Luận văn Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình

Gia đình luôn háo hức muốn biết trẻ sơ sinh là trai hay gái. Tại sao người ta lại quan tâm đến giới tính của trẻ? Câu trả lời là “trai” hoặc “gái” hoàn toàn không chỉ là sự khác biệt sinh học. Cùng với nó, những từ này đi kèm với các vai trò xã hội khác nhau. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề giới tính - đó là quá trình nhận thức tự nhiên để tìm hiểu thế giới xung quanh. Vai trò đi kèm với giới tính là một trong những vấn đề đầu tiên mà trẻ khám phá. Trẻ nhanh chóng tìm hiểu hành vi được dành cho đàn ông và phụ nữ trong nền văn hóa của mình. Đồng thời, trẻ bắt đầu đồng nhất mình với một trong hai giới này. Như thế, trẻ có sự nhận dạng trong tư cách là trai hoặc gái. I.X.Kon nhận định: “Giới là phạm trù đầu tiên mà trẻ ý thức về bản thân như một cá thể” [24, tr.1]. Nhận dạng giới tính là một vấn đề không thể bỏ qua trong tâm lí học giới tính và tâm lí học lứa tuổi. Ở trẻ, việc ý thức được mình thuộc về giới nào và cần phải có những phẩm chất nào để thể hiện đặc tính giới (những đặc điểm “nam tính” và “nữ tính”) diễn ra đồng thời với sự xác định ý nghĩa của những phẩm chất này đối với cá nhân và đối với xã hội. Đó chính là quá trình hình thành nhận dạng giới tính

pdf82 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Vinh SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Vinh SỰ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC 5TMỤC LỤC5T ............................................................................................................................ 1 5TLỜI CAM ĐOAN5T ................................................................................................................. 3 5TMỞ ĐẦU5T .............................................................................................................................. 1 5T1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI5T .......................................................................................................................... 1 5T2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU5T ................................................................................................................. 2 5T3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU5T.................................................................................. 2 5T4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU5T ............................................................................................................. 3 5T . NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU5T................................................................................................................. 3 5T6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU5T ........................................................................................... 3 5T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5T ......................................................................................................... 3 5T8.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI5T ........................................................................................................... 5 5TCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI5T ................................................................... 6 5T1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ5T..................................................................... 6 5T1.2. VẤN ĐỀ NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH5T ................................................................................................ 7 5T1.2.1. Khái niệm giới tính và nhận dạng giới tính5T ................................................................................. 7 5T1.2.1.1. Giới và giới tính5T ................................................................................................................. 7 5T1.2.1.2. Nhận dạng giới tính5T ............................................................................................................ 9 5T1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính5T ......................................................................... 10 5T1.2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến nhận dạng giới tính5T ................................................... 10 5T1.2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và tâm lí đến nhận dạng giới tính5T ........................................ 12 5T1.2.3. Sự phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ em5T ................................................................................ 18 5T1.2.3.1. Học thuyết phát triển nhận thức của L. Kohlberg5T .............................................................. 19 5T1.2.3.2. Học thuyết về sơ đồ giới tính5T ........................................................................................... 21 5T1.3. VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI5T .................................................................. 23 5T1.3.1. Khái niệm vai trò giới và khuôn mẫu về giới5T ............................................................................ 