năm 705, Võ hậu qua đời.
2.2 Những biểu hiện của sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực
của Võ Tắc Thiên
Việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên được thể hiện rõ nhất khi bà
trở thành hoàng hâu. Và sự lạm dụng đó biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Cụ thể là:
Thứ nhất, với cương vị là một hoàng hậu nhưng bà không chịu an phận chốn hậu
cung mà can dự cả vào việc triều chính, công việc mà lý ra chỉ thuộc về nhà vua. Có thể
chia thời kỳ Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu thành ba giai đoạn: Mười năm đầu, việc lâm
triều thường xuyên do Cao Tông, thỉnh thoảng do Võ Hậu; mười năm thứ nhì, giai đoạn
Nhị Thánh, hai người cùng lâm triều nghị sự; và mười năm cuối cùng , giai đoạn Thánh
Hậu, Võ Hậu thường xuyên, còn Cao Tông chỉ thỉnh thoảng. Trong giai đoạn thứ ba, từ
năm 674 trở đi, Võ Hậu toàn quyền hành động.
Ở đây, chúng tôi không nói ở cương vị là hoàng hậu thì không được quan tâm đến
vệc chính sự của nhà vua. Vấn đề là Võ Tắc Thiên đã can thiệp quá sâu, quá giới hạn cho
phép. Bà lợi dụng vào sự nhu nhược, bệnh tật của vua Cao Tông để tự cho mình cái
quyền tham gia vào việc triều chính. Bởi lẽ, lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống
không cho phép một phụ nữ tham gia vào việc quốc gia đại sự. Trên thực tế, bà không chỉ
can dự mà nắm hết chính quyền, gây phân chia phe đảng, tỉa dần những kẻ chống đối bà,
nhất là những người trong hoàng tộc, trước tiên là bốn vị: Toại Lương, Vô Kỵ, Thị Trung
họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại, tiếp sau là các vị công thần thời nhà Đường như
Thượng Quan Nghi và thái tử Lý Trung vào tháng 1 năm 665. Dường như bà là Hoàng đế
chứ không phải Cao Tông nữa. Đó là lý do vì sao nhân gian lại gọi giai đoạn mười năm
thứ nhì sau khi Võ Tắc Thiên lên làm hoàng hậu là giai đoạn Nhị Thánh. Thực sự, bà đã
10
vượt quá quyền hạn vốn có của một hoàng hậu. Dần dần, bà thâu tóm hết quyền lực chính
trị vào tay mình.
Thứ hai, ngay khi vua Cao Tông còn sống bà đã đã ngang nhiên ra thánh chỉ, gọi
Cao Tông là Thiên hoàng, còn mình là Thiên hậu, để cùng nhà vua lâm triều một cách
“Danh chánh ngôn thuận” thay vì trước kia bà phải ngồi sau bức màn phía sau ngai vàng
để đưa ra quyết định. Việc hoàng hậu cùng vua lâm triều đủ thấy bà đã lạm dụng quyền
hạn, quyền lực của mình một cách cao độ. Đối với các quan lại trong triều thật sự là điều
khó chấp nhận. Vì xưa nay, chưa bao giờ nữ giới có được quyền ngang hàng đấng mày
râu bàn bạc việc đại sự như thế. Điều này đồng nghĩa với việc từ lâu bà đã cai trị đất nước
từ phía sau, dưới danh nghĩa thay vua quản lý việc nước. Vì vị hoàng đế Cao Tông nhu
nhược lúc ấy chỉ biết câm lặng để coi chầu. Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết
thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo.
Không dừng lại ở đó, việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên còn thể
hiện khi bà tự quyết định phế truất và lập thái tử mặc dù lúc này bà còn là hoàng hậu mà
không thông qua bất cứ sự đồng thuận hay phản đối nào của các quan đại thần. Cụ thể:
hai tháng sau lễ tấn phong hoàng hậu của bà năm 655, thái tử Lý Trung con Vương hậu
đã bị phế thay vào đó là Lý Hoằng con trai bà nhưng cũng không lâu sau vào năm 672 thì
vị thái tử này đã chết mờ ám. Tiếp sau, Lý Hiền lên ngôi thái tử nhưng rồi cũng bị bà
ghép cho tội phản nghịch lúc đang giữ vị trí Phụ Chánh-giúp vua quản việc nước- vào
cuối năm 680 và sau đó bị đày đi xa-Tứ Xuyên. Một vị hoàng tử mới được bà đưa lên đó
là Lý Triết. Việc phế truất và lập thái tử chuyển biến liên tiếp mang những lý do không
chính đáng đều do một tay bà tạo ra với sự lạm dụng vô độ quyền lực cá nhân. Khi Cao
Tông băng hà năm 683, vua Trung Tông lên ngôi nhưng thực chất chỉ là bù nhìn, Võ
Tắc Thiên vẫn thâu tóm mọi quyền lực. Chỉ sau năm mươi bốn ngày, bà quyết định phế
truất và giam Trung Tông trong cung cấm. Một tháng sau Trung Tông bị đày ra Phòng
Châu. Tháng hai năm 684 bà đưa Duệ Tông tức hoàng tử Lý Đán lên ngôi. Sau cùng
năm 690, bà lại phế vị vua này.
11
Sự lạm dụng đó đạt đến đỉnh cao khi ép buộc các quan thần trong triều tôn vinh bà
như một Hoàng đế khi bà chính thức lên ngôi vua lập ra nhà Chu vào tháng 10 năm 690.
Lần đầu tiên trong 2100 năm lịch sử Trung Quốc được cai trị bởi một nữ Hoàng đế mà
quyền lực tối cao đó không phải do những người trong xã hội đó đem đến cho bà mà do
sự lạm dụng quyền hạn quyền lực bấy lâu nay mà có được. Và thời cai trị của bà để lại
dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo.
2.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới sự lạm dụng quyền lực,
quyền hạn của Võ Tắc Thiên
2.3.1 Hoàn cảnh xã hội
Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Kinh tế
thời Đường khá phát triển, ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền. Văn hoá Trung
Quốc rất phát triển lấy đạo Nho làm gốc theo thuyết của Khổng Tử, với những lý lẽ sống
khuyên răn mọi người, trong một xã hội phong kiến Nho giáo như vậy thì “Tam tòng, tứ
đức”, “Công, dung, ngôn, hạnh” là phẩm chất cần thiết và hướng tới ở người phụ nữ.
Ngoài ra, họ còn phải “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tự”. Thuyết của
Khổng Tử dưới triều đại phong kiến nhà Đường cho thấy rõ sự “ trọng nam khinh nữ” ,
“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” . Tư tưởng này được áp dụng đối với tất cả các chế
độ phong kiến trong nhiều thời đại tồn tại ở Trung Hoa. Võ Tắc Thiên đã phải sống dưới
một chế độ có quá nhiều những thủ tục hà khắc như vậy nên bà đã khát khao muốn chứng
tỏ rằng phụ nữ cũng có vai trò quan trọng và có thể làm những gì mà nam giới làm được.
Thêm vào đó, do sống trong cảnh đấu tranh không ngừng chốn hậu cung, hoàn cảnh
khắc nghiệt đua tranh ngôi vị, bà đã dần dần thay đổi mình trở thành một con người đầy
dã tâm, độc ác. Đây là một điều tất yếu phù hợp với quy luật cuộc sống bởi vì nếu trong
hoàn cảnh như vậy không đấu tranh sẽ đồng nghĩa với con đường tự hủy diệt. Bà đã dần
dần học cách để đấu tranh sinh tồn trong môi trường đó. Bà đã biết được thế nào là dùng
người, thế nào là lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu tiến thân trên con đường
vươn tới địa vị thống trị mà bà hằng mong muốn.