23 5T1.3.1.1.Vai trò giới5T ........................................................................................................................ 23 5T1.3.1.2. Khuôn mẫu về giới5T ........................................................................................................... 25 5T1.3.2. Gia đình và vấn đề phân công vai trò giới trong gia đình5T .......................................................... 26 5T1.3.2.1. Khái niệm gia đình5T ........................................................................................................... 26 5T1.3.2.2. Vấn đề phân công vai trò giới trong gia đình5T..................................................................... 27 5T IỂU KẾT CHƯƠNG 15T ......................................................................................................................... 33 5TCHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI5T ................................................................................................................................... 34 5T2.1. Tổ chức nghiên cứu5T ......................................................................................................................... 34 5T2.1.1. Mục đích nghiên cứu5T................................................................................................................ 34 5T2.1.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu5T .............................................................................................. 34 5T2.1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu5T ...................................................................................... 34 5T2.1.3.1. Khảo sát sự nhận dạng giới tính của trẻ 5-6 tuổi bằng phương pháp đàm thoại (xem Phụ lục: Khảo sát trẻ - 1).5T ..................................................................................................................... 34 5T2.1.3.2. Khảo sát sự hiểu biết của trẻ 5-6 tuổi về vai trò, chức năng của nam giới và nữ giới trong gia đình bằng phương pháp đàm thoại (5T ......................................................................................... 35 5T2.1.3.3. Khảo sát cha mẹ trẻ về sự phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình bằng phương pháp điều tra (Xem Phụ lục: Khảo sát cha mẹ).5T ................................................................ 36 5T2.1.5. Cách xử lý số liệu5T .................................................................................................................... 36 5T2.2. Kết quả nghiên cứu5T.......................................................................................................................... 36 5T2.2.1. Kết quả khảo sát sự nhận dạng giới tính ở mẫu nghiên cứu5T ...................................................... 36 5T2.2.1.1. Sự xác định giới tính của bản thân5T ................................................................................... 36 5T2.2.1.2. Mức độ hiểu tính ổn định của giới tính5T ............................................................................. 37 5T2.2.1.4. Mức độ hiểu tính bất biến của giới tính5T ............................................................................. 38 5T2.2.1.5.Sự nhận biết những điểm khác biệt giữa con trai/con gái ở mẫu khảo sát5T ........................... 39 5T2.2.2. Kết quả khảo sát sự hiểu biết về vai trò, chức năng của nam giới và nữ giới trong gia đình ở mẫu nghiên cứu5T ......................................................................................................................................... 41 5T2.2.2.1. Khi lần lượt cho trẻ xem 18 tranh vẽ và đặt câu hỏi “Theo cháu, người này đang làm5T ....... 41 5T2.2.2.Kết quả khảo sát việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình và mối tương quan của nó với nhận dạng giới tính ở trẻ 5-6 tuổi5T ...................................................................................... 47 5T IỂU KẾT CHƯƠNG 25T ......................................................................................................................... 56 5TKẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT5T ............................................................................................... 58 5TPHỤ LỤC5T ........................................................................................................................... 64 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Thúy Vinh MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gia đình luôn háo hức muốn biết trẻ sơ sinh là trai hay gái. Tại sao người ta lại quan tâm đến giới tính của trẻ? Câu trả lời là “trai” hoặc “gái” hoàn toàn không chỉ là sự khác biệt sinh học. Cùng với nó, những từ này đi kèm với các vai trò xã hội khác nhau. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề giới tính - đó là quá trình nhận thức tự nhiên để tìm hiểu thế giới xung quanh. Vai trò đi kèm với giới tính là một trong những vấn đề đầu tiên mà trẻ khám phá. Trẻ nhanh chóng tìm hiểu hành vi được dành cho đàn ông và phụ nữ trong nền văn hóa của mình. Đồng thời, trẻ bắt đầu đồng nhất mình với một trong hai giới này. Như thế, trẻ có sự nhận dạng trong tư cách là trai hoặc gái. I.X.Kon nhận định: “Giới là phạm trù đầu tiên mà trẻ ý thức về bản thân như một cá thể” [24, tr.1]. Nhận dạng giới tính là một vấn đề không thể bỏ qua trong tâm lí học giới tính và tâm lí học lứa tuổi. Ở trẻ, việc ý thức được mình thuộc về giới nào và cần phải có những phẩm chất nào để thể hiện đặc tính giới (những đặc điểm “nam tính” và “nữ tính”) diễn ra đồng thời với sự xác định ý nghĩa của những phẩm chất này đối với cá nhân và đối với xã hội. Đó chính là quá trình hình thành nhận dạng giới tính. Trong lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt từ 5 tuổi trở đi, quá trình phát triển ý thức và tự ý thức của trẻ diễn ra mạnh mẽ. Việc trẻ ý thức về bản thân như đại diện của một giới là thành tố quan trọng đầu tiên trong quá trình hình thành nhận dạng giới tính. Sự phát triển toàn diện của trẻ như đại diện của giới nam hoặc giới nữ có thể phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của trẻ với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Những người mà trẻ yêu quý và tiếp xúc thường xuyên có ảnh hưởng đặc biệt đối với trẻ. Có thể nói, sự phát triển giới tính và sự phát triển xã hội của trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thành tố thứ hai trong quá trình hình thành nhận dạng giới tính là việc trẻ hiểu và tiếp nhận vai trò giới của bản thân. Vai trò giới được hiểu như một hệ thống những yêu cầu, qui tắc, chuẩn mực, kỳ vọng mà trẻ phải đáp ứng để được công nhận là bé trai (đàn ông) hoặc bé gái (phụ nữ) [24, tr.12]. Những kỳ vọng của cha mẹ về trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức giới tính ở trẻ. Việc cha mẹ đối xử với bé trai như với một cô bé sẽ làm rối loạn tự nhận thức về giới tính của trẻ. Và ngược lại, việc người lớn đối xử với bé trai như với một người đàn ông thực thụ sẽ giúp quá trình nhận dạng giới tính của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Việc lĩnh hội vai trò giới ở trẻ đòi hỏi phải có những mẫu mực điển hình của giới nam và giới nữ. Sự tri giác đồng thời vai trò của cả người cha lẫn người mẹ trong gia đình giúp trẻ so sánh, nhận thức không chỉ sự khác biệt giữa hai giới, mà cả sự thống nhất của hai giới trong một tổng thể. Như vậy, nguồn gốc cơ bản để trẻ lĩnh hội vai trò giới chính là hình ảnh cuộc sống của người lớn, mà trước hết là gia đình. Môi trường gia đình có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển giới tính của trẻ. Vai trò giới của cha mẹ càng được thể hiện rõ bao nhiêu thì sự phát triển vai trò giới ở trẻ càng thuận lợi bấy nhiêu. Sự tri giác không rõ ràng về vai trò giới trong gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành vi của trẻ. Hiện nay, việc nghiên cứu về tâm lí học giới tính và giáo dục học giới tính ở nước ta đang được quan tâm và phát triển. Đây là vấn đề phức tạp và còn nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm cũng như cách thức giáo dục giới tính cho trẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thống nhất rằng, nên giáo dục giới tính cho trẻ càng sớm càng tốt. Mỗi lứa tuổi nhất định cần có nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục thích hợp. Tùy theo đặc điểm văn hóa, điều kiện của từng vùng mà việc giáo dục giới tính cho trẻ có thể bắt đầu ở những lứa tuổi khác nhau. Đề tài “Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình” đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu và giáo dục giới tính hiện nay. Để giáo dục giới tính cho trẻ, trước hết phải hiểu được đặc điểm hình thành và phát triển nhận dạng giới tính ở trẻ. Sự tìm hiểu các đặc điểm nhận dạng giới tính trong lứa tuổi mẫu giáo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cá thể trong quá trình giáo dục bé trai và bé gái, ngăn ngừa những rối loạn trong quá trình hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ, phòng tránh những sai lầm trong công tác giáo dục trẻ. Việc giáo dục giới tính rập khuôn, cứng nhắc theo một khuôn mẫu về giới ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cái Tôi tự nhiên và khả năng sáng tạo của trẻ. Ngược lại, việc đồng nhất hóa trong giáo dục bé trai và bé gái – không chú ý đến sở thích, định hướng giá trị và nhu cầu của từng giới – ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển nhân cách, trong việc chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho trẻ thực hiện vai trò giới trong gia đình và xã hội nói chung, mà có thể còn dẫn đến thái độ đối kháng hoặc không tôn trọng người khác giới nói riêng. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến sự hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) và cha mẹ của trẻ. 3.2.Đối tượng nghiên cứu: Sự nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình. 4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 4.1. Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về nhận dạng giới tính. 4.2. Sự phân công vai trò giới trong gia đình trọn vẹn có ảnh hưởng tích cực đến nhận dạng giới tính ở bé trai và bé gái 5-6 tuổi. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Phân tích các quan điểm về vấn đề nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo và vấn đề phân công vai trò giới trong gia đình. 5.2. Khảo sát thực trạng sự nhận dạng giới tính ở bé trai và bé gái 5-6 tuổi. 5.3. Phân tích sự hiểu biết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về vai trò, chức năng của nam giới và nữ giới trong gia đình. 5.4. Khảo sát thực trạng việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình. 5.5. Phân tích ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ 5-6 tuổi. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình toàn vẹn (có cả cha và mẹ), không tìm hiểu ảnh hưởng của cơ cấu gia đình (số lượng, thành phần, mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ) đến sự hình thành nhận dạng giới tính ở trẻ. Đề tài chỉ nghiên cứu 60 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cùng 60 cặp cha mẹ của trẻ trong 4 trường mầm non ở TP.HCM. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Vấn đề nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo được nghiên cứu như một bộ phận trong sự phát triển nhận thức nói riêng và sự phát triển nhân cách nói chung của trẻ. Nhận dạng giới tính luôn được đặt trong mối quan hệ thống nhất với các quá trình nhận thức khác. Ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với các kênh trung gian của quá trình xã hội hoá vai trò giới ở trẻ như: các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, trường mẫu giáo và các phương tiện truyền thông đại chúng. 7.1.2. Hướng tiếp cận lịch sử - logic: Ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới trong gia đình đến nhận dạng giới tính ở trẻ mẫu giáo được nghiên cứu trong tiến trình phát triển của vấn đề, so sánh trong một chừng mực với những thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển của xã hội (về nghiên cứu lí luận, về sự phát triển lứa tuổi của trẻ em ở các quốc gia khác nhau, về sự phân công vai trò giữa cha và mẹ trong các gia đình khác nhau). 7.1.3. Hướng tiếp cận lịch sử - văn hóa: Trẻ em học được từ người lớn các khuôn mẫu về giới và vai trò giới. Hiện nay, khuôn mẫu về giới có ít nhiều thay đổi, nó có thể mang tính truyền thống nhưng cũng có thể mang phong cách hiện đại. Các khuôn mẫu về giới trong các gia đình khác nhau hoặc nền văn hóa khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình nhận thức của trẻ. 7.1.4. Hướng tiếp cận thực tiễn: Việc nghiên cứu đảm bảo thu thập được những cứ liệu thực tiễn và mới để phân tích lí luận đã có; đưa ra những đề xuất thiết thực, phục vụ cho giáo dục mầm non. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tập hợp, phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để làm rõ các khái niệm, các vấn đề lí luận liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Phương pháp đàm thoại với trẻ Tìm hiểu sự nhận dạng giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và sự hiểu biết của trẻ về vai trò, chức năng của đàn ông và phụ nữ trong gia đình. • Phương pháp điều tra Điều tra bằng hệ thống phiếu phỏng vấn đối với cha mẹ trẻ để thu thập thông tin thực trạng cách phân công vai trò giữa cha và mẹ trong gia đình. • Phương pháp thống kê Tập hợp toàn bộ số liệu nghiên cứu và xử lí bằng chương trình SPSS 11.5. Từ đó, rút ra kết luận và đề xuất hướng giải quyết. 8.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xác định ảnh hưởng của việc phân công vai trò giới giữa cha và mẹ trong gia đình đến sự hình thành nhận dạng giới tính của trẻ em Việt Nam 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp giáo viên mầm non và phụ huynh có định hướng giáo dục giới tính cho trẻ và có cách tiếp cận cá thể hiệu quả - tùy thuộc vào giới tính của trẻ - ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngay từ thời Cổ đại, vấn đề giới tính, những khác biệt giới tính gắn liền với vai trò giới đã được quan tâm tìm hiểu và ghi nhận như một hiện tượng tự nhiên, tất yếu. Đàn ông là “phái mạnh”, biểu tượng của quyền lực và sự mạnh mẽ, là trụ cột gia đình, là lực lượng sản xuất chính; phụ nữ là “phái yếu”, hiện thân của đức tính dịu dàng và cần được che chở, là người đảm nhận việc nội trợ và chăm sóc con cái [8,12]. Vào thời kỳ tiền khoa học, giới tính kèm theo vai trò giới được xem xét theo quan điểm của tôn giáo và đạo đức. Người ta chú ý dạy dỗ các em gái theo mô hình giống bà và mẹ, còn các em trai theo mô hình của ông và bố. Ở một số nước phương Đông – trong đó có Việt nam – vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, sự phân biệt giữa đàn ông và phụ nữ lại càng nặng nề. Nguyên tắc tam tòng: “Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử” đã đặt người con gái, người vợ vào vị thế phụ thuộc người đàn ông - người cha, người chồng và con trai [7, 10]. Phải trải qua một chặng đường phát triển lâu dài, đến đầu thế kỷ XX, vấn đề giới tính với tư cách là một khoa học về con người mới được chú ý và đề cao ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt là thuyết của S.Freud. Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu nó cũng vấp phải không ít sự phản ứng vì bị hạn chế bởi vấn đề tính dục [12, tr.10]. Từ giữa thế kỷ XX trở đi, trong lĩnh vực nghiên cứu sự hình thành và phát triển giới tính của con người đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị về lí luận cũng như thực tiễn của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học,
Luận văn liên quan