12
Một điều kiện thuận lợi khác cho việc lạm dụng quyền lực của Võ Tắc Thiên đó là
sự nhu nhược và bất tài trong việc cai trị quốc gia của vua Cao Tông. Ông đã phó mặc
quyền cai trị đất nước cho Võ hậu. Đây là nguyên nhân khách quan đóng vai trò chủ chốt
nhất bởi lẽ nếu không có một hoàng đế bất tài, vô dụng như Cao Tông hoặc rằng ông là vị
vua anh minh thì chắc chắn một điều rằng dù tham vọng quyền lực, tài năng và trí tuệ của
bà đến đâu cũng không thể nắm quyền điều khiển triều chính như vậy.
2.3.1 Hoàn cảnh xuất thân
Nguồn gốc xuất thân của bà cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tham vọng về quyền lực
nơi bà. Cha bà -Võ Sĩ Hoạch, xuất thân trong gia đình quý tộc lại là thành viên trong liên
minh của Lý Uyên lập ra nhà Đường. Bà tiếp nhận nơi ông tư tưởng quyền lực và ham
muốn lãnh đạo đứng trên mọi người. Cũng như mẹ bà - Dương Thị - thuộc gia đình quý
tộc hoàng gia nhà Tuỳ trước đó. Hoàn cảnh xuất thân đem đến nhận thức về quyền lực
nơi bà từ rất sớm. Các triều đại Tuỳ - Đường liên tiếp thay thế nhau cai trị mà cha bà đã
góp công sức làm bà càng đam mê vươn tới tham vọng thống trị mọi người để lại dấu ấn
trong sử sách.
2.3.2 Bản chất cá nhân
Một điều mà ai cũng thừa nhận ở Võ Tắc Thiên đó là sự tài trí, một nhan sắc tuyệt
trần. Võ Tắc Thiên tuy không được liệt vào hạng “tứ đại mỹ nhân”, song nhan sắc của bà
cũng đã khiến cả vua Đường Thái Tông (cha) và vua Đường Cao Tông (con) phải
nghiêng ngả. Có lẽ vì vậy mà vua Thái Tông đã đặt cho bà một cái tên mới là “ Mỵ”, có
nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”. Cùng với sự bản lĩnh, không chấp nhận số phận, bà
muốn mình phải là đấng tối cao trong mắt tất cả mọi người.
Nếu chỉ có những đặc điểm trên thì chưa đủ để cho Võ Tắc Thiên trở thành Nữ
hoàng. Một yếu tố quan trọng quyết định đó chính là tham vọng, khát khao thống trị ở
bà. Bà muốn sánh ngang với Tần Thuỷ Hoàng-một vị vua vĩ đại có công lớn trong khai
lập ra nước Trung Quốc. Điều đó thúc đẩy bà phải lạm dụng tối đa quyền lực cá nhân,
13
quyền lực vị trí, bà cần phải khẳng định mình trước toàn dân và bà đã dẹp bỏ được định
kiến phong kiến thời bấy giờ để lên ngôi Hoàng đế và trở thành vị Nữ hoàng đầu tiên và
duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
2.4. Phân tích
2.4.1. Ưu điểm
Đối với mỗi con người, ai cũng có ưu và nhược điểm của riêng mình. Vậy thì sự
lạm dụng quyền hạn, quyền lực cuả bà có những ưư điểm gì? Nhóm chúng tôi nhận thấy
rằng bà có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, bà đã biết sử dụng triệt quyền lực cá nhân cuả mình, đó là sắc đẹp lộng
lẫy, sự thông minh, tài trí, mưu mẹo để lạm dụng quyền lực vị trí và mở rộng cho quyền
lực chính trị. Điều đó đã làm cho địa vị của bà tăng nhanh chóng, lần lượt từ Tài Nhân-
Chiêu Nghi-Thần Phi-Hoàng hậu và cuối cùng là địa vị cao quý nhất-Hoàng đế. Nhờ sự
lạm dụng đó bà đã thự hiện được hoài bão giúp dân giúp nước cuả mình, bà có công giúp
đất nước phát triển hơn nữa về nhiều mặt. Cụ thể là:
Bà biết cách trọng dụng người tài, chế độ thi cử dưới sự chỉ huy của bà cũng có
nhiều cải cách. K